Tại Tam Cốc – Bích Động, công tác quản lý điểm đến được chú trọng và thực hiện trên nhiều phương diện góp phần thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác, giải quyết công ăn việc làm, nâ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ HIỆU
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN
DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG
(NINH BÌNH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ HIỆU
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN
DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG
(NINH BÌNH)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Du lịch
Mã số: Đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Minh Hòa
Hà Nội - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến
du lịch tại Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình)” là công trình
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác Các kết luận khoa học chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả luận văn
Lê Thị Hiệu
Trang 4Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Trần Thị Minh Hòa đã tận tình hướng dẫn và cung cấp những tài liệu quý giá để em hoàn thành luận văn này
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ đang công tác tại
Sở Du lịch, chính quyền địa phương xã Ninh Hải, Sơn Hà, doanh nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, tham gia phỏng vấn và cung cấp tài liệu để luận văn có những số liệu mới nhất
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã chia sẻ, động viên em trong suốt giai đoạn học tập và thực hiện đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Lê Thị Hiệu
Trang 51
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Những đóng góp mới 12
7 Bố cục của luận văn 12
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 13
1.1 Cơ sở lý luận 13
1.1.1 Điểm đến du lịch 13
1.1.1.1 Khái niệm điểm đến du lịch 13
1.1.1.2 Vị trí và vai trò của điểm đến du lịch trong phát triển du lịch 14
1.1.1.3 Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch 15
1.1.1.4 Phân loại điểm đến du lịch 17
1.1.2 Quản lý điểm đến du lịch 18
1.1.2.1 Khái niệm quản lý điểm đến du lịch 18
1.1.2.2 Các nội dung của quản lý điểm đến du lịch 19
1.1.2.3 Lợi ích và thách thức của quản lý điểm đến du lịch 23
1.2 Bài học kinh nghiệm 24
1.2.1 Một số bài học kinh nghiệm quốc tế về công tác quản lý điểm đến du lịch 24
1.2.1.1 Kinh nghiệm đa dạng sản phẩm du lịch tại Yangshuo, Trung Quốc 24
1.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý hợp tác công tư tại quần thể đền đài Angkor Wat, Campuchia 26
1.2.2 Một số bài học kinh nghiệm trong nước về công tác quản lý điểm đến du lịch 28
1.2.2.1 Rút kinh nghiệm trong công tác quản lý môi trường tự nhiên tại Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long 28
Trang 62
1.2.2.2 Kinh nghiệm từ những thành công trong công tác quản lý điểm đến
tại Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng 32
Tiểu kết chương 1 36
Chương 2 KHÁI QUÁT CHUNG VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TẠI KDL TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG 37
2.1 Khái quát chung về KDL Tam Cốc – Bích Động 37
2.1.1 Vị trí địa lý 37
2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 37
2.1.2.1 Địa chất - địa mạo 37
2.1.2.2 Khí hậu 38
2.1.2.3 Thủy văn 39
2.1.2.4 Sinh vật 39
2.1.2.5 Các điểm phong cảnh tự nhiên 40
2.1.3 Tài nguyên du lịch văn hóa 42
2.1.3.1 Các di tích lịch sử văn hóa 42
2.1.3.2 Lễ hội 43
2.1.3.3 Ẩm thực 44
2.1.3.4 Làng nghề truyền thống 44
2.1.4 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 45
2.1.4.1 Cơ sở hạ tầng 45
2.1.4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 48
2.1.5 Kết quả kinh doanh du lịch 53
2.1.5.1 Số lượng khách du lịch 53
2.1.5.2 Thời gian lưu trú của khách du lịch 60
2.2 Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch tại KDL Tam Cốc – Bích Động 62
2.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý du lịch 62
2.2.2 Hợp tác công tư 63
2.2.2.1 Hợp tác công tư trong thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng 64
2.2.2.2 Hợp tác công tư trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch 65
Trang 73
2.2.3 Công tác quản lý nhân lực 68
2.2.3.1 Về cơ cấu, số lượng và chất lượng nhân lực 68
2.2.3.2 Về công tác đào tạo 71
2.2.4 Công tác quản lý môi trường 73
2.2.4.1 Quản lý môi trường tự nhiên 73
2.2.4.2 Quản lý môi trường xã hội 75
2.2.5 Hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh 78
2.2.5.1 Hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh 78
2.2.5.2 Vai trò của Hiệp hội du lịch tỉnh Ninh Bình 80
2.2.6 Hợp tác với các nhà trung gian 81
2.3 Đánh giá công tác quản lý điểm đến du lịch tại KDL Tam Cốc – Bích Động 83
2.3.1 Những thành tựu và nguyên nhân 83
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 86
2.4 Phân tích SWOT công tác quản lý điểm đến tại KDL Tam Cốc – Bích Động……… …89
Tiểu kết chương 2 94
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN TẠI KDL TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG 95
3.1 Những định hướng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình và KDL Tam Cốc – Bích Động 95
3.1.1 Quan điểm, định hướng phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2030 95
3.1.2 Định hướng phát triển du lịch KDL Tam Cốc – Bích Động 98
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch tại KDL Tam Cốc – Bích Động 100
3.2.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về điểm đến du lịch 100
3.2.2 Đẩy mạnh hợp tác công tư trong phát triển du lịch tại điểm đến 101
3.2.3 Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch tại điểm đến 109
3.2.4 Tăng cường công tác bảo vệ môi trường 113
3.2.5 Tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 116
Trang 84
3.2.6 Đẩy mạnh hợp tác với các nhà trung gian 121
Tiểu kết chương 3 122
KẾT LUẬN 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
PHỤ LỤC 1
Trang 9Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc
VQG Vườn quốc gia
Hình 2.1 Biểu đồ đánh giá của khách du lịch về hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc KDL Tam Cốc – Bích Động 47 Hình 2.2 Biểu đồ đánh giá của khách du lịch về chất lượng lưu
Trang 10Bảng 2.2 Đánh giá của khách du lịch về dịch vụ mua sắm, vui
chơi giải trí và dịch vụ khác tại KDL Tam Cốc – Bích Động 53 Bảng 2.3 Số lượng khách du lịch đến KDL Tam Cốc – Bích
Bảng 2.7 Đánh giá của khách du lịch về thái độ, kỹ năng phục
vụ của người làm du lịch, sự thân thiện của cộng đồng địa
phương tại KDL Tam Cốc – Bích Động
Trang 11một ngành kinh tế dịch vụ mang lại những lợi ích không thể phủ nhận Phát
triển du lịch trở thành một trong những chính sách quan trọng giúp thay đổi
bộ mặt của địa phương và quốc gia
Trong những năm gần đây, du lịch Ninh Bình phát triển nhanh chóng, hàng năm thu hút được số lượng lớn khách du lịch cả trong và ngoài nước Ninh Bình nổi tiếng với những địa danh như Cố đô Hoa Lư, Nhà thờ đá Phát Diệm, Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu du lịch (KDL) tâm linh núi chùa Bái Đính, KDL sinh thái Tràng An,…Và không thể không nhắc tới KDL Tam Cốc – Bích Động, địa danh được biết đến là “Nam thiên đệ nhị động”, “Vịnh
Hạ Long trên cạn” và nằm trong quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản hỗn hợp đầu tiên tại Việt Nam Tại Tam Cốc – Bích Động, công tác quản lý điểm đến được chú trọng và thực hiện trên nhiều phương diện góp phần thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cộng đồng, tôn vinh và bảo tồn các giá trị văn hóa, tự nhiên Tuy nhiên, phát triển du lịch tại đây cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần được giải quyết như: chất lượng nhân lực, vấn đề môi trường, sự hợp tác công tư, hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh, nhà trung gian…Thu hút khách đến đã là một vấn
đề khó, khiến khách hài lòng và muốn quay lại còn khó khăn hơn, điều này đòi hỏi sự chung sức của tất cả các bên tham gia như nhà nước, doanh nghiệp
