1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chính sách cải cách và đổi mới trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

13 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 33,4 KB
File đính kèm Cai cach he thong NHTM VN.rar (31 KB)

Nội dung

NHTM là một trong những nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế Khi nhắc tới vai trò của ngân hàng thương mại thì không thể không nhắc tới vai trò cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doa

Trang 1

Chủ đề: Chính sách cải cách và đổi mới trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Lời giới thiệu

Nền kinh tế Việt Nam từ giai đoạn khủng hoảng 2008 đến nay là một bức tranh tổng hợp nhiều gam màu sáng tối Giai đoạn tồi tệ của nền kinh tế bắt đầu từ năm 2008, làm chao đảo thế giới suốt nửa thập kỷ qua Bối cảnh này, cộng với những vấn đề nội tại khiến kinh tế Việt Nam giai đoạn này càng khó khăn và như không thể thoát khỏi đáy suy thoái Giai đoạn 2002 - 2007, Việt Nam luôn được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8% Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%.Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ

ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng.Chính phủ đã tung ra gói kích cầu một một tỷ USD vào năm 2009 nhưng do những yếu kém nội tại, nền kinh tế chưa thể bứt lên "Việt Nam chưa thể thoát khỏi khủng hoảng với mức tăng trưởng thấp như trên", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định

Nền kinh tế chao đảo trước tâm bão khủng hoảng, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam Đứng trước nguy cơ này, chính phủ nhà nước đã đưa ra những quyết định lựa chọn để làm thay đổi lại Hệ thống bộ máy Ngân hàng Thương mại Những quyết định này ít nhiều

đã góp phần vào sự vươn mình thay đổi của nền kinh tế Cùng với quá trình cải cách và đổi mới, số lượng các NHTM VN đã có

sự thay đổi rõ rệt, đã và đang từng bước chuyển dần hướng tới một hệ thống tương thích của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một

Trang 2

kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, mà còn góp phần

ổn định sức mua đồng tiền

~ Mục lục ~

Bài viết sau sẽ giới thiệu về Hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trước và sau khi cải cách

I Tầm quan trọng - ảnh hưởng vĩ mô của Hệ

thống Ngân hàng Thương mại:

I.1 Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho

nền Kinh tế

I.2 NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị

trường

I.3 NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô

nền kinh tế

I.4 NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền

tài chính quốc tế

II Hoạt động tái cấu trúc Ngân hàng thương mại:

II.1 Tình hình Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai

đoạn đầu:

II.2 Chính sách tái cấu trúc Ngân hàng Thương mại

qua các thời kì:

III Đánh giá hoạt động hiện nay của Hệ thống

Ngân hàng Thương mại:

III.1 Những thành tựu ngành Ngân hàng Thương

mại đạt được:

III.2 Mặt hạn chế của việc tái cơ cấu ngân hàng:

Trang 3

I Tầm quan trọng - ảnh hưởng vĩ mô của Hệ thống

Ngân hàng Thương mại:

Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế đã đạt đến trình

độ cao của kinh tế hàng hoá, ngân hàng đóng vai trò quan trọng, nó là hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn của toàn

bộ nền kinh tế quốc dân Nền kinh tế chỉ có thể cất cánh, phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống ngân hàng vững mạnh Ngân hàng và nền kinh tế có mối quan hệ hữu cơ lẫn nhau Do đó, vai trò của ngân hàng thương mại được thể hiện

ở một số mặt sau:

1.1 NHTM là một trong những nơi cung cấp vốn

cho nền kinh tế

Khi nhắc tới vai trò của ngân hàng thương mại thì không thể không nhắc tới vai trò cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh điều đầu tiên các chủ doanh nghiệp phải quan tâm đó là vốn Nếu không có vốn thì doanh nghiệp sẽ bị mất cơ hội đầu tư, mất đi lợi nhuận mà

lẽ ra có thể thu được.Do nhược điểm của thị trường tài chính dẫn đến ảnh hưởng tới tính liên tục của chu trình tài chính như

sự không khớp nhịp giữa cung vốn và cầu vốn qua vấn đề thời gian và lượng vốn, rủi ro đạo đức, rủi ro mất khả năng thanh toán, …NHTM với tư cách là một chủ thể kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ có thể khắc phục được những nhược điểm trên NHTM chính là người đứng ra tiến hành khơi thông nguồn

