Mục tiêu: Sau khi học xong, sinh viên có thể: - Trình bày các nguyên nhân và các yếu tố gây gia tăng loét - Trình bày các kỹ thuật giảm áp lực cho bệnh nhân trong các tư thế... Phân loại
Trang 1LOÉT DO ĐÈ ÉP
(PRESSURE SORES – BED SORES)
NGUYỄN THANH DUY
Trang 2Mục tiêu:
Sau khi học xong, sinh viên có thể:
- Trình bày các nguyên nhân và các yếu tố gây gia tăng loét
- Trình bày các kỹ thuật giảm áp lực cho bệnh nhân
trong các tư thế
Trang 5Phân loại
Phân loại: Tại Mỹ năm 1989 Hội đồng tư vấn quốc gia
về loét tz đè (National Pressure Ulcer Advisory Panel – NPUAP) đã đưa ra phân loại như sau:
• Độ I: Vùng da bị tz đè nổi lên vết rộp mầu hồng (dấu
hiệu báo trước của loét tz đè)
• Độ II: Tổn thương không hoàn toàn chiều dầy của
lớp da, bao gồm thượng bì và lớp đáy (loét nông
nhìn như vết trầy hay phồng dộp)
Trang 6Phân loại
• Độ III: Tổn thương hòa tòan bề dầy của lớp da, tổ
chức dưới da đã bị tổn thương nhưng tổn thương mới chỉ khu trú ngoài lớp cân
• Độ IV: Họai tử toàn bộ lớp da có khi lan rộng tới cả
vùng cơ, xương, khớp…đôi khi tạo nên nhiều ngóc ngách
Trang 7Cơ chế của loét:
Sự đè ép tác động lên vùng da và tổ chức dưới da làm cho các mạch máu co thắt lại gây nên thiếu máu tổ chức, nếu kéo dài sẽ xuất hiện hoại tử, nhiễm trùng
Mủ và dịch thoát ra ngoài làm cho da bị phá hủy
Rò rỉ xuất hiện, các tổ chức dưới da, cơ, xương gần
vùng tổn thương đều bị phá hủy
Trang 9Sự đè ép có thể theo phương thẳng đứng, có thể song song với da tạo nên lực trượt (lực trượt này nguy hiểm hơn)
Trang 10Vị trí vùng loét thường gặp:
Những vùng hay bị loét:
Trang 12Các yếu tố thuận lợi gây loét:
• Da ướt -> làm tăng lực trượt -> dễ loét; do vậy luôn giữ da bn khô ráo sạch sẽ là rất cần thiết
• Phần cơ thể bị liệt, giảm trương lực cơ, mất cảm giác
• Nhiệt độ thay đổi ( không khí nóng ẩm)
Trang 13Nguyên nhân khác: bó bột, chăm sóc không tốt, đặt sonde gây loét niệu đạo
-Tránh hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân gây co các mạch máu ở ngoại vi, làm giảm sự tưới máu đến vết thương, giảm lượng ôxy đến mô
Trang 14Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương:
• Vitamin C: thúc đẩy tạo collagen
• Kẽm tham gia tạo cấu trúc enzim giúp làm lành vết thương
• Chế độ ăn giàu protein
Trang 22PHÒNG NGỪA ĐÈ ÉP:
• Khi bn ngồi trên ghế hoặc xe lăn, hướng dẫn bn cứ sau 15’-30’ nâng cơ thể và thay đổi vị thế (bn đếm đến 30- tương đương 15’’-20’’)
Trang 232 TAY KHỎE:
Trang 272 TAY YẾU
Trang 28KHÔNG BẮT BUỘC THÁO CHỖ ĐỂ TAY:
Trang 31XE CÓ DÂY ĐAI CHỖ GÁC CHÂN
Trang 32XE CHO NGƯỜI LIỆT TỨ CHI:
Trang 33TỰ KIỂM TRA SÁNG-CHIỀU
Trang 34Khi thấy có xuất hiện vết đỏ ở mông thì bn tuyệt đối không được ngồi xe lăn nữa, và tuyệt đối không nằm lên vết loét Cho đến khi tình trạng được cải thiện
Trang 37Phòng ngừa loét khi dịch chuyển:
- Khi di chuyển từ xe lăn qua giường, ghế… tránh để mông chạm vào thắng xe:
- Dịch chuyển ra sát ghế bên mà bn sẽ chuyển qua
Nếu có miếng ván: tránh kẹp da giữa miếng ván
Trang 40XIN CẢM ƠN SỰ THEO DÕI