và cộng đồng dân cư… Sự phát triển một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, không có tính bền vững sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề đáng lo ngại và chỉ mang lại những lợi ích trước mắt mà tổn hại đến những lợi ích lâu dài Công tác quản lý điểm đến đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hiệu quả và bền vững tại các điểm đến du lịch
Trang 128
Cho đến nay, tại Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý điểm đến du lịch, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này tại KDL Tam Cốc – Bích Động Do vậy, tác
giả tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình)” nhằm đánh giá thực trạng,
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tại đây
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ tại các điểm, KDL theo cả hướng tích cực
và tiêu cực, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có những công trình nghiên
cứu, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý điểm đến, tiêu biểu như: “A practical guide to tourism destination management” (2007) của Tổ chức Du
lịch Thế giới - UNWTO đã đưa ra định nghĩa về điểm đến du lịch, các yếu tố cấu thành nên điểm đến du lịch, quản lý điểm đến Bên cạnh đó, tài liệu cũng cung cấp những hướng dẫn trong xây dựng tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược phát triển điểm đến, vấn đề marketing, phát triển sản phẩm du lịch Nhóm tác
giả Jennifer Stange, David Brown, Solimar International, Roberta Hilbruner,
Donald E.hawkins trong tài liệu“Tourism destination management achieving sustainable and competitive results” đã trình bày những nội dung về xây
dựng tầm nhìn về mục tiêu của điểm đến, hợp tác quản lý điểm đến, chiến lược marketing, thông tin khách hàng Tuy nhiên, những tài liệu này mang tính lý luận khái quát cao, chưa có tính áp dụng thực tiễn tại một địa điểm du lịch cụ thể
Tại Việt Nam
Nhằm khai thác, phát triển các điểm, KDL một cách hiệu quả, theo hướng bền vững, tại Việt Nam đã có nhiều tài liệu hướng dẫn, nghiên cứu về công tác quản lý điểm đến, phải kể đến như:
- Tài liệu “Chương trình năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ Asean Hướng dẫn thực hành quản lý điểm đến” đã trình bày tổng quan về
quản lý điểm đến, các cấu phần của quản lý điểm đến, đồng thời đưa ra các
Trang 13du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do liên minh châu Âu tài trợ)
đã trình bày thực trạng hoạt động du lịch của các tỉnh trong thời gian gần đây, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức Từ đó, các chuyên gia
đã đưa ra các chiến lược phát triển đến năm 2020 đối với từng vùng du lịch Ngoài ra, đã có một số công trình luận văn nghiên cứu về công tác quản lý
tại các điểm đến cụ thể, Bùi Thị Thanh Huyền (2011) “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội”, Trần Kim Yến (2013) “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Cát Bà, Hải Phòng”, Nguyễn Thị Thúy Anh (2015) “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” Các luận văn này đã hệ thống
lý luận và thực tiễn công tác quản lý điểm đến tại Hương Sơn, Cát Bà và Hạ Long, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể cho công tác quản lý điểm đến tại
đây Luận văn tác giả Ngô Thị Huệ (2014): “Nghiên cứu hoạt động quản lý điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình” cũng đã đưa ra lý luận và thực tiễn phát
triển du lịch tại Ninh Bình, những kết quả đạt được, những khó khăn trong công tác quản lý từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề Luận văn làm trên phạm vị rộng toàn tỉnh Ninh Bình, trong đó cũng có những thông tin liên quan tới KDL Tam Cốc – Bích Động, tuy nhiên những thông tin và số liệu này bị gộp chung với các điểm du lịch khác, do đó chưa phản ánh được công tác quản lý tại Tam Cốc – Bích Động
Các tài liệu ở trên đã trình bày được những cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý điểm đến tại các điểm, khu, vùng du lịch cụ thể Những nghiên cứu này có thể được vận dụng một cách linh hoạt để đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tại các điểm đến du lịch khác một cách phù hợp
Trang 143.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về quản lý điểm đến du lịch
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch tại KDL Tam Cốc – Bích Động
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch tại KDL Tam Cốc – Bích Động
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý điểm đến du lịch tại KDL Tam Cốc – Bích Động
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại KDL Tam Cốc – Bích Động theo quy hoạch tổng thể năm 2006 Điểm đến nằm trong Di sản văn hóa thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các số liệu từ năm 2010 đến năm 2016
- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại KDL Tam Cốc – Bích Động, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực như: bộ máy tổ chức quản lý, hợp tác công tư, quản lý nhân lực, hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nhà trung gian, các vấn đề môi trường
tự nhiên, xã hội
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (nghiên cứu tài liệu có sẵn): Thu
thập thông tin các hồ sơ tài liệu, văn bản, sách báo, tạp chí, sổ sách, báo cáo
có liên quan đến nội dung nghiên cứu từ thư viện, internet, các phương tiện thông tin đại chúng do Sở Du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh cung cấp
Trang 1511
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
+ Phương pháp quan sát: Tác giả tiến hành quan sát đối tượng là những người làm du lịch, khách du lịch, cảnh quan môi trường, an ninh trật tự tại KDL Tam Cốc – Bích Động nhằm đánh giá về thái độ, kỹ năng của người làm
du lịch, thái độ của khách du lịch, sức hấp dẫn của cảnh quan, mức độ vệ sinh,
an ninh, an toàn tại điểm Thời gian tiến hành quan sát: đợt 1 (tháng 10/2016), đợt 2 (tháng 2/2017)
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tác giả tiến hành phương pháp điều tra bằng bảng hỏi tại KDL Tam Cốc – Bích Động với đối tượng khách du lịch, trong đó khách du lịch nội địa (50 phiếu), khách du lịch quốc tế (50 phiếu) nhằm tìm hiểu những đánh giá, nhận xét của khách du lịch đối với các dịch vụ cơ bản, sức hấp dẫn tài nguyên, vấn đề môi trường, an ninh tại điểm đến và các kênh thông tin khách biết đến Tam Cốc – Bích Động Điều tra được tiến hành thành 2 đợt: đợt 1 (tháng 10/2016), đợt 2 (tháng 2 /2017) + Phương pháp phỏng vấn: Tác giả tiến hành phỏng vấn đại diện quản lý khai thác du lịch tại một số điểm trong KDL Tam Cốc – Bích Động Nội dung phỏng vấn liên quan đến các công tác quản lý của KDL như hoạt động quy hoạch, quản lý kinh doanh, quản lý lao động, hoạt động quảng bá, xúc tiến, hoạt động an ninh, vệ sinh, môi trường Phỏng vấn cộng đồng địa phương nhằm đánh giá mức độ tham gia du lịch của cộng động và sự quản lý, hỗ trợ của các cấp quản lý, doanh nghiệp đối với cộng đồng trong hoạt động du lịch
Phương pháp xử lý thông tin: Những phương pháp xử lý thông tin được
sử dụng trong luận văn gồm:
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu của các
hiện tượng để tiến hành phân tích, so sánh nhằm làm rõ những vấn đề thuộc bản chất của hiện tượng nghiên cứu Qua các số liệu thống kê, ta có thể thấy được tính quy luật của các hiện tượng và rút ra được nhận xét và kết luận đúng đắn
Ngoài ra, sử dụng phương pháp thống kê để phân tích các thông tin thu thập được từ phiếu khảo sát khách du lịch
Trang 1612
- Phương pháp so sánh: Nhằm xác định mức độ tin cậy của các thông tin
thu thập được đồng thời giúp kết hợp thông tin, bổ sung thông tin để nhận diện đầy đủ hơn về một vấn đề
- Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch và những người muốn tìm hiểu về quản lý điểm đến du lịch tại KDL Tam Cốc – Bích Động
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về quản lý điểm đến du lịch
Chương 2 Khái quát chung và nghiên cứu thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch tại KDL Tam Cốc – Bích Động
Chương 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến
du lịch tại KDL Tam Cốc – Bích Động
Trang 1713
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ
QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Điểm đến du lịch
