KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu 2_ Tóm tắt- TV Vân Nga (Trang 25 - 26)

1. Kết luận

Nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng rộng và sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Do đó bên cạnh những thời cơ thì nền kinh tế sẽ phải đối mặt với vô vàn những thách thức. Việc thay đổi và thích ứng với bối cảnh mới là điều rất cần thiết đối với chúng ta hiện nay. Điều chỉnh chính sách tỷ giá theo hướng tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái trong giới hạn ổn định cho phép; nới lỏng tỷ giá trung tâm và neo VND với một rổ tiền tệ là hợp lý. Khi mà đối tác thương mại của Việt Nam ngày càng đa dạng, độ mở cửa nền kinh tế ngày càng cao và cùng với việc tự do hóa dòng vốn.

Luận án đã hệ thống hóa và phát triển lý luận về tác động dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại. Đã đưa ra mô hình ước lượng, phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận tác động dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam. Từ đó nội dung nghiên cứu đã tìm hiểu, phân tích và đánh giá tác động dao động tỷ giá thực đa phương VND đến cán cân thương mại Việt Nam. Nội dung đã làm rõ và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: tỷ giá hối đoái thực đa phương VND dao động liên tục trong những năm gần đây. Dao động mạnh một số giai đoạn như 2001-2002, 2012-2013, 2015-2016. Dao động tỷ giá thực đa phương VND tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu và tác động không rõ ràng đến giá trị nhập khẩu. Nếu dao động tỷ giá thực đa phương VND tăng lên 1%, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng lên 6,99%. Bằng việc kiểm

tra độ nhạy cho thấy kết quả nghiên cứu định lượng không thay đổi. Bên cạnh một số kết quả đạt được như: Cán cân thương mại của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực; Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vượt mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2010; Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu đã có xu hướng giảm mạnh trong những năm gần đây; Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trở nên đa dạng hơn; Hoạt động đầu tư của khu vực FDI vào thị trường trong nước gia tăng, xuất khẩu ròng khu vực FDI tăng mạnh;

Nội dung nghiên cứu cũng chỉ ra một số tồn tại hạn chế: Trong toàn bộ thời kỳ chiến lược 2001-2010, cán cân thương mại Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu; Mức thặng dư TB chưa cao trong những năm gần đây và vẫn tồn tại những yếu tố gây đảo chiều trạng thái cán cân; Ngành sản xuất phụ trợ trong nước còn yếu nên phải nhập rất lớn nhóm hàng tư liệu sản xuất và nguyên liệu vật liệu phục vụ sản xuất; Do chịu ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm 2008, khủng hoảng nợ công năm 2010 tại khu vực Châu Âu, đại dịch Covid- 19.

Một phần của tài liệu 2_ Tóm tắt- TV Vân Nga (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w