phạt tù có thời hạn tại tỉnh Lai Châu
2.2.1. Tổng quan kết quả áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại tỉnh Lai Châu.
Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Lai Châu tuy đã có những chuyển biến rõ rệt góp phần giữ vững sự ổn định tại địa phương. Song tình hình tội phạm về hình sự còn có những diễn biến phức tạp trong giai đoạn (2014-2018). Thể hiện qua các bảng phân tích thụ lý giải quyết án và áp dụng hình phạt dưới đây.
Bảng 2.1: Thống kê vụ án hình sự sơ thẩm cấp tỉnh đã thụ lý và giải quyết Năm Số vụ án thụ lý giải quyết sơ thẩm
Vụ Bị cáo 2014 86 156 2015 106 201 2016 62 108 2017 100 166 2018 56 90
(Nguồn: TAND Lai Châu)
Lai Châu là một tỉnh miền núi phía bắc có nền kinh tế thấp so với cả nước. Với địa bàn sinh sống chủ yếu là các đông bào dân tộc thiểu số, tình
hình an ninh trật tự còn diễn biến phức tạp, gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý và bảo vệ trên địa bàn. Những người phạm tội chủ yếu là người dân tộc, trình độ dân trí thấp. Khi phạm tội họ thường phạm các tội chủ yếu là tội về ma túy, cờ bạc, mua bán người với mục đích thay đổi hoàn cảnh khó khăn, kiếm lời bất chính một cách nhanh chóng. Ngoài ra còn gặp các đối tượng phạm tội có hành vi tinh vi, thường chối tội, phản cung thậm chí là biểu tình gây áp lực cho phía cơ quan Nhà nước. Nhìn chung các vụ án xảy ra trên địa bàn tỉnh số lượng không nhiều như ở các tỉnh đồng bằng. Nhưng trong việc giải quyết xét xử các vụ án hình sự của TAND tỉnh Lai Châu luôn đảm bảo khách quan, nghiêm minh, tuân thủ chặt chẽ các trình tự tố tụng, đảm bảo tính dân chủ, tranh tụng công khai tại phiên tòa. Do đó, kết quả xét luôn đúng người, đúng tội. Các vụ án đưa ra xét xử được đông đảo quần chúng nhân dân đến tham dự, bản án, quyết định của Tòa án được dư luận đồng tình ủng hộ, góp phần tuyên truyền phổ biến pháp luật tới bà con nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Số lượng vụ án bị kháng cáo thấp, kết quả xét xử phúc thẩm chủ yếu là y án và đình chỉ xét xử do bị cáo rút kháng cáo tại phiên tòa.Trong giai đoạn năm ( 2014- 2018) tình hình tội phạm theo thông kê có chiều hướng giảm. So với các năm, người phạm tội của năm 2017, năm 2018 số vụ án giảm mạnh 40% song các vụ án xảy ra lại phức tạp với phương thức, thủ đoạn gây án tinh vi, xảo quyệt, xuất hiện nhiều tội phạm mới.
Việc áp dụng các hình phạt chính tương xứng với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Áp dụng hình phạt của TAND tỉnh Lai Châu được thể hiện bảng dưới đây:
Bảng 2.2: Kết quả áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong giai đoạn 5 năm (2014-2018)
Năm Số bị cáo bị xét xử
Phạt tiền Cải tạo Cho Tù có Chung Tử hình
không hưởng án thời thân
giam giữ treo hạn
2014 1 0 2 148 3 2 2015 11 2 6 178 3 1 2016 16 0 5 140 3 2 2017 1 5 5 135 12 8 2018 6 4 1 66 9 4 Tổng 35 11 17 667 30 4 Tỷ lệ 5% 1% 2% 86% 4% 2%
(Nguồn: TAND tỉnh Lai Châu)
Bảng 2.3: Tỷ lệ hình phạt tù so với từng năm.