1.1.1.1 Khái niệm điểm đến du lịch
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [7,tr.1] Địa điểm
mà khách du lịch lựa chọn trong chuyến đi rất đa dạng, có thể là một địa danh
cụ thể, một khu vực, một vùng lãnh thổ, một quốc gia, thậm chí là châu lục Trên phương diện địa lý, điểm đến được xác định theo phạm vi không gian
lãnh thổ “Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của người đó” [28] Với khái niệm này, điểm đến du lịch vẫn chưa rõ ràng còn
mang tính chung chung, chưa chỉ ra được các yếu tố tạo nên điểm đến du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO “Điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm Nó bao gồm các sản phẩm
du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và
có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn”
[27,tr.2] Trong khái niệm này, điểm đến du lịch được hiểu một cách cụ thể hơn, không chỉ dừng lại là một không gian vật chất mà còn phải thỏa mãn các nhu cầu khác của khách du lịch như lưu trú và các dịch vụ bổ sung…
Trong phạm vi của luận văn, tác giả sử dụng khái niệm của PGS.TS Trần Thị Minh Hòa trong tập bài giảng Marketing điểm đến du lịch làm cơ sở lý
luận: “Điểm đến du lịch là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững” [22,tr.2]
Trang 18Bên cạnh đó, đặc điểm, tính chất của điểm đến sẽ tạo ra loại hình cũng như sản phẩm du lịch khác nhau từ đó quyết định đến định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của từng địa phương
Mỗi địa phương, khu vực hay quốc gia cần xác định đúng vị trí của của điểm đến để có những chính sách phát triển phù hợp và toàn diện mang tính bền vững Các chính sách này sẽ là động lực để các điểm đến tận dụng được các thế mạnh, phát triển một cách độc đáo, tránh sự trùng lặp giữa các điểm đến với nhau trong quá trình cạnh tranh
Vai trò của điểm đến du lịch
Điểm đến và sự phát triển của điểm đến có vai trò to lớn đối với các địa phương và quốc gia kinh doanh du lịch Vai trò của các điểm đến thể hiện ở các mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
Về mặt kinh tế: Điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch tới tham quan và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ Không có điểm đến du lịch hấp dẫn các đơn vị kinh doanh sẽ không có cơ sở để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch thu hút khách Sự tới thăm và chi
tiêu của khách du lịch tại điểm đến chính là hình thức xuất khẩu tại chỗ và là
nguồn thu ngoại tệ có hiệu quả, mang tính bền vững nếu được thực hiện một cách hợp lý Điểm đến du lịch là nơi thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập giữa các địa phương, giữa các tầng lớp dân cư và làm tăng giá trị hàng hóa thông qua việc khách du lịch từ các vùng miền khác đến chi tiêu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại điểm đến Từ việc phục vụ khách, các điểm đến du lịch cũng thu được nhiều nguồn lợi để củng cố nền kinh tế địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng Nguồn lợi về kinh tế có thể được tạo ra
từ việc bán vé, các dịch vụ mà cộng đồng địa phương tham gia như: chèo đò,
Trang 1915
hướng dẫn, bán hàng…Sự đóng góp về kinh tế có thể giúp nâng cấp, cải thiện
hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương, nâng cao dân trí hoặc nâng cao thu nhập cho cộng đồng Ngoài ra, phát triển điểm đến du lịch là động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp chuyển sang dịch vụ
Về văn hóa: Điểm đến du lịch góp phần giới thiệu về lịch sử, văn hóa truyền thống tới khách trong và ngoài nước từ đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị hòa bình Điểm đến du lịch góp phần bảo tồn, khai thác những giá trị văn hóa, lịch sử không chỉ phục vụ cho du lịch mà còn để gìn giữ cho thế hệ mai sau, góp phần thúc đẩy việc nâng cao nhận thức của khách du lịch, cộng đồng trong việc bảo tồn và giữ gìn những giá trị truyền thống
Về mặt xã hội: Sự phát triển du lịch tại các điểm đến tạo ra nhiều việc làm bao gồm trực tiếp và gián tiếp góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân, giảm đói nghèo và thay đổi diện mạo của địa phương, khu vực
Về mặt môi trường: Để phát triển du lịch bền vững đòi hỏi chính quyền, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và các bên liên quan phải có trách nhiệm bảo
vệ môi trường và tài nguyên du lịch Đây là vai trò phổ biến và cũng trở thành cấp thiết với mọi điểm đến du lịch trong hiện tại và tương lai
1.1.1.3 Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch
Một điểm đến du lịch được cấu thành bởi 5 yếu tố khác nhau, bao gồm: Điểm hấp dẫn du lịch, giao thông đi lại (khả năng tiếp cận điểm đến), nơi ăn nghỉ, các tiện nghi và dịch vụ bổ trợ, các hoạt động bổ sung
Điểm hấp dẫn du lịch
Là những điểm có tài nguyên nổi trội, có sự hấp dẫn khách du lịch Những điểm hấp dẫn của một nơi đến dù mang đặc điểm tự nhiên hay nhân tạo, hoặc
là các sự kiện thì cũng tạo ra động lực ban đầu cho sự viếng thăm của khách
du lịch Điểm hấp dẫn thực sự là phần không thể thiếu đồng thời là cơ sở để tồn tại và phát triển của điểm đến du lịch
Giao thông đi lại (khả năng tiếp cận điểm đến)
Hệ thống giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận điểm đến của các thị trường khách du lịch và cũng là nhân tố tạo nên sự thành công của
Trang 20Nơi ăn nghỉ
Tại một điểm đến du lịch cần cung cấp các dịch vụ về ăn uống và lưu trú cho khách Tuy nhiên, những dịch vụ này không chỉ cung cấp nơi ăn nghỉ mang tính vật chất mà còn tạo cảm giác chung về sự đón tiếp nồng nhiệt và ấn tượng khó quên về các món ăn hoặc đặc sản của địa phương Sự đa dạng của các loại hình lưu trú cho phép khách du lịch có thể lựa chọn những dịch vụ phù hợp với sở thích và khả năng chi trả của họ Trong quá trình xây dựng, cần tính đến sự phát triển bền vững, đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của khách
du lịch, tránh việc phát triển một cách tự phát gây lãng phí, kém hiệu quả trong kinh doanh, đồng thời cũng tránh việc thiếu và yếu trong các dịch vụ lưu trú, ăn uống ảnh hưởng xấu đến ấn tượng của khách du lịch Sự đa dạng, tính độc đáo, phù hợp với cảnh quan, môi trường và chất lượng của các cơ sở lưu trú và ăn uống là yếu tố quan trọng tăng tính hấp dẫn và giữ chân khách
tế, ngân hàng, nơi đổi tiền, tư vấn, các dịch vụ về an toàn, bảo hiểm…Bên cạnh đó, các điểm đến còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho cả khách du lịch
và ngành du lịch thông qua các tổ chức (cơ quan) du lịch địa phương Những dịch vụ này bao gồm: Quảng bá cho nơi đến; Lãnh đạo, phối hợp và kiểm soát
Trang 21Như vậy, một điểm đến du lịch có hấp dẫn và phát triển bền vững hay không phụ thuộc vào năm yếu tố trên Mỗi yếu tố mạnh sẽ tạo nên một tổng thể điểm đến mạnh Do đó, trong quản lý điểm đến cần chú trọng đến các giải pháp phát triển đồng bộ nhằm thu hút và khai thác du lịch một cách hiệu quả
1.1.1.4 Phân loại điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau:
- Căn cứ vào hình thức sở hữu: Có điểm đến thuộc sở hữu nhà nước và điểm đến thuộc sở hữu tư nhân
- Căn cứ vào địa hình: Có điểm đến vùng biển hay vùng núi
- Căn cứ vào vị trí quy hoạch: Có điểm đến thuộc trung tâm du lịch của vùng hay những điểm đến phụ cận
- Căn cứ vào giá trị tài nguyên du lịch: Có điểm đến có giá trị tài nguyên tự nhiên hay có giá trị văn hóa
- Căn cứ vào thời gian: Có điểm đến phát triển nhiều năm, có điểm đến mới phát triển
- Căn cứ vào phạm vi và quy mô địa lý:
+ Điểm đến du lịch mang tính chất khu vực quốc tế: Các điểm đến này thường bao gồm nhiều quốc gia như khu vực châu Phi, châu Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu, Trung Đông và Nam Á)
+ Điểm đến du lịch mang tính phạm vi quốc gia: Mỗi quốc gia trở thành một điểm đến du lịch như: Việt Nam, Lào, Anh, Pháp…
Trang 2218
+ Điểm du lịch cấp vùng trong một quốc gia: Điểm đến du lịch bao gồm nhiều tỉnh, thành phố trong một khu vực như: Bắc bộ, Bắc trung bộ, Nam bộ…
+ Điểm đến du lịch mang tính địa phương hoặc đơn vị hành chính cá biệt:
Hà Nội, Ninh Bình, Nha Trang…
