1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

DSpace at VNU: Đấu tranh chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả - một biện pháp góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam

15 233 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 4,59 MB

Nội dung

DSpace at VNU: Đấu tranh chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả - một biện pháp góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập...

Trang 1

ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHAM

SAN XUAT, BUON BAN HANG GIA -

MOT BIEN PHAP GOP PHAN THUC DAY

QUA TRINH HOI NHAP VA PHAT TRIEN CUA VIET NAM

Trần Van Luyén*

I TINH HINH SAN XUAT, BUON BAN HANG GIA Ở VIỆT NAM: VAI NET VE LICH SU VA HIEN TAI

1 Nhận thức về hàng giả và sản xuất, buôn bán hàng giả

Theo nghị định số 140/HĐBT ngày 25-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất buôn bán hàng giả thì hàng giả

là sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống

như sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ trên thị trường hoặc sản phẩm hàng hoá không có giá trị đúng với

nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó

Hàng hoá có một trong có dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả:

- Hàng giả chất lượng hoặc công dụng;

- Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất

xứ hàng hoá;

- Giả về nhãn hàng hoá;

- Các ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả

Từ sự phân tích trên, chúng tôi rút ra khái niệm: Hang gid la hang hod

dược sẵn xuất một cácb bất bợp pbáp, có bìnb dáng uà đặc điểm giống một loại bàng thật Nó có giá trị va giá trị sĩ dụng bbông nồư bàng thật Cbính

vi nậy một loại bàng giả nào đó đều có tên Soi từ một loại bàng thật cộng thém chit “giả” Ví dụ: thuốc lá Vinataba giả, rượu Henessy giả, xi măng

Bim Son giả, nước mắm Phú Quốc giả, đô la giả

Trang 2

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÊU HỘI THẢO QUỐC TÊ LẦN THỨ HAI

Hàng giả có thể là giả một bộ phận của sản phẩm, cũng có thể là giả

toàn bộ một sản phẩm Ví dụ: nhông, xích Honda giả, lốp Sao vàng giả, xe Honda giả

2 Vài nét về sự ra đời và phát triển của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên thế giới và trong lịch sử Việt Nam

a Xã bột loài người sẽ trải qua năm bình thái kính tế xã bội: xã

hội cộng sản nguyên thuỷ; xã hội chiếm hữu nô lệ; xã hội phong kiến; xã

hội tư bản; xã hội cộng sản chủ nghĩa Xã hội tư bản chia làm hai giải đoạn, giai đoạn đầu là chủ nghĩa tư bản và giai đoạn cao là chủ nghĩa đế

quốc Xã hội cộng sản chủ nghĩa cũng chia làm hai giai đoạn là: Chủ nghĩa

xã hội và chủ nghĩa cộng sản văn minh Thời đại ngày nay các nước trên

thế giới phổ biến là phát triển theo hình thức chủ nghĩa tư bản, một số nước đã tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn phát triển cao của

chủ nghĩa tư bản Một số nước đang trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong đó có Việt Nam

Hàng giả là một phạm trù kinh tế xuất hiện sau khi có phạm trù san xuất hàng hoá Hàng giả gắn liền với nền sản xuất hàng hoá hình thành

và phát triển và mang tính lịch sử Nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển của hàng giả gắn liền với lịch sử phát triển sản xuất hàng hoá của xã hội loài người

Thời kỳ xã hội cộng sản nguyên thuỷ: loài người sống thành bẩy dan,

ăn hang ở lỗ, chủ yếu săn bắn, hái lượm nên chưa có khái niệm sản xuất hàng hoá, vì vậy cũng chưa xuất hiện khái niệm hàng giả

Thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ: xã hội loài người phân chia thành các

bộ lạc, các tộc người sống chủ yếu vẫn là săn bắn và hái lượm nhưng ở

mức cao hơn của xã hội công sản nguyên thuỷ Con người đã biết tìm kiếm

và dự trữ thức ăn, tạo ra những công cụ thô sơ để tự bảo vệ mình và thuận

lợi trong quá trình tìm kiếm thức ăn Con người trở thành loại hàng hoá đặc biệt đầu tiên để trao đổi, mua bán Theo các tài liệu lịch sử phản ánh trong giai đoạn này chưa hình thành xã hội sản xuất hàng hoá mà chủ yếu với hình thức tự túc tự cấp hoặc trao đổi trực tiếp vật đổi vật, vì vậy chưa

xuất hiện sản xuất hàng giả Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ cùng với sự phát triển kéo dài trong lịch sử xuất hiện sự mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa chủ nô và nô lệ Do kinh tế suy sụp nhiều chủ nô đã trả tự

do cho nô lệ, đem ruộng đất chia thành từng mảnh nhỏ giao cho những người lao động tự do canh tác và nộp một số nghĩa vụ cho chủ đất nên năng suất lao động tăng lên đã tạo cơ sở cho hình thành phương thức sản

xuất phong kiến

Thời kỳ xã hội phong kiến, xã hội loài người bước sang một giai đoạn

mới - giai đoạn ra đời phát triển của nên sản xuất hàng hoá Giai đoạn đầu

320.

Trang 3

AU TRANH CHONG TOI PHAM SAN XUAT, BUON BAN HANG GIA - MOT SO BIEN PHAP

đo trình độ ắn xuất lạc hậu, hàng hoá được sản xuất theo hình thức tự túc

tự cấp, sau đó xuất hiện sự trao đổi hàng hoá trực tiếp: hàng đổi hàng Quá trình phân công lao động xã hội đã xuất hiện nhiều trung tâm

kinh tế, thành thị, hình thành thợ thủ công và thương nhân tổ chức ra phường hội, hội buôn Cùng với sự ra đời của tiền và các hội buôn đã tạo

tiền dé, co sé cho việc sản xuất, buôn bán hàng giả nhưng ở tính chất đơn giản chủ yếu là bắt chước, làm theo các sản phẩm hàng hoá được ưa chuộng Đó là những hàng hoá phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống

người dân về ăn mặc, đồ trang sức, đồ dùng gia đình, công cụ lao động,

thuốc chữa bệnh v.v Hành vi làm hàng giả trong thời kỳ này bị phong tục tập quán và dư luận xã hội lên án, phê phán, bằng các lệ làng điều

chỉnh như tẩy chay, đuổi khỏi làng; cô lập không giao tiếp; không cho trao đổi mua bán Trong thời kỳ này cũng đã hình thành những thiết chế, những quy ước đầu tiên đấu tranh với những hàng vi sản xuất, buôn bán

hàng giả Tiếp theo đó là các đạo luật của các nà nước phong kiến quy

định xử lý đối với tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả Do mâu thuẫn

giữa lực lượng sản xuất đang phát triển mạnh với quan hệ sản xuất phong kiến đang kìm hãm sự phát triển đã thai nghén một hình thái kinh tế xã

hội mới ra đời, đó là xã hội tư bản

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo cho bộ mặt thế giới đổi thay toàn diện và sâu sắc, với sức sản xuất một năm bằng cả trăm năm

của thời phong kiến Tuy nhiên, nó cũng xuất hiện hàng giả hết sức tỉnh

vi và đa dạng

Có thể khái quát lịch sử phát triển hàng giả đã trải qua ba thế hệ

Hàng giả thế bệ thứ nhất có các đặc điểm sau:

Vật liệu tầm thường;

Chất lượng thấp;

Giá rẻ;

Thường có xuất xứ từ châu Á hoặc Bắc Phi;

Được bán ở các góc phố;

Những người mua hàng thường dễ nhận biết sản phẩm là hàng giả Hàng giả thế bệ thứ bai:

- Hàng giả cao cấp như kim loại quý, đá quý;

- Được bán dưới hình thức sản phẩm được sao chép hoàn hảo;

- Công chúng và những người bán lẻ đều bị lừa;

- Được chào bán tại các quây hàng nhỏ và thông qua các kênh tiêu thụ chuyên nghiệp kèm theo hàng lậu (kể cả Internet)

