Phân tích môi trường bên trong...27 2.2.3 Phân tích hoạt động Marketing của sản phẩm gạo tại Công Ty Lương Thực Tiền Giang...29 a... Chính vì những tầm quan trọng đó nên nhóm đã chọn đề
Trang 1MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Bố cục đề tài 2
B.PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING 4
1.1 Khái niệm, vai trò, chức năng và ý nghĩa của Marketing 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Vai trò 4
1.1.3 Chức năng 5
1.2 Marketing Mix ( Marketing tổng hợp) 5
1.2.1 Khái niệm 5
1.2.2 Các thành phần của Marketing - Mix 5
1.3 Phân tích môi trường Marketing 8
1.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài 8
1.3.2 Phân tích môi trường bên trong 11
1.4 Ma trận SWOT 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING 14
CỦA SẢN PHẨM GẠO TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG 14
2.1 Giới thiệu sơ lược về Công Ty Lương Thực Tiền Giang 14
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 14
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty lương thực Tiền Giang 17
2.1.3 Thành tích công ty từ năm 2014 đến năm 2016 17
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động Marketing của sản phẩm gạo tại công ty lương thực Tiền Giang 19
2.2.1 Phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu 19
Trang 22.2.2 Phân tích môi trường hoạt động Marketing của Công Ty Lương Thực
Tiền Giang 21
a Phân tích môi trường bên ngoài 21
b Phân tích môi trường bên trong 27
2.2.3 Phân tích hoạt động Marketing của sản phẩm gạo tại Công Ty Lương Thực Tiền Giang 29
a Chiến lược sản phẩm 29
b Chiến lược giá 32
c Chiến lược phân phối 34
d Chiến lược xúc tiến 35
2.3 Đánh giá về hoạt động Marketing của sản phẩm gạo tại công ty lương thực Tiền Giang 38
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA SẢN PHẨM GẠO TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG 41
3.1 Định hướng phát triển của công ty 41
3.2 Giải pháp marketing 42
3.2.1 Giải pháp về chiến lược sản phẩm 42
3.2.2 Giải pháp về giá 45
3.3.3 Giải pháp về phân phối 47
3.3.4 Giải pháp về xúc tiến 48
C.PHẦN KẾT LUẬN 52
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 3A.PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tìm kiếm các cơ hội thị trường là một trong những điều kiệnsống còn của các doanh nghiệp kinh doanh Nhưng từ trước đến nay, hầu hết cáccông ty chưa có sự phân tích, đánh giá một cách hệ thống để đề ra chiến lượccạnh tranh cho sự phát triển lâu dài, mọi quyết định kinh doanh được đưa ra phụthuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài Vì thế, Marketing ngày càng trở nên quantrọng đối với doanh nghiệp, nó góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp,đem đến cho doanh nghiệp sự năng động, linh hoạt trong kinh doanh
Công ty lương thực Tiền Giang (TIGIFOOD) là một trong những doanhnghiệp chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng lương thực, nhiều năm qua đã xuấtkhẩu sang rất nhiều nước trên thế giới cũng như tiêu thụ nội địa Chính trongđiều kiện đó, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là làm sao để vượt lên chiếm ưuthế trên thị trường
Dân số nước ta khoảng 93 triệu người Đây là một lượng nhu cầu rất lớn
mà hiện tại nguồn cung gạo trong nước chưa đáp ứng đủ Bên cạnh đó do chấtlượng cuộc sống được nâng cao, xu hướng giảm khẩu phần gạo trong bữa ănhàng ngày là phổ biến nên người tiêu dùng thường lựa chọn các loại gạo đảmbảo chất lượng, có thương hiệu phục vụ cho bữa ăn Qua đó, cho thấy thị trườnggạo nội địa là một thị trường đầy tiềm năng, có khả năng khai thác đem lại lợiích cao Nhận thấy tiềm năng của thị trường gạo nội địa, Công ty Lương ThựcTiền Giang có định hướng khai thác thị trường trong nước nhằm tận dụng cơ hộikinh doanh và từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh gạo của công ty Đểxâm nhập thị trường nội địa, TIGIFOOD cần có những kế hoạch cụ thể, hợp lý,từng bước thực hiện để hoàn thành mục tiêu Để phát triển thị trường nội địa vớiqui mô rộng lớn, trước tiên phải xây dựng nền tảng vững chắc là thị trường tỉnh
Trang 4nhà Thành công ở thị trường này sẽ là đòn bẩy để công ty mở rộng thị trườngsang những nơi khác.
