Điều này thể hiện trên các mặt sau đây: Hệ thống văn bản pháp luật quy định điều chỉnh lĩnh vực này tuy đã có tương đối đầy đủ, nhưng tính răn đe chưa cao và chưa phù hợp với tình hình t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ
Lương Huy Hoàng
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Cụm từ viết tắt Ý Nghĩa
5 XLVPHC Xử lý vi phạm hành chính
8 TTATXH Trật tự an toàn xã hội
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số vụ vi phạm hành chính giao thông đường bộ đã được xử lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2016 36 Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu về số vụ tai nạn giao thông đường bộ do vi phạm hành chính gây nên ở tỉnh Nghệ An (từ năm 2011 đến năm 2016) 37 Bảng 2.3: Số Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An do lực lượng CSGT lập, giai đoạn 2011 - 2016 42 Bảng 2.4: Tổng hợp số liệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Nghệ An (từ năm 2011 đến năm 2016) 44 Bảng 2.5: Tổng hợp số vụ phương tiện cơ giới không đảm bảo an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (từ năm 2011 đến tháng 6/2016) 45 Bảng 2.6: Tổng hợp số vụ vi phạm quy định vận tải đường bộ bị xử lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An (từ năm 2011 đến năm 2016) 46 Bảng 2.7: Thống kê số lượng nhà dân, công trình dịch vụ xăng dầu mở đường ngang đấu nối vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An 51 Bảng 2.8: Thống kê số lượng phương tiện giao đường bộ được quản lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An (giai đoạn 2011-2016) 58
Trang 6MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 6
1 1 Khái niệm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 6
1.1.1 Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 6
1.1.2 Khaí niệm Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 10
1.2 Đặc điểm, vai trò của áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 11
1.2.1 Đặc điểm của áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 11
1.2.2 Vai trò của áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 16
1.3 Các yếu tố tác động đến áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 19
1.3.1.Hệ thống pháp luật 19
1.3.2.Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước 20
1.3.3.Văn hóa, ý thức chấp hành pháp luật 20
1.3.4.Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 21
Kết luận chương 1 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI NGHỆ AN 24
2.1 Khái quát về hệ thống giao thông đường bộ tại tỉnh Nghệ An 24
2.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý và dân cư tỉnh Nghệ An 24
Trang 72.1.2 Hệ thống giao thông tỉnh Nghệ An 262.1.3 Hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Nghệ An 282.1.4 Cơ cấu quản lý hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Nghệ An 332.2 Thực trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và áp dụng pháp luật trong
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Nghệ An 362.2.1 Thực trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bô ̣ tại tỉnh Nghệ An 362.2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bô ̣ tại tỉnh Nghệ An 392.3 Thực trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ và công tác xử lý vi phạm hành lang ATGTĐB tại tỉnh Nghệ An 502.3.1 Thực trạng vi phạm hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An 502.3.2.Thực tr ạng áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bô ̣ tại tỉnh Nghệ An 522.4 Đánh giá nguyên nhân vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và công tác
xử lý vi phạm 572.4.1 Nguyên nhân vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Nghệ An572.4.2 Đánh giá công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ tại tỉnh Nghệ An 60
Kết luận chương 2 68 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NGHỆ AN 69
3.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả trong hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 693.1.1 Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ phải bảo đảm trật tự, kỷ cương, tôn trọng pháp luật 693.1.2 Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ phải đảm bảo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân 703.1.3 Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ phải bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 71
Trang 83.2 Giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật trong xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 71
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ và pháp luật trong các lĩnh vực khác có liên quan 711
3.2.2 Quán triệt quan điểm, nâng cao nhận thức về công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ……… … 713
3.2.3 Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ……… 74
3.2.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hành lang an toàn đường bộ 75
3.3 Giải pháp riêng nhằm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An 79
3.2.1 Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh, triệt để, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ 79
3.3.2 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 81
3.3.3 Tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính 82
3.3.4 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 84
Kết luận chương 3……… ………….85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã nhận thức được mối hiểm họa của tai nạn giao thông (TNGT) Quả thực, giao thông đường bộ (GTĐB) luôn chứa đựng “nguồn nguy hiểm cao độ” hay phát sinh những rủi ro bất lợi cho xã hội như
ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, dễ xảy ra tai nạn GTĐB So với các nước trên thế giới và khu vực, GTĐB ở nước ta luôn xảy ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, sự gia tăng các phương tiện GTĐB,
ý thức chấp hành pháp luật GTĐB của người tham GTĐB còn hạn chế
Tình trạng vi phạm pháp luật GTĐB xảy ra khá phổ biến, việc xử lý vi phạm pháp luật GTĐB chưa nghiêm minh, triệt để, chưa kịp thời Hơn nữa, sự phân cấp quản lý nhà nước (QLNN) trong lĩnh vực GTĐB chưa rõ ràng; thiếu chiến lược phát triển GTĐB lâu dài, bền vững; bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức đảm nhiệm chức năng QLNN trong lĩnh vực GTĐB còn nhiều hạn chế, bất cập Đặc biệt pháp luật GTĐB chưa thực sự tỏ rõ là công cụ hữu hiệu để quản lý nhà nước trong lĩnh vực GTĐB Pháp luật GTĐB nước ta chắc chắn còn phải tiếp tục hoàn thiện để theo kịp những thay đổi và phát triển của GTĐB Việc áp dụng PL trong xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực GTĐB cũng còn rất nhiều bất cập, nhất là việc triển khai thực hiện luật chưa quyết liệt, chậm phát hiện vi phạm, xử phạt chưa nghiêm túc và thiếu tính răn đe Nghê ̣ An là tỉnh có di ện tích lớn (16.489,97 km2); dân số đông (3.037.440 người); có đa dạng địa hình miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển, là cầu nối giao thông quan trọng giữa hai miền Nam - Bắc Tính đến ngày 01/7/2016, trên địa bàn toàn tỉnh có 14 tuyến Quốc lộ với chiều dài 1.646 km; 23 tuyến đường tỉnh với chiều dài 487,8 km; 3.782,4 km đường huyện; 11.882,5 km đường xã; 633,1 km đường đô thị và 372 km đường chuyên dùng Số lươ ̣ng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên đi ̣a bàn tỉnh tăng nhanh trong các năm Trong những năm qua, tỉnh đã huy động toàn bộ sức mạnh hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai và thực hiện tốt các luật của Quốc hội, nghị định của Chính phủ về đảm
Trang 10Nghị định số 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt Sau hơn 08 năm triển khai thực hiện Luật GTĐB, bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) phần nào được cải thiện và đã hạn chế tới mức thấp nhất số vụ, số người chết do TNGT Tuy nhiên, hoạt động GTĐB vẫn còn nhiều bất cập, TNGT tuy có giảm về số vụ và
số người chết nhưng chưa bền vững, đặc biệt là tình hình vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT có xu hướng ngày càng tăng Nguyên nhân cơ bản là tình trạng tôn trọng pháp chế trong lĩnh vực GTĐB còn nhiều điểm hạn chế Điều này thể hiện trên các mặt sau đây: Hệ thống văn bản pháp luật quy định điều chỉnh lĩnh vực này tuy đã có tương đối đầy đủ, nhưng tính răn đe chưa cao và chưa phù hợp với tình hình thực tế nên khó triển khai thực hiện dẫn đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật còn hạn chế; cơ sở hạ tầng GTĐB trong thời gian dài chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và tương xứng với tốc đ ộ ̣ phát triển của phương ti ện giao thông cơ giớ i đường bô; ̣ trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của một