+ Điểm đến du lịch cụ thể trong phạm vi địa phương: KDL Tam Cốc – Bích Động, vịnh Hạ Long, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng…
1.1.2 Quản lý điểm đến du lịch
1.1.2.1 Khái niệm quản lý điểm đến du lịch
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu du lịch chưa đưa ra một khái niệm thống nhất về quản lý điểm đến du lịch
Trong tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý điểm đến của tổ chức Lao
động Thế giới (ILO), đã đưa ra khái niệm “Quản lý điểm đến nói tới việc xây dựng và thực hiện kế hoạch toàn diện để quản lý chuỗi giá trị du lịch của một điểm đến Quản lý điểm đến đòi hỏi lập kế hoạch và thực hiện quản lý ở nhiều giai đoạn: hiện tại, ngắn hạn, dài hạn để đảm bảo phát triển bền vững Nó không xung đột và mang tính bổ trợ cho việc lập kế hoạch và quản lý cho các hoạt động không phải du lịch tại điểm đến Thông thường, một đội ngũ quản
lý điểm đến xây dựng kế hoạch và họp định kỳ để đánh giá và cập nhật tình hình triển khai kế hoạch”[4,tr.1] Tuy nhiên, khái niệm này còn mang tính
chung chung và chưa rõ nghĩa Do đó, trong khuân khổ của luận văn, tác giả
sử dụng khái niệm của Tổ chức UNWTO, “Quản lý điểm đến du lịch là việc quản lý mang tính phối hợp của tất cả các yếu tố tạo nên một điểm đến Việc quản lý điểm đến mang lại phương pháp tiếp cận chiến lược nhằm liên kết các thực thể/ đối tượng riêng biệt cho việc quản lý các điểm đến tốt hơn Sự kết hợp quản lý có thể trở thành trùng lặp trong nỗ lực liên quan đến việc quảng bá, các dịch vụ du khách, đào tạo, hỗ trợ kinh doanh và nhận biết bất
cứ thiếu sót quản lý nào mà không được giải quyết” Để cạnh tranh hiệu quả,
các điểm đến phải cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời và giá trị xuất sắc cho du khách Từ lúc khách đặt chân đến điểm đến tới khi họ rời đi, cảm nhận của họ bị ảnh hưởng bởi nhiều dịch vụ và trải nghiệm, từ dịch vụ công và dịch
Trang 2319
vụ tư nhân, đến tương tác với cộng đồng, môi trường và khách sạn Việc cung cấp giá trị xuất sắc sẽ phụ thuộc vào nhiều tổ chức cùng làm việc với nhau một cách đồng bộ Quản lý điểm đến đòi hỏi sự liên minh của các nhóm lợi ích khác nhau cùng làm việc hướng tới mục đích chung đảm bảo tính bền vững và toàn vẹn của điểm đến cho hôm nay và cho mai sau [2,tr.10]
Quản lý điểm đến nên được tiến hành như mô hình tam giác bền vững, hài hòa giữa 3 yếu tố: Môi trường sinh thái, kinh tế và các chỉ tiêu xã hội Quản lý điểm đến cũng cần được thực hiện ở các cấp độ phân cấp khác nhau: Từ cấp
độ địa phương/ cộng đồng trực tiếp tới các nhà kinh doanh, cung cấp dịch vụ đến cấp độ vùng/ tỉnh hoặc cấp độ quốc gia
1.1.2.2 Các nội dung của quản lý điểm đến du lịch
Tạo ra một ban quản lý mạnh
Một điểm đến du lịch muốn phát triển bền vững cần có một ban quản lý đạt tiêu chuẩn về chuyên môn và kinh nghiệm quản lý Ban quản lý điểm đến
có vai trò chủ đạo trong việc đề ra mục tiêu, chiến lược và các kế hoạch hành động cũng như thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân
làm du lịch trên địa bàn nhằm đạt được mục tiêu chung của điểm đến Quản lý
điểm đến thường được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chịu trách nhiệm
Cơ quản quản lý phối hợp các bộ, ngành và đại diện từ khu vực tư nhân, việc
có mối liên kết hiệu quả và hợp tác giữa tất cả các bên liên quan là điều cần thiết và là trách nhiệm của cơ quan chủ trì Đối tượng thực hiện quản lý điểm đến cần gồm các thành viên từ các nhóm: khu vực nhà nước (các cơ quan du
lịch, cơ quan công quyền khác có liên quan) và khu vực tư nhân
- Khu vực nhà nước: Tên của các cơ quan khu vực nhà nước/ phòng ban ở mỗi đất nước và khu vực rất khác nhau Những cơ quan thường liên quan đến quản lý điểm đến như cơ quan quản lý du lịch các cấp (sở du lịch, phòng văn hóa thông tin các cấp xã, huyện…), các ngành liên quan như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, công an, môi trường…, chính quyền địa phương, các trường dạy nghề và các trường có đào tạo du lịch
- Khu vực tư nhân: Bao gồm các đại diện điển hình như: Cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ); Cơ sở kinh doanh ăn, uống; Cơ sở kinh doanh
Trang 2420
vận tải; Các công ty lữ hành tổ chức các tour du lịch; Các doanh nghiệp khai thác điểm tham quan; Cơ sở sản xuất của địa phương (sản xuất và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho khách du lịch); Các hiệp hội thương mại có liên quan (đại diện cho khách sạn, nhà hàng, đại lý du lịch, lữ hành, người sản xuất thủ công mỹ nghệ…) [4,tr.7]
Để có một ban quản lý mạnh yêu cầu đặt ra trước tiên là phải có đội ngũ làm việc có trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng quan sát, phân tích
và giải quyết các vấn đề, có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực tất cả vì mục tiêu chung phát triển du lịch bền vững tại điểm đến Các cán bộ quản lý điểm đến cần phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện những chuyến thực tế nhằm học hỏi những kinh nghiệm quản lý của các điểm đến khác nhau Mục tiêu cuối cùng của các nhà quản lý điểm đến là lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường và hình ảnh điểm đến ngày càng được củng cố
Đạt được sự cam kết giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân
Khu vực công có thể hiểu là các cơ quan quản lý, có trách nhiệm hoạch định chiến lược, quản lý, hỗ trợ và giám sát tại điểm đến một cách hợp lý Khu vực tư nhân bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân tham gia trực tiếp kinh doanh, khai thác du lịch tại điểm đến Sự hợp tác công – tư trong hoạt động du lịch mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các bên tham gia như tận dụng được nguồn tài chính, thu hút nguồn vốn đầu tư của tư nhân, giảm gánh nặng và rủi ro đối với ngân sách nhà nước; Gia tăng hiệu quả quản lý từ tư nhân, giải quyết được vấn đề quản lý khai thác kém hiệu quả; Tạo khả năng cạnh tranh điểm đến; Đồng thời, doanh nghiệp cũng được hưởng các ưu đãi
về thuế cũng như được tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh Điều cần lưu ý là các doanh nghiệp phải hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc: Hoạt động khai thác, quản lý phải đúng pháp luật, chịu sự giám sát của nhà nước; Chú trọng việc bảo vệ tài nguyên môi trường, tuyệt đối không được gây ra những thiệt hại ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống người dân; Chú
ý tạo ra lợi ích hài hòa của doanh nghiệp với người dân, toàn xã hội…Nhà nước cần quản lý chặt chẽ tránh “tư nhân hóa” chỉ phục vụ lợi ích ngắn hạn,
Trang 2521
không thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững Để sự hợp tác công - tư
và tính cạnh tranh của điểm đến thực sự hấp dẫn và bền vững, mô hình cần
hội đủ cả hợp tác và đối thoại
Quản lý nhân lực
Nhân lực được coi là yếu tố nòng cốt trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch Do đó, công tác quản lý điểm đến cần đặc biệt chú trọng tới quản lý nhân lực Nhân lực du lịch tương đối phức tạp bao gồm các cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, nhân viên trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lao động trong các đơn vị sự nghiệp và cộng đồng địa phương Công tác quản lý cần chú trọng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu cũng như sự hiệu quả trong làm việc Ban quản lý điểm đến cần căn cứ vào thực tiễn để đưa ra những mục tiêu nhất định cho nhân lực, từ đó có các kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng theo từng lĩnh vực cụ thể Có thể nói việc quản lý nhân lực tại điểm đến là nhiệm vụ cần thiết góp phần căn bản tạo sức mạnh cho điểm đến du lịch, đặc biệt trong hoàn cảnh cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay
Quản lý môi trường du lịch
Theo khoản 18 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 “Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch” [7,tr.2] Chất lượng môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự
phát triển của điểm đến du lịch Các điểm đến có môi trường tự nhiên xanh, sạch, đẹp, môi trường xã hội đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút ngày càng đông khách du lịch Tuy nhiên, hiện nay khi số lượng khách tại một số điểm đến ngày càng tăng, công tác quản lý môi trường không được kiểm soát tốt dẫn đến sự ô nhiễm môi trường, cảnh quan không đảm bảo, xuất hiện các tệ nạn xã hội như trộm cắp, lừa đảo, chặt chém…gây tâm lý e ngại, cảnh giác và tẩy chay điểm đến của khách du lịch
Do đó, quản lý môi trường trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, đòi hỏi sự đầu tư cao về tài chính, sự giám sát chặt chẽ và các chế tài phù hợp Công tác quản lý môi trường phải được phối hợp, chung tay của tất cả các bên liên quan như ban quản lý điểm đến, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch,
Trang 2622
khách du lịch và cộng đồng địa phương nhằm hướng tới xây dựng và phát triển điểm đến du lịch theo hướng bền vững về kinh tế, môi trường và văn hóa
xã hội
Tạo ra sự hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Sự phát triển của một điểm đến du lịch không thể thiếu hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Các doanh nghiệp có thể tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí hay đầu tư xây dựng…để thỏa mãn tối đa các nhu cầu chính đáng của khách du lịch và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tạo công ăn việc làm, hỗ trợ nền kinh tế địa phương Sự phát triển rời rạc, mạnh doanh nghiệp nào, doanh nghiệp đó làm sẽ dễ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, thừa thiếu các dịch vụ du lịch, không nhất quán trong mục tiêu phát triển chung và làm hạn chế tốc độ phát triển của điểm đến Do đó, tạo ra sự hợp tác giữa các doanh nghiệp là nhiệm vụ cần thiết, sự liên kết, hỗ trợ, chia sẻ thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển một cách lâu dài, ổn định đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh cho điểm đến Mỗi doanh nghiệp du lịch cần phải trở thành những mắt xích quan trọng trong quá trình xây dựng hình ảnh điểm đến, hướng tớí mục tiêu đẩy mạnh phát triển điểm đến theo bền vững
Hợp tác và phối hợp với các nhà trung gian
Tại điểm đến du lịch, tài nguyên du lịch và các cơ sở cung cấp dịch vụ như khách sạn, nhà hàng…không thể bán các sản phẩm của mình đến nơi ở của khách Muốn tồn tại được thì các nhà kinh doanh cung cấp dịch vụ phải tìm cách thu hút khách du lịch tới cơ sở của mình Đây là một trong những khó khăn lớn nhất trong hoạt động kinh doanh, do đó cần phải có các nhà trung gian nhằm liên kết cung và cầu du lịch Nhà trung gian ở đây chính là các công ty lữ hành, có nhiệm vụ liên kết các sản phẩm riêng lẻ của các nhà cung cấp dịch vụ (như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí…) thành một sản phẩm hoàn chỉnh hay từng phần bán cho khách du lịch Các sản phẩm cơ bản bao gồm: Các dịch vụ trung gian (bán vé máy bay, tàu, ô
tô, đặt giữ chỗ khách sạn…); Các chương trình du lịch trọn gói; Các hoạt
Trang 2723
động kinh doanh lữ hành tổng hợp Công ty lữ hành đóng vai trò là cầu nối mang khách du lịch tới các điểm đến du lịch Công ty lữ hành luôn phải tìm kiếm những sản phẩm du lịch tốt đáp ứng yêu cầu của khách Sự hợp tác với các nhà trung gian sẽ góp phần truyền thông, quảng bá mạnh mẽ cho giá trị của điểm đến Hình ảnh của các điểm đến tiếp cận được tới khách hàng một phần nhiều bởi các hoạt động quảng cáo của nhà trung gian Đây là một trong những lợi ích không thể bỏ qua khi tiến hành liên kết, hợp tác với các nhà trung gian
1.1.2.3 Lợi ích và thách thức của quản lý điểm đến du lịch
Quản lý điểm đến hiệu quả mang lại nhiều lợi ích tích cực như:
- Tạo lợi thế cạnh tranh thông qua việc tăng tính hấp dẫn và tính trải nghiệm về chất lượng cho khách du lịch
- Đảm bảo phát triển điểm đến du lịch có kế hoạch và bền vững: Công tác nghiên cứu thị trường sẽ chỉ ra cách tốt nhất để sử dụng các nguồn lực cho phát triển; Đảm bảo duy trì tính toàn vẹn môi trường và các nguồn tài nguyên; Quản lý tốt có thể tránh được những xung đột xã hội và văn hóa; Giữ gìn hình ảnh tích cực của điểm đến
- Công tác quản lý điểm đến hợp lý và hiệu quả góp phần phân phối lợi ích cho các bên tham gia, tránh tình trạng cục bộ, mạnh ai đấy làm
- Năng suất du lịch được nâng cao, thể hiện ở sự gia tăng số lượng khách
du lịch quay trở lại, góp phần giảm tính thời vụ, tăng thời gian lưu trú, tăng chi tiêu bình quân
Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác quản lý điểm đến cũng gặp những thách thức cần được giải quyết một cách phù hợp:
- Kinh phí: Việc quản lý điểm đến đòi hỏi cần có kinh phí, kinh phí càng nhiều càng thuận lợi hơn cho việc thiết lập kế hoạch một cách hiệu quả Nếu ngân sách hạn chế, việc phân bổ nguồn kinh phí hạn hẹp sẽ rất khó khăn
- Đặt các mục tiêu và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Kế hoạch quản lý điểm đến yêu cầu xác định các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và sắp xếp thứ tự ưu tiên của chúng Đây không phải là một nhiệm vụ đơn giản, nó cần có thời gian và cần xem xét cẩn trọng
Trang 2824
- Quản lý các bên liên quan: Có rất nhiều bên liên quan trong việc quản lý điểm đến và mỗi bên đều muốn tăng lợi ích riêng của họ Các bên liên quan phải được quản lý để đảm bảo ý thức trách nhiệm, sự hợp tác và công bằng trong chia sẻ lợi ích [4,tr.2]
1.2 Bài học kinh nghiệm
1.2.1 Một số bài học kinh nghiệm quốc tế về công tác quản lý điểm đến
du lịch
1.2.1.1 Kinh nghiệm đa dạng sản phẩm du lịch tại Yangshuo, Trung Quốc
Yangshuo là một thành phố cổ với lịch sử 2000 thành lập dưới triều đại Jin vào những năm 1500, thuộc thành phố Quế Lâm – tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc Toàn bộ khu thành phố nằm trong khu vực địa hình kart, bao quanh bởi những ngọn núi đá vôi, dòng sông Li (Lệ Giang) uốn lượn và những cánh đồng được phù sa bồi đắp Năm 1980 Yangshuo được giới thiệu trong cuốn Lonely Planet như một điểm du lịch khám phá đầy hấp dẫn với chi phí thấp, đến năm 1990 du lịch tại đây phát triển rầm rộ và đến nay nó trở thành khu nghỉ mát khá lý tưởng trong các tour du lịch Trung Quốc
Từ thành phố Quế Lâm, khách du lịch có thể đi đường thủy theo dòng sông
Li hoặc đi đường bộ (bằng xe bus) có thể dễ dàng tới được Yangshuo Trung bình mất khoảng 8h lái xe (1h bay) từ các trung tâm chính phía nam Trung Quốc như Quảng Châu, Thâm Quyến, Hồng Kông và khoảng 3h bay từ Bắc Kinh và Thượng Hải Có thể nhận thấy, giao thông tại Yangshuo khá thuận lợi và đa dạng sự lựa chọn cho khách du lịch Với vị trí địa lý như vậy, Yangshuo có khí hậu nóng và ẩm ướt trong mùa hè và khô hanh vào mùa đông, vào tháng 7 và 8 nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 40C Hoạt động chèo thuyền diễn ra trong tất cả các mùa nhưng có thể đóng cửa do mực nước thấp vào mùa thu và đông hoặc mực nước cao vào mùa mưa khoảng tháng 6 Thời tiết lạnh và ẩm là một yếu tố làm giảm du lịch trong những tháng mùa đông Bên cạnh những giá trị độc đáo của mình, Yangshuo còn có lợi thế từ việc gần các điểm văn hóa tự nhiên khác như ruộng bậc thang, khu leo núi, khu vực đi bộ, thác nước làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn của điểm đến KDL cũng được quy hoạch xây dựng các công viên chủ đề, phố mua sắm, thường xuyên
Trang 2925
tổ chức các sự kiện văn hóa, việc mở rộng phạm vị nông thôn, trang trại và làng du lịch – homestay, nhà nghỉ, nhà hàng địa phương, tạo điều kiện cho sự đầu tư xây dựng của nước ngoài đã giúp Yangshuo trở thành một điểm đến hấp dẫn, lý tưởng cho khách du lịch trong và ngoài nước Khách du lịch tới đây có thể trải nghiệm khám phá nhiều điểm du lịch và các dịch vụ đa dạng, hấp dẫn như:
- Dạo chơi trên sông Li: Dòng sông Li bắt nguồn từ dãy núi Mao’ẻ thuộc phía bắc tỉnh Quảng Tây, là một trong danh lam thắng cảnh nổi tiếng Trung Quốc chảy qua thành phố Yangshuo Nơi đây nổi tiếng vơi các hoạt động dã ngoại, bơi, câu cá, ngắm cảnh sông núi Khách du lịch có thể trải nghiệm cảm giác ngồi trên những chiếc bè tre độc đáo, hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ Một trong đặc sản của dòng sông Li chính là món cá chép được chế biến theo phương thức địa phương rất ngon và hấp dẫn
- Chinh phục các núi đá vôi: Theo thống kê, toàn bộ thành phố Yangshuo