Chính vì những tầm quan trọng đó nên nhóm đã chọn đề tài: “Phân tích hoạt động Marketing của sản phẩm gạo tại Công ty Lương thực Tiền Giang” nhằm đi sâu nghiên cứu tình hình hoạt động sản phẩm gạo, phân tích
những vấn đề cơ bản còn tồn tại mà Công ty chưa khắc phục và những cơ hộichưa tiếp cận sao cho hiệu quả nhất và đề xuất một số phương hướng phát triểnthị sản phẩm gạo của Công ty trong thời gian tới
2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích môi trường hoạt động Maketing của công ty
Phân tích thực trạng hoạt động Marketing của sản phẩm gạo tại Công tyLương thực Tiền Giang thời gian
Đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing của sảnphẩm gạo tại Công ty lương thực Tiền Giang
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin từ tài liệu của Công tylương thực Tiền Giang trong năm 2014-2016 đồng thời tham khảo các tài liệukhác có liên quan như: sách, báo, internet,
Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá, phântích một số chỉ tiêu cơ bản làm cơ sở đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quảhoạt động Marketing
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Công ty lương thực Tiền Giang kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhaunhưng đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động Marketing của sản phẩm gạo
Thời gian nghiên cứu: trong giai đoạn từ năm 2014-2016
Không gian nghiên cứu: Nội bộ Công ty Lương thực Tiền Giang và các xínghiệp, cửa hàng trực thuộc
5 Bố cục đề tài
Trang 5Ngoài phần mở đầu và luận thì đề tài được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về Marketing
Chương 2 Thực trạng hoạt động Marketing của sản phẩm gạo tại Công
ty lương thực Tiền Giang
Chương 3 Biện pháp hoàn thiện hoạt động marketing của sản phẩm gạotại Công ty Lương thực Tiền Giang
Trang 6B.PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
1.1 Khái niệm, vai trò, chức năng và ý nghĩa của Marketing
1.1.1 Khái niệm
Theo Phillip Kotler, marketing là những hoạt động của con người hướngvào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông quaquá trình trao đổi
Viện Marketing Anh quốc cho rằng marketing là quá trình tổ chức vàquản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua củangười tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất vàđưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho doanh nghiệpthu được lợi nhuận tối đa
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, marketing là một quá trình lập kếhoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợkinh doanh của của hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động traođổi nhằm thoả mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân
1.1.2 Vai trò
Marketing hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, nhờ đó mà các quyết định đề ra trong sản xuất kinhdoanh có khoa học
Marketing giúp các doanh nghiệp nhận được đầy đủ thông tin phản hồi từphía khách hàng để kịp thời bổ sung, cải tiến, nâng cao đặc tính sử dụng của sảnphẩm, giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh;nghiên cứu thị trường, tìm mọi biện pháp để thỏa mãn tối đa nhu cầu của kháchhàng, tăng khả năng cạnh tranh
Trang 7Tóm lại, Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường Đảm bảo cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu vàước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinhdoanh.
