đề cương quy hoạch du lịch 16 câu
Trang 1Câu 1: Trình bày những hiểu biết của bạn về quy hoạch du lịch ( khái niệm, đặc điểm, phân loại)
1 Khái niệm:
Theo Bà Bùi Thị Hải Yến : “Quy hoạch du lịch là tập hợp lý luận và thựctiễn, nhằm phân bố hợp lý nhất trên lãnh thổ những cơ sở kinh doanh du lịch
có tính toán tổng hợp các nhân tố: điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, cơ
sở hạ tầng, điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường, kiến trúc xây dựng, kỹ thuậtcông trình, đường lối chính sách Quy hoạch du lịch còn cụ thể hóa trên lãnhthổ những dự đoán, định hướng, chương trình và kế hoạch phát triển DL.Đồng thời, QHDL bao gồm cả quá trình ra quyết định, thực hiện QH và bổsung các điều kiện phát triển nhắm đạt được các mục tiêu phát triển DL bềnvững”
“Quy hoạch du lịch là luận chứng khoa học về phát triển và tổ chức khônggian du lịch tối ưu trên lãnh thổ của quốc gia và vùng” (Quy hoạch du lịch –Những vấn đề lý luận và thực tiễn – TS Trần Văn Thông)
2 Đặc điểm:
Nội dung của qhdl bao giờ cũng bao quát rộng hơn, có nội dung đầy đủhơn so vs phân vùng dl, nhằm tổ chức và phân bố hợp lý nhất cơ sở vckt, kếtcấu hạ tần, nguồn lao động phù hợp với nguồn tài nguyên môi trường và cácđiều kiện kinh tế - xã hội của vùng Đồng thời, qhdl còn cụ thể hóa trên lãnhthổ vùng những dự báo, chương trình, kế hoạch, chiến lượn phát triển dl vàbap gồm cả quá trình thực hiện qh
Công việc cụ thể của qhdl là phân vùng du lịch quốc gia, thiết kế các sơ
đồ qh tổng thể và sơ đồ qh các khu dl chuyên đề
Quy hoạch du lịch có nhiệm vụ xây dựng các dự án, các chương trình,các kế hoạch phát triển sao cho khai thác, tôn tạo các nguồn lực phát triển dulịch có hiệu quả, hợp lý và góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bềnvững
Quy hoạch du lịch là một quá trình động, có trọng điểm
cho từng giai đoạn phát triển
Quy hoạch du lịch là một quá trình thường xuyên, liên tục
Trang 2 Thời gian quy hoạch:
+ Loại ngắn hạn: 1-3 năm, tùy theo các chương trình đầu tư đã đc quyết
dịnh, thực thi phù hợp với những khả năng kinh tế, chính trị tương đối
+ Loại thời hạn trung bình: 3-5 năm, nhằm chi tiết hóa những chương
trình đầu tư đã đc thực thi trong khuôn khổ các kế hoạch quốc gia và cácvùng về phát triển du lịch
+ Loại dài hạn: 10-25 năm, loại qh này là cơ sở, nguyên tắc chỉ đạo cho
việc soạn thảo, thực hiện các kế hoạch, dự án qh nối tiếp
Ví dụ: Dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030
QH cụ thể phát triển du lịch: được lập cho các khu chức năng trong khu
du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia có tài nguyên
Có quy mô nhỏ, thời gian qh tương đối ngắn ( <= 5 năm) Xét theo góc độ tínhchất sản phẩm nơi đến, loại hình cảnh quan, quan hệ phụ thuộc với các cấpquản lý, chức năng phục vụ, loại hình qh này đc phân làm các loại qh nhu:khu danh lam thắng cảnh, khu bảo vệ tự nhiên, vườn quốc gia, khu dl nghỉngơi, khu vui chơi giải trí QH cụ thể ptdl còn được hiểu là QH tổng thể sửdụng đất đai, qh mặt bằng hạ tần, thiết kế cùng với một số nghiên cứu chuyên
Trang 3đề Trong đó, nghiên cứu chuyên đề gồm nhiều nội dung như: phân tích ảnhhưởng kinh tế, đánh giá ảnh hưởng của văn hóa - xã hội, môi trường, phântích kinh doach của thị trường và thúc đẩy kế hoạch
Ví dụ: dự án quy hoach Cồn Hến thành “Khu du lịch - dịch vụ cao cấp CồnHến”
Câu 2: Vùng du lịch là gì? Các vùng du lịch chính của hệ thống lãnh thổ du lịch VN?
