DSpace at VNU: Lễ hội truyền thống của người Xtieng dưới tác động của quá trình hội nhập và phát triển tài liệu, giáo án...
Trang 1LẺ HỘI TRUYÈN THÓNG CỦA NGƯỜI XTIÊNG DƯỚI
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ PHẤT TRIÉN
Phạm Hữu Hiến*
1 K hái q u á t về người x tiên g và lễ hội truyền thổng của người Xtiêng
Người Xtiêng là một trong 54 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống trên lănh thổ Việt Nam, được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận Cư dân thuộc nhóm Môn - Khmer , ngữ hệ Nam Á Địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước Dân số đán nay khoảng hơn 87.000 người1, trong đó Bình Phước là địa bàn có số lượng đông nhất với hơn 85.580 người, Lâm Đồng là địa bàn có dân cư ít nhất với khoảng 120 người, tỉnh Đồng Nai có hom 1.344 người Cùng với các nhóm dân tộc thiểu số khác như người Mạ, K ’Ho, Châu Ro, Mnông, K hm er người Xtiêng là một trong những
cư dân sinh sổng lâu đời ở vùng đất Đông Nam Bộ Quá trình cư trú và sinh sống, người Xtiêng đã sáng tạo ra nhiều thành tố văn hóa phục vụ nhu cầu của cuộc sống cộng đồng Trong đó có giá trị tiêu biểu đặc trưng như: Nghề truyền thống, phong tục tập quán và đặc biệt là Lễ hội truyền thống Theo số liệu điều tra nghiên cứu của Bảo tàng tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Lâm Đồng, hằng năm người Xtiêng có rất nhiều lễ hội truyền thống, phản ánh sinh động đời sống tinh thần tâm linh của cộng đồng cư dân này Lễ hội của họ cỏ thể chia làm ba lĩnh vực chủ yếu là: Lễ hội vòng đời người, Lễ hội vòng đời cây trồng và Lễ hội tín ngưỡng dân gian2
1.1 L ễ hội vòng đời người
Lễ hội vòng đời người của người Xtiêng vừa mang đặc trưng của sinh hoạt cá nhân trong cộng đồng vừa mang tính cộng đồng, trong đó có ba lễ hội lớn và quan trọng nhất là Lễ đặt tên con, Lễ cưới hỏi và Lễ quay đầu trâu
- Lễ đặt tên con (smó Shắc con): Đây là nghi lễ đầu tiên của đời người Theo phong tục của người Xtiêng, khi một đứa trẻ mới sinh được bảy ngày, người cha sẽ tiến hành Lễ đặt tên cho con Lễ hội diễn ra trong thời gian một ngày trên sàn nhà
* Trưởng phòng Nghiên cứu sưu tầm, Bảo tàng tỉnh Bình Phước.
1 Số liệu cùa Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước năm 20 ỉ 1.
2 Báo cáo khoa học dự án “Tổng điều tra di sản văn hỏa cùa người Xtiêng Bình Phước”
Trang 2LỄ Hộ! TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI XTIÊNG.
cùa người chủ gia đình với các nghi thức như cúng thần linh, cột chỉ cầu phúc, giao lưu với người thân, hàng xóm Người nhà chuẩn bị lễ vật cúng thần linh để xin đặt tên gồm một cây nêu dựng giữa nhà, đội cồng chiêng và múa ngồi xung quanh để biểu diền cồng chiêng, múa hát khi gia chủ tiến hành nghi lễ cúng đặt tên Lễ hội thường diễn ra trong một ngày và có sự tham gia cùa người thân và bà con láng giềng
- Lễ cưới (Ka sai): Cưới hỏi vừa là phong tục lâu đời của người Xtiêng có nhiều đặc điểm hết sức độc đáo từ lễ dạm ngõ, lễ hỏi và Lễ cưới Mặc dù Lễ cưới mang tính chất cá nhân nhưng do đặc điểm cư trú của người Xtiêng (hầu hết cư dân trong sóc đều có quan hệ thân tộc) nên thường thu hút sự tham gia của cả cộng đồng
và trở thành ngày hội chung của cả cộng đồng Khi một gia đình có tổ chức cưới hỏi cho con, cư dân trong toàn sóc sẽ cùng góp sức cùng gia đình có tổ chức đám cưới Trong Lễ cưới hỏi của người Xtiêng, sau các nghi lễ cúng thần linh, ông bà, còn có nghi thức ăn đầu heo hát đối đáp giữa đại diện hai gia đình diễn ra vào buổi chiều cùng ngày Nội dung suốt quá trình hát đối đáp chủ yếu nói về truyền thống lịch sử cùa hai gia đình, khuyên dạy hai con dâu rể ăn ờ hiếu thảo với cha mẹ, hoặc cha mẹ hai bên phải dạy bảo hai con dâu, rể