1.1.3 Chức năng
Chức năng thỏa mãn tốt nhu cầu tiêu dùng của xã hội: đây là chức năng
cơ bản nhất của hoạt động Marketing
Chức năng tăng cường tiêu thụ sản phẩm: giúp đẩy mạnh quá trình tiêuthụ sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng cường cạnh tranh
Chức năng tăng cường khả năng thích ứng và khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp với thị trường: giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng lạc hậu vàtrì trệ trong kinh doanh, gia tăng sức sống và khả năng cạnh tranh trên thị trườngcủa doanh nghiệp
Chức năng tăng cường hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằmthỏa mãn nhu cầu của xã hội và thị trường để thỏa mãn cho nhu cầu của chínhbản thân doanh nghiệp
1.2 Marketing Mix ( Marketing tổng hợp)
1.2.1 Khái niệm
Marketing mix là một công cụ kinh doanh được sử dụng trong marketing
và bởi các chuyên gia marketing Marketing Mix thường rất quan trọng khiquyết định một sản phẩm hoặc thương hiệu, và thường đồng nghĩa với 4P :product (sản phẩm), price (giá cả), place (phân phối) và promotion (xúc tiếnthương mại)
1.2.2 Các thành phần của Marketing - Mix
a Chiến lược sản phẩm ( Product)
Một sản phẩm được xem như là một món hàng để thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng Nó là một hàng hóa hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình Mỗi sản
Trang 8phẩm có một vòng đời sống bao gồm các giai đoạn : giai đoạn tăng trưởng, giaiđoạn trưởng thành và giai đoạn suy thoái
Các nhà tiếp thị cũng phải xem xét hỗn hợp sản phẩm (product mix) để cóthể mở rộng danh mục sản phẩm hiện tại bằng cách tăng độ sâu của một dòngsản phẩm hoặc tăng số lượng các dòng sản phẩm Các nhà tiếp thị nên xem xétlàm thế nào để định vị sản phẩm, làm thế nào để khai thác thương hiệu, làm thếnào để khai thác nguồn tài nguyên của công ty và làm thế nào để định hình mộthỗn hợp sản phẩm để mỗi sản phẩm bổ sung cho nhau Các nhà tiếp thị cũngphải xem xét các chiến lược phát triển sản phẩm
b Chiến lược giá cả ( Price)
Giá cả là số tiền khách hàng trả cho sản phẩm Giá cả rất quan trọng vì nó
sẽ quyết định lợi nhuận và sau đó là sự sống còn của công ty Điều chỉnh giá cótác động sâu sắc đến các chiến lược marketing, và tùy thuộc vào độ co giãn giácủa sản phẩm, thường nó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như doanh số
Khi thiết lập một mức giá, các nhà tiếp thị phải nhận thức được giá trị sảnphẩm khách hàng cảm nhận được Ba chiến lược giá cơ bản là: giá hớt váng thịtrường, giá thâm nhập thị trường, và giá trung lập “Reference value” (nơi ngườitiêu dùng tham khảo đến giá cả của các sản phẩm cạnh tranh) và “Differentialvalue” (quan điểm của người tiêu dùng về các thuộc tính của sản phẩm này sovới các thuộc tính của các sản phẩm khác) phải được đưa vào tính toán
c Chiến lược phân phối
Phân phối là một tiến trình mà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay ngườitiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng thông qua các phối thức phân phốitrung gian
Cấu trúc kênh:
+ Cấu trúc kênh phân phối theo chiều dọc:
Kênh phân phối trực tiếp: một thành viên đóng vai trò sở hữu, các thành
viên khác trực thuộc thành viên này về toàn diện
Trang 9Kênh phân phối hợp đồng: các thành viên độc lập lẫn nhau, thừa nhận sự
phụ thuộc dựa vào hợp đồng ký kết
Kênh phân phối có quản lý: không có sự phụ thuộc rõ ràng, mối quan hệ
dựa vào sức mạnh quản lý, điều phối của một thành viên có tiềm năng
+ Cấu trúc kênh phân phối theo chiều ngang:
Cấu trúc chiều ngang do hai hoặc nhiều doanh nghiệp họp lại với nhau đểthực hiện nhiệm vụ phân phối
+ Cấu trúc kênh phân phối đa kênh
Doanh nghiệp sử dụng song song hai hoặc nhiều hệ thống phân phối khácnhau, nhằm bao quát được thị trường, hướng đến khách hàng mục tiêu tốt nhất
Việc lựa chọn cấu trúc kênh tối ưu phải đạt được các yêu cầu sau:
o Yêu cầu về độ bao phủ thị trường
o Yêu cầu về mức độ kiểm soát kênh: các doanh nghiệp luôn muốn cóthể kiểm soát được các cấp trung gian càng nhiều càng tốt
o Yêu cầu về tối thiểu hóa chi phí phân phối
o Yêu cầu về tính linh hoạt của kênh
d Chiến lược xúc tiến ( Promotion )
Promotion (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng) là tất cả cácphương pháp truyền thông một nhà tiếp thị có thể sử dụng để cung cấp thông tin
về sản phẩm cho các bên khác nhau về sản phẩm bao gồm các yếu tố:
+ Quảng cáo là việc sử dụng các phượng tiện thông tin đại chúng đểtruyền đạt tin tức về chất lượng hay ưu điểm của sản phẩm đến khách hàng
+ Khuyến mãi là những khích lệ ngắn hạn để khuyến khích việc mua mộtsản phẩm vật chất hay một dịch vụ
+ Tuyên truyền và quan hệ công chúng là những hoạt động tuyên truyền,đưa có tin tức có ý nghĩa để xây dựng và bảo vệ danh tiếng của sản phẩm, công
ty trước công chúng
Trang 10+ Bánh hàng cá nhân là sự giao tiếp trực tiếp giữa nhân viên bán hàng vớikhách hàng để trình bày giới thiệu và bán sản phẩm.
+ Marketing trực tiếp là việc sử dụng điện thoại, thư điện tử và nhữngcông cụ tiếp xúc khác để giao tiếp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
1.3 Phân tích môi trường Marketing
1.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài
a Môi trường vĩ mô
Yếu tố tự nhiên:
Tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Về cơ bảnthường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt lànhững doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sảnxuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch Để chủđộng đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên,các doanh nghiệp phải tínhđến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báocủa bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn
Yếu tố kinh tế(Economical):
Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế,sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái tất cả các yếu
tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả nhữngthách thức với doanh nghiệp Để đảm bảo thành công của hoạt động doanhnghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dựbáo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứngtrong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh,giảm thiểu nguy cơ và đe dọa
Yếu tố kỹ thuật - công nghệ(Technological):
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp Các yếu tốcông nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật
Trang 11liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứngdụng Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng cácthành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơnnhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Tuy vậy, nó cũngmang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu giảm năng lực cạnh tranh nếu doanhnghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
Yếu tố văn hóa - xã hội(Social - cultural):
Có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của mộtdoanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằmnhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra Mỗi một sự thay đổi của các lựclượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đimột ngành kinh doanh
Yếu tố chính trị(Political) - pháp luật(Legal):
Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị cácnhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp Sự ổnđịnh về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn củacác nhà đầu tư.Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinhdoanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan
hệ quốc tế Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp,cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn pháttriển
b Môi trường vi mô
Trang 12Thị trường người tiêu dùng gồm những cá nhân và gia đình mua hàng hóa
và dịch vụ để tiêu dùng cho chính họ
Thị trường doanh nghiệp sản xuất, bao gồm những tổ chức mua hàng hóa
và dịch vụ cho công việc sản xuất của họ để kiếm lời, hoặc để hoàn thành cácmục tiêu khác
Thị trường người bán lại gồm những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ Thị trường chính quyền và các tổ chức phi lợi nhuận gồm có các cơ quanNhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hóa và dịch vụ để tạo các dịch
vụ công ích hoặc để chuyển nhượng những hàng hóa và dịch vụ này cho nhữngngười cần đến chúng
Thị trường quốc tế là những người mua ở nước ngoài gồm người tiêudùng, người sản xuất, người bán lại, các cơ quan Nhà nước ở nước ngoài
Các đối thủ cạnh tranh
Phân tích cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng và là cơ sởcủa hoạch định chiến lược Khi phân tích cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác
định: ai là đối thủ cạnh tranh chủ yếu? Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là gì?