số người khi tham gia giao thông vẫn còn thấp hoặc xem nhẹ; công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực GTĐB chưa thật sự hiệu quả; các vi phạm xảy ra nhưng không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời Hậu quả đã dẫn đến TNGT xảy ra làm chết người và thiệt hại về tài sản của nhân dân
Để góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm kiếm những giải pháp nhằm thiết lập lại TTATGT, với mục tiêu bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và trên hết là đảm bảo tính pháp chế XHCN trong trong lĩnh vực GTĐB thì công tác xử lý vi ph ạm hành̀ chinh́ trong lĩnh v ực GTĐB đóng m ột vai trò hết sức quan
trọṇg,vì vậy tác giả chọn đề tài "Áp dụng pháp luật trong xử lý vi ph ạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - qua thực tiễn tỉnh Nghệ An" làm đề tài Luận
văn Thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tình hình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã được quan tâm và nghiên cứu, tiêu biểu như một số công trình cụ thể:
Trang 11Tác giả Hồ Thanh Hiền với luận văn thạc sĩ “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng” bảo vệ tại Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội năm 2012 Trong luận văn tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao thông đường bộ (GTĐB); Nghiên cứu thực trạng thực thi các quy định pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB tại Đà Nẵng và đề ra các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB tại Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Quang Huy với đề tài “Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ (Qua thực tế tỉnh Thái Nguyên)” bảo
vệ tại Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội 2010 đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB) và gắn liền vào cuộc sống thực tiễn Luận văn đã đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo TTATGTĐB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua, làm rõ những mặt làm được, những mặt chưa làm được và nguyên nhân của nó Đóng góp quan trọng của tác giả đó là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Lưu Quang Huy với đề tài “Giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Phước” đã được Hội đồng khoa học tỉnh Bình Phước nghiệm thu và đánh giá cao, điểm thành công của đề tài thể hiện trong các giải pháp đó là nâng cao ý thức chấp hành Luật GTĐB và kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông; xây dựng, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và ngành vận tải; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý phương tiện giao thông đường bộ
Tuy nhỉên các công trình kể trên chưa nghiên cứu về áp dụng PL trong XLVPHC trong lĩnh vực GTĐB mà chỉ mới nghiên cứu chung về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB dưới góc độ thực hiện PL; hoặc chưa nghiên cứu ADPL về XLVPHC trên một địa bàn đặc thù như ở Nghệ An
Trang 123 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích
Mục đích của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về ADPL về xử lý phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB; đánh giá thực trạng ADPL các quy định pháp luật XLVPHC trong lĩnh vực GTĐB qua thực tiễn tại Nghệ An, từ đó tìm
ra những bất cập, vướng mắc ngay trong các quy định và thực tiễn áp dụng, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc ADPL trong xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại địa bàn tỉnh Nghệ An
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và ADPL về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB
- Nghiên cứu thực trạng ADPL về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại Nghệ An
- Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả ADPL về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại Nghệ An
4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu hướng đến việc phân tích các đối tượng liên quan như quy định pháp luật, yếu tố khách quan và chủ quan về con người, cơ sở hạ tầng tác động trực tiếp đến công tác áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm pháp luật GTĐB ở Nghệ An
5 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thu gọn trong phạm vi tỉnh Nghệ An nhằm làm rõ các yếu
tố đăc thù của địa phương từ đó đề ra các quan điểm cụ thể áp dụng pháp luật xử lý
vi phạm hành chính gio thông đường bộ trong phạm vi địa phương
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ADPL xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB
Trang 13Ngoài ra, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê xã hội học, các phương pháp xã hội học pháp luật
7 Những đóng góp chủ yếu về mặt khoa học của luận văn
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu về ADPL trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại Nghệ An, đã tập hợp lại những nghiên cứu tương đối sâu
về hệ thống về lý luận ADPL xử lý VPHC; phân tích khá toàn diện thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại Nghệ An; đồng thời, luận văn đã đề xuất những giải pháp cơ bản có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả ADPL xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Nghệ
An trong thời gian tới
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về áÁp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Nghệ An
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1 1 Khái niệm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và áp dụng pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1.1.1 Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thứa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của Nhà nước và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong xã hội
* Khái niệm về vi phạm hành chính:
Theo khoản 1, Điều 2, Luật Xử lý VPHC thì “Vi phạm hành chính là hành vi
có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”
VPHC trong lĩnh vực GTĐB là một dạng của vi phạm pháp luật Do đó, những vi phạm này cũng có các yếu tố cấu thành pháp lý gồm: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể Mặt khách quan của VPHC trong lĩnh vực GTĐB là tổng hợp các dấu hiệu bên ngoài, bao gồm: hành vi trái pháp luật, tính nguy hiểm cho xã hội, hậu quả và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm vi phạm Mặt chủ quan của vi phạm là dấu hiệu bên trong của VPHC và thể hiện ở yếu tố lỗi của người vi phạm, bao gồm lỗi
cố ý và vô ý Ngoài ra, yếu tố động cơ, mục đích vi phạm cũng được tính đến khi xem xét để quyết định các hình thức và mức xử phạt cụ thể Chủ thể thực hiện hành
vi VPHC là cá nhân, tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính Dấu hiệu khách thể để nhận biết về VPHC trong GTĐB là hành vi vi phạm đã xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực GTĐB, bao gồm: Các hành vi vi phạm quy tắc GTĐB, các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng GTĐB, các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham
Trang 15gia GTĐB, các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia GĐB, các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, các hành vi vi phạm khác liên quan đến GTĐB
* Khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB:
Xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật
về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm Cụ thể ở đây là vi phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực GTĐB
Các đặc điểm của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB bao gồm: -Về hình thức: Pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB được thể hiện dưới dạng các văn bản pháp luật, bao gồm Luật Xử lý VPHC năm 2012, Luật GTĐB năm 2008 và Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt
-Về nội dung: Pháp luật XLVPHC trong GTĐB đề cập đến những nội dung
cơ bản như sau:
+ Các nguyên tắc XLVPHC trong GTĐB: Xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: Chỉ bị xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định; mọi hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải được
xử phạt kịp thời, nhanh chóng, triệt để;một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt hành chính một lần; mọi hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải đảm bảo công minh; chỉ người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới được ra quyết định
xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB
+ Hình thức xử phạt: Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP hình thức xử phạt VPHC bao gồm hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung Với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền Phạt tiền là việc tước bỏ của cá nhân, tổ chức vi phạm một khoản tiền nhất định để sung quỹ nhà nước So với hình thức phạt tiền, cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ hơn, mang tính chất giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật nhưng vẫn mang tính cưỡng chế nhà nước, gây cho người bị xử phạt những tổn thất nhất định về mặt tinh thần Ngoài hình
Trang 16thức xử phạt chính nêu trên tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Tước quyền sử d ụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về pháp luâ ̣t GTĐB có thời ha ̣n hoặc không thời ha ̣n; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả: Các biện pháp khắc phục hậu quả trong
xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB mang tính chất cưỡng chế nhà nước, được áp dụng nhằm khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm gây ra, bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng và hoạt động bình thường của xã hội Bao gồm: Buộc khôi phục la ̣i tình trạng ban đầu đã bi ̣ thay đ ổi do vi pha ̣m hành chính gây ra ho ặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiê ̣n các biện pháp khắc phục tình tra ̣ng ô nhiễm môi trường do VPHC gây ra; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Viê ̣t Nam hoặc buộc tái xuất phương tiê ̣n
+ Thẩm quyền xử phạt: Theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, những người có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB bao gồm Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các cấp; Cảnh sát giao thông; Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng Công an cấp xã; Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ Ngoài ra, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thì Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa; Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt VPHC đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB theo quy định của pháp luật
+ Thời hiệu xử phạt: Theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật GTVT là tùy trường hợp nhưng không quá một năm, kể từ ngày hành vi VPHC được thực hiện; đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB liên quan đến xây dựng, môi trường, nhà ở, đất đai thì thời hiệu xử phạt là hai năm; nếu quá
Trang 17các thời hạn nêu trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
+ Thủ tục xử phạt: Theo quy định tại Điều 76, Điều 77, Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB thì thủ tục xử phạt được quy định cụ thể như sau: (1) Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản VPHC và ra quyết định xử phạt hành vi VPHC theo các Điểm, Khoản tương ứng của Điều 30;(2) Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản VPHC đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật; (3) Đối với những hành vi vi phạm mà cùng được quy định tại các điều khác nhau của Chương II Nghị định này, trong trường hợp đối tượng vi phạm trùng nhau thì áp dụng nguyên tắc xử phạt theo quy định của Nghị định này; (4) Đối với những hành vi vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện, của cầu, đường thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm hoặc đối với hành vi vi phạm có mức phạt tiền lớn hơn; (5) Khi xử phạt đối với chủ phương tiện quy định tại Khoản 5 Điều này, thời hạn ra quyết định xử phạt có thể được kéo dài
để xác minh đối tượng bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý VPHC nhưng tối đa không quá 60 ngày; (6) Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, thông số kỹ thuật của phương tiện được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ở lần kiểm định gần nhất hoặc được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng kiểm phương tiện để làm căn
cứ xác định hành vi vi phạm đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này; (7) Việc xác minh để phát hiện hành vi
vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 5 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả
từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe
Như vậy có thể nói pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong GTĐB là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận bảo đảm thực hiện
Trang 18nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực GTĐB liên quan đến quy tắc, kết cấu hạ tầng, phương tiện và quản lý nhà nước về GTĐB
1.1.2 Khái niệm Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, Nhà nước hướng tới sử dụng các quy phạm đó để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh do VPHC trong lĩnh vực GTĐB gây nên, nhằm xử lý những đối tượng
vi phạm, giáo dục đối với những đối tượng vi phạm, duy trì trật tự quản lý trong lĩnh vực GTĐB, phục hồi những quan hệ xã hội đã bị hành vi hành chính xâm phạm Tuy nhiên, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống thì ngoài những yếu tố như
sự phù hợp của pháp luật với các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, trình độ phát triển của xã hội, Nhà nước còn quan tâm đến tổ chức thực hiện pháp luật và ADPL một cách nghiêm minh Bởi lẽ, cho dù có ban hành ra những văn bản pháp luật hoàn chỉnh đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu các quy định của những văn bản đó không được thực hiện trên thực tế thì mục đích điều chỉnh pháp luật vẫn chưa đạt được
Theo Từ điển Luật học, ADPL được hiểu là “Hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm
cá biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức
cụ thể” [34]
Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật của Viện Nhà nước
và Pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra
khái niệm: ADPL vừa là một hình thức thực hiện pháp luật diễn ra trong hoạt
động thực hiện quyền hành pháp và thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước [32]
Đây là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan Nhà nước, được xem như là đảm bảo đặc thù của Nhà nước cho các quy phạm pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội Mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau về ADPL, song các quan điểm trên đây đều cho rằng, ADPL là
Trang 19hành vi của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật đưa ra các quyết định cụ thể nhằm đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống
ADPL xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB là một hình thức ADPL, một loại hoạt động đặc thù trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm duy trì, bả o đảm trật tự kỷ cương,
xử lý những hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB
Từ những phân tích trên có thể định nghĩa: “ADPL xử lý VPHC trong
lĩnh vực GTĐB mang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể VPHC trong lĩnh vực GTĐB”
1.2 Đặc điểm, vai trò của áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1.2.1 Đặc điểm của áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Luật Xử lý VPHC năm 2012, quy định nguyên tắc áp dụng các biện pháp
xử lý hành chính bao gồm: a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng theo quy định của Luật Xử lý VPHC; b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định của Luật
Xử lý VPHC; c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý
Trang 20hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính
- Luật GTĐB năm 2008, quy định quản lý hoạt động GTĐB được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp Bảo đảm TTATGTĐB là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia GTĐB Mọi hành vi vi phạm pháp luật GTĐB phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật
- Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt Nghị định này quy định về hành vi VPHC; hình thức, mức
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi VPHC; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt
* Về chủ thể áp dụng pháp luật:
Hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB được tiến hành bởi chủ thể