và dọc 2 bờ sông Li có tới hơn 70 nghìn đỉnh núi đá vôi, nó là một thiên đường những người leo núi Do hoạt động địa chất ở đây xảy ra từ xưa lên nơi đây hình thành khá nhiều hang động, hố sụt, dòng suối ngầm nằm rải trác trên các dãy núi Vì thế hoạt động du lịch sinh thái ở đây khá thu hút khách Độ cao trung bình các dãy núi đá vôi vào khoảng 140 – 160 mét Có khoảng 200 tuyến điểm du lịch được viết trong các cuốn sách hướng dẫn leo núi tại đây Trong đó phần lớn các tuyến điểm này được hình thành do các cuộc chinh phục đỉnh núi từ những người ưa mạo hiểm nước ngoài
- Tìm hiểu văn hóa truyền thống tại làng nghề: Tại Yangshuo còn giữ lại được làng nghề truyền thống, nơi khách du lịch có thể tham quan, khám phá
và trải nghiệm hoạt động sản xuất như những nghệ nhân thực sự
- Tham gia nhiều hoạt động mang tính trải nghiệm như đi bè ống trên sông, leo núi mạo hiểm, khám phá hang động, đạp xe qua các đồng quê, sử dụng khinh khí cầu quan sát Yangshuo trên cao…
- Ngoài ra, tại Yangshuo các dịch vụ bổ sung khá đa dạng, nhiều nhà hàng quán cafe rải khắp nơi trong thành phố, nhiều nhà hàng chuyên cung cấp sản phẩm ẩm thực đến từ các nước như Nhật Bản, Thái Lan, hay Pháp,…đặc biệt
Trang 3026
những món ăn cổ truyền Trung Quốc không thể thiếu Trong những năm gần đây, Yangshuo đã được đầu tư, xây dựng lên các câu lạc bộ hoạt động vào ban đêm như KTV, các quán bar theo phong cách phương tây mang lại không khí sinh động hơn cho thành phố vào ban đêm
Giữa Yangshuo, Trung Quốc và Tam Cốc – Bích Động, Việt Nam có những đặc điểm chung về cảnh quan, địa hình kart, núi, sông, đồng bằng và làng nghề truyền thống Do đó, có thể nghiên cứu phát triển du lịch tại Tam Cốc – Bích Động dựa trên những kinh nghiệm phát triển du lịch tại Yangshuo Đặc biệt những giải pháp về đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo dấu ấn địa phương Thiết lập hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển thuận lợi, dễ tiếp cận
1.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý hợp tác công tư tại quần thể đền đài Angkor Wat, Campuchia
Việc trao quyền khai thác di sản cho các doanh nghiệp, tập đoàn trên thế giới hiện nay không hiếm nhưng ở Việt Nam hình thức này còn khá mới Hiệu qủa của quá trình hợp tác công tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có những
mô hình quản lý hợp tác thành công, tuy nhiên cũng có những mô hình thất bại
Angkor Wat là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm
1992 Từ khoảng những năm 1990 Angkor Wat đã trở thành một địa điểm du lịch lớn, số lượng khách du lịch tăng qua các năm Năm 1993, chỉ có 7,650 lượt khách, đến năm 2004, số liệu chính phủ đã cho thấy đã có 561,000 du khách nước ngoài đến tỉnh Xiêm Riệp, chiếm xấp xỉ 50% lượng du khách nước ngoài đến Campuchia Năm 2014, doanh thu bán vé thăm quan cho du khách nước ngoài đến thăm Angkor đạt 59,32 triệu USD, tăng 6 triệu USD so với năm 2013 [23] Trước kia quần thể đền đài Angkor Wat được trực tiếp quản lý bởi nhà nước nhưng sau đó chính phủ Campuchia đã giao cho tập đoàn Sokimex Invesment Co khai thác từ năm 1999 Dựa trên những kết quả
về số lượng khách và doanh thu hàng năm có thể nhận thấy hoạt động tổ chức kinh doanh, khai thác tại di sản này thực hiện rất tốt Với bề dày lịch sử, kho
Trang 3127
tàng giá trị văn hóa, nghệ thuật cùng số lượng khách tham quan nhiều nhất năm 2014 (khoảng hơn 2 triệu du khách tham quan) đã đưa Angkor Wat đứng đầu trong danh sách 500 điểm đến của trang du lịch nổi tiếng Lonely Planet Với giá vé thăm quan 20USD cho 1 ngày, mỗi năm việc chỉ tính riêng tiền bán vé, di sản này đã mang về hàng chục triệu USD cho tập đoàn Sokimex Invesment Co Theo số liệu báo cáo năm 2013 số tiền bán vé thăm quan đã đạt trên 1 tỉ USD, một con số khiến các nhà quản lý phải kinh ngạc Trong quản lý giá vé, tập đoàn có những chính sách linh hoạt như tại cụm đền Angkor chỉ bán vé khách nước ngoài, miễn phí khách trong nước Đây là một phương pháp hay để khuyến khích chính những người dân thêm hiểu về di sản để từ đó có ý thức giữ gìn, trân trọng hơn các di sản của họ Du lịch cũng mang về một nguồn thu cho công tác bảo trì, bảo tồn, năm 2000, khoảng 28% nguồn thu từ bán vé được sử dụng cho ngôi đền Ngoài ra việc đầu tư hạ tầng, đường xá thuận tiện nhưng không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường tại di sản Angkor Wat này cũng là một trong những nguyên nhân khiến khách
du lịch hài lòng
Tuy nhiên, việc giao cho doanh nghiệp tư nhân quản lý vẫn có sự giám sát chặt chẽ của nhà nước Chính phủ Campuchia giữ vai trò chỉ đạo, đưa ra các định hướng Nhằm cải cách hoạt động quản lý, minh bạch hơn trong việc thu nộp, sử dụng tài chính từ việc khai thác di sản dân tộc trong năm 2016, chính phủ Campuchia trực tiếp quản lý việc bán vé tại quần thể Angkor Wat Chính phủ lập ủy ban hỗn hợp quản lý hoạt động bán vé du lịch Angkor Wat trong
đó có đại diện Bộ Du lịch, Bộ kinh tế tài chính, cơ quan quản lý di sản Angkor Wat…Từ tháng 2/2017 giá vé tham quan quần thể tăng gần gấp đôi từ 20USD/ngày lên 37USD/ngày, trong đó cứ mỗi vé được bán ra sẽ trích 2USD gửi vào quỹ từ thiện Kantha Bopha, một bệnh viện nhi của Thụy Sỹ cung cấp điều trị y tế miễn phí Nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa độc đáo của Angkor Wat, từ năm 2016 chính phủ đưa ra nhiều lệnh cấm quan trọng Với mục đích giảm ùn tắc và bảo vệ cấu trúc ngôi đền cổ khỏi các rung chấn từ xe cộ qua lại, chính quyền Campuchia đã công bố lệnh cấm tất cả các phương triện giao thông trên con đường chính phía trước di tích, một số khu vực đã bị hạn chế
Trang 3228
tham quan Ngoài ra, chính phủ cũng ban bố những quy định giành cho khách
du lịch như cấm khách ăn mặc hở hang, chụp ảnh phản cảm nơi tôn nghiêm Điều đáng chú ý là những quy định này được thực thiện một cách nghiêm túc
và có những chế tài nghiêm khắc Trên website apsaraauthority.gov.kh đã đăng những hình ảnh minh họa các trang phục và hành vi không thích hợp khi vào Angkor Wat Cơ quan này thông báo cho các hãng du lịch, khách sạn và giới chức sân bay để khách du lịch biết rõ trang phục phải mặc nếu đến thăm Angkor Wat Đối với khách không tuân thủ sẽ không được phép thăm quan Năm 2015 một số khách du lịch đã bị bắt vì chụp ảnh khỏa thân, họ bị lĩnh án treo và trục xuất khỏi Campuchia
Mặc dù, quần thể Angkor Wat là di sản văn hóa thế giới, KDL Tam Cốc – Bích Động nằm trong di sản hỗn hợp văn hóa thiên nhiên thế giới, nhưng đều
có điểm chung là được khai thác bởi doanh nghiệp và quản lý bởi nhà nước
Từ kinh nghiệm quản lý điểm đến tại quần thể Angkor Wat có thể nhận thấy việc giao quyền khai thác di sản cho doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước cũng như chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, tại điểm đến Tuy nhiên, giao cho khai thác quản lý không có nghĩa là giao trắng mà cần có sự giám sát phối hợp, tránh những tiêu cực, độc quyền và sự phát triển không đúng hướng, thiếu tính bền vững
1.2.2 Một số bài học kinh nghiệm trong nước về công tác quản lý điểm đến du lịch
1.2.2.1 Rút kinh nghiệm trong công tác quản lý môi trường tự nhiên tại Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với những giá trị về thẩm mỹ và địa chất được mạo Công tác quản lý môi trường tự nhiên tại đây được các cấp, các ngành quan tâm và chú trọng Tuy nhiên, những năm gần đây, tại nhiều kỳ họp của Ủy ban Di sản Thế giới, vịnh Hạ Long luôn được khuyến nghị về công tác quản lý, bảo tồn xung quanh các vấn đề tác động của du lịch, xây dựng, nuôi trồng thủy sản, môi trường, đe dọa đến các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Nếu di sản vịnh Hạ
Trang 3329
Long không thực hiện các khuyến nghị của UNESCO, rất có thể sẽ bị tước danh hiệu “Di sản thiên nhiên thế giới”
Được sự quan tâm, nỗ lực của các cấp ngành, vấn đề môi trường tại vịnh