Đặc điểm thị trường cạnh tranh (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh có độcquyền )
Quan điểm để hiểu được thực chất của cạnh tranh là tìm cách phân tíchđối thủ trong mối quan hệ với khách hàng Người bán cần biết được quan điểmcủa khách hàng về nhu cầu, ước muốn, đặc tính của sản phẩm và nhiều điềukhác nữa trong sự giới hạn về khả năng mua sắm của họ
Các nhà cung cấp
Nhà cung cấp là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vậtliệu cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và các đối thủ cạnhtranh
Trang 13Để quyết định mua các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp cần xác định rõ đặcđiểm của chúng, tìm kiếm nguồn cung cấp, chất lượng và lựa chọn nhà cung cấptốt nhất về chất lượng, uy tín giao hàng, độ tin cậy và đảm bảo giá hạ.
Những biến đổi trong môi trường cung cấp có thể tác động quan trọng đếnhoạt động Marketing của doanh nghiệp Các nhà quản trị Marketing cần theo dõicác thay đổi về giá cả của những cơ sở cung cấp chính yếu của mình
Các trung gian Marketing
Các trung gian Marketing là những cơ sở kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệptrong việc cổ động, bán hàng và giao hàng của doanh nghiệp đến tận tay ngườitiêu dùng Họ bao gồm :
Các trung gian phân phối sản phẩm: các nhà buôn ( bán sỉ và lẻ ), đại lý,môi giới Doanh nghiệp cần phân tích đặc điểm và tình hình hoạt động của cáctrung gian để có chính sách thích hợp nhằm thiết lập và duy trì các quan hệ tíchcực, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể có các phản ứng cần thiết nhằm điềuchỉnh, thay đổi chính sách phân phối sản phẩm thích hợp với các thay đổi tronghoạt động của các giới trung gian
Công chúng
Doanh nghiệp không chỉ cần phải hiểu các đối thủ và tìm cách cạnh tranhthành công với họ để đáp ứng đòi hỏi của thị trường mục tiêu, mà còn phải nhậnthức hàng loạt các vấn đề về lợi ích công cộng liên quan đến công chúng
Một giới công chúng (publics) là bất kỳ nhóm người nào có liên quanthực sự hay tiềm tàng, hoặc có tác động đến khả năng của một tổ chức trongviệc thành đạt các mục tiêu của tổ chức ấy
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các kế hoạch marketing đối với các giới côngchúng cũng như đối với các thị trường người tiêu dùng
1.3.2 Phân tích môi trường bên trong
Marketing
Trang 14Marketing có thể được mô tả như một quá trình xác định, dự báo, thiết lập
và thõa mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hay dịchvụ
Phân tích khách hàng: Là việc nghiên cứu và đánh giá nhu cầu, mong
muốn của người tiêu thụ, phân tích các thông tin về khách hàng, đánh giá cácchiến lược định vị thị trường, phát triển các bảng mô tả về người tiêu dùng vàquyết định các chiến lược phân khúc thị trường tối ưu nhất
Mua hàng: Có nghĩa là đạt được các nguồn lực cần thiết để sản xuất và
bán sản phẩm hay dịch vụ Hoạt động mua hàng bao gồm đánh giá các nhà cungcấp có khả năng thay thế, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất, thỏa thuận các điềukiện có thể chấp nhận với nhà cung cấp là một chiến lược cần được lựa chọnkhi các nhà cung cấp không đáng tin tưởng, đưa ra các mức giá cao hay không
có khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
Bán hàng: Việc thực hiện chiến lược thành công thường phụ thuộc vào