Trang 4

VIET NAM HOC - KY YEU HOI THAO Qudc TE LAN THỨ HAI

- Chủ yếu xuất xứ từ châu Âu;

- Những người làm hàng giả là những nhà công nghiệp giầu có

Hàng giả thế bệ thứ ba, hàng giả trên Internet phải có những đặc

điểm sau:

- Nặc danh và phá vỡ tất cả các rào cản vật lý

- Intetrnet giúp cho những người làm hàng giả có thể chào bán hàng giả một cách thoải mái

- Những người sản xuất hàng giả không còn bị giới hạn trong những

ngõ hẻm và các góc phố mà đã tiếp cận với thế giới 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần

Ngày nay, tìm ra mạng lưới làm hàng giả có nghĩa là không chỉ phải tìm ra mạng lưới vật lý mà còn phải tìm ra mạng máy tính

b Sơ lược bàng giả trong lịcb sử Việt Nam

Nước ta cũng trải qua các hình thái kinh tế chung của xã hội loài

người, chỉ khác biệt là nước ta chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Quá trình

hình thành và phát triển nên sản xuất hàng hoá cũng đã kéo theo sự ra

đời của hàng giả

Trong xã hội phong kiến, khi xuất hiện hàng giả, thời kỳ đầu đã hình

thành những quy ước không thành văn như tập quán, dư luận, lệ làng bắt

vạ những người sản suất, buôn bán hàng giả Cùng với sự phát triển của

nên sản xuất hàng hoá đã ra đời chữ viết và hình thành những đạo luật đầu tiên quy định về việc chống sản xuất, buôn bán hàng giả Chẳng hạn như trong Quốc triểu hình luật (Luật hình triểu Lê), Bộ luật thành văn sớm nhất ở Việt Nam dưới triều Lê Thánh Tông (1472-1497) gồm 13 chương 722 điều trong đó có 2 điểu quy định về tội làm hàng giả, cụ thể:

- Điều 191 {Điều 95] Những người làm đồ khí dụng giả dối, và vải lụa

ngắn hẹp đem bán, thì bị tội suy đánh 50 roi, biếm một tư, hàng hóa phải sung công Quan giám đương và người đứng đầu không xem xét cố ý cho thợ làm hàng giả dối thì bị phạt tiên hoặc biếm, bãi chức, tiền phạt thưởng cho người cáo giác; lại theo việc nặng nhẹ mà định phạt, nếu làm về việc

công thì tội thêm một bậc”

- Điều 192 [Điều 96] Những người coi chợ và người lính thợ thấy trong chợ có người làm đồ vật giả dối hay phá huỷ tiền đồng mà tha thứ không

bắt trình quan, thì bị tội biếm hoặc phạt Người ăn hối lộ dung túng việc

đó thì tội cũng giống như chính phạm”),

Theo Luật An Nam (thời Pháp thuộc), Điều 177 quy định:

322

Trang 5

AU TRANH CHONG TOI PHAM SAN XUAT, BUGN BAN HANG GIA - MOT SO BIEN PHAP

“Người nào bán vàng bạc, châu báu và những hóa vật khác mà lấy của xấu hay của giả đánh lừa người mua, phải giam từ 3 tháng đến 1 năm và

bị phạt từ 20 đồng đến 1000 đồng” (Thư vụ Bắc kỳ 1917)

Luật hình sự của chính quyền Sài Gòn trước đây cũng có quy định về

hàng giả

Ngày 16 tháng 01 năm 1959 chính quyển Sài Gòn ban hành Bộ hình

luật Trong Bộ luật này đã nêu khái niệm hàng giả là gian lận tạo ra những hàng hóa giống như hàng thật lừa gạt người tiêu dùng Chế tạo gian lận

hay mạo hóa khác với làm hàng giả nhãn hiệu Thí dụ: chế tạo nước mắm,

đã quy định rõ ràng: Nước mắm phải làm bằng chất cá Hạng nhất 13 gam chất đạm/1 lít Nếu dùng muối và những chất khác chất cá nấu lên rồi gọi