Nghi lễ cưới hỏi được tiến hành long trọng, nhiều công đoạn khá phức tạp, thể hiện tình cảm giữa các thế hệ, tình cảm cộng đồng Lễ cưới không chi kết thúc sau khi người con trai về ở bên nhà vợ mà còn các nghi lễ khác diễn ra sau đó như: Lễ trả của cho nhà gái của chàng trai để đưa vợ về ở bên nhà mình, lễ đón vợ về nhà chồng Ngày nay, nhiều nơi trên địa bàn tình Bình Phước vẫn còn duy trì được các nghi thức truyền thống này, như ở xã Lộc Hòa huyện Lộc Ninh, xã Thanh Phú thị
xa Bình Long
- Lễ hội quay đầu trâu, hay còn gọi là tục quay đầu trâu (Teh bok)1: Là lễ hội nhằm thắt chặt mối quan hệ tình cảm thân tộc, gia đình Theo phong tục, thường người con trai trong gia đình trưởng thành đi lấy vợ và phải ở xa buôn sóc, gia đình,
ít có điều kiện để về với buôn làng, cha mẹ, anh em Do đó, để thắt chặt mối quan
hệ tỉnh cảm gia đình, họ tổ chức Lễ hội quay đầu trâu truyền thống để duy trì lâu dài mối quan hệ gia đình, thân tộc Lễ hội tổ chức giữa các anh em trong gia đình Nếu trong một gia đình có nhiều anh em, người tổ chức lễ hội đầu tiên là người anh cả hoặc người anh lớn hơn Tuy nhiên cũng có trường hợp người anh lớn hoàn cảnh kỉnh tế đang khó khăn mà người em có điều kiện kinh tế khá hom thì người em sẽ tổ chức trước
Căn cứ vào thời gian đã được định trước, đến ngày diễn ra lễ hội, gia đình chủ
lễ sỗ chuẩn bị mọi thứ từ cây nêu đến rượu cần, heo, trâu để làm thịt đãi khách Lỗ
1 Hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt “ Vườn Quốc gia Cát Tiên”
3 7 9
Trang 3VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỬ TƯ
hội bắt đầu từ tối hôm trước ngày lễ chính với nghi lễ đón tiếp long trọng của chủ nhà dành cho khách mời Hai người đàn ông là nhân vật chính cùa buổi lễ sẽ ding hai ống tre đựng đầy rượu để cùng uống chào nhau ở đầu ngõ Sau nghi thức này mọi người được đón vào nhà và sắp xếp chổ nghi rồi cùng nhau ăn uống nghỉ ngơi Sáng hôm sau, Lễ hội bắt đầu bằng nghi lễ hiến sinh - đâm trâu Giữa một cây nêu cao, một con trâu đã cột sẵn, đội cồng chiêng cùng vị chủ lễ đi vòng quanh vừa múa vừa khấn mời thần linh về chứng kiến, sau đó tiến hành đâm trâu để làm thịt và chế biển đãi khách Toàn bộ phần thịt và các bộ phận khác sẽ được mang chế biếr để đãi bạn và khách mời trong sóc, riêng phần đầu trâu, đầu heo chủ nhà của lễ hội sẽ
để dành riêng cho gia đình khách mời để họ mang về nhà sử dụng
Những vị khách là cư dân trong sóc được mời tham dự lễ hội đều mang theo những nhạc cụ truyền thống để cùng giao lưu với nhau Tiếng cồng chiêng, tiếng khèn Mbuốt, tiếng đàn tre, tiếng sáo (Pi) vang lên hòa cùng với nhau tạo nên không khí hết sức rộn ràng, vui vẻ Lễ hội sẽ kết thúc sau khi thịt trâu, thịt heo đã dùng hết, khách mời cũng đã vãn dần
Từ một đến vài năm sau, gia đình làm khách mời tại lễ hội này sẽ phải tổ chức
lễ hội tại nhà mình và mời người anh (hoặc em) là chủ nhà của lễ hội lần trước cùng gia đình sang nhà tham dự lễ hội Nghi lễ tiếp đón và tổ chức lễ hội với quy mô tương tự lễ hội của gia đình bạn hoặc lởn hơn, không được tổ chức với quy mô nhỏ hơn Và cứ thế, hai gia đình sẽ thay phiên tổ chức qua lại với nhau để đáp lễ và tiếp tục cho đến khi cuộc đời của họ kết thúc, các thế hệ con cháu khác cũng theo phong tục đó mà tiến hành lễ hội theo mối quan hệ dòng tộc của mình Do đó, lễ hội quay đầu trâu sẽ luôn được duy ưì trong cộng đồng
