SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NGHE MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌCSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NGHE MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌCSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NGHE MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌCSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NGHE MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌCSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NGHE MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌCSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NGHE MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌCSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NGHE MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌCSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NGHE MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌCSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NGHE MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Trang 1
TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY
Đề tài
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NGHE MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Người thực hiện: SƠN KIM LỄ
Môn giảng dạy: Tiếng Anh
( 24/ 05/ 2015 )
Trang 2MỤC LỤC
Trang A ĐẶT VẤN ĐỀ: ……… ……… 3
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ……… 3
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ……… ……… ……… 4
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: ……… ……… 4
IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ……… ……… 4
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ……… ……… 4
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ……… ……… 5
I CƠ SỞ LÝ LUẬN: ……….…….……… 5
1 Mục đích dạy học: ……… ………….……… 5
2 Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy nghe: 5
II THỰC TRẠNG DẠY NGHE MÔN TIẾNG ANH TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY: … 6
1 Ưu điểm: …… ……… 6
2 Tồn tại: ……… ……… 7
III MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC TẾ ĐỂ TIẾN HÀNH MỘT TIẾT DẠY NGHE ĐẠT HIỆU QUẢ: 9
1 Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe: 9
2 Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe: 10
IV BÀI GIẢNG MẪU: 12
V NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI: 17
C KẾT LUẬN: ……… …… 18
I NHỮNG NÉT CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 18
II NHŨNG KIẾN NGHỊ: ……… ……… 19
Trang 3A ĐẶT VẤN ĐỀ:
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của môn Tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên những cấp bậc cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động Vì vậy SGK Tiếng Anh THPT mới từ lớp 10 đến lớp 12 đều được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm (thematic approach) và đề cao các phương pháp học tập chủ động của học sinh
Cả bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết được phối hợp thực hiện trong các hoạt động trên lớp Một trong bốn kỹ năng mà người học tiếng Anh nói chung cũng như học sinh THPT nói riêng thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học đó
là kỹ năng Nghe Trên thực tế để có được kỹ năng nghe tiếng Anh thì người học ngoại ngữ phải có quá trình luyện nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau Việc dạy và học nghe môn tiếng Anh tuy không còn mới mẻ nhưng rất khó đối với người học, đặc biệt là đối với giáo viên và hầu hết học sinh bậc THPT
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn để tiến hành dạy nghe môn tiếng Anh có hiệu quả hơn, học sinh tích cực hơn, chủ động hơn khi tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học Đó cũng
là lý do mà tôi chọn đề tài này cho nghiên cứu của mình
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Xã hội ngày càng phát triển, Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được rất nhiều người theo học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu Vì vậy nhu cầu và phương tiện học tập môn tiếng Anh của người học ngày càng cao Tuy nhiên, đối với học sinh bâc THPT vùng xa xôi nói chung và học sinh trường THPT Trần Văn Bảy nói riêng, ý thức về tầm quan trọng của bộ môn tiếng Anh chưa cao Từ những thực tế trên, người giáo viên dạy tiếng Anh phải không ngừng tìm tòi, cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp các em từng bước nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn này