là nước mắm đến khi phân chất có thể ghép vào tội mạo hóa trừng phạt theo luật số 14-59 ngày 11 tháng 6 năm 1959 Còn như nhà sản xuất nào trình tòa công thức chế tạo hóa phẩm của mình thì có quyền chế tạo thứ

hàng ấy với một nhãn hiệu đã lựa chọn và trình tòa Nếu có người khác

bắt chước nhãn hiệu ấy là phạm tội làm hàng giả nhãn hiệu, phạm Luật

số 13-57 ngày 1 tháng 8 năm 1957

Bị xuy đồng tội mạo hóa nếu người nào tàng trữ, chuyên chở, trưng bày

để bán hay bán hàng hóa giả mạo mà không chỉ cho biết tên và địa chỉ của nhà sản xuất, người bán hàng hoặc người gửi

3 Pháp luật quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả từ khi thành lập

nước Việt Nam dân chủ công hoà đến nay

Pháp luật là công cụ quan trọng để Nhà nước tổ chức quản lý xã hội,

nhất là khi xây dựng một chế độ xã hội mới Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân với dấu mốc Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng

9 năm 1945, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản quy phạm

pháp luật Nhiều lĩnh vực chưa kịp xây dựng văn bản pháp luật, nhưng

do yêu cầu quản lý xã hội, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng

hoà đã ban hành Sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945 giữ tạm thời các

ật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam Bộ cho đến khi ban hành những bộ

luật pháp duy nhất cho toàn quốc Sắc lệnh quy định: “Œbo đến kbi ban

bành những bộ luật pháp duy nhất cbo toàn cõi nước Việt Nam, các luật

lệ biện bành ở Bắc, Trung, Nam Bộ uẫn tạm thời giữ nguyên n!bư cũ, nếu

những luật lệ ấy bbông trái uới những điều thay đổi ấn định trong sắc lệnhb này"“?, Tiếp đó, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí minh đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để

tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu chống tội phạm, bảo vệ chính quyển non trẻ Trong quá trình phát triển kinh tế, Nhà nước ta cũng xây dựng và

hoàn thiện pháp luật hình sự trong đó có vấn để đấu tranh chống hàng

giả, đã bạn hành các văn bản pháp luật như:

Trang 6

VIỆT NAM HỌC - KY YEU HOI THAO QUOC TE LAN THU HAI

- Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh

hàng giả năm 1981, quy định hành vi làm hàng giả và xác định những chế

tài nghiêm khắc đối với các tội phạm này

- Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam được thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985 có hiệu lực từ 01 tháng

01 năm 1986, trong đó có tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 167

- Ngày 21 tháng 12 năm 1999 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam thông qua Bộ luật hình sự mới, thay thế Bộ luật hình sự năm 1985 trong đó có 6 điều quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi sản xuất

buôn bán hàng giả:

Điều 156 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả;

Điều 157 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm,

thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

Điều 158 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc thú y, thuốc bảo

vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi;

Điều 164 Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả;

Điều 171 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

Điều 180 Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả;

Điều 181 Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ

có giá giả khác

- Ngoài ra các văn bản dưới luật như:

Điều 21 Nghị định 140/HĐBT, Thông tư số 10/TTLT đã quy định khái niệm và các dấu hiệu của hàng giả

Tóm lại, hành vi sản xuất buôn bán hàng giả xuất hiện cùng với

nền sản xuất hàng hoá Để đấu tranh ngăn chặn các hàng vi sản

xuất buôn bán hàng giả, các nhà nước ở các chế độ khác nhau đã có những văn bản páp luật để đấu tranh, ngặn chặn hoạt động này Ở nước ta, quy định pháp luật về tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả hiện nay đã tương đối đầy đủ, làm căn cứ để xác định hành vi phạm tội và xử lý với tội phạm này Tuy nhiên, các dấu hiệu của hàng giả

chưa được quy định đây đủ, chính xác, gây nhầm lẫn với một số hành

vị vi phạm khác như xâm phạm sở hữu công nghiệp, hàng kém chất

lượng, làm cho việc điều tra xử lý đối với loại tội phạm này còn gặp

nhiều khó khăn

324

Trang 7

ĐẦU TRANH CHONG Tol PHAM SAN XUAT, BUON BAN HANG GIA - MOT SO BIEN PHAP

4 Tình hình tội phạm sản xuất, buôn ban hang giả ở nước ta hiện nay

Bảng 1: Kết quả công tác xét xử sơ thẩm các vụ án sản xuất,

buôn bán hàng giả trong 8 năm (1995 — 2002)