1 2 Nghi lễ và lễ hội vòng đời cây trồng - Lê hội nông nghiệp
Khác với nghi lễ và lễ hội vòng đời người, nghi lễ vòng đời cây trồng của người Xtiêng nhiều hơn về số lượng, phong phú về hình thức tổ chức Do tập cuán sản xuất chủ yếu là trồng lúa nên lễ hội vòng đời cây trồng cũng chỉ liên quan đến cây lúa là chủ yếu
- Đầu tiên là nghi lễ chọn đất làm rẫy Khi chọn được địa điểm phù hợp để làm rẫy, người Xtiêng tiến hành nghi lễ cúng thần linh (Giàng) để xin thần linh, ông bà phù hộ giúp đỡ cho họ được bình yên, gieo trồng được mùa sau đó mới tiến ỉành khai hoang để canh tác Rầy của người nào thì gia đình đó tự tổ chức cúng tại rẫy Mặc dù đây là lễ có quy mô nhỏ nhưng là nghi lễ đầu tiên trong các lễ hội vòng đời cây trồng - Lễ hội nông nghiệp của người Xtiêng
- Lễ cầu mưa (Hônh my): Lễ hội được tổ chức vào trước hoặc sau khi gieo hạt, quy mô tổ chức chủ yếu là theo từng sóc Khi thời tiết cùa năm nào đó đã đến mìa
Trang 4LỀ HỘI TRUYỀN THỐ NG CỦA NGƯỜI XTIÊN G
gieo hạt mà theo kinh nghiệm dân gian, người Xtiêng nhận biết rằng sẽ còn lâu mới
có mưa (nhìn thấy con gà rừng còn làm tổ và đẻ trứng ờ dưới đất), hoặc không an tâm
vì gieo hạt mà trời không có dấu hiệu mưa thì họ phải làm lễ cầu mưa để xin ông trời cho mưa xuống Vật dụng đặc trưng và không the thiếu của lễ hội là cày nêu, cồng chiêng và các loại nhạc cụ truyền thống Lễ vật để dâng cúng bao gồm: Máu gà, máu heo; gan gà, gan heo; rượu cần, cơm ổng, canh bồi, canh thụt Lễ hội do già làng cùa sóc thực hiện nghi lễ cúng, thời gian diễn ra thường khoảng một ngày
- Nghi lễ và lễ hội có quy mô lớn nhất, quan trọng nhất trong nghi lễ vòng đời cày trồng là Lễ hội lên nhà lúa (Hao trôi bva) Lễ hội thường được tổ chức với hai mức độ khác nhau, theo từng hộ gia đình hoặc theo quy mô cộng đồng (cả sóc cùng
tổ chức), trong đó, quy mô tổ chức cộng đồng là quy mô truyền thống và phổ biển hơn Người Xtiêng trước đây thu hoạch lúa rẫy và để ở ngoài đồng (mỗi nương rẫy thường có một căn chòi tạm dùng làm nơi ở tạm và bảo quản nông sản sau khi thu hoạch) Sau khi thu hoạch hoàn tất, họ đưa lúa về nhà và làm Lễ hội lên nhà lúa để tạ
ơn ông trời, ông bà đã cho họ một vụ mùa bội thu Lễ hội kéo dài từ một đến ba ngày,
có nghi thức đâm trâu, có làm cơm ống và rượu cần để cúng thần linh và đãi khách
- Ngoài các lễ hội chủ yếu nói trên, nghi lễ và lễ hội vòng đời cây trồng còn có các lễ khác có quy mô nhỏ hơn, cúng theo từng hộ gia đình Đó là Lễ cúng tỉa lúa,
Lễ cúng lúa trổ bông, lễ cúng gặt lúa Các nghi lễ này chủ yếu do người đàn ông trong các hộ gia đình thực hiện với các lễ vật đơn giản, thời gian ngắn
1 3 Lễ hội tín ngưỡng
Tín ngưỡng dân gian của người Xtiêng là tín ngưỡng đa thần, với quan niệm vạn vật hữu linh, họ cho rằng nhiều nơi trong tự nhiên như: Suối, đá, thác nước, cây
cổ thụ đều có sự hiện diện của thần linh, nơi thần linh an ngự Ngoài ra, mối quan
hệ giừa con người với trời đất và niềm tin vào một thế lực siêu nhiên luôn hiện diện trong đời sổng tinh thần, tâm linh của mỗi người dân Xtiêng Do đó trong tín ngưỡng dân gian, người Xtiêng có nhiều lễ hội lớn nhỏ khác nhau để thể hiện mối quan hệ đó cũng như thể hiện sự tôn kính đối với thế giới thần linh Trong đó, lễ hội
là một trong những hình thức để thể hiện của người dân Xtiêng Có ba lễ hội được
tổ chức với quy mô lớn, thu hút sự tham gia của đông đảo cư dân trong cộng đồng,