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ 95% 86% 84% 81% 73%
Với số liệu thống kê cho thấy việc áp dụng hình phạt chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ 86% trong tổng các loại hình phạt mà Tòa án đã tuyên. Bị cáo tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc giáo dục tại địa phương, trục xuất, cảnh cáo không có. So với từng năm, hình phạt tù có thời hạn trong năm 2014 chiếm tỷ lệ 95% cao nhất so với các năm trong giai đoạn, năm 2015 BLHS mới có hiệu lực sửa đổi với chiếm 86%, năm 2016 chiếm 84%, năm 2017 chiếm 81%, năm 2018 áp dụng hình phạt tù có thời hạn giảm rõ rệt chiếm 73 % .
So sánh tỷ lệ áp dụng hình phạt tù có thời hạn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với việc áp dụng các hình phạt nhẹ hơn và các hình phạt nặng hơn mà TAND tỉnh Lai Châu xét xử trong giai đoạn (2014- 2018 ).
Bảng 2.4 : Hình phạt tù có thời hạn áp dụng theo khung hình phạt Năm Số bị cáo bị xử hình phạt tù có thời hạn theo khung hình phạt
Từ 3 năm trở Từ trên 3 năm Từ trên 7 năm Tù từ trên 15 năm
xuống đến 7 năm đến 15 năm đến 20 năm
2014 21 39 62 26 2015 32 31 77 38 2016 33 30 52 25 2017 25 32 55 23 2018 5 10 30 21 Tổng 116 142 276 133 Tỷ lệ 17% 22% 41% 20%
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu)
Theo số liệu thống kê người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn bị tuyên phạt khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm chiếm tỷ lệ lớn so với ba khung hình phạt còn lại. Qua đây phản ánh được tình hình tội phạm rất nguy hiểm chiếm phần lớn xảy ra tại địa bàn tỉnh Lai Châu.
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp người chưa thành niên phạm tội qua việc xét xử của TAND tỉnh Lai Châu giai đoạn ( 2014 –
2018)
Năm Người Người chưa Tổng
thành niên thành niên 2014 98 58 156 2015 129 72 201 2016 50 58 108 2017 100 66 166 2018 50 40 90
Người phạm tội là người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn năm ( 2014- 2018 ) chiếm số lượng không ít so với tổng số người phạm tội. Điều này cho thấy rằng, với trình độ phát triển và dân trí thấp ảnh hưởng không nhỏ đến nguyên nhân, tình hình phạm trên địa bàn. Qua đây cần thiết chú trọng nền kinh tế, giáo dục và tuyên truyền pháp luật ở địa bàn miền núi như tỉnh Lai Châu.
2.2.2. Những vi phạm sai lầm trong áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ tỉnh Lai Châu và nguyên nhân.
2.2.2.1. Những vi phạm và sai lầm.
Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu đã thực hiện nhiệm vụ xét xử đúng người, đúng tội tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội tại tỉnh, làm tốt công tác xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự của Tòa án cấp huyện có kháng cáo, kháng nghị, thông qua đó kịp thời phát hiện các sai sót để rút kinh nghiệm hoặc đề nghị giám đốc thẩm để xét xử lại vụ án, nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật. Áp dụng qui định tình tiết tăng nặng giảm nhẹ và nhân thân người phạm tội trong Bộ luật Hình sự Việt Nam là một trong những yếu tố mở ra khả năng pháp lý giúp cho việc cân nhắc áp dụng hình phạt tù có thời hạn, bảo đảm quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu thực hiện nhiệm vụ xét xử nói chung, xét xử án hình sự nói riêng trong những năm qua đã đạt những thành tích đáng kể, đảm bảo được quyền con người, không có án oan, án sai, bản án được tuyên đúng người đúng tội, đúng pháp luật, đa số được dư luận đồng tình ủng hộ. Qua nhiệm vụ xét xử của Tòa án đã phát huy được nhiệm vụ chính trị bảo vệ con người, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân cũng như công bằng đối với người bị kết án. Họ nhận thức được hành vi phạm tội của mình và có ý
thức để cải tạo tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn không tránh khỏi những tồn tại những bất cập, sai lầm về áp dụng hình phạt mà cụ thể là về áp dụng hình phạt tù có thời hạn cần được phân tích dưới đây để có những giải pháp:
-Định tội danh không đầy đủ từ vấn đề đánh giá chứng cứ phạm tội chưa triệt để dẫn đến sai lầm nghiêm trọng liên quan đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn không đúng.