khả năng bán sản phẩm hay dịch vụ nào đó của doanh nghiệp Bán hàng baogồm nhiều hoạt động Marketing, chẳng hạn như quảng cáo, kích thích bán hàng,quảng cáo đại chúng, bán hàng cho cá nhân người tiêu thụ, quản lý lực lượngbán hàng, quan hệ với khách hàng vá các nhà phân phối
Hoạch định dịch vụ và sản phẩm: bao gồm các hoạt động khảo sát thị
trường, định vị nhãn hiệu và sản phẩm, bảo hành, đóng gói, xác định các sảnphẩm có khả năng thay thế, đặc trưng của sản phẩm, hình dáng của sản phẩm,chất lượng sản phẩm, loại bỏ những sản phẩm đã lỗi thời và cung cấp dịch vụcho khách hàng
Trang 15lập ngân sách vốn được sử dụng để ra các quyết định về phân bổ các nguồn lực
ở cấp doanh nghiệp
Nhân sự
Hoạt động nhân sự tập trung vào việc quản lý con người hay nguồn nhânlực bao gồm: quản lý tiền lương, thưởng, phúc lợi, tuyển dụng, đào tạo và táiđào tạo, bố trí, sa thải nhân công, quản lý các quan hệ lao động, khuyến khíchtạo điều kiện làm việc công bằng, phát triển chuyên môn, nghiên cứu con người,công tác quần chúng, chính sách quy chế về kỷ luật lao động, đình công, bãicông,
1.4 Ma trận SWOT
Ma trận SWOT đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ màdoanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp Kỹ thuậtphân tích SWOT là công cụ quan trọng trong việc tổng hợp kết quả nghiên cứumôi trường và đề ra chiến lược
W/T: khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ hiện nay?
Trang 16Bước 3: đưa ra kết hợp giữa bốn yếu tố S+W+O+T nhằm tạo ra sự cộnghưởng giữa bốn yếu tố để hình thành một chiến lược mà qua đó giúp doanhnghiệp sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội, lấp dần những yếu kém
và giảm bớt nguy cơ
Bước 4: tổng hợp và xem xét lại các chiến lược Phân nhỏ chiến lược vàphối hợp các chiến lược thành một hệ thống có tính hỗ trợ cho nhau
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING
CỦA SẢN PHẨM GẠO TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG
2.1 Giới thiệu sơ lược về Công Ty Lương Thực Tiền Giang
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Lương thực Tiền Giang (Tiengiang Food Company – TIGIFOOD)
là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1984 và trở thành đầu mối xuấtkhẩu gạo của Việt Nam từ năm 1989 Hiện nay, công ty là hội viên của Hiệp hộiLương thực Việt Nam, và là một trong 10 doanh nghiệp đứng đầu xuất khẩu gạocủa Tổng công ty Lương thực miền Nam
Trong quá trình hoạt động và phát triển đến nay, công ty Lương thực TiềnGiang được hình thành tổng hợp từ nhiều đơn vị khác nhau như: Công ty Kinhdoanh lương thực, Xí nghiệp Xay xát chế biến lương thực, Công ty Vật tư nôngnghiệp Tiền Giang, Công ty Lương thực TP Mỹ Tho, Công ty Lương thực Chợgạo, Xí nghiệp cơ khí xây lắp lương thực Tiền Giang
Ngày 02/10/1992, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ra quyết định số785/QĐ.UB, thành lập doanh nghiệp Nhà nước công ty Lương thực Tiền Giang vớichức năng là đầu mối kinh doanh, chế biến lương thực xuất khẩu và nội tiêu; nhập
Trang 17khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất nôngnghiệp và phát triển nông thôn