có vai trò khá quan trọng trong đời sổng tinh thần, tâm linh của họ Đó là Lễ hội lập làng mới, lễ hội phá bàu và Lễ cúng Bà bóng
- Lễ hội lập làng mới: Theo phong tục của người Xtiêng, khi một địa điểm - Wăng, Bon của họ gặp những vấn đề đe dọa đến sự an toàn cùa cộng đồng như hỏa hoạn, dịch bệnh, nhiều người chết thì họ sẽ tính chuyện đi tìm nơi cư trú mới Để chọn địa điểm cư trú, người Xtièng tiến hành đi tìm và làm lễ chọn đất để xin thần
381
Trang 5VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TU'
linh, ông bà cho phép dân làng được cư trú tại đây Sau khi chọn được địa điểm phù hợp, họ tiến hành khai hoang lập sóc mới và di dời đến chổ ở mới Sau ba năm cư trú, nếu cư dân trong sóc làm ăn tốt, lúa thóc được mùa, gà heo mau lớn, cư dân không gặp các vấn đề rủi ro như trước nữa tức là nơi đó có thể cư trú lâu dài được
Do đó, họ sẽ tổ chức lễ ăn mừng sóc mới - gọi là Nhiệt rông xa cất Từ sau lễ hội này, địa điểm cư trú này mới trờ thành nơi cư trú chính thức của cộng đồng Ngược lại, nếu cuộc sổng của họ không tốt, gặp những rủi ro như trước thì họ sẽ tiếp tục tiến hành tìm kiếm địa điểm cư trú mới với các nghi lễ tương tự cho đến khi nào tìm được nơi cư trú ổn định thì mới thôi
Chuẩn bị cho lễ hội, trước ngày diễn ra lễ chính khoảng một tháng, cư dân trong sóc tiến hành chuẩn bị một sổ việc như: làm rượu cần, trang trí nhà cửa, nấu cơm ổng, làm cây nêu lễ hội diễn ra ở khuôn viên sân trước nhà của người lớn tuổi nhất trong sóc - già làng Lễ hội có các hoạt động chính như: Đâm trâu, giát heo cúng thần linh, giao lưu giữa các cư dân trong sóc và đại biểu khách mời từ các sóc khác Ngoài các Nghi thức nghi lễ cúng thần linh được tổ chức long trọng, mang đậm đặc trưng văn hóa của người Xtiêng thì có một nghi lễ hết sức độc đáo
và ấn tượng, đó là lễ đón khách Khi các đại biểu khách mời của các sóc khác đến tham dự lễ hội, già làng nơi tổ chức lễ hội tổ chức nghi thức đón tiếp long trọng, độc đáo Đội đón tiếp xếp thành hai hàng đứng hai bên đường, một bên là đội công chiêng, già làng cùng với một người đàn ông lớn tuổi (đứng đầu hàng) tay cầm thuốc lá đã được vấn sẵn để mời khách là đàn ông; một bên là đội múa và một người bưng trầu (đứng đầu hàng) mời đại biểu là nừ Đại biểu đi vào khu vực dự lễ
sẽ được mời trầu, mời thuốc, đội cồng chiêng và đội múa sẽ biểu diễn liên tục từ người khách đầu tiên cho đến khi vị khách cuối cùng vào sân lễ Sau khi đại biểu đà vào hết khu vực sân, lễ hội mới chính thức bắt đầu Sau khi tiến hành nghi lễ củng thần linh với nghi lễ hiến sinh được hoàn tất, heo và trâu sẽ được mọi người mang chế biến và đãi khách Các đội cồng chiêng, đội múa, đội kèn của các sóc sẽ cùng nhau giao lưu, uổng rượu liên hoan Lễ hội thường kéo dài từ một đến ba ngày
- Lễ cúng Bà bóng: Bà bóng là lễ hội tương tự hình thức hầu đồng của người Việt Có hai trường hợp cúng Bà bóng, một là cúng theo hộ gia đình và hai là cúng theo cộng đồng (sóc) Đối với hộ gia đình, khi trong nhà có người ổm nặng, gia đình sẽ mời Bà bóng về làm lễ cúng bắt ma trừ tà chữa bệnh cho người ốm vì họ thường quan niệm người bị ốm là do ma bắt hồn Trường hợp cúng theo quy mô cộng đồng là khi trong sóc có những điềm xấu hoặc xẩy ra những chuyện không may như: cư dân gặp dịch bệnh, thời tiết thay đổi bất thường hoặc sóc có nhiều người chết cùng lúc thì già làng mời Bà bóng về cúng để trừ tà, xua đuổi ma quỷ và gọi hồn
Trang 6LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI XTIỂNG.