Vụ | Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo | Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo

1995 195 352 2 2 152 276 41 74

1996 187 319 2 5 167 287 18 27

1997 131 237 ° 0 122 215 9 22

1998 133 286 1 124 264 8 20

1999 111 214 0 0 98 169 13 45

2000 88 175 2 81 148 5 25

2002 30 51 1 2 29 48 0

Tổng| 913| 1689 8 13 811| 1462

Theo bảng 1 trong 8 năm qua, tổng số các vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là 913 vụ gồm 1689 bị cáo cần phải xét xử Như vậy trung bình mỗi vụ có gần 2 bị cáo Điều này chưa phản ánh đúng thực tiễn phạm tội

sản xuất, buôn bán hàng giả bởi vì thông thường tội phạm sản xuất, buôn

bán hàng giả thường hoạt động có tổ chức theo nhóm rất hiếm khi chỉ một đối tượng phạm tội độc lập Đó là quá trình từ khâu sản xuất cho đến việc vận chuyển, bán buôn, bán lẻ Điều này phản ánh hoạt động điều tra chưa

mở rộng để phát hiện bắt giữ các đối tượng đồng phạm trong vụ án

Theo thống kê trên số vụ phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả qua các năm giảm mạnh, chỉ riêng năm 1998 có tăng chút ít so với năm 1997 (tăng 1,52 số vụ và tăng 2,07% số bị cáo) Nhưng những năm sau đó tiếp tục giảm Nếu lấy số vụ án trong năm 1995 là 100% thì năm 2002 giảm 84,61% số vụ và 85,51% số bị cáo Như vậy trung bình trong 8 năm qua mỗi năm giảm 10,58% số vụ và 10,69% số bị cáo phạm tội sản xuất, buôn

bán hàng giả

Số vụ án phải đình chỉ xét xử trong 8 năm qua có 8 vụ, 13 bị cáo, trung bình mỗi năm 1 vụ Các vụ phải đình chỉ xét xử có thể do bị cáo bị chết, bệnh tâm thần hoặc mất tích Có 3 năm không phải đình chỉ xét xử một

vụ nào là năm 1996, 1999, 2001

Số vụ đã xét xử trong 8 năm qua là 811 vụ gồm 1462 bị cáo Trung bình mỗi vụ 1,8 bị cáo

Trang 8

VIET NAM HOC - KY YEU HOI THAO QUOC TE LẦN THỨ HAI

Theo phân tích trên, trong 8 năm qua chỉ có 2 năm 1996 va năm 1998

là tăng cả về số vụ và số bị cáo so với năm trước, 6 năm còn lại giảm liên tục và càng về những năm gân đây tỷ lệ giảm càng cao hơn

Số vụ án còn lại chưa xét xử chỉ 3 năm có số lượng nhiều trong năm

1995 là 41 vụ, năm 1996 là 18 vụ, năm 1999 là 13 vụ Riêng 2 năm gần

đây năm 2001 và 2002 toà án các cấp đã tiến hành xét xử hết không để

vụ nào tồn đọng

Bảng 2: Phân tích mức án các bị cáo bị xét xử về tội phạm sản xuất,

buôn bán hàng giả trong 8 năm (1995 — 2002)

Năm | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | Tổng

Hình thức xử lý

Tổng số bị cáo đã xét xử | 276| 287| 215| 264| 169| 148 55 48 1462

Miễn trách nhiệm hình sự 2 1 3

Tù từ 7 năm trở xuống 176| 168| 120| 152 98 77 27 19 847

năm

năm

năm

Trong 8 năm qua có 3 bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc

miễn hình phạt; 4 bị cáo có hình phạt cảnh cáo Điều đó phản ánh hình thức cảnh cáo ít khi được áp dụng đối với tội phạm sản xuất, buôn bán

hàng giả Tuy nhiên, một vấn đề đáng lưu ý là hình thức phạt tiền cũng hiếm khi được áp dụng Trong 8 năm qua chỉ có 3 bị cáo bị áp dụng hình phạt chính là phạt tiền Đây là vấn dé còn bất cập trong quá trình

xét xử, bởi vì tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả với động cơ mục