1 Khái niệm:
Theo Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995– 2010 định nghĩa: “Vùng du lịch là một hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội baogồm một tập hợp các hệ thống lãnh thổ du lịch, thuộc mọi cấp có quan hệ vớinhau và các cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của các hệthống lãnh thổ du lịch”
Theo I.I Pirogionhich – Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải biên dịch – Cơ
sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan, tr.19,1985 định nghĩa: “Vùng du lịch làmột hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội, là toàn bộ các hệ thống lãnh thổ du lịchthuộc tất cả các cấp, các kiểu và các cơ sở cấu trúc thượng tầng, bảo đảmchức năng của hệ thống lãnh thổ du lịch và có đặc điểm chung của ngànhchuyên môn hóa du lịch và những điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển dulịch”
Theo quan niệm của N.X Mironeko và I.T Tirodokholebook(1981): “ Vùng
du lịch là một cộng đồng lãnh thổ của các xí nghiệp chuyên môn hóa phục vụkhách du lịch, có quan hệ mật thiết về kinh tế nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầucủa khách trên cơ sở sử dụng tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử hiện có vàcác điều kiện kinh tế của lãnh thổ”
Kết luận:
- Vùng du lịch là không gian tồn tại của môi trường nuôi dưỡng hệ thống lãnhthổ lãnh thổ du lịch
- Vùng du lịch luôn lớn hơn không gian của hệ thống lãnh thổ du lịch
- Vùng du lịch bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế xã hội
- Các vùng du lịch chính của hệ thống lãnh thổ du lịch Việt Nam:
Trang 4 Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ
+ Bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn
và Bắc Giang gắn với các hành lang kinh tế và các cửa khẩu quan trọng với Trung Quốc và Thượng Lào
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
+ Bao gồm thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác các giá trị của nền văn minh lúa nước và nét sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE
Vùng Bắc Trung Bộ
+ Bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế với Lào, với du lịch hành lang Đông Tây và hệ thống bãi biển, đảo Bắc Trung Bộ
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa
và thiên nhiên thế giới, du lịch biển , du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa – lịch sử và
du lịch đường biên
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
+ Bao gồm các tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng điểm MiềnTrung, với hệ thống biển đảo Nam Trung Bộ
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là tìm hiểu các di sản văn hóa thế giới, dulịch nghỉ dưỡng biển, đảo
Vùng Tây Nguyên
+ Bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng gắn với tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Camphuchia
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch sinh thái,du lịch văn hóa trên cơ
sở khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số
Vùng Đông Nam Bộ
Trang 5+ Bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hànhlang du lịch xuyên Á.
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
+ Bao gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP Cần Thơ gắn với du lịch tiểu vùng sông Mêkông
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE
Câu 3: Kể tên các hệ thống phân vị vùng, cho ví dụ Các căn cứ để xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch? Cho ví dụ và phân tích.
1 Hệ thống phân vị vùng:
Điểm du lịch:
Theo khoản 8, điều 4, chương I Luật DLVN 2005: “ Điểm du lịch là nơi cótài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”Đặc điểm:
- Bao gồm: điểm tài nguyên và điểm chức năng
Ví dụ: Đại Nội, chùa Thiên Mụ
Khu du lịch:
Theo khoản 7, điều 4, chương I Luật DLVN 2005: “ Khu du lịch là nơi có tàinguyên du lịch ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên được quy hoạch, đầu
tư phát triển nhằm thỏa mãn đa dạng của khách du lịch, đem lại hiều quả kinh
tế - xã hội và môi trường”
Phân loại khu du lịch:
Trang 6- Theo thực trạng phát triển: khu du lịch đã hình thành và khu du lịch tiềmnăng.