Dù ở trường hợp nào thì lễ vật chính để cúng thường là gà, heo, các món ăn truyền thống (cơm ống, rượu cần, canh bồi, canh thụt ) Suốt quá trình diễn ra lễ hội có những hoạt động mang đặc trưng riêng cùa lễ hội này là hát múa Bà bóng, biểu diễn cồng chiêng rất đặc sắc
Lễ hội kéo dài trong thời gian bảy ngày với nhiều nghi thức, nghi lễ khá phức tạp Hai ngày đầu tiên họ tiến hành cúng tại khu vực cư trú của sóc để mời gọi thần linh, cúng xua đuổi tà ma, sau đó nghỉ một ngày Lượt cúng thứ hai Bà bóng sẽ tiến hành tại nơi mà họ cho là có ma quỷ ở để làm hại dân làng hoặc bẳt hồn người sổng, thường là một gốc cây to, một hòn đá lớn, một bờ suối để xua đuổi tà ma ra khỏi buôn sóc, sau đó tiếp tục nghi một ngày nữa và lần cúng cuối cùng diễn ra tại sóc hoặc gia đình
- Lễ hội phá bàu1: Tiếng Xtiêng gọi là Hanh T ’ranh tức là đi bàu
Đây là lễ hội được thực hiện trước khi tiến hành khai thác thủy sản tự nhiên ở các hồ nước Theo đặc điểm cư trú, mỗi sóc của đồng bào thường có một bàu nước
tự nhiên và trở thành tài sản của cộng đồng do già làng đại diện quản lý Khi chưa được sự cho phép của dân làng thì không một ai được phép đánh bắt thủy sản dưới bàu nước, nếu vi phạm sẽ bị làng phạt nặng
Vào khoảng tháng hai dương lịch, khi nước trong bàu đã cạn, cá cũng đã đủ lớn là lúc phù hợp để tiến hành lễ hội, khai thác thủy sản trong bàu Già làng các sóc dùng một thanh tre có khắc ngày tổ chức lễ hội của sóc mình và gửi đến các sóc khác để biết họ biết thời gian tổ chức lễ hội của sóc và sắp xếp thời gian để tổ chức
lễ hội ở sóc mình cho phù hợp Vì trong khu vực có nhiều địa điểm tổ chức lễ hội,
do đỏ để tránh trùng lặp, họ có những quy ước về gửi thông báo, sóc nào sẽ gửi trước và sóc nào sẽ gửi sau
Đến ngày đi hội, già làng ngồi trên chiếc xe bò được trang trí rất đẹp, vừa đi vừa hát bài hát mời gọi dân làng đi lễ hội Cư dân trong sóc nghe được sẽ cùng gọi nhau đi lễ hội, khi đi, mỗi người mang theo những vật dụng và đồ đùng cần thiết như đồ xúc cá, đồ đựng cá và đặc biệt rượu cần và cồng chiêng là hai thứ không thể thiếu Tại địa điểm diễn ra lễ hội, mọi người sẽ làm công tác chuẩn bị như làm chòi tạm, lấy củi nhóm b ếp Già làng sẽ chuẩn bị bày soạn lễ vật và tiến hành nghi thức cúrig thần linh Sau nghi thức cúng thần linh, già làng ra hiệu lệnh và dân làng bắt đầu xuống bàu bắt cá Hầu hết là phụ nữ và trẻ em, những người đàn ông ở trên bờ giao lưu với những người bạn bè đến từ các sóc khác Các già làng cũng sẽ ngồi uống rượu giao lưu với các già làng đến từ các sóc khác và xem cư dân bắt cá