có thẩm quyền đặc thù, do tính chất, mức độ gây thiệt hại cho xã hội của hành vi VPHC về GTĐB nên pháp luật chỉ quy định cho hai loại cơ quan đặc thù có thẩm quyền xử phạt, đó là cơ quan có thẩm quyền chung (Ủy ban nhân dân các cấp) và cơ quan có thẩm quyền chuyên biệt, cụ thể là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Cảnh sát giao thông đường bộ; Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã (trong một số trường hợp); Thanh tra đường bộvà Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Đối với lực lượng TTGT, hoạt động ADPL xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB do thanh tra chuyên ngành GTVT, các thanh tra viên thực hiện phù hợp với
Trang 21các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra chuyên ngành, phù hợp với thẩm quyền của mình, mỗi cơ quan thanh tra chuyên ngành, thanh tra viên chỉ được phép tiến hành một số hoạt động ADPL nhất định theo quy định của pháp luật
* Về tính chất áp dụng pháp luật:
ADPL là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước Tính cưỡng chế và tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ hoạt động xử phạt hành chính luôn được các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ có thẩm quyền thực hiện Chỉ có các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ nhà nước nào được Nhà nước trao thẩm quyền xử phạt VPHC và được ghi rõ trong các văn bản pháp luật có quy định về xử phạt VPHC mới có thẩm quyền quyết định xử phạt Xử phạt VPHC
là hoạt động thực hiện pháp luật của Nhà nước trước các hành vi xâm hại quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực GTĐB Biểu hiện của phản ứng đó là việc áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC Việc áp dụng các biện pháp xử phạt này có tác dụng trực tiếp điều chỉnh hành vi xử sự của chủ thể vi phạm; tức là buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước Nhà nước và có tác dụng đình chỉ VPHC qua đó
mà bảo vệ và duy trì trật tự quản lý nhà nước
Trong quá trình ADPL, chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể nhân danh quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực hành chính nhà nước để ban hành ra những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các
tổ chức và cá nhân có liên quan Các mệnh lệnh, quyết định này luôn thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể là đối tượng áp dụng Về nguyên tắc, ADPL mang tính quyền lực nhà nước, nên một khi văn bản ADPL đã được ban hành là có tính bắt buộc đối với chủ thể bị
áp dụng và các chủ thể có liên quan Khi cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền có thể cưỡng chế thi hành quyết định khi quyết định đó phát sinh hiệu lực pháp luật Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền không thể là ý chí cá nhân, tuỳ tiện của người áp dụng
mà phải là ý chí được xây dựng trên cơ sở pháp luật, căn cứ vào pháp luật và phù hợp với pháp luật.[31]
Trang 22* Về thời gian áp dụng pháp luật:
Hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB thường diễn ra nhanh chóng, ngay khi có hành vi vi phạm và trình tự, thủ tục áp dụng cũng tương đối gọn nhẹ
Do xuất phát từ thực tế công việc, thường khi xảy ra trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt, lực lượng chức năng sẽ xem xét, đánh giá, phân tích các khía cạnh của vụ việc để đưa ra cách giải quyết phù hợp Đối với những trường hợp tiến hành thanh tra theo đoàn, việc ADPL trong hoạt động này có thể kéo dài hơn, tuy nhiên, nếu so sánh với các lĩnh vực khác như văn hóa, điện lực, trật tự đô thị thì hoạt động này diễn ra tương đối nhanh chóng
Hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB thường gắn liền với hành vi VPHC cụ thể, mang tính trực tiếp; là những hành vi phương hại đến kết cấu hạ tầng giao thông, hành vi gây nguy hại cho chính chủ thể vi phạm và những người tham gia giao thông Nó đòi hỏi phải nhanh chóng kịp thời và chính xác, nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời sẽ dễ dẫn đến hậu quả là tai nạn và tai nạn nghiêm trọng
* Về phương pháp áp dụng pháp luật:
Hoạt động ADPL xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo Khi ADPL để giải quyết những vụ việc phức tạp, đòi hỏi chủ thể ADPL phải có khả năng nhận định, đánh giá và phân tích đúng nội dung, bản chất vụ việc Từ đó, các chủ thể ADPL đối chiếu, so sánh lựa chọn loại quy phạm pháp luật nào làm căn cứ pháp lý ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính
Trong thực tiễn, quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải cũng rất rộng rãi với nhiều quan hệ pháp luật khác nhau và tư cách chủ thể pháp luật cũng khác nhau Trong khi đó hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, hoàn thiện, những quan hệ xã hội luôn vận động, biến đổi và phát triển Do đó, trong những tình huống pháp lý cụ thể mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ràng hay quy định chồng chéo thì chủ thể ADPL phải biết dựa vào khả năng tư duy và trình độ am hiểu pháp luật để vận dụng một cách linh
Trang 23hoạt, sáng tạo trong việc ADPL Sao cho vừa bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, của
xã hội; vừa bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân một cách phù hợp nhưng không được trái các quy định của pháp luật Đây là một yêu cầu khó nên
để đảm bảo tính phù hợp và tránh sự lạm dụng, đòi hỏi chủ thể ADPL phải hết sức cân nhắc, có bản lĩnh và kiến thức pháp luật nhất định để thực hiện tốt chức năng quản lý hành chính nhà nước
* Về quy trình, thủ tục:
Hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật và phải tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục hành chính Tất cả các cơ quan nhà nước, cán bộ có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB khi thực hiện các hành vi xử phạt đều phải tuân theo trình tự, thủ tục hành chính do pháp luật quy định
Giai đoạn đầu tiên: Phân tích, đánh giá các điều kiện hoàn cảnh, tình tiết thực tếkhách quan của vụ việc
Khi ADPL các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét toàn bộ các tình tiết của
sự việc, phân tích, chứng minh những sự kiện có liên quan Đối với các trường hợp pháp luật yêu cầu, cần phải sử dụng những biện pháp chuyên môn để xác định độ tin cậy của các sự kiện Khi điều tra xem xét cần đảm bảo sự công bằng cho các cá nhân có liên quan đến vụ việc Khi xem xét các tình tiết thực tế của vụ việc đòi hỏi phải làm rõ tính chất pháp lý của nó Không thể ADPL đối với những vụ việc không
có đặc trưng pháp lý Do đó, ở giai đoạn này đòi hỏi không chỉ xác định những tình tiết, sự kiện của vụ việc mà còn phải đánh giá tầm quan trọng về mặt pháp lý của
nó Đây là giai đoạn đầu của quá trình ADPL, yêu cầu người có thẩm quyền ADPL phải nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ việc; xác định đặc trưng pháp lý của vụ việc; tuân thủ tất cả các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việc
Giai đoạn thứ hai: Lựa chọn quy định pháp luật tương ứng để giải quyết vụ việc Trên cơ sở làm tốt các công việc của giai đoạn 1 nói trên, cần tìm kiếm các quy phạm pháp luật tương ứng đem ra áp dụng Đầu tiên là, phải xác định vụ việc
Trang 24này do ngành luật nào điều chỉnh, sau đó lựa chọn quy phạm pháp luật cụ thể thích ứng với vụ việc Khi lựa chọn quy phạm pháp luật phải tính đến những thay đổi của pháp luật Quy phạm được lựa chọn phải là quy phạm đang có hiệu lực Như vậy, giai đoạn 2 của quá trình áp dụng pháp luật yêu cầu phải lựa chọn đúng đắn quy phạm pháp luật được đưa ra áp dụng; xác định quy phạm được lựa chọn là đang có hiệu lực và không mâu thuẫn với các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác; xác định hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật đem ra áp dụng
Giai đoạn thứ ba: Làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của quy phạm pháp luật đưa ra áp dụng
Làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung quy phạm pháp luật được lựa chọn có mục đích bảo đảm áp dụng đúng đắn pháp luật Đó là quá trình vận dụng tổng hợp các tri thức chính trị, kinh tế xã hội, đặc biệt là các tri thức pháp lý
Giai đoạn bốn: Ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp đảm bảo thi hành
Căn cứ các giai đoạn đã nêu, người có thẩm quyền xem xé các yếu tố và ra quyêt định xử lý vi phạm hành chính đồng thời đảm bảo các yếu tố nhằm đảm bảo các yếu tố thực hiện việc thực hiện Quyết định hành chính
1.2.2 Vai trò của áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