Trang 4

vốn nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế

… hình thành nên quỹ cho vay và sử dụng chúng để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế

1.2 NHTM giúp bôi trơn hoạt động sản xuất kinh

doanh của Doanh nghiệp

Để có thể tiếp cận với thị trường đầu ra và tìm kiếm lợi nhuận các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới thị trường đầu vào của mình mà yếu tố đầu vào quan trọng nhất chính là vốn, đây luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh vì nó đặt nền tảng đầu tiên cho mọi hoạt động của doanh nghiệp Các doanh nghiệp không thể chỉ trông chờ vào vốn tự có mà phải biết khai thác các nguồn vốn khác tài trợ cho hoạt động của mình Nguồn vốn tín dụng của NHTM sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được khó khăn đó Như vậy, ngân hàng chính là cầu nối đưa doanh nghiệp đến với thị trường giúp doanh nghiệp tìm kiếm được đầu vào, bôi trơn hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho nó phát huy hiệu quả một cách tốt nhất trên thị trường, giúp doanh nghiệp và thị trường gần nhau hơn cả về không gian và thời gian

1.3 NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô

nền kinh tế

Nếu NHTW có nhiệm vụ xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ thông qua các công cụ như: thị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất,… thì các NHTM một mặt chịu sự tác động trực tiếp của các cộng cụ này mặt khác nó còn tham gia điều tiết gián tiếp vĩ mô nền kinh tế thông qua mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, cá nhân về các hoạt động tài chính tín dụng Nói cách khác, thông qua hoạt động của NHTM với các chủ thể khác trong nền kinh tế, mọi thông tin có liên quan đến việc hoạch định chính sách tiền tệ sẽ được phản hồi lại NHTW, giúp NHTW có thể hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp trong từng thời kỳ để đảm bảo thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định

1.4 Hệ thống NHTM trong nước đã điều tiết tài

chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế

Trang 5

Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập thường xuyên tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp trên nhiều lĩnh vực : kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao, văn hoá, khoa học- kỹ thuật, …trong đó quan hệ kinh tế thường chiếm vị trí quan trọng Áp lực cạnh tranh buộc nền kinh tế của mỗi quốc gia khi mở cửa hội nhập phải có tiềm lực lớn mạnh và toàn diện về mọi mặt mà quan trọng nhất là tài chính Nhưng làm thế nào để có thể hoà nhập nền kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới ? Câu hỏi này sẽ được giải đáp thông qua vai trò của hệ thống NHTM với hàng loạt các nghiệp vụ không ngừng được hoàn thiện và phát triển: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, uỷ thác đầu

tư, … Hệ thống NHTM trong nước đã điều tiết tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế, đưa nền tài chính trong nước bắt kịp với nền tài chính quốc tế

II Tái cấu trúc Ngân hàng thương mại Việt Nam:

Với bất kỳ một quốc gia nào, hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn là huyết mạch của nền kinh tế và sự ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng giữ vai trò trọng yếu trong việc ổn định và phát triển của nền kinh tế Sự tăng trưởng kinh tế nhanh, đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại đã thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển nhanh cả về qui mô và chất lượng dịch vụ Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh đó, hệ thống ngân hàng đang tiềm ẩn nhiều yếu kém và rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản cao; tính ổn định, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh chưa cao; năng lực quản trị còn nhiều bất cập Ngoài ra, nhóm lợi ích và

sở hữu chéo giữa các ngân hàng lớn làm cho tính lệ thuộc lẫn nhau và rủi ro hệ thống cao Do vậy, nếu những rủi ro và yếu kém này không được xử lý kịp thời sẽ tác động xấu đến ổn định kinh vĩ mô và hệ thống tài chính quốc gia Vì vậy, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính là cấp thiết để tránh sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng và sự đổ vỡ của nền kinh tế