1 Phạm Hĩru Hiến, “ Lễ hội phá bàu cùa các dàn tộc thiểu số ở Bình Phước”, tham luận hội thảo khoa học năm 2 0 12.
3 83
Trang 7VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ TƯ
Những con cá bắt được đầu tiên và to nhất sẽ được dâng tặng già làng, đây vừa là nghĩa vụ, vừa là tình cảm với bề trên, người có công lao với dân làng và vừa là phước của người bắt được Khi những người dưới bàu đã bắt được cá, họ sẽ đưa lén
bờ để những người đàn ông tiến hành chế biến để dùng và giao lưu với bạn bè anh
em các sóc Lúc này, không khí của hội bắt đầu rộn rã, tiếng cồng chiêng, tiếng hát, tiếng cười nói vang cả núi rừng Cứ thế, họ vừa bắt cá, vừa chế biến cá bắt được dùng tại chổ, vừa uổng rượu giao lưu với nhau cho đến ngày kết thúc Một địa điểm
có thể diễn ra từ một đến ba ngày tùy thuộc vào độ lớn của bàu nước, lượng cá trong bàu và tình hình của cuộc vui Kết thúc lễ hội ở địa điểm này, người dân lại tiếp tục di chuyển đến địa điểm khác như đã định để tiếp tục lễ hội Sau khoảng một tháng, lễ hội mới kết thúc trong toàn khu vực, mọi người lại bẳt tay vào mùa vụ sàn xuất mới Tùy vào phong tục của mỗi khu vực mà họ có cách tổ chức có những phần khác nhau, nhưng cơ bản đều tổ chức theo hình thức nói trên
Lễ hội là dịp để các gia đình của các sóc ấp khác gặp gỡ trao đổi tình cảm, là dịp để trai giá tìm hiểu, trao gởi tình yêu cho nhau và dịp để giao lưu vui vẻ sau những tháng ngày lao động mệt nhọc
Nhìn chung lễ hội truyền thống của người Xtiêng có một sổ đặc điểm cơ bản như: những iễ hội lớn thường có tổ chức nghi thức đâm trâu Đây là nghi lễ hiến sinh của cộng đồng giành cho thần linh - một nghi lễ không thể thiếu trong các lễ hội Họ dùng sáp ong làm nến để đốt khi cúng, không dùng nhang (hương) như các dân tộc khác Thời gian diễn ra phần lễ thường ngắn hơn nhiều so với phần hội thường kéo dài từ hai đến bảy ngày, hoạt động của phần hội chủ yếu là hoạt động giao lưu múa hát, biểu diễn nhạc cụ, không có các trò chơi dân gian như các lễ hội của các cư dân khác
Lễ hội truyền thống cùa người Xtiêng không chỉ đáp ứng nhu cầu thờ cúng tôn giáo tín ngưỡng của cộng đồng cư dân này mà còn là điều kiện để lưu truyền, bảo tồn các loại hình di sản văn hóa khác Đỏ là các nghề truyền thống, những phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật dân gian, ẩm tbực truyền thống Lễ hội cũng
là dịp để thể hiện những quy tắc ứng xử cộng đồng, mối quan hệ cộng đồng và là điều kiện để xây dựng khối đoàn kết cộng đồng
Do đặc điểm cư trú, phong tục tập quán và quá trình giao thoa văn hóa giữa người Xtiêng với các công đồng cư dân khác trong cùng khu vực, số lượng lễ hội nói trên có sự có sự khác nhau, cách tổ chức cũng có những điểm khác nhất định Chẳng hạn: Trong Lễ hội lập sóc mới, một số vùng tổ chức với nghi thức đơn giản, ngắn gọn nhưng có vùng tổ chức rất quy mô, trang trọng; tương tự, Lễ hội phá bàu chi có ở Bình Phước và chỉ có ở cư dân Xtiêng Bù Đek Theo các kết quả một thống kê khác, có đến 70% các sóc ấp trên địa bàn tỉnh Bình Phước có đầy đủ các
Trang 8LỄ HỘI TRUYỀN THỐ NG CỦA NGƯỜI XTIỂNG.
nghi lễ và lễ hội nói trên' Trong đó, một bộ phận còn lại ở Bình Phước, vùng Đồng Nai và Lâm Đồng, số lễ hội lễ hội truyền thống ít hơn về số lượng (chỉ có từ ba đến năn lễ hội tùy từng vùng Cách tổ chức lễ hội tùy vào mỗi địa phương, họ có những đặc điểm khác biệt nhất định Trong các địa phương ở Đông Nam Bộ, Bình Phước
là rơi có số lượng lễ hội phong phú hơn cả, mức độ bảo tồn và duy trì lễ hội cũng đưcc thực hiện khá tốt so với các địa phương khác
2 Tác động của quá trình hội nhập và phát triển đối vói lễ hội truyền thốig của ngưòi Xtiêng