- Theo yếu tố địa lý: khu du lịch ven biển, khu du lịch vùng núi, khu du lịchrừng, khu du lịch ven hồ, khu du lịch suối khoáng, khu du lịch đồng bằng…
- Theo hình thức hoạt động: khu du lịch tham quan, khu du lịch nghỉ dưỡng,khu du lịch săn bắn, khu du lịch thể thao
- Theo nguồn gốc hình thành: khu du lịch tự nhiên và khu du lịch văn hóa
Ví dụ: Khu du lịch Lăng Cô, khu du lịch bán đảo Sơn Trà
Tuyến du lịch:
Theo khoản 9, điều 4, chương I Luật DLVN 2005: “ Tuyến du lịch là lộ trìnhliên kết các khu du lịch gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt,đường thủy, đường không”
Ví dụ:
- Tuyến du lịch nội tỉnh: Tuyến du lịch văn hóa Cố đô Huế - Huế City tour,Tuyến du lịch TP Huế - A Lưới - đường mòn Hồ Chí Minh
- Tuyến du lịch liên tỉnh: Tuyến du lịch Quảng Trị - Huế - A Lưới - Đường mòn
Hồ Chí Minh - Khe Sanh - Lao Bảo, Tuyến du lịch Huế - Cảnh Dương - Bạch
Mã Lăng Cô Hải Vân Đà Nẵng Hội An, Tuyến Con đường di sản: Huế Hội An - Mỹ Sơn - Phong Nha (Quảng Bình), Tuyến DMZ
Tuyến du lịch liên quốc gia: Tuyến du lịch theo cửa khẩu Lao Bảo: Huế LaoBảo - Savanakhet - Thái Lan, Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Cửa khẩu S 3 -Saravan - Chăm Pasắc - Thái Lan, Tuyến du lịch A Lưới - Cửa khẩu S 10 - SêKông, Tuyến du lịch quốc tế qua sân bay Phú Bài
Đô thị du lịch:
Theo Khoản 5, Điều 4, Chương I - Luật Du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa:
“Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển và du lịch có vai trò quan trọng
trong hoạt động của đô thị”
Các điều kiện để công nhận là đô thị du lịch:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới đôthị và khu vực liền kề;
Trang 7- Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ đáp ứng nhu cầucủa khách du lịch, có cơ sở lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch;
- Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ
du lịch trên tổng thu nhập của ngành dịch vụ theo Quy định của Chính phủ
Ví dụ: Đô thị cổ Hội An, Hà Nội
Trung tâm du lịch:
Trung tâm dl là một cấp hết sức quan trọng, mật độ điểm dl trên lãnh thổ nàytương đối dày đặc Mặt khác, trung tâm dl gồm các điểm chức năng được đặctrưng bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế, kỹ thuật và tổ chức, nó có khảnăng và sức hút khách dl rất lớn
Điều kiện của trung tâm dl:
Nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác mộtcách cao độ;
Có thể nguồn tài nguyên không thật đa dạng về loại hình, song điềukiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng lôi cuốn khách dulịch;
Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối phong phú
để đón, phục vụ và lưu khách lại trong một thời gian dài, thôngthường trung tâm du lịch cần có các cảng quốc tế;
Có khả năng tạo vùng du lịch rất cao - là hạt nhân của vùng du lịch
Có quy mô nhất định về mặt diện tích, bao gồm các điểm du lịch kếthợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh Về độ lớn,trung tâm du lịch có diện tích tương đương với diện tích của mộttỉnh, hoặc thành phố trực thuộc trung ương
Ví dụ: Đà Lạt, Quảng Ninh, Huế
Tiểu vùng du lịch:
- Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch, các khu dulịch, các đô thị du lịch và trung tâm du lịch (nếu có)
- Về quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của một vài tỉnh
- Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về sốlượng, đa dạng về chủng loại
Trang 8- Bao gồm: tiểu vùng du lịch đã hình thành (hay còn gọi là tiểu vùng dulịch thực tế) và tiểu vùng du lịch đang hình thành (tiểu vùng du lịch tiềmnăng).