* Thông qua áp dụng pháp luật có thể phát hiện những “lỗ hổng” pháp luật
về giao thông đường bộ để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật:
Để hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực GTĐB có hiệu quả, thì việc ADPL xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và phù hợp với nội dung, mục đích của pháp luật Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, các cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng các văn bản pháp luật của Nhà nước để xử lý những hành vi VPHC trong các lĩnh vực GTĐB Tuy nhiên, thực tế hiện nay hệ thống văn bản pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB có nhiều nội dung không còn phù hợp, các chế tài xử phạt không được tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện đầy đủ Để có cơ sở đánh giá, xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật
Trang 25về GTĐB, cần phải dựa vào những tiêu chí xác định về mặt lý thuyết để từ đó đối chiếu với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan nhằm rút ra những kết luận, làm rõ những ưu điểm cũng như những vướng mắc, bất cập của pháp luật về GTĐB góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về GTĐB trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
* Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là phương tiện tăng cường trật tự kỷ cương, hình thành trật tự pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát triển về giao thông vận tải của đất nước:
Với tư cách là một yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, ADPL có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội ADPL xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB là việc áp dụng tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính về GTĐB, bao gồm các hình thức xử phạt vi phạm và một số biện pháp xử lý hành chính khác trong lĩnh vực GTĐB Như vậy, Nhà nước sử dụng pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB như một phương tiện để thực hiện quyền lực của mình trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các đối tượng tham gia giao thông, tham gia hoạt động, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực GTĐB Nhờ có sự quy định chặt chẽ của pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB mà các đối tượng tham gia hoạt động trong lĩnh vực GTĐB phải thực hiện một cách nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đảm bảo thực hiện tốt cải cách hành chính nhà nước, giảm phiền hà, tiêu cực trong hoạt động GTĐB, đảm bảo TTATXH, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế
* Áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội:
Có thể nhận định rằng phát triển GTĐB và phát triển kinh tế - xã hội là hai quá trình có liên quan chặt chẽ với nhau, là điều kiện và tiền đề cho nhau Xây dựng
Trang 26một mạng lưới GTĐB hoàn thiện chính là tiền đề, điều kiện cho sự phân bố hợp lý lực lượng sản xuất trên từng địa phương, vùng, miền hay các làng nghề, là sự kết nối giao thương giữa nhân dân các địa phương, và là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của các vùng kinh tế, đặc biệt là đối với một số địa phương ở các huyện miền núi.Hiện nay, với nền KT - XH ngày càng phát triển thì vận tải, giao thương giữa các vùng, miền, các dân tộc càng gia tăng Do đó, GTVT luôn phát triển là một quy luật tất yếu Tốc độ phát triển KT - XH và phát triển GTĐB phải tỷ lệ thuận với nhau Để GTĐB là động lực, là mũi nhọn cho sự phát triển KT - XH thì phải không ngừng tăng cường sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực GTĐB, và pháp luật GTĐB phải là một công cụ trong quản lý nhà nước, trong đó quy định các chế tài xử phạt vi phạm sẽ là cần thiết cho sự phát triển về GTĐB Đồng thời pháp luật GTĐB cần được các cơ quan, đơn vị, ngành triển khai kịp thời, nhanh chóng đến các chủ thể khác trong xã hội
* Áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có tác dụng bảo đảm trật tự an toàn xã hội:
Sử dụng pháp luật GTĐB làm công cụ để thực hiện tác động quản lý lên các khách thể, các chủ thể có thẩm quyền trong lĩnh vực GTĐB hướng tới mục tiêu là đảm bảo cho hoạt động GTĐB được trật tự, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thông suốt và bảo vệ môi trường Do vậy, hoạt động tuần tra kiểm soát, thanh tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật GTĐB của các lực lượng chức năng, các cấp chính quyền phải kịp thời để hạn chế thấp nhất vi phạm, chống được
ùn tắc, kiềm chế TNGT đường bộ, ngăn ngừa thiệt hại do TNGT đường bộ gây ra, đảm bảo TTATGT đường bộ và an toàn xã hội Trật tự an toàn xã hội đảm bảo vững chắc là cơ sở, điều kiện để giữ TTATGT đường bộ, củng cố phát huy tính pháp chế
xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực GTĐB
* Áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng:
Sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của mỗi địa phương, tỉnh, thành phố là tiền đề cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng Bởi lẽ một hệ thống
Trang 27đường bộ thông suốt, an toàn, trật tự, thuận lợi là mục tiêu nhà nước, đồng thời nó cũng là một cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho an ninh, quốc phòng GTĐB nối liền các vùng, miền, các địa phương sẽ giảm bớt chênh lệch về kinh tế, văn hóa xã hội, trình độ giữa các vùng miền, tăng cường giao lưu, đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo, cộng đồng dân cư, góp phần ổn định chính trị GTĐB đảm bảo cung cấp hậu cầu, tăng tính cơ động cho các lực lượng an ninh quốc phòng làm nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ chủ quyền, trọn vẹn lãnh thổ, phòng chống mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, bảo vệ thành quả cách mạng
1.3 Các yếu tố tác động đến áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1.3.1 Hệ thống pháp luật
Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ Như vậy, pháp luật về xử phạt VPHC là công cụ quan trọng để Nhà nước, xã hội đấu tranh phòng ngừa và chống VPHC, góp phần giữ vững an ninh, TTATXH, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước Để thực hiện được mục đích đó, có nhiều yếu tố chi phối, nhưng yếu
tố chất lượng pháp luật về xử phạt VPHC là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất, tạp cơ
sở pháp lý cho toàn bộ quá trình xử phạt VPHC, trong đó có lĩnh vực GTĐB Pháp chế vừa là mục đích, vừa là yêu cầu của việc xây dựng và thực hiện pháp luật, theo
đó, đòi hỏi cần sự hiện diện đầy đủ của một hệ thống các quy phạm pháp luật có chất lượng tốt, và quá trình thực hiện nghiêm minh Một hệ thống pháp luật xử phạt VPHC có chất lượng tốt là cơ sở cho quá trình ADPL xử lý VPHC đạt hiệu lực, hiệu quả trong thực tế
Hiện nay hệ thống pháp luật về GTVT, đặc biệt là pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực này tương đối đầy đủ như: Luật GTĐB, Luật Xử lý VPHC, các Nghị định, các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về xử phạt VPHC về TTATGT đường bộ Song, để tăng cường hiệu quả của xử phạt VPHC
Trang 28góp phần đảm bảo TTATGT nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế và tiến tới giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực GTĐB thì trong quá trình thực hiện cần có sự điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với diễn biến và xu hướng phát triển KT - XH và thực trạng VPHC trong lĩnh vực GTĐB
1.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
Thực tế chứng tỏ rằng, có một hệ thống pháp luật toàn diện, đầy đủ và chất lượng cao là vô cùng cần thiết, nhưng nếu các quy phạm này không được thực hiện tốt trong đời sống thì chúng cũng chỉ là pháp luật trên giấy, chứ chưa phải là pháp luật trong đời sống Quá trình thực hiện pháp luật là quá trình các cơ quan nhà nước
tổ chức để các thực thể trong xã hội thực hiện các quy tắc xử sự mà pháp luật yêu cầu Tại đây, các quy phạm pháp luật được sự tương tác và đảm bảo bằng các năng lực của nhà nước, biến thành yếu tố vật chất tác động vào thực tế đời sống nhằm hướng các hành vi của xã hội theo yêu cầu mà pháp luật đã đề ra
Để việc tổ chức thực hiện pháp luật hiệu quả thì việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy của các cơ quan được nhà nước giao thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực GTVT nói chung và GTĐB nói riêng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng Các
cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực GTVT là chủ thể có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB Vì vậy, hiệu quả của hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ của cán bộ và cơ quan quản
lý nhà nước được giao nhiệm vụ xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB
1.3.3 Văn hóa, ý thức chấp hành pháp luật
Ý thức pháp luật là một trong những bộ phận cấu thành của đời sống pháp luật bên cạnh lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật Không có một hoạt động nào của con người lại có thể thực hiện ngoài ý thức con người Không có quyết định văn bản pháp luật nào, không có một quan hệ pháp luật nào có thể thực hiện ngoài tâm lý pháp luật và tư tưởng, quan niệm của con người Sự tồn tại và vận động của pháp luật trong xã hội nói chung liên quan chặt chẽ với tư tưởng pháp luật, tâm lý pháp luật, trong đó có xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB
Trang 29Trong lĩnh vực này, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức - người tổ chức thực hiện pháp luật và nhân dân - người thực thi pháp luật là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng tới tình trạng tuân thủ pháp luật Pháp luật chỉ có thể được chấp hành nghiêm chỉnh và chính xác nếu như mọi người dân, trong đó có cán bộ, công chức hiểu và tôn trọng pháp luật Hiểu biết pháp luật là tiền đề cho việc tôn trọng
và thực thi đúng pháp luật[37] Thực tế trong thời gian qua, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, có nhiều tổ chức, cá nhân, mặc dù hiểu biết về pháp luật nhưng lại cố tình vi phạm pháp luật hoặc tìm cách để “lách luật” vì mục đích vụ lợi Nguy hiểm hơn nữa nếu tình trạng vi phạm pháp luật này xảy ra trong đội ngũ cán bộ, công chức - người tổ chức thực hiện pháp luật Khi ấy, pháp luật sẽ bị lợi dụng, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân sẽ bị ảnh hưởng, gây nên mất trật tự và suy giảm tính nghiêm minh trong quản lý nhà nước Từ đây, những tiêu cực khác sẽ có thể phát sinh như thái độ coi thường Nhà nước, coi thường pháp luật của người dân
Để việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB đảm bảo nguyên tắc pháp chế
và mục đích giáo dục với người dân, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về GTĐB nói riêng cần được quan tâm Việc nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ công chức là công tác sâu bền và mang tính tổng thể để phòng
và chống những vi phạm pháp luật
1.3.4 Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Cơ sở hạ tầng GTĐB là khâu quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động GTVT nói chung và công tác quản lý nhà nước về GTVT cũng như việc ADPL xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB Trong những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, thực hiện các quy định pháp luật về kết cấu hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng GTĐB đã được tập trung đầu tư mạnh mẽ Hiện nay,
hạ tầng GTĐB ở nước ta đã tương đối đồng bộ, bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường liên xã, liên thôn; hệ thống đường cao tốc; hệ thống đường đô thị; hệ thống cầu, hầm đường bộ; hệ thống các bến phà giao thông nội thủy Đây chính là cơ sở để hoạt động GTĐB phát triển, đảm bảo trật tự, an toàn,
Trang 30góp phần tác động tích cực đến hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực GTĐB nói chung và công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển KT - XH và xu hướng hội nhập, giao lưu kinh tế quốc tế thì hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT nói chung và GTĐB nói riêng đã
và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập Đó là tình trạng xuống cấp trầm trọng của nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường liên xã, liên thôn; còn nhiều tuyến đường chưa đảm bảo tiểu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn giữa cầu và đường chưa đồng bộ; việc kết nối các tuyến đường bộ còn nhiều bất cập; hệ thống đường cao tốc chưa được kết nối đồng bộ; hành lang bảo vệ ATGT chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn Những hạn chế, bất cập trên là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động GTĐB còn gặp ách tắc, trở ngại, làm tăng tình trạng VPHC trong lĩnh vực GTĐB, gây khó khăn cho hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước
Trang 31Kết luận chương 1
Lý luận về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB là vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực và ảnh hưởng đến sự phát triển KT - XH Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đã phân tích, trình bày một cách có hệ thống những vấn lý luận chung nhất về ADPL xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB Trong đó, luận văn
đã trình bày được các khái niệm pháp luật về xử lý VPHC và ADPL xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB Luận văn cũng đã phân tích đặc điểm của ADPL về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như chỉ ra được vai trò quan trọng của hoạt động này đối với hoạt động GTVT nói riêng và đối với nền KT - XH, an ninh, quốc phòng của đất nước nói chung Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích tương đối khái quát các yếu tố tác động đến ADPL về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB
Từ những nghiên cứu, phân tích trên có thể thấy được qua việc Nhà nước sử dụng pháp luật để thực hiện các tác động đến các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật GTĐB sẽ góp phần ổn định TTATXH, đảm bảo phát triển bền vững KT - XH,
an ninh, quốc phòng Đồng thời, những nghiên cứu ở chương 1 sẽ là cơ sở lý luận
để luận văn tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động ADPL xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động này ở các phần tiếp theo
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TẠI NGHỆ AN
2.1 Khái quát về hệ thống giao thông đường bộ tại tỉnh Nghệ An
2.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý và dân cư tỉnh Nghệ An
2.1.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý
Nghệ An là tỉnh đất rộng, người đông, có miền núi, đồng bằng ven biển Diện tích tự nhiên 1.648.729 ha (trong đó miền núi chiếm 3/4 diện tích) Là tỉnh có diện tích tự nhiên đứng thứ 1/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (chiếm đến 5% diện tích cả nước)
Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, lãnh thổ của Nghệ An nằm trong toạ độ từ 18۫˚35’ đến 20˚ 00’10’’ vĩ độ Bắc và từ 103˚ 50’25’’ đến 105
˚40’30’’ kinh độ Đông Về phía Bắc, Nghệ An giáp với tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây có đương biên giới dài hơn 419 km giáp với 3 tỉnh của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào là: Xiêng Khoảng, Hủa Phăn và Bôlikhămxay, phía Đông giáp với Biển Đông với bờ biển dài 82 km
Nghệ An nằm trên tuyến giao lưu Bắc - Nam và đường xuyên Á Đông - Tây, cách thủ đô Hà Nội 300 km về phía Nam Theo đường 8, trung tâm tỉnh lỵ cách biên giới Việt - Lào khoảng 80 km và cách biên giới Lào - Thái Lan gần 300 km Nghệ
An hội nhập đủ các tuyến đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không, đường biển Với chiều dài biên giới 419km và 82 km bờ biển, có sân bay Vinh, cảng Cửa Lò, cơ sở hạ tầng được nâng cấp mở rộng và xây dựng mới đã tạo cho Nghệ An có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội với cả nước, khu vực và quốc tế
2.1.1.2 Đặc điểm dân cư và nguồn lao động
Dân số tỉnh Nghệ An gần 3 triệu người Tỷ lệ dân số dưới 14 tuổi chiếm 40%, từ 15 - 59 tuổi chiếm 54%, trên 60 tuổi chiếm 6% (là tỉnh có tỷ lệ dân số trẻ lớn so với các tỉnh trong cả nước) Toàn tỉnh có 7 dân tộc: Kinh, Thái, H’Mông,
Trang 33Tổng số lực lượng lao động của Nghệ An trên 1,5 triệu người, trong đó có 32,5% qua đào tạo và 21,2% được đào tạo nghề Sau khi nâng cấp 03 trường trung cấp nghề lên thành trường cao đẳng dạy nghề, xây dựng mới thêm 01 trường trung cấp chuyên nghiệp (trường trung cấp tư thục Kinh tế - Kỹ thuật Công nghệ Việt Anh), 01 trường cao đẳng (cao đẳng tư thục Hoan Châu), 01 trường đại học (đại học
tư thục Vạn Xuân), đến nay toàn tỉnh có 03 trường đại học với hơn 30.000 sinh viên; 07 trường cao đẳng đào tạo nhiều lĩnh vực với quy mô đào tạo trung bình 12.000 sinh viên/năm; 08 trường công nhân kỹ thuật và dạy nghề cùng với hệ thống các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thành, thị hàng năm đã đào tạo cho khoảng 32.000 - 35.000 lao động kỹ thuật