Hạ Long dần được giải quyết Đánh giá mới đây của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế đã tuyên dương tỉnh Quảng Ninh về các biện pháp quản lý, bảo tồn tích cực Tại kỳ họp thứ 38 của Uỷ ban Di sản thế giới cũng hoan nghênh tiến bộ đáng hài lòng đã đạt được trong việc tìm kiếm giải pháp hữu hiệu cho những thách thức đặt ra cho khu di sản Hạ Long và đánh giá cao sự lãnh đạo cùng nỗ lực của tất cả các bên liên quan Chuyên gia có uy tín của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế Paul R.Dingwall, người trực tiếp thẩm định độc lập Vịnh Hạ Long cũng đánh giá cao nỗ lực giảm thiểu tác động tiêu cực của phát triển công nghiệp bên ngoài và sức ép của con người sống trong lòng di sản Các mối đe doạ đến công tác bảo vệ các giá trị nổi bật về cảnh quanh và địa chất của Vịnh Hạ Long, phần lớn đã được khắc phục
Để thực hiện các khuyến nghị của UNESCO, BQL vịnh Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung đã có nhiều hành động thiết thực khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cụ thể:
- Tỉnh đã có những định hướng đúng đắn trong công tác quản lý môi trường Hiện nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp thì đình hình đến năm 2020 sẽ là dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp Căn cứ trên tình hình thực tế, tỉnh Quảng Ninh cũng đã đưa ra nhiều quyết định, thông báo cụ thể: Từ ngày 1/1/2016, theo Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh, hơn 500 tàu du lịch thăm quan vịnh Hạ Long đã di chuyển từ cảng tàu Bãi Cháy về hoạt động tại Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu giải quyết tình trạng rác thải tồn đọng, bốc mùi tại khu vực cầu cảng; Ban hành thêm quyết định số 575/TB-UBND về việc thay thế phao xốp đối với các công trình nổi trên vịnh Hạ Long, yêu cầu các tổ chức, cá nhân sử dụng công trình nổi trên vịnh Hạ Long phải hoàn tất việc thay thế phao xốp bằng phao nhựa, phao composite hoặc vật liệu bền vững khác trước ngày 15/12/2016; Không chỉ quy hoạch lại cảng tàu du lịch, thời gian qua chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp rất quyết liệt, cấm các hoạt động
Trang 3430
chuyển tải clanhke, xi măng, di chuyển các hoạt động khai thác, sàng tuyển, bóc rót than trên vịnh, di dời và quy hoạch các điểm cư dân làng chài, địa điểm nuôi hải sản bằng lồng bè, quản lý hoạt động vận chuyển khách tham quan du lịch và tàu lưu trú du lịch, tổ chức thu gom rác thải bảo vệ môi trường sinh thái trên vịnh Hạ Long…
- Hình thành các nguồn lực bảo vệ môi trường, xây dựng nguồn kinh phí bảo vệ môi trường từ các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm như nguồn kinh phí tập trung 1% trích từ hoạt động khai thác khoáng sản để bảo vệ và cải tạo môi trường Ngành than cũng cho phép các doanh nghiệp thành viên trực tiếp chi 0,5% chi phí sản xuất cho các hoạt động cải thiện môi trường Cùng với nguồn kinh phí tập trung trích từ hoạt động khai thác khoáng sản, tỉnh còn dành 1% tổng chi ngân sách địa phương hàng năm cho các hoạt động sự nghiệp môi trường Với khoảng trên 1000 tỷ đồng kinh phí bảo vệ môi trường mỗi năm đã từng bước khắc phục cơ bản những tồn tại và những điểm nóng
về môi trường do các hoạt động khai thác than sản xuất điện, vật liệu xây dựng… gây ra Việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại trong quá trình sản xuất công nghiệp gây ra cũng được giải quyết tới 90%, không còn tồn tại các điểm nóng về ô nhiễm môi trường Từ nguồn vốn này các địa phương đã chủ động bố trí đảm bảo vệ sinh môi trường
- Huy động sức mạnh cả cộng đồng: Tại các khu, cụm dân cư đã hình thành nhiều tổ tự quản thu gom rác thải Kinh phí hoạt động của các tổ thu gom này phần lớn do người dân tự đóng góp đã tạo nên sự thay đổi đáng kể nhận thức của họ trong việc giữ gìn vệ sinh chung và cải thiện được chất lượng môi trường sống Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động thu gom rác thải góp phần làm sạch môi trường như HTX Đồng Tâm, công ty cổ phần môi trường đô thị Indevco, công ty TNHH môi trường Tuấn Đạt…Đặc biệt, Quảng Ninh còn thiết lập được hệ thống thu gom và xử lý rác thải trên biển tại khu vực vịnh Hạ Long, ven bờ biển từ Bãi Cháy đến Hòn Gai
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài, trong khuôn khổ dự án
“Bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long”, sử dụng vốn vay ưu đãi ODA của
Trang 3531
Chính phủ Nhật Bản, thành phố Hạ Long sẽ triển khai thực hiện tiểu dự án
“Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hạ Long”, giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải sinh hoạt Bên cạnh đó, UBND thành phố Hạ Long phối hợp với tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tập đoàn Bhaya tổ chức chương trình thu gom rác trên biển với chủ đề “Liên minh hành động vì một Hạ Long xanh” Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án Liên minh
Hạ Long – Cát Bà, một sáng kiến được thực hiện trong ba năm với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)
- Áp dụng công nghệ khoa học trong xử lý ô nhiễm: BQL vịnh Hạ Long đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các chương trình, giải pháp, đề tài khoa học trong bảo vệ môi trường biển Một trong những sáng kiến đang được nghiên cứu thực hiện có tính sáng tạo cao là “Thiết bị thu gom rác kết hợp xử lý nước lẫn dầu tự động trên biển” do BQL vịnh Hạ Long phối hợp với Công ty cổ phần Xây dựng và Kỹ thuật môi trường Quảng Ninh triển khai Cùng với đó, trong năm 2016, BQL vịnh Hạ Long đã triển khai ý tưởng và sản xuất thử nghiệm thùng rác nổi cỡ lớn bằng vật liệu thân thiện môi trường Đơn vị đã sản xuất thử nghiệm 4 thùng rác nổi bằng vật liệu composite, dung tích chứa
là 1,2m3/thùng, đường kính 1,6m/thùng, chiều sâu toàn phần là 1m và chiều cao phần chứa rác là 0,6m Trong tháng 1-2017, BQL vịnh Hạ Long đã phối hợp cùng đơn vị gia công sản xuất tiến hành lắp đặt 4 thùng rác nổi tại khu vực bến cá chợ Hạ Long I, khu vực tàu thuyền neo đậu ven bờ Cột 5 và làng chài Vung Viêng trên vịnh Hạ Long Đây là các vị trí nhiều ngư dân và phương tiện hoạt động, dễ nhìn thấy, thuận tiện cho việc bỏ rác vào thùng nhằm tránh xả rác xuống biển gây ô nhiễm nguồn nước và tác động xấu đến cảnh quan môi trường du lịch vịnh Hạ Long
Mặc dù, đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, tuy nhiên nếu công tác bảo vệ môi trường không được chú trọng, rất có thể di sản
đó sẽ bị tước danh hiệu KDL Tam Cốc – Bích Động nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, được coi là Hạ Long trên cạn do nhiều đặc điểm tương đồng
về địa chất Những cảnh báo của UNESCO cũng như những nỗ lực trong công tác quản lý môi trường tại vịnh Hạ Lọng chính là những bài học quý báu
Trang 3632
mà KDL Tam Cốc – Bích Động nói riêng, Di sản Văn hóa Thiên nhiên Quần thể danh thắng Tràng An và tỉnh Ninh Bình nói chung cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm
1.2.2.2 Kinh nghiệm từ những thành công trong công tác quản lý điểm đến tại Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO vinh danh là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí VIII - giá trị địa chất, địa mạo (2003) và tiêu chí IX và X - sinh thái và đa dạng sinh học (2015)
Năm 2003, sau khi được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, hoạt động du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng lúc bấy giờ chỉ đơn thuần là du lịch tham quan hang động Phong Nha, động Tiên Sơn Hoạt động du lịch theo mùa vụ, chỉ tập trung vào những tháng 4 đến tháng 9 Các sản phẩm du lịch còn rất đơn điệu, nghèo nàn Các dịch vụ bổ trợ hầu như không đáng kể Cơ sở hạ tầng đầu tư cho du lịch còn sơ sài, đơn giản Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch còn rất mờ nhạt, thời điểm này có khoảng 300 người tham gia vào các hoạt động du lịch Công tác tuyên truyền, quảng bá phụ thuộc phần lớn vào các công ty lữ hành trong nước và không đảm bảo tính ổn định Việc kết nối các điểm du lịch trong vùng chưa được chú trọng Công tác quản lý còn chồng chéo Nhìn chung, hoạt động du lịch thời kỳ này
có thể nói là còn rất khiêm tốn, chưa mang tính chuyên nghiệp
Sau 14 năm nhìn lại, hoạt động du lịch tại Di sản Phong Nha- Kẻ Bàng đã