Ví dụ: Tiểu vùng du lịch Thăng Long - Hà Nội, Tiểu vùng du lịch Nam Bắc
bộ gồm 2 tinh Nghệ An và Hà Tĩnh
Vùng du lịch:
- Là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị
- Là một sự kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trungtâm, cụm du lịch và điểm du lịch có những nét đặc trưng riêng về số lượng vàchất, nhân văn, xã hội…
- Bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế - xã hội xungquanh với chuyên môn hóa nhất định trong lĩnh vực du lịch
- Sự chuyên môn hóa - bản sắc của vùng du lịch
- Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồmnhiều tỉnh; bao chiếm cả các khu vực không phát triển du lịch
Ví dụ:
- Vùng trung du, miền núi Bắ bộ: Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là
du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểusố
- Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc: Sản phẩm du lịchđặc trưng của vùng là du lịch tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóatrên cơ sở khai thác các giá trị của nền văn minh lúa nước và nét sinh hoạttruyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE
- Vùng Bắc Trung bộ: Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là tham quantìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển , du lịchsinh thái, tìm hiểu văn hóa – lịch sử và du lịch đường biên
- Vùng duyên hải Nam Trung bộ: Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng làtìm hiểu các di sản văn hóa thế giới, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo
- Vùng Tây Nguyên: Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch sinhthái, du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa độc đáo củacác dân tộc thiểu số
Trang 9- Vùng Đông Nam bộ: Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch đôthị, du
lịch MICE, tìm hiểu văn hóa – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển,đảo
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là
du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉdưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE
2 Căn cứ để xác định sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng du lịch dựa trên các yếu tố sau:
Tính đặc sắc, nổi trội của tài nguyên du lịch
Tính khác biệt, duy nhất
Các yếu tố phụ trợ (chính sách, môi trường, chính sách
chiến lược phát triển của địa phương, môi trường tự nhiên, môi trường vănhóa xã hội)
Ví dụ: bài tập cá nhân sản phẩm du lịch đặc trưng của 1 tỉnh
Câu 4: Các nội dung để thực hiện dự án quy hoạch phát triển du lịch.
Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch (Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005):
- Xác định vị trí, vai trò, và lợi thế của du lịch trong phát triển kinhtế - xã hộicủa địa phương, vùng và quốc gia
- Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng, tài nguyên du lịch, các nguồn lựcphát triển du lịch
- Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển cho khu vực quyhoạch, dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch
- Tổ chức không gian du lịch, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịchcủa dự án ưu tiên đầu tư; nhu cầu sử dụng đất, vốn đầu tư, nguồn nhân lựccho du lịch
- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môitrường
- Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quyhoạch
Trang 10 Nội dung quy hoạch cụ thể phát triển du lịch (Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005):
- Phân khu chức năng, bố trí mặt bằng, công trình kết cấu hạ tầng, cơ sở vậtchất kỹ thuật du lịch, phương án sử dụng đất
- Xác định danh mục các dự án đầu tư và tiến độ đầu tư
- Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường
- Đề xuất biện pháp để quản lý, thực hiện quy hoạch
Nội dung quy hoạch chung phát triển du lịch:
- Phân tích, đánh giá tiềm năng tài nguyên, các điều kiện phát triển dulịch có liên quan của khu vực quy hoạch
- Xác định chức năng du lịch của vùng trong mối quan hệ với các khuvực phụ cận
- Phân tích hiện trạng phát triển du lịch của vùng
- Dự báo, đưa ra các phương án khác nhau với các điều kiện tương ứng
- Định hướng phát triển ngành: sản phẩm – thị trường – xúc tiến
- Định hướng quy hoạch tổ chức không gian du lịch với các phân khuchức năng và phân kỳ đầu tư
- Định hướng quy hoạch hạ tầng du lịch lãnh thổ
- Khai toán đầu tư, phân kỳ đầu tư
- Xác định các tác động môi trường chủ yếu từ hoạt động dl
- Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch
Câu 5: Quy trình thực hiện dự án quy hoạch du lịch.