đích là trục lợi cá nhân Vì vậy, cần phải đánh mạnh vào phần thu nhập bất hợp pháp bằng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính thì mục

đích trừng phạt và giáo dục chung có tác dụng to lớn hơn, nhất là chúng

ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN

Trong 8 năm qua, hình thức cải tạo không giam giữ chỉ áp dụng đối với 2 bị cáo, trong khi đó án treo lại áp dụng quá nhiều 547 bị cáo/1462 32ó

Trang 9

ĐẦU TRANH CHONG TOI PHAM SAN XUAT, BUON BAN HANG GIA - MOT SO BIEN PHAP

bị cáo, chiếm 37,41% Đây là một tỷ lệ quá cao, phản ảnh tình trạng

áp dụng tràn lan hình thức xử lý này Điều này làm hạn chế tác dụng phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả

Số lượng án treo đã có xu hướng giảm dần qua các năm, nhưng về tỷ

lệ so với tổng số các bị cáo đã bị xét xử thì lại không giảm Chẳng hạn năm 1995, tỷ lệ án treo chiếm 34,42%; năm 1996 chiếm 39,72%; năm

1997 chiếm 36,28%; năm 1998 chiếm 37,88; năm 1999 chiếm 39,05%;

năm 2000 chiếm 32,43%; năm 2001 chiếm 38,18%; năm 2002 chiếm 53,08% Điều này thể hiện chưa có sự điều chỉnh của cơ quan xét xử

trong quá trình giải quyết loại án này đối với các trường hợp cho hưởng

án treo

Mức hình phạt tù từ 7 năm trở xuống chiếm tỷ lệ trung bình trong 8 năm là 44,72% Đây là hình thức xử lý chiếm tỷ lệ cao nhất

Mức án từ trên 7 năm đến 10 năm chiếm tỷ lệ trung bình là 2,60% Trong đó năm 1998 (chiếm 3,4%) và năm 2000 (chiếm 7,43%) là tăng cao hơn so với các năm khác Mặc dù năm 2002 chỉ có 4 bị cáo có mức án là

từ trên 7 năm đến 10 năm tù nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng,

số bị cáo đã xét xử trong năm (chiếm 8.3%)

Mức án từ trên 10 năm đến 15 năm chiếm tỷ lệ 0,75%, trong đó chỉ có

năm 2000 là tăng đột biến (chiếm 6,08%) Nam 1995, 1996, 1998, 1999, 2002

không có bị cáo nào có mức án này

Mức án tù từ trên 15 năm đến 20 năm và tù chung thân trong 8 năm qua mỗi loại chỉ có 2 bị cáo

Mức án tử hình chỉ có 1 bị cáo đó là Nguyễn Thành Lợi sản xuất hàng

giả bị toà án thành phố Hồ Chí Minh xét xử ngày 28 tháng 3 năm 2000

Bảng 3: Phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo đã xét xử

Tổng số bị | CBCNV và đẳng viên |Tái phạm| Dân Người | Người

Năm | cáo đã xét xử |Cán |Cán bộ|Đảng | hoặc tái | tộc ít | Nữ |18 -30| chưa | nước

1996 287 l3 5 7 17| 38 27

1997 215 22 4 29 41 1

1998 264 6 1 3 30 49 1

2000 148 9 2 4| 22 11 1

2001 55 2 1 9 16 1

2002 48 3 6 12

Trang 10

VIỆT NAM HỌC - KY YEU HOI THAO Quéc TE LẦN THỨ HAI

Trong 8 năm qua, tổng số bị cáo đã xét xử là 1462 bị cáo, trong đó có

2 năm là năm 1996 và năm 1998 tăng so với năm trước (năm 1996 tăng

3,98%; năm 1998 tăng 22,79%)