Trong chương trình sách giáo khoa tiếng Anh bậc THPT, nội dung bài dạy được trình bày theo 4 kỹ năng Trong đó, kỹ năng Nghe là một trong những kỹ năng được chú trọng phát triển trong các phương pháp dạy ngoại ngữ mới Kỹ năng Nghe có tầm
Trang 4quan trọng cao vì học sinh không thể giao tiếp bằng lời nói nếu không hiểu được những gì nghe được
Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp giáo viên có được những kinh nghiệm sau:
1 Tạo tâm thế thoải mái, năng động, chủ động học tập cho học sinh trong tiết luyện tập kỹ năng nghe tiếng Anh
2 Cách thức tổ chức một tiết dạy nghe có hiệu quả; Trình tự một tiết dạy nghe được tiến hành một cách hợp lý
3 Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng, kỹ xảo nghe tiếng Anh
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
1 Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn giảng dạy và rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh, các kỹ thuật dạy nghe
2 Thao giảng, dạy thử nghiệm
3 Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm
4 Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bắt nội dung bài của học sinh, để từ đó
có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý
IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài xoay quanh vấn đề nghiên cứu giảng dạy và học tập môn nghe tiếng Anh của giáo viên và học sinh bậc THPT ở các lớp 10 và 12 trường THPT Trần Văn Bảy Song đối tượng nghiên cứu điển hình mà tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này là học sinh lớp 10ª4
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1 Quan sát: Tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp
2 Trao đổi, thảo luận: Sau các tiết dạy dự giờ và dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp, tôi cùng đồng nghiệp tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho tiết dạy
3 Thực nghiệm: Tiến hành dạy thử nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể
ở một số tiết dạy nghe
4 Kiểm tra, đánh giá: Đánh giá việc nắm bắt nội dung bài của học sinh qua hoạt động nghe và làm các bài tập trên lớp, các lần kiểm tra, đối chiếu các kết quả học tập của học sinh từ đó rút ra được phương pháp dạy tốt nhất cho các em
Trang 5Kỹ năng nghe là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ vào mục đích nghe hiểu bằng tiếng Anh
2 Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy nghe:
+ Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý
+ Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy
+ Sử dụng thành thạo các phương tiện, các thiết bị đồ dùng dạy học phục
vụ dạy nghe
+ Truyền thụ kiến thức một cách truyền cảm, có logic nhằm lôi cuốn, hấp dẫn học sinh
b Phương pháp, kỹ thuật dạy nghe: (Listening Techniques)
- Phương pháp dạy nghe được hình thành bởi nội dung bài nghe Nói cách khác, nội dung bài dạy nghe chi phối việc lựa chọn, vận dụng, phối hợp các phương pháp, kỹ thuật dạy nghe
- Mỗi kỹ thuật dạy học phù hợp với hình thức bài dạy cụ thể ( dạy ngữ pháp, dạy nói, dạy viết )
c Các phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho viêc dạy nghe:
Trang 6Việc sử dụng thiết bị tranh ảnh hỗ trợ cho dạy học đối với môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng được coi là một phương tiện thể hiện một phần nội dung chính của SGK Trong tất cả các đơn vị bài học, chương trình SGK mới phần nội dung của bài nghe được ghi trong băng cassette hay đĩa mềm, còn SGK chỉ ghi các bài tập luyện nghe Muốn thực hiện được các bài tập này thì người học phải được nghe các nội dung bài học qua băng, đĩa và các thiết bị lưu trữ âm thanh khác
Hơn thế nữa, thiết bị dạy học còn là phương tiện tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy động cơ và gây hứng thú trong học tập
- Các thiết bị cần cho môn học:
+ Máy thu phát băng cassette , đĩa
+ USB, máy ghi âm các bài đọc và nghe theo SGK
+ Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài học trong SGK
+ Các tranh ảnh, đồ dùng giáo viên tự tạo
- Để tiết dạy nghe được tốt thì học sinh cần có những kỹ năng cần thiết trong việc nghe hiểu bằng tiếng Anh Kỹ năng này cần được rèn luyện, trau dồi thường xuyên và lâu dài thông qua các tiết học tiếng Anh trên lớp cũng như các hoạt động khác ngoài lớp học như nghe đài, xem TV hoặc tham gia câu lạc bộ tiếng Anh trong nhà trường
II THỰC TRẠNG DẠY NGHE MÔN TIẾNG ANH TRƯỜNG THPT
TRẦN VĂN BẢY:
1 Ưu điểm:
Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy nghe môn tiếng Anh nhằm đáp ứng được mục đích, chương trình SGK
a Giáo viên:
- Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng
Trang 7- Áp dụng linh động các kỹ thuật dạy nghe
- Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức một tiết dạy nghe
- Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học
- Thiết kế ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, vì vậy nhiều tiết dạy nghe trở nên sinh động, có sức lôi cuốn và đạt hiệu quả khả quan
- Sử dụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình dạy nghe: băng đĩa máy cassette, máy chiếu (projector)
b Học sinh:
- Học sinh đã quen dần với môn học nghe
- Nhiều học sinh đã nghe và từng bước nhận biết đựơc giọng đọc, nói của người bản ngữ
- Phần lớn học sinh đã nghe được những bài nghe có nội dung đơn giản
- Một số học sinh đã hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong học tập
2 Tồn tại:
a Giáo viên:
- Giáo viên vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định trong việc thực hiện các thao tác, kỹ thuật dạy nghe, trong việc lựa chọn các kỹ thuật cho phù hợp với từng tiết dạy, từng giai đoạn của tiết dạy, còn ngại sử dụng hoặc sử dụng chưa thành thạo đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe (máy cassette, projector )
b Học sinh:
- Đa số học sinh bị mất căn bản môn tiếng Anh, không nhớ những từ vựng đã được học Động cơ nghe hiểu bằng tiếng Anh còn hạn chế Bên cạnh đó, các em ít có
cơ hội để nghe, ít tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng mà qua đó các em
có thể rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh Từ đó, các em còn e ngại trong việc nghe và nói tiếng Anh, còn sợ bị mắc lỗi
- Một trong những khó khăn nữa là các em chưa quen với tốc độ đọc, nói trong băng của người bản xứ
c Phương tiện đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy như tranh ảnh, máy cassette, projector… còn ít, chất lượng băng thâu chưa tốt
- Việc tìm tòi tranh ảnh phù hợp để phục vụ cho việc giảng dạy mất nhiều thời gian, công sức
Trang 8d Điều tra cụ thể:
- Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đảm nhận lớp 10 Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng cho mình một kế hoạch và phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh mình trực tiếp giảng dạy, cụ thể là học sinh lớp 10ª4 Qua khảo sát đầu năm, tôi nhận thấy rằng đối với hầu hết các em, kỹ năng Nghe là kỹ năng khó nhất và “ ít thiện cảm” với các em nhất
- Ở tiết dạy kỹ năng Nghe đầu tiên (Unit 1), tôi cho học sinh làm một bài tập
về nghe và điền khuyết sau khi cung cấp cho các em một số từ sẽ xuất hiện trong bài nghe
* Listening task:
Mr Lam is a cyclo driver He usually has a busy (1) _ day He starts his work at six His first (2) is usually an old man He takes him from District 1 to District 5 then drops him (3) Ho Chi Minh City College of (4) _, then he (5) _ to Thai Binh market His next passenger is
a lady He takes her and her (6) to her shop in Tran Hung Dao Street At about ten thirty, he rides (7) toward Nguyen Thi Minh Khai School and parks his (8) _ there, chats with some of his (9) _ and waits for his (10) _ passengers, the two school pupils
Trang 9III MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC TẾ ĐỂ TIẾN HÀNH MỘT TIẾT DẠY NGHE ĐẠT HIỆU QUẢ:
1 Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe:
a Đối với giáo viên:
Để một tiết dạy nghe được tốt thì giáo viên cần thực hiện các bước sau:
- Nghiên cứu kỹ các nội dung tiết dạy từ sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) vì SGK, SGV là cơ sở quan trọng để giáo viên hoạch định cho tiết dạy của mình Việc nghiên cứu kỹ SGK, SGV sẽ giúp cho việc giáo viên tổ chức, điều khiển tiết dạy nghe đi đúng trọng tâm, trọng điểm, phân bố thời gian cho các bước, các hoạt động một cách khoa học
- Nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy: Mục đích , yêu cầu của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải đạt được sau mỗi tiết học
Đối với tiết dạy nghe, thông thường mục đích yêu cầu của tiết dạy là giúp học sinh luyện tập và phát triển các kỹ năng: Listening (nghe), Speaking (nói), Reading (đọc)
và Writing (viết), (trong đó kỹ năng nghe là chủ yếu) Sau khi kêt thúc phần nghe học sinh hiểu được nội dung chính của bài nghe và thực hiện một số yêu cầu hay bài tập ngôn ngữ nào đó
- Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques) một cách linh hoạt và phù hợp (dựa vào nội dung tiết dạy, đặc điểm, năng lực của lớp học và các giai đoạn trong tiến trình dạy nghe: Pre-listening, While-listening, Post-listening.) Trong mỗi giai đoạn có các kỹ thuật dạy nghe đặc trưng riêng
- Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe:
Trang 10* Máy cassette :
+ Trước khi thực hiện dạy học cần chuẩn bị máy tốt, băng rõ và pin dự phòng phòng khi mất điện
+ Phải đảm bảo tính an toàn khi thao tác
+ Xem xét sự cần thiết, hiệu quả mang lại, thời gian cụ thể cho từng công đoạn
* Tranh ảnh minh hoạ:
+ Kênh hình trong SGK: Một trong những thế mạnh của bộ SGK biên soạn theo chương trình mới là có nhiều tranh hình minh hoạ Việc tận dụng đến mức tối đa các tranh hình trong SGK để giúp học sinh hiểu bài học là điều cần chú trọng
+ Tranh hình minh hoạ phải có sự liên hệ thực tế gần gũi với nội dung bài học
+ Cần phải lên một giáo án hợp lý, khoa học: Giáo viên cần hoạch định
rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò, các yêu cầu của từng bài tập, các phương án trả lời của học sinh
+ Trao đổi thảo luận về phương án giảng dạy với đồng nghiệp
b Đối với học sinh:
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học tới bằng cách:
- Ra hệ thống các câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học để học sinh có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu tài liệu
- Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội dung tiết dạy
- Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo nêu ra những vấn
đề, câu hỏi có liên quan đến bài dạy
2 Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe:
Tiến trình của một tiết dạy nghe bao gồm ba giai đoạn: Pre-Listening, Listening, và Post-Listening Tiến trình này không những giúp học sinh nắm hiểu bài
While-mà còn giúp các em sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế Song vấn đề đầu tiên quyết định là giáo viên cần phải xác định rõ ràng mục đích yêu cầu của từng bài nghe cụ thể để từ đó định hướng cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong những giai đoạn tiếp theo
a Pre-Listening: (7 phút)
(True/ False Prediction, Open Prediction, Ordering, Pre-Questions)
Trang 11Đây là giai đoạn giúp học sinh định hướng, suy nghĩ về đề tài hay tình huống trước khi học sinh nghe Trong giai đoạn này:
- Giáo viên nên tạo tâm thế chuẩn bị nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt gợi hỏi về chủ đề bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán xem các em sẽ nghe chủ đề gì, ai sắp nói với ai
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội dung sắp nghe thông qua tranh hay tình huống bài nghe Có thể các em nói không chính xác với những gì sắp nghe nhưng vấn đề đặt ra là các em có hứng thú trước khi nghe
- Giáo viên giúp các em lường trước những khó khăn có thể gặp phải về từ vựng, cách phát âm hay cấu trúc mới, các kiến thức nền
- Cuối cùng là giáo viên nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần và hướng dẫn yêu cầu nhiệm vụ khi nghe (chọn đúng, sai, trả lời câu hỏi )
vì vậy giáo viên chú ý cần sữa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương án đúng
Giáo viên bật băng hay đọc 2 đến 3 lần (nếu nội dung khó có thể nhiều lần hơn Lần đầu giúp học sinh với bài nghe hiểu và bao quát nội dung bài nghe (pendown) Lần thứ hai nghe thông tin chính để hoàn thành bài tập Lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm Mục tiêu chính của nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay thông tin chi tiết đồng thời hiểu được thái độ quan điểm của tác giả Do đó giáo viên cho học sinh nghe cả bài để nắm được ý chung cũng như bố cục bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn để nắm kết quả hoặc nghe lại những chỗ khó
để khẳng định đáp án Nên hạn chế cho học sinh nghe từng từ vì làm như vậy sẽ khiến người học có thói quen phải hiểu từng câu từng từ trước khi nghe
c Post-Listening: (10 phút)
(Roleplay, Recall the story, Write-it –up, Further practice )
Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe Ở giai đoạn này học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn “While –Listening” vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa Sau khi nghe học sinh cần thực hiện một số bài tập như: báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bài tập, các học sinh khác nghe,