Hội nhập là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển hiện nay của nhân loại Cùng với các cộng đồng cư dân khác, người Xtiêng cũng chịu những tác động cùa quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống xã hội của cộng đồng dân tộc Xtiêng Có thể thấy tác động của quá trình hội nhập và phát triển qua các lĩnh vực chủ yếu như: sự thay đổi về cơ cấu tổ chức sàn xuất, cơ cấu tổ chức xã hội, sự giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ với các cộng đồnỉ cư dân khác, sự du nhập của các loại hình văn hóa - tư tường, sự du nhập của các thành tựu khoa học kĩ thuật
Dưới tác động của quá trình hội nhập và phát triển, lễ hội truyền thống của ngiừi Xtiêng diễn ra theo hai hướng khác nhau: Một là tác động làm mai một và biếi dạng lễ hội truyền thống và hai là tác động làm cho lễ hội phát triển tốt hơn
2 ỉ Những tác động làm mai một và biển dọng lễ hội truyền thống
Đây là tác động phổ biến nhất, diễn ra nhanh và làm cho lễ hội truyền thống của người Xtiêng ngày càng bị mai một biến mất trong cộng đồng, ảnh hưởng đời
sổnỊ tinh thần và tâm linh cùa cộng đồng người Xtiêng Ở hướng tác động này có các iguyên nhân chính sau đây:
- Từ sự thay đổi về loại hình và cơ cẩu sản xuất: Trước đây, kinh tế truyền thốig cùa người Xtiêng là sản xuất nông nghiệp nương rẫy với cây trồng chủ đạo là lúa, một số cư dân vùng Bù Đek ở Bình Phước có thêm loại hình sản xuất nông nghệp lúa nước một vụ trong năm Cả hai loại hình có phương pháp canh tác thủ côn', phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên do đó năng suất thấp, hình thức tự túc tự cấp Sản phẩm làm ra chỉ để đáp ứng nhu cầu của gia đình nhưng hầu hết sản phẩn thu hoạch được thường vẫn không đáp ứng được nhu cầu cùa người dân và iHinđói giáp hạt thường xuyên diễn ra hằng năm Do đó để mong có được vụ mùa bội hu, người dân chỉ còn dựa vào niềm tin của thần linh, ông bà để cầu cầu mưa
1 Bio cáo khoa học "D ự án tổng điều tra di sàn văn hóa phi vật thể cùa người Xtiêng Bình Plước”, năm 2010.
3 85
Trang 9VIỀT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỬ TU
thuận gió hòa, cây trồng tốt tươi Từ đó, trong quá trình canh tác họ phải tiến hành các nghi lễ, lễ hội vòng đời cây trồng đổ cầu xin thần linh, ông bà giúp dờ cho họ có những vụ mùa bội thu, đồng thời phải tiến hành các nghi lễ và lễ hội tạ ơn sau khi thu hoạch Đây chính là nguồn gốc của các loại hình lễ hội vòng đời cây trồng và tồn tại hàng nhiều đời nay trong đời sống tinh thần cùa người Xtiêng
Hiện nay, hình thức canh tác nương rẫy với cây trồng chính là cây lúa, đặc biệt
là nương rẫy hầu như không còn tồn tại Thay vào đỏ là các loại cây công nghiệp dài ngày như: Tiêu, cà phê, điều, cao su Các loại cây trồng này mang lại nguồn thu khá lớn cho người dân, cuộc sổng của họ ngày càng ổn định hơn Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu kinh tế này đã làm mất đi đổi tượng để tổ chức các lễ hội liên quan đén cây trồng chủ đạo là lúa, dẫn đến việc nhiều lễ hội bị mai một dàn trong cộng đồng, trong đó tiêu biểu là Lễ hội cầu mưa, Lễ hội mừng lúa mới Theo khảo sát của Bảo tàng tỉnh Bình Phước trong dự án tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể của người Xtiêng tiến hành năm 2010, trong 150 địa điểm dược khảo sát thì chỉ có khoảng 10 địa điểm còn duy trì Lễ hội mừng lúa mới, nhưng hình thức và quy trình lỗ hội đã thay đổi đáng kể, mục đích giải trí là chính1 Mức độ tổ chức cũng không được thường xuyên, có nơi từ bổn đến 6 năm mới tổ chức một lần, chỉ có thôn Thiện Cư
xã thiện Hưng huyện Bù Đổp tỉnh Bình Phước là duy trì Lễ hội mừng lúa mới hằng năm nhưng cũng chi tổ chức tượng trưng, không có nghi lễ hiến sinh - Đâm trâu do không có kinh phí
- Thay đổi cơ cấu cư dân và tổ chức cộng đồng xã hội: Sự phát triển mạnh cùa các thành phần cư dân đà phá vỡ các cấu trúc xã hội truyền thống Quy mô cư trú nhỏ và đơn tộc - chỉ một cộng đồng cư trú với khoảng vài chục hộ trong một phạm