Trong tổng số các bị cáo đã bị xét xử thì số bị cáo là cán bộ công nhân

viên chức 107 bị cáo, chiếm 7,32% và đảng viên có 11 bị cáo chiếm 0,75% Như vậy số người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là đẳng viên chiếm

tỷ lệ thấp Đặc biệt là từ năm 2000 đến năm 2002 chưa phát hiện đẳng viên nào phạm tội này Điều này thể hiện công tác giáo dục quản lý đảng

viên của các tổ chức cơ sở đảng đạt kết quả tốt, không để đảng viên phạm

tội trong lĩnh vực này

Số tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm chiếm 2,05% Năm 1995 chiếm

4,35%; năm 1996 chiếm 2,44%; năm 1997 chiếm 1,86%; năm 1998 chiếm 1,14%; năm 2000 chiếm 1,35%; năm 2001 chiếm 3,64% Năm 1999 và năm

2002 không phát hiện trường hợp nào tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm

Số người thuộc dân tộc ít người phạm tội này chiếm 1,64% Trong đó chỉ có năm 1996 chiếm tỷ lệ cao: 5,92% Năm 1997, 1998, 2002 không phát

hiện trường hợp nào phạm tội này

Số phạm tội là nữ bình quân trong 8 năm qua chiếm 15,87% và tỷ lệ

tăng, giảm không đều qua các năm

Số người tuổi từ 18 đến 30 chiếm 18,40%

Người chưa thành niên phạm tội này chiếm 1,10%

Đặc biệt chưa phát hiện người nước ngoài nào phạm tội sản xuất, buôn

bán hàng giả bị truy tố theo pháp luật Việt Nam

Một số vụ sản xuất buôn bán hàng giả điển hình:

Sản xuất nước hoa giả của các hãng nước hoa nổi tiếng trên thế giới đưa ra nước ngoài để tiêu thụ như cơ sở sản xuất nước hoa Thành Nam Tháng 8/1998, phòng Cảnh sát kinh tế CA thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm

tra 4 cơ sở sản xuất của anh em Nam đã phát hiện 1044 thùng nước hoa thành phẩm, 1ố kg nước hoa bán thành phẩm, 272 kg hương liệu, 230 kg

và 15.050 chiếc vỏ thùng, vỏ hộp nước hoa, 234 kg vỏ lọ đựng nước hoa

các loại Ngoài ra, tổ kiểm tra còn niêm phong tạm giữ 789 thùng nước hoa

các loại của các cơ sở này đã tập kết tại kho của Công ty xuất nhập khẩu

mây tre (BAROTEX) ở 415B đường Cách mạng tháng Tám phường 13 quận

Tân Bình để chờ xuất khẩu đi Philipin Toàn bộ số nước hoa này đều mang nhãn hiệu và kiểu dáng các loại nước hoa của các hãng nước hoa nổi tiếng trên thế giới như: Escada, Cober, Kiss, Tatiana, Nivaricel, Christian, Dior,

Gior color, Rochas, Princess, Tresor Avon, Diana, Jazz, Fidgi, Miside, Aramis,

Madona, Picasso, Chloe, Mirosiasa, Queens Theo kết luận giám định của

sở Khoa học công nghệ và môi trường TP.Hồ Chí Minh thì hầu hết các loại

328

Ngày đăng: 30/10/2017, 00:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4. Tình hình tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả ở nước ta hiện nay - DSpace at VNU: Đấu tranh chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả - một biện pháp góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam
4. Tình hình tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả ở nước ta hiện nay (Trang 7)
áp dụng tràn lan hình thức xử lý này. Điều này làm hạn chế tác dụng phòng  ngừa,  đấu  tranh  chống  tội  phạm  sản  xuất,  buôn  bán  hàng  giả - DSpace at VNU: Đấu tranh chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả - một biện pháp góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam
p dụng tràn lan hình thức xử lý này. Điều này làm hạn chế tác dụng phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w