Bước 1: Chuẩn bị QH
Xác định phạm vi lãnh thổ QH, xác định thòi gian thực hiện dự án, xem xéthoàn cảnh qh, thu thập sơ bộ những tư liệu, số liệu về các vấn đề qh, pháthiện những vấn đề cơ bản cần giải quyết, mục tiêu yêu cầu chung của dự án,các bộ phân nghiên cứu thực hiện theo chuyên đề, dự kiến danh sách cácthành viên tham gia qh Lập đề cương qh và bảo vệ đề cương qh
Bước 2: Xác định mục tiêu
Từ những vấn đề đã đc giải quyết ở bước chuẩn bị, nhóm công tác lập qhcần phải xác định được các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của dự án qh,đồng thời xác định đc mục đích phát triển dl đạt đc từ dự án qh
Bước 3: Điều tra và thu thập tư liệu
Trang 11Nhóm công tác tiến hành khảo sát thực địa, điều tra thu thập nguồn thôngtin, tư liệu, số liệu về tài nguyên dl, môi trường và các nhân tố ảnh hưởng đến
du lịch ( dân cư, kinh tế, kết cấu hạ tầng, đường lối chính sách tác dộng tớiphát triển dl), hiện trạng thị trường dl, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dl,nguồn lao động trong du lịch, bộ máy tổ chức quản lý các loại hình dịch vụ dl,kết quả kinh doanh dl, các tác động từ hoạt động dl đến tài nguyên môitrường và kinh tế - xã hội
Bước 4: Phân tích và tổng hợp
Tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu điều tra theo trình tự logic
Hệ thống các vấn đề nghiên cứu, đồng thời thống kê, phân tích, so sánh, cânđối, tổng hợp các thông tin, số liệu Từ đó có đc những nhận định xúc tích,xác thực về đặc điểm, thực trạng các nguồn lực phát triển dl của hệ thốnglãnh thổ dl cần qh
Bước 5: Phương án quy hoạch
Dùng kết quả phân tích, so sánh tổng hợp, tư liệu điều tra để tiến hành xâydựng các chỉ tiêu dự báo, phương án thực hiện và các giải pháp, định hướngchiến lược, các dự án chi tiết Sau đó tiến hành biên soạn các báo cáo qhphát triển dl, các báo cáo tóm tắt, các bản đồ, sơ đồ qh
Bước 6: Thẩm định và ra quyết định thực hiện
Xác định lại lần cuối các phương án đã lựa chọn, các tài liệu đã đc hội đồngthực hiện thẩm định, tổ chức hội nghị thẩm định, pháp lý hóa các văn bản Kếtluận của hội nghị là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định có phêduyệt phương án qh hay không
Bước 7: Thực hiện quy hoạch
Xác định các ban, cơ quan chức năng phụ trách các công việc cụ thể trong
dự án qh dl Phát hiện những vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh trong quá trìnhthực hiện dự án
Câu 6: Các thành viên và đối tác tham gia vào việc thực hiện dự án quy hoạch du lịch?
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có sự tham gia quản lý sản xuất, kinhdoanh của nhiều cơ quan nhà nước, nhiều ngành, nhiều tổ chức và cá nhân
Trang 12Khoa học quy hoạch du lịch là bộ môn khoa học liên ngành Vì vậy, trong quátrình xây dựng các kế hoạch và các dự án qh cần có sự tham gia của nhiềuđối tác, có ảnh hưởng đến kết quả nội dung và khả năng thực thi của bản qh.
Cơ quan quản lý quốc gia về du lịch (NAT)
National Administration of Tourism – NAT là cơ quan quản lý trung ươngcủa nhà nước (Ban chỉ đạo nhà nước, Tổng cục du lịch, Bộ văn hóa thểthao và du lịch…) hoặc những tổ chức khác đảm trách việc phát triển
du lịch ở cấp quốc gia
Nhiệm vụ:
- Thực hiện kế hoạch hóa rộng lớn, phát triển du lịch cho toàn lãnh thổ
- Thực hiện được chương trình kế hoạch hóa khu vực, giải quyết các khíacạnh đặc thù như: kiểm kê, đánh giá tài nguyên, nguồn lao động, thươngmại hóa các nguồn tài nguyên, đưa ra những biện pháp bảo vệ
- Tạo dựng, quản lý các quỹ quốc gia về đầu tư phát triển du lịch và huyđộng nguồn vốn đầu tư
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định: “ Thẩm quyền lập, phê duyệt
và quyết định quy hoạch phát triển du lịch:
- Cơ quan nhà nước về du lịch ở Trung ương chủ trì tổ chức lập quy hoạchtổng thể phát triển ngành, vùng du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm, khu lịchquốc gia, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê quyệt theo thẩm quyền
- Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịchcủa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trình Hội đồng nhân dân quyếtđịnh sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Trungương
+ Quy hoạch cụ thể của khu chức năng trong khu du lịch quốc gia, khu dulịch địa phương, điểm du lịch quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên do ủyban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của cơ quan Nhà nước về
du lịch ở Trung ương
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt, quyết định phát triển du lịch thì cóthẩm quyền phê duyệt, quyết định điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch”.Kết luận:
Trang 13+ Có thẩm quyền phê duyệt quyết định điều chỉnh quy hoạch tổng thể pháttriển du lịch quốc gia và góp ý trong quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh,thành phố.