Đào tạo nghề của tỉnh chuyển mạnh theo định hướng gắn với nhu cầu thị trường lao động; cung cấp lao động có tay nghề, sức khoẻ, kỷ luật, tác phong công nghiệp, văn hoá cho thị trường trong và ngoài nước Đây là một lợi thế lớn để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An
2.1.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Nghệ An có 21 đơn vị hành chính (huyện, thành, thị) với 469 xã, phường, thị trấn, trong đó miền núi có 242 xã, thị trấn chiếm 51,5% (trong tổng số xã, thị trấn miền núi có 115 xã miền núi đặc biệt khó khăn, chiếm 47,5%)
Trong giai đoạn 5 năm 2011- 2015, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ
An cơ bản ổn định, phát triển khá Chỉ số giá tiêu dùng giảm từ 18,13% năm 2011 xuống còn 0,6% năm 2015; mặt bằng lãi suất giảm khoảng 50% so với cuối năm 2011; dư nợ tín dụng tăng, chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện Kim ngạch xuất khẩu tăng khá cao, đạt bình quân 17,5%/năm Thu ngân sách tăng gần 2 lần so với giai đoạn trước Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp hơn 1,8 lần so với 5 năm trước, đạt bình quân 31,7% GDP; vốn FDI thực hiện tăng 35,6%, vốn ODA giải ngân tăng 61%; Quy hoạch phát triển được rà soát, điều chỉnh phù hợp hơn với kinh tế thị trường; Đẩy mạnh dạy nghề, nhất là cho lao động nông thôn; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 51,6% Đầu tư xã hội cho khoa học công nghệ tăng nhanh; đầu
tư từ ngân sách nhà nước đạt khoảng 2% tổng chi ngân sách Ứng dụng khoa học
Trang 34công nghệ trong nông nghiệp, thông tin truyền thông, y tế, giao thông, xây dựng có nhiều tiến bộ
Trong năm 2016, Nghệ An có 25/27 chỉ tiêu kinh tế - xã hội hoàn thành, nổi bật nhất là toàn tỉnh đã có 149 xã có quyết định công nhận đạt chuẩn và 1 đơn vị cấp huyện hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới - cao hơn mức bình quân cả nước Tổng thu ngân sách nhà nước vượt dự toán, ước đạt hơn 10.300 tỷ đồng Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực: nông lâm ngư nghiệp chiếm 26,3%; công nghiệp, xây dựng chiếm 32,3% và dịch vụ chiếm 41,4% Kim ngạch xuất khẩu đạt 855 triệu USD GRDP bình quân đầu người (theo phương pháp tính mới) đạt 28,54 triệu đồng (quy đổi theo phương pháp tính cũ năm 2015 đạt 31,65 triệu đồng)
Cùng với đó, văn hoá, xã hội có bước phát triển, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện Hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, nhất là về giảm nghèo Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% năm 2010 xuống dưới 4,5% năm 2015 (tính theo chuẩn mới thì tỷ lệ
hộ nghèo giảm còn 9,5%); riêng các huyện nghèo giảm từ 58,3% xuống còn 28%
Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 75% Tuổi thọ trung bình dân số đạt 73,3 tuổi Hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư có nhiều đổi mới, hiệu quả Chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học… có chuyển biến rõ rệt
Tuy nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế Kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và một số cân đối lớn ổn định chưa vững chắc Tăng trưởng GDP thấp hơn so với giai đoạn 2006 - 2011 và chưa đạt chỉ tiêu đề ra Phát triển nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục, đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu lao động chất lượng cao Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều mặt hạn chế, thiếu đồng bộ, chất lượng chưa cao Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội nhiều mặt còn hạn chế
2.1.2 Hệ thống giao thông tỉnh Nghệ An
Hệ thống giao thông tỉnh Nghệ An hội tụ đầy đủ các tuyến đường bộ, cảng hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường sắt và các cửa khẩu Là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ, giao thương giữa hai miền Bắc Nam cả nước cũng như trong tuyến hành lang kinh tế Đông Tây Cụ thể:
Trang 35- Đường bộ: Có 6 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh Trong đó, có 3 tuyến dọc hướng Bắc Nam (QL 1A, QL 15, đường Hồ Chí Minh), 3 tuyến ngang hướng Đông Tây nối với Lào (QL7, QL46, QL48); có tuyến đường xuyên Á từ nước Lào qua cửa khẩu Thanh Thủy đến cảng Cửa Lò và cảng Đông Hồi; nhiều tuyến đường giao thông quan trọng khác đã và đang được đầu tư xây dựng, cùng với hệ thống đường cấp tỉnh và cấp huyện tạo ra một mạng lưới giao thông liên hoàn nối các huyện, các vùng kinh tế trong tỉnh với nhau và tỏa ra cả nước cũng như các nước trong khu vực
- Đường biển: có Cảng Cửa Lò (cách TP Vinh 15 km) hiện tại có công suất 3 triệu tấn/ năm, có thể đón tàu 10.000 DWT ra vào thuận lợi với 4 bến chính Hiện nay, Cảng nước sâu Cửa Lò đã quy hoạch và đang được đầu tư xây dựng có thể đón tàu 50.000 DWT- 100.000 DWT, là tiềm năng lớn cho ngành vận tải biển và xuất nhập khẩu hàng hóa của Nghệ An, cho cả khu vực Bắc Trung Bộ Ngoài ra, tỉnh đang tiếp tục xây dựng Cảng Đông Hồi (thị xã Hoàng Mai) có khả năng tiếp nhận tàu 30.000 - 50.000 DWT vào năm 2015 Hệ thống các cảng biển trên địa bàn tỉnh
đã và đang được đầu tư xây dựng như Cảng Cửa Lò, Cảng The Vissai, Cảng Đông Hồi, cảng xăng dầu ĐKC… góp phần đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
- Đường hàng không: có Sân bay Vinh là sân bay chính của khu vực Bắc Trung Bộ Hiện tại, đã có các tuyến bay từ Vinh đi TP Hồ Chí Minh (5 chuyến/ ngày), Hà Nội (2 chuyến/ ngày); Vinh - Đà Nẵng - Buôn Ma Thuột (3 chuyến/ tuần); Vinh - Buôn Ma Thuột - TP Hồ Chí Minh (5 chuyến tuần) Trong thời gian tới, sân bay Vinh sẽ tiếp tục được nâng cấp, tăng thêm các tuyến nội địa, mở thêm một số tuyến bay đi quốc tế
- Đường sắt: với 94 km đường sắt Bắc - Nam Trong đó, Ga Vinh là ga hạng
I, là ga hành khách và vận chuyển hàng hóa lớn thứ ba của cả nước Ngoài ra, còn
có tuyến đường sắt Cầu Giát - Thái Hòa lên các huyện miền núi phía Tây của tỉnh Tuy nhiên, hệ thống đường sắt trên địa bàn tỉnh có nhiều đường ngang dân sinh và các giao cắt cùng mức, nhiều đoạn bán kính nhỏ dẫn đến bị hạn chế tốc độ chạy tàu
và có nguy cơ mất an toàn giao thông
Trang 36¬- Đường thủy nội địa: Hệ thống đường thủy nội địa phân bố đều toàn tỉnh, tuy nhiên các tuyến sông trên địa bàn có độ dốc dọc lớn, nhiều bãi bồi Do vậy, vận tải chủ yếu các đoạn tuyến gần biển và tại các cửa sông nên giao thông đường thủy nội địa không phải là thế mạnh
- Cửa khẩu: Với 419 km đường biên giới trên bộ với nước CHDCND Lào (dài nhất cả nước), Nghệ An có 4 cửa khẩu đi sang Lào Trong đó, 1 cửa khẩu quốc
tế Nậm Cắn (Kỳ Sơn), 1 cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy (Thanh Chương) hiện đã được quy hoạch là cửa khẩu quốc tế và 2 cửa khẩu phụ: Thông Thụ (Quế Phong) và Cao Vều (Anh Sơn) là vệ tinh và đầu mối phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu phía Tây Bắc nối liền các tỉnh từ Bắc Bộ đến các tỉnh Trung Bộ của Việt Nam với các tỉnh Trung, Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar
2.1.3 Hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Nghệ An
2.1.3.1 Về hệ thống các tuyến đường bộ
- Hệ thống quốc lộ: toàn tỉnh Nghệ An có 14 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài là 1.655,95km Trong đó, 727km đường bê tông nhựa chiếm 44%, 920km đường láng nhựa chiếm 55% và 19km đường cấp phối chiếm 1%
Thời gian qua đã được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ GTVT, hệ thống quốc
lộ trên địa bàn tỉnh đã từng bước được đầu tư nâng cấp, mở rộng như: QL1, QL46B đoạn tránh TP Vinh, QL15 đoạn qua khu di tích Truông Bồn, QL46 đoạn Cửa Lò đi
TP Vinh, QL48, QL48B đoạn km0-km12,… góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương hàng hóa, đi lại của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bên cạnh đó do nguồn vốn khó khăn nên một số đoạn tuyến chưa hoàn thành đúng tiến độ hoặc chưa được đầu tư nâng cấp như: QL7 đoạn km0-km36 (tạm dừng), QL15 đoạn Tân Kỳ đi Đô Lương và đoạn Đô Lương đi Nam Đàn, QL48C, QL48E
- Hệ thống tỉnh lộ: Có 16 tuyến với tổng chiều dài 242,82 km, Trong đó 114,42km đường bê tông nhựa chiếm 47,12%; 123,04 km đường đá dăm và đá dăm láng nhựa chiếm 50,67%; 5,36 km đường Bê tông xi măng chiếm 2,21% Các tuyến đường cơ bản đáp ứng cơ bản khả năng vận chuyển và kết nối của các phương tiện vận tải