có nhiều đổi mới, công tác quản lý điểm đến được đầu tư và chú trọng hơn Trong 9 tháng đầu năm 2016, Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã đón được gần 626.000 lượt khách du lịch, trong đó khách trong nước đạt trên 558.000 lượt, khách quốc tế gần 68.000 lượt Tổng doanh thu đạt gần 103 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2015 [20] Để đạt được những kết quả đáng mừng trên, công tác quản lý điểm đến tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng được chú trọng về nhiều mặt
Về quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch: Hoạt động du lịch tại Vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hiện có 2 mô hình quản lý và tổ chức các hoạt
động du lịch như sau: Trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng là đơn vị nhà
Trang 37là tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại động Thiên Đường Ngoài ra, tại
vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng còn có các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ trợ khác Đặc biệt, trong vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có KDL cộng đồng Chày Lập, thuộc thôn Chày Lập xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Đây là mô hình du lịch do người dân tổ chức và quản lý với sản phẩm du lịch là lưu trú
và trải nghiệm cùng người dân địa phương như ăn nghỉ, làm nương, chèo thuyền…là mô hình du lịch cộng đồng thu hút một lượng khách tham gia du
lịch trải nghiệm
Về quy hoạch, xây dựng: Xác định rõ vai trò, vị trí quan trọng của Phong
Nha – Kẻ Bàng đối với sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh, tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Bình luôn đặc biệt quan tâm và có sự chỉ đạo kịp thời Đặc biệt, UBND tỉnh đã hợp tác với Tổ chức GTZ, Ngân hàng Phát triển Đức (KFW)
và Tổ chức Hỗ trợ Phát triển (DED) của Đức thực hiện quy hoạch phát triển
du lịch bền vững khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng giai đoạn
2010 - 2020, tầm nhìn đến 2025 Việc phê duyệt và ban hành quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đã tạo ra khuôn khổ quy hoạch phát triển du lịch toàn diện, tạo khung pháp lý cho các tổ chức
và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư liên doanh, liên kết phát triển du lịch tại khu vực này Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình đã triển khai đồng bộ các biện pháp đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng, nhiều công trình lớn, mang tính kết nối cao, phục vụ cho các chương trình kinh tế, xã hội trọng điểm của tỉnh đã
và đang được đầu tư xây dựng Hệ thống giao thông trên địa bàn toàn tỉnh đã
Trang 3834
kết nối tương đối liên hoàn, bao gồm đủ cả 5 loại hình đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa, kết nối Quảng Bình với cả nước và
các nước trong khu vực, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của tỉnh nhà
Về các loại hình du lịch: Hiện tại các hoạt động du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tập trung vào 4 loại hình du lịch sau: Loại hình du lịch tham
quan hang động (động Phong Nha, động Tiên Sơn, hang động Thiên Đường, hang Tối); Loại hình thưởng ngoạn, khám phá thiên nhiên (sông Chày- hang Tối, suối nước Mọoc, Rào Thương - hang Én, thung lũng Sinh Tồn – hang
Thủy Cung); Loại hình văn hóa - lịch sử, thăm lại chiến trường xưa (thăm đền
tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đường 20 Quyết Thắng); Loại hình du lịch trải nghiệm cùng cộng đồng (KDL cộng đồng Chày Lập); Loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá (“Chinh phục Sơn Đoòng – hang động lớn nhất thế giới”, khám phá hang Va, hang Tú Làn do công ty TNHH MTV Chua me đất (Oxalis) khai thác và thực hiện) Đến với Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng khách
du lịch có đa dạng các sự lựa chọn mang đến những trải nghiệm khác lạ và ấn tượng Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gia tăng nhanh chóng
số lượng khách du lịch tới Quảng Bình trong những năm gần đây
Về công tác đào tạo: Huyện Bố Trạch đã thực hiện nhiều hoạt động như
triển khai lớp đào tạo tiếng anh giao tiếp cho người làm du lịch Dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kông Quảng Bình (2010 - 2014) là một trong những dự án tham gia đào tạo nhiều lớp tập huấn từ dịch vụ lễ tân, buồng phòng, nhà hàng, tiếng anh giao tiếp cho nguồn nhân lực du lịch toàn tỉnh nói chung, khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng Để nâng cao hiệu quả đào tạo, dự án đã tiến hành điều tra nắm bắt nhu cầu để việc đào tạo đúng đối tượng, tránh việc người cần học không được tham gia hoặc người tham
gia đôi khi chỉ vì lý do được hỗ trợ chi phí trong quá trình đào tạo
Về công tác bảo vệ môi trường: VQG tiến hành nhiều đợt tổ chức tuần tra,
xử lý nghiêm các vi phạm về săn bắn, khai thác, vận chuyển động vật hoang
dã Thường xuyên có những hình thức tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường, dã ngoại giáo dục thiên nhiên và đa dạng sinh học cho học sinh vùng đệm VQG, hưởng ứng chiến dịch giờ trái đất, ngày môi
Trang 3935
trường thế giới, tập huấn kỹ năng giáo dục bảo tồn…Bên cạnh đó, phối hợp với huyện Bố Trạch tập trung bảo đảm hiệu quả an ninh trật tự trên địa bàn, tạo sự yên tâm cho khách du lịch khi đến đây
Về hợp tác, liên kết: Trong những năm qua VQG Phong Nha Kẻ Bàng đã
đẩy mạnh liên kết hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước như hợp tác biên giới với Khu bảo tồn quốc gia Hin Nậm Hô (Lào), hợp tác với tổ chức phát triển Đức (GIZ), dự án truyền thông về Phong Nha – Kẻ Bàng tại Đức và Việt Nam Năm 2010 UBND tỉnh Quảng Bình đã nhất trí cho công ty cổ phần tập đoàn Trường Thịnh khai thác động Thiên Đường Đây là đơn vị đầu tiên được phép tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và phải chi trả phí dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ Hợp đồng cung ứng dịch vụ môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái tại động Thiên Đường được ký kết với thời hạn là 50 năm, kể từ năm 2011 đến năm 2061 Ngoài ra, phối hợp với hãng truyền hình ABC trong việc phát sóng giới thiệu hang Sơn Đòong và hang Én trên chương trình Good Morning America nhằm quảng bá cảnh đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam đến 6 triệu thuê bao đăng ký xem trực tiếp tại Mỹ và khoảng 60 triệu người xem qua mạng internet
Ngày nay, Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành một điểm đến không thể bỏ qua đối với cả khách nội địa và quốc tế Những nỗ lực trong việc thay đổi du lịch Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng trong những năm gần đây đã mang lại những kết quả khả qua Đây chính là những bài học kinh nghiệm quý giá đối với các điểm đến du lịch khác
Trang 4036
Tiểu kết chương 1
Trong chương một, đề tài đã hệ thống cơ sở lý luận về điểm đến và quản lý điểm đến du lịch Trong đó, điểm đến du lịch được hiểu là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững Một điểm đến du lịch phải được cấu thành bởi các yếu tố về điểm hấp dẫn du lịch, giao thông đi lại, nơi ăn nghỉ, các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ, các hoạt động bổ sung Điểm đến có vai trò và vị trí quan trọng trong phát triển du lịch, sự phân loại các điểm đến phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau
Quản lý điểm đến được hiểu là việc quản lý mang tính phối hợp của tất cả các yếu tố tạo nên một điểm đến Việc quản lý điểm đến mang lại phương pháp tiếp cận chiến lược nhằm liên kết các thực thể/ đối tượng riêng biệt cho việc quản lý các điểm đến tốt hơn Sự kết hợp quản lý có thể trở thành trùng lặp trong nỗ lực liên quan đến việc quảng bá, các dịch vụ du khách, đào tạo,
hỗ trợ kinh doanh và nhận biết bất cứ thiếu sót quản lý nào mà không được giải quyết Đối tượng thực hiện quản lý điểm đến bao gồm sự phối hợp của nhà nước và tư nhân, nội dung quản lý bao gồm xây dựng được ban quản lý mạnh, cam kết giữa lĩnh vực công và tư, quản lý nhân lực, môi trường, hợp tác doanh nghiệp, nhà trung gian đảm bảo điểm đến phát triển bền vững
Những vấn đề lý luận cơ bản cùng một số bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước sẽ là nền tảng để tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý điểm đến cũng như những đề xuất giải pháp tại chương hai và ba