Ví dụ: Vụ án Bị cáo Nguyễn Thị L trú tại phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu có hành vi mua trái phép chất ma túy đối với Chang Văn H. Tuy nhiên tại phiên tòa bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội; trong vụ án có người làm chứng ông Chang Văn H thừa nhận có hành vi phạm tội của bị cáo. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 50/2017/HSST ngày 6/9/2017 TAND thành phố Lai Châu đã quyết định bị cáo Nguyễn Thị L phạm tội “ Mua bán trái phép chất ma túy” áp dụng điểm b khoản 2 Điều 194 BLHS xử phạt bị cáo Nguyễn Thị L mức hình phạt tù có thời hạn 08 năm 6 tháng tù. Ngày 14/9/2017 bị cáo Nguyễn Thị L kháng cáo toàn bộ bản án với nội dung không đúng với hành vi phạm tội của bị cáo, bị cáo không phạm tội mua bán chất ma túy, yêu cầu Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại. Sau khi xem xét tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ, bản án Hình sự phúc thẩm nhận định bị cáo là người không biết chữ nhưng trong các biên bản lấy lời khai, hỏi cung, đối chất đều không ghi lý do và hầu hết không có người chứng kiến xác nhận hành vi phạm khoản 3 Điều 125 BLTTHS, một số biên bản tại bút lục từ 98 đến 105 có sửa chữa nhưng điều tra viên không ký xác nhận, không trưng cầu giám định người làm chứng Chang Văn H có phải là người nghiện ma túy không, không trưng cầu giám định xem mảnh nilon và bơm kim tiêm có chất ma túy không. Đây là những sai phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng mà do trong quá trình điều tra đã không làm rõ đánh giá đúng các chứng cứ dẫn đến vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Việc đánh giá chứng cứ trong vụ án trên chưa đầy đủ dẫn đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với bị cáo L là chưa có sức thuyết phục do tại giai đoạn điều tra người tiến hành tố tụng đã không thu thập chứng chứ chứng minh việc phạm tội chưa rõ ràng, hành vi phạm tội của bị cáo chỉ được chứng minh qua lời khai của người làm chứng là chưa khách quan toàn diện.
-Thực tiễn xét xử phúc thẩm đối với các vụ án có kháng cáo, kháng nghị cho thấy một số Tòa án còn lúng túng trong vệc định tội danh dẫn đến tuyên hình phạt áp dụng hình tù có thời hạn không đảm bảo được quyền con người.
Vụ án: Vụ án Phạm Văn Y, bị cáo trú tại Bản Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh ai Châu bị TAND cấp sơ thẩm kết án về tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999. Diễn biến vụ án thấy: Bị cáo Y do quá trình chung sống mâu thuẫn với con trai là bị hại L ( bị hại L thường xuyên rượu chè rồi gây gổ trong gia đình, đánh chửi vợ con, bố mẹ, thậm chí khiến vợ con không chịu được đã phải bỏ nhà ra đi). Ngày 21/1/2010 giữ Y và L đã xảy ra mâu thuẫn cãi chửi nhau. Dẫn đến bị hại L đã dùng dao chạy đuổi theo bị cáo Y. Trên đường khi đang chạy, bị hại L bị ngã làm rơi dao thì Y đã dùng dao do L làm rơi đâm vào ngực L, hậu quả làm L tử vong tại chỗ. Tòa cấp sơ thẩm huyện Than Uyên xử phạt bị cáo Y về tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 93 với mức án hình phạt tù có thời hạn là 9 năm. Thấy rằng hành vi của bị hại L gây ra trong thời gian dài là nguyên nhân bị cáo Y bị dồn nén và ức chế về hành vi trái pháp luật của bị hại. Vì vậy, cần xác định bị cáo Y thuộc trường hợp “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” mới phù hợp. Bởi khi đánh giá hết các tình tiết vụ án thấy rằng tội danh đối với cáo Y không đúng và áp dụng hình phạt tù có thời hạn với mức án như trên là quá nghiêm khắc. Tội danh khác nhau thì hình phạt được quy định sẽ có khung khoản khác nhau vì thế việc định tội danh sai sẽ ảnh hưởng đến hình phạt của người bị kết án và quyền con người của họ cũng bị xâm phạm.