2.1 Tình hình chung của Hệ thống Ngân hàng trước giai đoạn khủng hoảng:

Trang 6

Từ năm 2009, khó khăn bắt đầu nổ ra trên toàn thế giới nhưng sự ảnh hưởng tại Việt Nam chưa nhiều và không trực tiếp Đến năm 2012, khi thế giới đi qua khủng hoảng được 5 năm thì hệ thống ngân hàng Việt Nam lại gặp rất nhiều khó khăn và có thể nói là gần chạm đáy Khó khăn thực ra đã bắt đầu lộ dần từ năm 2010, 2011, ngân hàng vẫn tăng trưởng

"nóng" nhưng nhiều vấn đề khác đã xấu đi, nợ dưới chuẩn cũng tăng lên Được cái các ngân hàng khi đó vẫn gò được tỷ

lệ nợ xấu dưới 3% Ở Việt Nam, một phần là do ảnh hưởng nền kinh tế vĩ mô cộng với rủi ro về đạo đức không được kiểm soát chặt chẽ Các ngân hàng quản lý rủi ro rất kém và đến gần đây, Ngân hàng Nhà nước mới chuẩn bị ra thông tư siết chặt hơn Thực ra không nhất thiết cứ phải để một ngân hàng chết đi rồi lập một ngân hàng mới trong khi chi phí lại khá lớn Khả năng là vẫn nên khuyến khích các nguồn lực khác tham gia Đây có thể là một quan điểm mà tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước cũng có lý của họ Ví dụ như để các ngân hàng yếu kém

tự chủ, tự tìm một ông chủ mới nào đó để sáp nhập, tái cơ cấu.Hơn nữa, nay Ngân hàng Nhà nước hạn chế mở phòng giao dịch, ngừng cấp phép ngân hàng, rõ ràng việc bỏ tiền mua một nhà băng yếu kém để làm nó tốt hơn sẽ kinh tế hơn rất nhiều

Thống kê tổng nợ xấu của tám ngân hàng (VietinBank, Vietcombank, ACB, Sacombank, Eximbank, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt) tại thời điểm

30-9-2011 đã lên tới gần 15.018 tỉ đồng Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống các NHTM là 2,5% ( 2010), năm 2004 là 2,48% và năm

2003 là 4,74% Tình trạng huy động ngắn hạn cho vay dài hạn vẫn diễn ra sau nhiều năm gia nhập WTO Đơn cử như ngân hàng Nam Việt: 91,76% tiền gửi của khách hàng là các khoản tiền gửi dưới một năm, trong đó 25,17% là tiền gửi dưới một tháng, còn lại là tiền gửi từ một đến sáu tháng, không có khoản tiền gửi nào trên năm năm

Và từ đây, chính phủ nhà nước đã đưa ra những quyết định và giải pháp để tái cơ cấu ngành ngân hàng, nhằm vực dậy nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng Quá trình tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới đã

Trang 7

được Chính phủ xác định là nhiệm vụ cấp thiết, với ba mục tiêu trọng tâm bao gồm: cải cách đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) – tập trung vào các tập đoàn

và tổng công ty và tái cơ cấu hệ thống tài chính (chủ yếu là các ngân hàng thương mại) Nhìn chung trong ba mục tiêu này dường như việc cải cách hệ thống ngân hàng là mục tiêu khả thi, cấp bách nhất, ít ra là trong ngắn hạn Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh hệ thống ngân hàng non trẻ của Việt Nam bị ảnh hưởng liên tục bởi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2007 đến nay Ngoài ra, nó còn phải đối mặt với tình trạng nợ dưới chuẩn rất cao, hậu quả của cuộc đình trệ về kinh tế cũng như cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản

2.2 Tái cơ cấu Ngân hàng Thương mại qua các thời kì:

Ngày 01/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 Bên cạnh việc đánh giá thực trạng hoạt động các ngân hàng thương mại, bài viết chỉ

ra những thách thức, đề xuất các kiến nghị góp phần tránh rủi

ro, lãng phí trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Các chủ trương tái cấu trúc qua từng thời kì:

- Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2001-2010, sự phát triển của nền kinh tế có tác động sâu rộng đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng Sự tăng trưởng kinh tế nhanh, đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại đã thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển nhanh cả về qui mô và chất lượng dịch vụ

- Cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra

4 mục tiêu của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bao gồm: (i) lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng; (ii) nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng; (iii) cấu trúc lại cơ cấu hoạt động của hệ thống ngân hàng; (iv) hệ thống ngân hàng phải hòa nhập và có sức cạnh tranh với quốc tế Tiếp đó, ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Ðề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015 kèm

Trang 8

theo Quyết định 254/QÐ-TTg Ðây được xem là một nỗ lực về mặt pháp lý quan trọng nhất cho tới nay trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Quyết định này tạo ra một hành lang rộng để xử lý các ngân hàng yếu kém và đề ra một lộ trình cho đến năm 2015

- Theo lộ trình, năm 2012, NHNN đã đề ra những nội dung của tái cấu trúc ngân hàng tập trung vào giải quyết tình trạng

nợ xấu, thiếu vốn, thanh khoản và quản trị ngân hàng

Điển hình trong giai đoạn 2012-2013, toàn hệ thống ngân hàng đã có những bước ngoặt lớn trong quá trình Tái cấu trúc

hệ thông, Vấn đề nợ xấu tuy tốc độ tăng có giảm nhưng quy

mô nợ xấu rất lớn và suốt cả năm 2012 chưa có biện pháp xử

lý cơ bản nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu/tổng

dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn /tổng

dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu/tổn

g dư nợ

Tỷ lệ nợ quá

hạn/tổng

dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu/tổng

dư nợ

Tỷ lệ

nợ quá hạn/tổ

ng dư nợ Ngân hàng

thương

mại nhà

nước

2,16 10,43 2,95 13,36 -

-Ngân hàng

thương

mại cổ

phần

1,66 3,53 2,30 6,43 -

-Toàn

ngành

(4,47)

-Bảng 1: Nợ quá hạn và nợ xấu toàn hệ thống (%)

(*) Số liệu về nợ xấu toàn hệ thống trong ngoặc là theo đánh giá của NHNN đến 31/03/2012

III Đánh giá hoạt động hiện nay của Ngân hàng Thương mại Việt Nam:

Trang 9

3.1 Những thành tựu ngành Ngân hàng Thương

mại đạt được:

Sau những chuyển biến tích cực về Tái cơ cấu hệ thống,

đã giúp cho Ngân hàng Thương mại đạt được những thành quả nhất định:

- NHTM VN đã huy động nguồn vốn và ngoại tệ đáng kể, làm tăng tiết kiệm của nền kinh tế: từ những năm 90, lượng vốn huy động qua hệ thống NHTM tăng cường không ngừng với tốc độ nhanh và vững chắc do sự ổn định giá trị đồng tiền việt nam cùng với việc giảm mức lạm phát từ phi mã xuống còn một con số, các NHTM VN đã phát huy được hiệu quả trong chiến lược huy động vốn từ dân chúng Lượng vốn huy động của toàn hệ thống qua các năm đề tăng với mức trung bình từ 25-30%/năm Từ năm 2008, tình hình huy động vốn của các NHTM giảm sút rõ rệt; theo số liệu từ NHNN, tổng số

dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tháng 4/2009 tăng khoảng 3,74% so với cuối tháng trước và tăng 9,88% so với cuối năm 2008; đến hết tháng 7 tăng 20,92% so với đầu năm nguyên nhân là do trong năm 2008, lạm phát cao bùng phát và năm 2009, Việt Nam đã có những dấu hiệu

rõ rệt về suy giảm kinh tế do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu Tại Việt Nam, trong năm 2009, Chính phủ chủ trương thực hiện kích cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% Hơn nữa, một số kênh đầu tư khác tỏ ra hấp dẫn hơn lãi suất ngân hàng như đầu tư vàng và ngoại tệ khiến dòng tiền chảy vào những kênh đầu tư này hơn là tiết kiệm trong ngân hàng