Các đối tác tham gia quy hoạch du lịch:
Các bộ và các cơ quan trực thuộc bộ, cơ quan ban ngành cấp vùng và các tỉnh.
Ví dụ : Dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995-2000 doTổng cục Du lịch thực hiện với sự tham gia của: Văn phòng Chính phủ, Bộ Kếhoạch Đầu tư, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, BộThương mại, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lâmnghiệp, Bộ Thủy sản, Bộ Xây dựng, Viện quy hoạch đô thị và nông thôn, Việnchiến lược, Bộ Giao thông vận tải, nhiều nhà khoa học, chuyên gia các ngành
và các chuyên gia quy hoạch quốc tế
Nhóm chuyên gia tư vấn:
- Bao gồm các cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp hàng đầu về quyhoạch
Ví dụ: Trong dự án quy hoạch phát triển bền vững du lịch Thừa Thiên Huế
đến năm 2020 có sự tham gia của các chuyên gia về du lịch từ các trường đạihọc, cơ quan ban ngành…của Việt Nam và Tây Ban Nha
Nhóm kỹ thuật quy hoạch/ nhóm công tác quy hoạch:
Đảm nhiệm chính công việc lập quy hoạch và theo dõi, giám sát, chỉ đạoviệc thực hiện quy hoạch, đồng thời đề xuất những vấn đề bổ sung, điềuchỉnh quy hoạch
Trang 14Bao gồm:
+ Tổ hạt nhân: Từ 3 đến 5 người bao gồm:
- 1 chủ nhiệm dự án
- 1 lãnh đạo tổ trưởng nhóm
- 1 - 3 người phụ trách tổ nghiệp vụ cụ thể về công tác quy hoạch
Bao gồm một số chuyên gia từ các bộ ngành khoa học khác nhau:
+ Chuyên gia quy hoạch phát triển du lịch,
+ Chuyên gia thị trường, nhà kinh tế học
+ Chuyên gia về quy hoạch cơ sở hạ tầng du lịch
+ Chuyên gia về kiến trúc xây dựng
+ Tổ ngoại vi: Là các nhân viên chuyên nghiệp hoặc các chuyên gia về:
- sinh thái học du lịch,
- quy hoạch môi trường;
- các nhà xã hội học, nhân chủng học;
- các chuyên gia về quy hoạch đào tạo nhân lực du lịch,
- chuyên gia về lập pháp và điều lệ du lịch, …
Ngoài ra còn có một số đối tác quan trọng, đó là những nhà thầu khoán,
những người khởi xướng công trình, thương mại, xã hội như:
- Các hiệp hội chịu trách nhiệm quản lý dịch vụ và các hiệp hội du lịch xã hội
- Các tổ chức xã hội như quỹ những người hưu trí, quỹ phụ cấp gia đình cáchội tương tế, các ủy ban xí nghiệp
- Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, các câu lạc bộ, các nhóm kháchsạn
- Các nhóm nhà băng, những chi nhánh bất động sản
- Các hãng du lịch đường dài, những cơ sở nhận tổ chức các chuyến du lịch,các hãng giao thông (đặc biệt là hàng không)
Câu 7: Các kĩ thuật trong xây dựng dự án quy hoạch du lịch.
Kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên
Kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng
Kỹ thuật xây dựng các chỉ tiêu dự báo