1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bát cương đại học y dược TPHCM

17 1,1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 540,5 KB

Nội dung

BIỂU - LÝBiểu –lý là hai cương lĩnh để tìm vị trí nông sâu, tình trạng nặng nhẹ của bệnh tật, đánh giá tiên lượng và đề ra các phương pháp chữa bệnh thích hợp Biểu - Biểu chứng là bệnh c

Trang 1

BÁT CƯƠNG

Th.S Lê Ngọc Thanh

Trang 2

Mục tiêu

1 Trình bày nội dung của bát cương

2 Trình bày những tiêu chuẩn cơ bản để chẩn đoán bát

cương

3 Mô tả được các triệu chứng lâm sàng của bát cương:

- Biểu – Lý

- Hàn – Nhiệt

- Hư – Thực

- Âm - Dương

Trang 3

I ĐẠI CƯƠNG

• Nội dung của Bát cương, trong “ Nội kinh” đã sớm có bàn luận

• Trương Trọng Cảnh vận dụng cụ thể hơn trong chẩn đoán

và điều trị các bệnh Thương hàn và tạp bệnh

• Trình Chung Linh, nhà Thanh, lại tiến hành bổ sung thêm, nên từ đó Bát cương đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chẩn đoán học

Trang 4

I ĐẠI CƯƠNG

• Bát cương là 8 cương lĩnh gồm 8 hội chứng lớn nhằm mô

tả các mức độ, trạng thái các giai đoạn của một bệnh cảnh lâm sàng

• Bát cương là phương pháp biện chứng, phân tích tính chất chung của bệnh tật, là tổng cương của các phép biện chứng

• Bát cương gồm 4 cặp sau: biểu – lý ( ngoài và trong ); hàn – nhiệt; hư – thực; âm – dương Trong đó âm dương là 2 cương lĩnh tổng quát nhất được gọi là tổng cương

• Dựa trên bát cương mới phân tích, lập phương đúng cách

và việc sử dụng thuốc YHCT mới có hiệu quả

Trang 5

II BIỂU - LÝ

Biểu –lý là hai cương lĩnh để tìm vị trí nông sâu, tình trạng nặng nhẹ của bệnh tật, đánh giá tiên lượng và đề ra các phương pháp chữa bệnh thích hợp

Biểu

- Biểu chứng là bệnh còn ở bên ngoài , ở nông thường xuất hiện tại gân, xương, cơ nhục, kinh lạc

- Biểu hiện lâm sàng: sốt, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, đau mình, ngạt mũi, ho, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù…

- Thường gặp trong các bệnh ngoại cảm, truyền nhiễm giai đoạn đầu

Trang 6

II BIỂU - LÝ

- Lý là bệnh ở bên trong, ở sâu thường là bệnh thuộc các

tạng phủ, bệnh truyền nhiễm ở các giai đoạn toàn phát và

có các biến chứng như mất nước, mất điện giải, chảy máu

- Biểu hiện lâm sàng: sốt cao, khát, mê sảng, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch trầm

- Thường gặp trong bệnh truyền nhiễm giai đoạn toàn phát, biến chứng, các bệnh lý mạn tính

- Tùy theo nguyên nhân mà dùng các thuốc bổ, thanh hay ôn…

Trang 7

II BIỂU - LÝ

Quan hệ biểu chứng – lý chứng

- Biểu lý chuyển hóa: Biểu tà nhập lý, Lý tà xuất biểu

- Biểu lý đồng bệnh

Phân biệt Biểu – Lý:

- Sốt cao hay sốt kèm ớn lạnh

- Chất lưỡi đỏ hay nhợt

- Rêu lưỡi vàng hay trắng

- Mạch phù hay trầm

Trang 8

III HÀN – NHIỆT

- Hàn – nhiệt là hai cương lĩnh dùng để đánh giá tính chất của bệnh giúp cho người thầy thuốc chẩn đoán các loại hình của bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh hợp lý ( bệnh hàn thì dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt thì dùng thuốc hàn; nhiệt thì châm, hàn thì cứu )

1 Hàn:

- Biểu hiện lâm sàng: sợ lạnh, tay chân mát lạnh, thích ấm, miệng nhạt không khát, tiểu tiện trong dài, tiêu chảy, đau thích chườm nóng, rêu lưỡi trắng, trơn ướt, mạch trầm trì…

- Điều trị phải dùng các dương dược, thuốc ôn trung khu hàn ( có tính ôn nhiệt )

Trang 9

III HÀN – NHIỆT

2 Nhiệt

- Biểu hiện lâm sàng:

+ Thực nhiệt: sốt, sợ nóng, sắc mặt hồng đỏ, bứt rứt không

yên, khát nước, thích uống lạnh, đại tiện táo bón, tiểu tiện số lượng ít mà sắc mặt đỏ sẫm, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác…

+ Hư nhiệt: Họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, các triệu chứng

trên ngày nhẹ đêm nặng, mạch hư sác…

- Khi cơ thể mắc chứng trạng nhiệt, thuốc dùng phải là âm dược, thuốc có tính hàn lương