vi nhất định, nhỏ đã không còn, thay vào đó là sự phát triển và cộng cư của nhiều cộng đồng cư dân trong một địa bàn Sự phát triển này gây ra sự xáo trộn lớn trong đời sổng sinh hoạt hằng ngày của người dân, làm thay đổi phần nào tâm lý, tình cảm của người dân Những cảm giác e ngại, những cảm giác lúng túng và cả sự tự vệ dân tộc góp đã làm hạn chế việc duy trì và tổ chức lễ hội một cách thường xuyên
Sự phát triển nhanh của dân cư, tổ chức xã hội cũne đã làm thay đổi và biến mất không gian thiêng của người Xtiêng Trước dây, trong một phạm vi nhất dịnh chỉ có hoạt động của người Xtièng, ngoài không gian cư trú, canh tác, một số không gian khác như: Suối, thác tự nhiên, rừng cây, bàu nước tự nhiên thường là không gian thiêng cùa cộng đồng, nơi phát sinh hoặc tổ chức nhiều lễ hội truyền thống cùa
họ Khi các cộng đồng cư dân khác cùng đến canh tác, sinh sống, các khônc gian
1 Chu Phạm Minh Hằng (2009), “ Vai trò cùa người phụ nữ Xticng trong quan hệ xã hội (trường hợp ờ thôn Thiện Cư, xã Thiện 1 lưng, tinh Bình Phước)”
Trang 10LỄ HỘI TR U YỀN THỐNG CỦA NGƯỜI X TIÊ N G
thiêng của người Xtiêng đã bị xâm hại, thay đổi và biến mất dẫn đến sự mai một của
lễ hội Trong đó, tiêu biểu nhất là Lễ hội phá bàu, Lễ cúng Bà bóng, Lễ hội lập làng mới Theo thống kê chưa đầy đủ, Bình Phước trước đây có gần 30 bàu nước tự nhiên - là nơi diễn ra Lỗ hội phá bàu thì nay chỉ còn hai bàu nước (ở huyện Chơn Thành và Hớn Quản tỉnh Bình Phước) được chính quyền bảo vệ và khuyến khích người dân duy trì lễ hội hàng năm, các địa điểm khác đã được các cư dân tiến hành hoạt độne canh tác, Lễ cúng Bà hóng hiện nay cũng rất ít nơi duy trì, Lễ hội lập làng mới không còn địa điểm nào duy trì
- Sự xâm nhập và phát triển của các loại hình tôn giáo: trong suốt thời gian từ những năm 1990 trở lại đây, nhiều tôn giáo đă xâm nhập và phát triển mạnh vào các địa bàn cư trú của các cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung, người Xtiêng nói riêng Sự xâm nhập này có những tác động khác nhau đến sự tồn tại và phát triển của lễ hội truyền thống Những cư dân theo đạo Tin lành thường chỉ tin thờ vào Chúa, do nhận thức chưa thấu đáo, toàn diện, họ sẵn sàng loại bỏ đi những phong tục tập quán, lễ hội truyền thống mà họ cho đó là hủ tục, mê tín dẫn đến nhiều di sàn văn hóa liên quan bị hạn chế phát triển, bị mai một, trong đó có cả lễ hội truyền thống Ngược lại, những người theo đạo Thiên chúa thì chi bị can thiệp vừa phải vào đời sống tinh thần, tâm linh của người dân, nhiều nơi các Họ đạo còn khuyến khích người dân gìn giữ bảo tồn những giá trị di sản văn hóa của cộng đồng Do đó, hầu hết cộng đồng Xtiêng theo Thiên chúa giáo thì vẫn duy trì được các loại hình di sàn văn hóa truyền thống, trong đó có lễ hội Có những địa điểm, lễ hội truyền thống nhờ đó mà phát triển mạnh thêm như ờ thôn 6 xã Thống Nhất huyện Bù Đăng
là một ví dụ điển hình Tại đây, hằng năm cha xứ tổ chức nhiều cuộc thi về văn hóa văn nghệ truyền thống của người Xtiêng như: Hát dân ca, biểu diễn nhạc cụ Nhờ
đó, người dân nhận thức được giá trị và ý nghĩa của di sản văn hóa truyền thống, nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hóa của cộng đồng mình
- Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi tư duy và nhận thức của cộng đồng Niềm tin của người dân, từ việc tin các đấng siêu nhiên không có cơ sở khoa học, họ chuyển dần sang đặt niềm tin vào khoa học kĩ thuật Sự thay đổi này
đã có nhừng tác động đến lễ hội truyền thống của người Xtiêng Một sổ lễ hội đã không còn duy trì do tác của khoa học kĩ thuật, tiêu biểu nhất là Lễ hội cầu mưa, lễ cũng Bà bóng, lễ hội lập làng mới
Nhìn chung, các tác động nói trên mặc dù có những tác động làm mai một biến dạng lỗ hội trong cộng đồng cư dân Xtiêng nhưng đó là một sự thay đổi tất yếu và phù hợp với thời đại, với sự phát triển Khi một sự vật hiện tượng không còn phù hợp với điều kiện xã hội thì nó phải được thay đổi và thay thế Tác động này cũng mang những yếu tổ tích cực là góp phần lạm cho xã hội ngày càng phát triển hơn
3 8 7