-Sai phạm trong việc định khung hình phạt tù có thời hạn không đúng. Ví dụ: Vụ án Lò Thị T trú tại bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai
Châu. Bị cáo bị bắt khi đang sử dụng Heroin với khối lượng 0,086 gam. Bị cáo đã có 03 tiền án về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo quy định tại Điều 194 BLHS năm 1999 và Điều 251 BLHS năm 2015. Do đó lần này bị cáo tiếp tục phạm tội việc truy tố bị cáo theo điểm khoản có những quan điểm không đồng nhất. Quan điểm thứ nhất cho rằng cần truy tố bị cáo theo điểm a khoản 1 Điều 249 BLHS và áp dụng tình tiết tăng nặng đối với bị can là tái phạm nguy hiểm theo điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015. Quan điểm thứ hai lại cho rằng cần truy tố bị cáo Lò Thị T về tội “ Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo điểm o khoản 2 Điều 249 tái phạm nguy hiểm. Rõ ràng thấy rằng truy tố bị cáo T ở điểm khoản khắc nhau thì khung hình phạt tù có thời hạn tương ứng cũng khác nhau. Đây là sai phạm trong nhận thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp mức hình thời hạn tù mà bị cáo phải chịu. Vì vậy cần có sự nghiên cứu chặt chẽ vụ án và các thông tư hướng dẫn để đưa ra được quan điểm truy tố thống nhất đối với vụ án để không gây ra những kết quả sai phạm nghiêm trọng.
- Bên cạnh đó những sai phạm trong việc mức hình phạt tuyên không tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ( quá nặng, quá nhẹ, cho hưởng án treo không đúng)
Thứ nhất tuyên hình phạt phạt tù có thời hạn quá nhẹ so với tính chất hành vi phạm tội của bị cáo
Ví dụ: Vụ án Đoàn Văn H bị cấp sơ thẩm kết án về tội “ Cố ý gây thương tích” theo điểm a khoản 2 Điều 143 BLHS năm 2015. Trong vụ án này do có sự mẫu thuẫn tranh chấp đất ruộng giữ bị cáo H và ông M dẫn đến bị cáo H đã cùng với con trai đã cầm xẻng qua nhà ông M để nói chuyện. Trong lúc nói chuyện, hai bên xảy ra chửi nhau nên bị cáo H đã dùng xẻng đánh hai nhát từ trên xuống vào đầu của bị hại M khiến bị hại chảy máu và
ngất tại chỗ thì H mới dừng tay. Sau khi được người dân đưa đi cấp cứu và giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể của ông M là 59 %. Thấy rằng, xét hành vi của bị cáo H dùng xẻng đánh vào đầu ông M là nguy hiểm đến tính mạng, đánh vào vị trí trọng yếu của cơ thể, bị cáo muốn tước đoạt tính mạng của bị hại. Vì vậy cần truy tố, xét xử bị cáo về tội “Giết người” tại Điều 123 BLHS năm 2015 mới thỏa đáng.
Thứ hai tuyên hình phạt tù có thời hạn quá nặng so với tính chất hành vi phạm tội của bị cáo
Ví dụ: Vụ án Tống Văn B trú tại Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu bị tòa án cấp sơ thẩm xử phạt về tội “ Trộm cắp tài sản”, áp dụng khoản 1, khoản 5 Điều 173, điểm b, I, s, r khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 17, Điều 58; khoản 2 Điều 135, Điều 331, Điều 333 BLTTHS xử phạt bị cáo B mức án 9 tháng tù. Bản án sơ thẩm số 10/2019/HSST của tòa cấp sơ thẩm bị bị cáo kháng cáo với lý do xin giảm nhẹ hình phạt. Nội dung vụ án và nhận định của