Trang 10

III HÀN – NHIỆT

3 Quan hệ hàn – nhiệt

- Hàn nhiệt thác tạp

+ Thượng nhiệt hạ hàn’

+ Thượng hàn hạ nhiệt

+ Biểu hàn lý nhiệt

+ Biểu nhiệt lý hàn

- Chuyển hóa hàn nhiệt

+ Hàn chứng hóa nhiệt

+ Nhiệt chứng hóa hàn

- Hàn nhiệt chân giả

Trang 11

III HÀN – NHIỆT

4 Phân biệt hàn nhiệt

- Sốt hay không

- Sợ nóng hay sợ lạnh

- Khát hay không khát

- Sắc mặt đỏ hay trắng xanh

- Tay chân nóng hay lạnh

- Tiểu tiện đỏ ít hay trong dài

- Đại tiện táo khô hay tiêu chảy

- Rêu lưỡi vàng hay trắng

- Mạch trì hay sác

- …

Trang 12

IV HƯ – THỰC

- Hư thực là hai cương lĩnh dùng để đánh giá trạng thái của người bệnh và tác nhân gây bệnh để người thầy thuốc thực hiện nguyên tắc chữa bệnh: hư thì bổ,thực thì tả

1 Hư chứng:

- Hư chứng là biểu hiện chính khí suy nhược ( hay không

được đầy đủ ) và sự phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh giảm sút

- Chính khí cơ thể có 4 mặt chính là : âm, dương, khí, huyết nên trên lâm sàng có những hiện tượng như âm hư, huyết hư, khí, dương hư

Trang 13

IV HƯ – THỰC

- Biểu hiện lâm sàng: tinh thần yếu đuối, sắc mặt trắng nhợt, người mệt mỏi không có sức, gầy, hồi hộp, thở ngắn, tự ra

mồ hôi hay ra mồ hôi trộm, đi tiểu luôn hay không tự chủ, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược…

- Tùy theo là âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư mà ta dùng phương thuốc là bổ âm, bổ dương, bổ khí hay bổ huyết

- Trong khi dùng thuốc bổ ngoài việc phân biệt là dùng thuốc

bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết cũng cần phải chú ý tạng phủ nào bị hư để việc dùng thuốc cho chính xác đạt hiệu quả cao

VD: bổ Thận âm dùng các vị như Thục địa, Hà thủ ô…

bổ Phế âm dùng các vị như Bách hợp, Mạch môn…

Trang 14

IV HƯ – THỰC

2 Thực:

- Thực chứng là do cảm phải ngoại tà hay do khí trệ, huyết ứ, đàm tích, ứ nước giun sán gây ra bệnh, thường là các bệnh

lý cấp tính

- Biểu hiện lâm sàng: tiếng thở thô mạnh, phiền táo ngực bụng đầy trướng, đau cự án, táo, mót rặn, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu gắt, rêu lưỡi vàng, mạch thực, hữu lực…

- Tùy theo nguyên nhân mà dùng các thuốc như thanh nhiệt, hành khí hoạt huyết, trục thủy, tuấn hạ…

Trang 15

IV HƯ – THỰC

3 Quan hệ hư thực

- Hư thực hiệp tạp

- Hư thực chuyển hóa

4 Phân biệt hư thực

- Bệnh cũ hay mới

- Tiếng nói hơi thở to hay nhỏ

- Đau cự án hay thiện án

- Chất lưỡi dày cộm hay mềm bệu

- Mạch vô lực hay hữu lực

Trang 16

IV ÂM - DƯƠNG

1 Âm chứng

- Bao gồm các chứng hư và hàn

- Biểu hiện lâm sàng: người lạnh, tay chân lạnh, tinh thần mệt mỏi, thở nhỏ, thích ấm, không khát, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng,quay mặt vào trong, mặt trắng, lưỡi nhạt, mạch trầm nhược…

2 Dương chứng

- Gồm các chứng thực và nhiệt

- Tay chân ấm, tinh thần hiếu động, thở to thô, sợ nóng khát, tiểu tiện đỏ, tiểu ít, đại tiện táo, nằm quay ra ngoài, mặt đỏ, lưỡi

đỏ, mạch phù sác…

Trang 17

IV ÂM - DƯƠNG

3 Âm hư và dương hư:

- Âm hư do tân dịch, huyết không đầy đủ, phần dương trong cơ thể nhân do âm hư nổi lên sinh ra chứng hư nhiệt, gọi là âm hư sinh nội nhiệt với các biểu hiện như: triều nhiệt, nhức trong xương, hai gò má đỏ, ho khan, họng khô,

ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt…

- Dương hư là do công năng trong người bị giảm sút, dương khí không ra ngoài, phần vệ bị ảnh hưởng nên sinh chứng sợ lạnh, tay chân lạnh, gọi là dương hư sinh ngoại hàn, với các biểu hiện như sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn không tiêu, liệt dương, đau lưng, mỏi gối, tiêu chảy, tiểu tiện trong dài…

Ngày đăng: 13/06/2015, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w