- Các NHTM đã góp phần tăng trưởng đầu tư cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế giúp cho các doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất, đầu tư công nghê, thay đổi máy móc, nhờ đó nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của các NHTM đã được mở rộng tới tất cae các thành phần kinh tế, dưới các hình thức cho vay ngày một đa dạng: cho vay vốn lưu động, cho vay vốn cố định, tín dụng thuê mua… Đặc biệt, việc chuyển hướng mở rộng cho vay tiêu dung thực sự là một hướng kích cầu có hiệu quả Thông qua quan hệ tín dụng của các NHTM Nhà nước với các tổ chức tín dụng trong nước thể hiện chủ yếu ở sự biến

Trang 10

động của khoản mục cho vay, có thể thấy số lượng giao dịch giữa các tổ chức tín dụng tăng lên liên tục Mặc dù duy trì được mức tăng trưởng dư nợ trong năm cao song các ngân hàng vẫn kiểm soát được rủi ro ở mức độ an toàn Tỷ lệ quá hạn luôn được kiềm chế ở mức thấp

- Các NHTM đã đóng góp lớn đến tổng thu nhập kinh tế quốc dân: Ngoài việc tăng trưởng mạnh các hoạt động huy động và cho vay, các hoạt động có thu khác của NHTM cũng ngày càng được quan tâm và phát triển Đây là xu hướng của các NHTM ở các nước phát triển Đặc biệt khi các hoạt động cho vay và huy động vốn rất nhạy cảm với tình hình kinh tế vĩ

mô trong nước và quốc tế, các hoạt động khác chính là “phao cứu sinh” cho các NHTM, cụ thể là: trong năm 2008, trước tình hình hạn chế tăng trưởng tín dụng từ chính sách thắt chặt tiền

tề của NHNN, các tổ chức tín dụng đã tính đến các biện pháp khác để thu hút khách hàng, cải thiện cơ cấu thu nhập Biện pháp đầu tiên các NHTM đưa ra là nâng cấp, phát triển dịch

vụ, chính vì vậy, hoạt động dịch vụ trong năm 2008 tăng trưởng cao, tăng 67% so với năm trước Trong đó, tăng nhiều nhất là thanh toán trong nước, tăng 72% Qua đó, kéo theo tổng thu tiền mặt qua quỹ NHNN trong năm 2008 tăng 76%

- Với vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế, NHTM

VN góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển thanh toán, chu chuyển vốn: Nền kinh tế càng phát triển, chu chuyển thanh toán không dung tiền mặt ngày càng tăng, vai trò của NHTM trong thanh toán ngày càng mạnh hơn Với việc

áp dụng công nghệ kỹ thuật, tốc độ thanh toán qua ngân hàng đã tăng nhanh Hiện có 5 chi nhánh NHNN, trên 35 NHTM với 159 đơn vị tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, bình quân mỗi ngày xử lí 7000 chứng từ với số tiền 3000 tỷ đồng, ngày cao điểm 12000 chứng từ với 5500 tỷ đồng Mỗi thanh toán thực hiện chỉ dưới 10 giây (trước kia chuyển tiền từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh phải mất trung bình

từ 3 đến 5 ngày) Bên cạnh đó, các NHTM có xu hướng hoạt động liên kết và thống nhất với nhau hơn, cụ thể như hợp tác đồng tài trợ các dự án lớn, cùng nhau hỗ trợ khách hàng trong

hệ thống Sự phát triển của các dịch vụ thanh toán không dung tiền mặt đã góp phần giảm tỉ lệ thanh toán bằng tiền

Ngày đăng: 30/12/2017, 09:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w