Trang 37- Các tuyến đường huyện và đường xã có tổng chiều dài 15.664,9 km trong đó 3.782,4km đường huyện và 11.882,5 km đường xã: Hầu hết đều được đầu tư xây dựng đã lâu với quy mô nhỏ chủ yếu là cấp V và VI nên khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải lớn để kết nối giữa các cụm công nghiệp với các khu công nghiệp là chưa cao
- Hệ thống các tuyến đường đô thị, đường chuyên dụng và các tuyến đường nội bộ trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và các cụm công nghiệp với tổng chiều dài 1.005,1 km Các tuyến đường này đã được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư
2.1.3.2 Về hiện trạng các tuyến đường bộ kết nối các vùng kinh tế trọng điểm
Các vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: (1)- Thành phố Vinh - thị xã Cửa Lò - các huyện đông nam của tỉnh gắn với vùng Nam Nghệ - Bắc Hà (2)- vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu gắn với vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ (3)- miền Tây Nghệ An, trọng điểm vùng là vùng Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn - Thái Hòa - Quỳ Hợp
- Hiện trạng các tuyến đường kết nối vùng kinh tế trọng điểm (1) và (2): Đây
là các tuyến đường mới được đầu tư nâng cấp mở rộng, có lưu lượng tham gia giao thông lớn, hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu kết nối, vận chuyển, trao đổi hàng hóa giữa các vùng kinh tế trọng điểm (1) và (2) Bao gồm:
+ Quốc lộ 1 (điểm đầu: Khe nước Lạnh, tỉnh Thanh Hóa, điểm cuối: cầu Bến Thủy): Dài 84km, Bề rộng mặt đường 20-21 m; kết cấu mặt đường thảm bê tông nhựa
+ Tuyến tránh QL1 đoạn qua TP Vinh (điểm đầu: huyện Nghi Lộc, điểm cuối: tại cầu Bến Thủy): dài 25km, Bề rộng mặt đường 9m, kết cấu mặt đường thảm
bê tông nhựa
- Các tuyến đường kết nối vùng kinh tế trọng điểm (1) và (3): Việc kết nối vùng kinh tế trọng điểm (1) với (3) bằng đường bộ có nhiều sự lựa chọn, đặc biệt là các tuyến đường mới được đầu tư xây dựng như QL46 đoạn tránh TP Vinh, tuyến N5 kéo dài… tuy nhiên quy mô hiện tại của một số tuyến đường còn hạn chế, nên chưa đáp ứng được nhu vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, đặc biệt là trong thời gian tới Hệ thống các tuyến đường này bao gồm:
Trang 38+ Đường Hồ Chí Minh (điểm đầu: Làng Tra Thanh Hóa; điểm cuối: Phố Châu, Hà Tĩnh): Dài 132km, Bề rộng mặt đường 7m, kết cấu mặt đường thảm bê tông nhựa
+ Quốc lộ 7 (điểm đầu: xã Diễn Thành, Diễn Châu; điểm cuối: Cửa khẩu Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn): Dài 227km, Bề rộng mặt đường 7m, kết cấu mặt đường thảm bê tông nhựa Quốc lộ 7B (điểm đầu: tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu; điểm cuối xã Thanh Đồng, huyện Thanh Chương: Dài 45km, Bề rộng mặt đường 5,5m, kết cấu mặt đường láng nhựa
+ Quốc lộ 15 (điểm đầu: Làng Tra, Thanh Hoá; điểm cuối: xã Nam Kim huyện Nam Đàn): dài 135km, bề rộng mặt đường đoạn qua khu di tích Truông Bồn rộng 7 m, mặt đường bê tông nhựa; các đoạn còn lại bề rộng mặt đường rộng 5,5m, kết cấu mặt đường láng nhựa
+ Quốc lộ 46 (điểm đầu thị xã Cửa Lò, điểm cuối cửa khẩu Thanh Thủy, Thanh Chương): dài 82km, đoạn từ Cửa Lò đến Vinh (km0-km11) bề rộng mặt đường 14 m, các đoạn còn lại rộng 7m; kết cấu mặt đường bê tông nhựa
+ Quốc lộ 46B (Điểm đầu tại Quán Bánh, điểm cuối tại Đô Lương), dài 33 km: Đoạn tránh thành phố Vinh dài 8km, bề rộng mặt đường 9m, kết cấu mặt đường thảm bê tông nhựa; đoạn từ thị trấn Thanh Chương đi thị trấn Đô Lương dài 25km, bề rộng mặt đường rộng 5,5m; kết cấu mặt đường láng nhựa
+ Quốc lộ 48E (điểm đầu tại Lạch Cờn, điểm cuối nối với QL46 tại Cửa Lò) Đoạn đi qua địa phận các huyện như Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Yên Thành và huyện Nghi Lộc: dài 150 km, bề rộng mặt đường 5,5m, kết cấu mặt đường láng nhựa
+ Đường tỉnh ĐT.533 (Điểm đầu xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, điểm cuối
xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn): Dài 57,5 km, bề rộng mặt đường 5,5m, kết cấu mặt đường láng nhựa
+ Đường nối từ đường N5, Khu kinh tế Đông Nam đến Hòa Sơn, Đô Lương (điểm đầu nối với đường N5 tại Nghi Lộc; điểm cuối nối QL7 tại Đô Lương): Dài 28,5km, bề rộng mặt đường 11m; hiện đang triển khai đẩy nhanh tiến độ thi công phục vụ vận chuyển xi măng (đoạn trong khu kinh tế đã được đầu tư xây dựng)
Trang 39- Các tuyến đường kết nối vùng kinh tế trọng điểm (2) và (3): Thời gian qua, các tuyến đường đã từng bước được đầu tư nâng cấp, mở rộng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội và liên kết các vùng Tuy nhiên một số tuyến do mới được nâng cấp chuyển từ đường tỉnh lên đường quốc lộ nên quy mô còn hạn chế, một số đoạn tuyến đi qua khu vực miền núi, nên việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa với khối lượng lớn giữa các vùng miền còn bị ảnh hưởng Hệ thống này bao gồm:
+ Quốc lộ 48 (Điểm đầu Yên Lý, điểm cuối cửa khẩu Thông Thụ): dài 160km Bề rộng mặt đường: đoạn km0-km20 rộng 9m, đoạn km38-km64 rộng 7m, kết cấu mặt đường thảm bê tông nhựa; các đoạn còn lại bề rộng mặt đường 5,5m; kết cấu mặt đường láng nhựa
+ Quốc lộ 48B (điểm đầu: xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu; điểm cuối xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu): dài 25 km, bề rộng mặt đường 5,5 m, kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa
+ Quốc lộ 48C (điểm đầu: Ngã ba Săng Lẻ Quỳ Hợp, điểm cuối Cửa Rào, huyện Tương Dương): dài 123km, bề rộng mặt đường 3,5m, kết cấu mặt đường láng nhựa
+ Quốc lộ 48D (điểm đầu: tại Đông Hồi, điểm cuối: ngã ba Châu Thôn, huyện Quế Phong): dài 165,2km, bề rộng mặt đường đoạn Đông Hồi đi Thái Hòa rộng 9m, mặt đường bê tông nhựa; các đoạn còn lại bề rộng mặt đường 5,5m; kết cấu mặt đường láng nhựa
+ Quốc lộ 48E (điểm đầu tại Lạch Cờn, điểm cuối nối với QL46 tại Cửa Lò) Đoạn đi qua địa phận các huyện như Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn: dài 80 km, Bề rộng mặt đường 5,5m, kết cấu mặt đường láng nhựa
- Các tuyến đường nội vùng kết nối đến các trục chính nối các vùng kinh tế trọng điểm, bao gồm:
+ Nội vùng (1): Đại lộ Vinh đi Cửa Lò (điểm đầu giao với đường Lê Nin, điểm cuối giao với đường Bình Minh): Hiện tại đang triển khai thi công trên phía đầu tuyến và cuối tuyến Đường tỉnh ĐT.535 (điểm đầu tại Cửa Hội, điểm cuối tại
Trang 40thành phố Vinh): dài 11km, bề rộng mặt đường mặt đường 11m, kết cấu mặt đường thảm Bê tông nhựa Đường tỉnh ĐT.536 (điểm đầu: tại Cửa Lò, điểm cuối tại Nam Cấm): dài 8km, bề rộng mặt đường mặt đường 9m, kết cấu mặt đường Bê tông nhựa Đường tỉnh ĐT.542 (điểm đầu tại Cửa Hội, điểm cuối tại thị trấn Nam Đàn): dài 53,66km bề rộng mặt đường 9m, kết cấu mặt đường Bê tông nhựa Đường Vinh
đi Hưng Tây (điểm đầu nối với QL1, điểm cuối nối với QL1 tránh Vinh): dài 6,2km, hiện triển khai thi công với quy mô đường đô thị Dự kiến hoàn thành Quý III/2017 Đường nối QL46 với đường Ven Sông Lam (điểm đầu nối QL46, điểm cuối nối đường Ven Sông Lam): dài 8km, hiện đang chuẩn bị triển khai thi công với quy mô bề rộng mặt đường 7m, kết cấu mặt đường Bê tông nhựa Dự kiến hoàn thành Quý III/2017
+ Nội vùng (2): Đường tỉnh ĐT.537B (điểm đầu xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu; điểm cuối xã Quỳnh Dị huyện Quỳnh Lưu): dài 13 km, bề rộng mặt đường 3,5 m; kết cấu mặt đường láng nhựa Đường giao thông từ khu công nghiệp Hoàng Mai
2 đến NMXM Tân Thắng (Quỳnh Lưu) dài 7,3km hiện đang triển khai thi công với quy mô mặt đường rộng 9m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa
+ Nội vùng (3): Đường tỉnh ĐT.531B (điểm đầu xã Minh Hợp huyện Quỳ Hợp Điểm cuối xã Minh Hợp huyện Quỳ Hợp): dài 15km, chiều rộng mặt đường 3,50m, kết cấu mặt đường láng nhựa Đường tỉnh ĐT.531C (điểm đầu tại xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp; điểm cuối xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp): dài 7,5km, chiều rộng mặt đường rộng 3,50m, kết cấu mặt đường dăm láng nhựa Đường tỉnh ĐT.532 (điểm đầu xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp Điểm cuối xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp): dài 11km, chiều rộng mặt đường rộng 5,5-6,5m, kết cấu mặt đường dăm láng nhựa Đường vào nhà máy MDF (điểm đầu nối với QL48D, điểm cuối Nhà máy MDF dài 8 km): Chiều rộng mặt đường 7m, kết cấu mặt đường Bê tông nhựa
2.1.3.3 Đánh giá chung
Như vậy, với 528 km đường quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh Nghệ An (trong đó: QL1A 91km, QL46 90km, QL48 122km, QL7 225 km); 132 km đường Hồ Chí