Từ năm 1992 đến nay, nhiệm vụ của công ty Lương thực Tiền Giang đối vớitỉnh nhà không thay đổi Đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và cơ chế thị trường theođịnh hướng Xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, ngày 24/05/1995, Thủ tướng chínhphủ ban hành Quyết định số 311-TTG về việc thành lập Tổng công ty Lương thựcmiền Nam Công ty chuyển thành đơn vị thành viên của Tổng công ty Lương thựcmiền Nam theo Quyết định tiếp nhận 043/TCT/TCLĐ-QĐ ngày 25/11/1995
Ngày 04/05/1996, căn cứ Quyết định số 007/QĐ-HĐQT của Hội đồng quảntrị Tổng công ty Lương thực miền Nam, công ty Lương thực Tiền Giang là mộtdoanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Lương thực miềnNam Theo quyết định số 139/QĐ/BNN/ĐMDN từ ngày 01/07/2006, công ty thayđổi pháp nhân hoạt động, trở thành đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công tyLương thực miền Nam
Ngày 24/03/2008, Hội đồng quản trị Tổng công ty Lương thực miền Nam raquyết định số 59/QĐ-HĐQT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động củacông ty Lương thực Tiền Giang
Tên doanh nghiệp: Công ty Lương thực Tiền Giang
Tên giao dịch: TIGIFOOD (Tien Giang Food Company)
Trụ sở chính: 256 Khu phố 2, phường 10, TP Mỹ Tho, Tiền Giang
Tổng giám đốc: Nguyễn Quốc Trực
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên, vốn 100% nhànước
Trang 18 Quá trình phát triển:
Giai đoạn 1986 – 1993
Trong thời gian đầu ( 1986-1993) do mới bắt đầu làm công tác xuất khẩu,trình độ chuyên môn còn yếu, chưa có kinh nghiệm và chưa tìm được những kháchhàng lớn, những tập đoàn chuyên doanh lúa gạo nên công ty chưa đạt được mụctiêu xuất khẩu tieu thụ lúa, hàng hóa cho nông dân và nhập khẩu vật tư hàng hóaphục vụ cho sản xuất và đời sống
Giai đoạn 1993 đến nay
Sau nhiều năm theo đuổi và kịp thích nghi với cơ chế thị trường, sang
1994-1995 công tác xuất nhập khẩu được củng cố tạo được uy tính trên thươngtrường,tạo được những bước phát triển nhảy vọt cho những năm tiếp theo Năm
1996 Công ty Lương thực Tiền giang là thành viên của Tổng Công ty Lương thựcMiền Nam Được sự hổ trợ của Tổng Công ty, lãnh đạo các cấp các ban ngành, các
cơ quan hữu quan Công ty Lương Thực Tiền Giang đã có bước tiến lớn trong côngtác kinh doanh nhất là về xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiểu nướctrên thế giới như: Nga, Châu Phi, Indonesia tìm được những khách hàng mới,những tập đoàn chuyên doanh lúa gạo
Cuối năm 1996, công ty đã thành lập xí nghiệp sản xuất bao bì nhằm phục
vụ cho việc đóng gói gạo xuất khẩu và phân bón đóng gọi tại Việt Nam, vừa tăngthêm việc làm cho người lao động, vừa thuận lợi cho việc đóng gói
Năm 2003, công ty đa dạng hóa sản phẩm bằng việc khánh thành xí nghiệpnước giải khát Suối Xanh, chuyên sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai
Vài năm sau tiếp tục khánh thành Trung tâm nông sản Phú Cường, Xínghiệp bánh tráng xuất khẩu
Trang 192.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty lương thực Tiền Giang
Trang 21- Được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tặng Bằng khen đã có thành tíchtrong hoạt động xuất khẩu trong 3 năm 2011 – 2013 (Quyết định số 887/QĐ-UBND ngày 14/4/2014).
- Sản phẩm của Công ty Lương thực Tiền Giang được người tiêu dùng bìnhchọn danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2014”
- Công ty Lương thực Tiền Giang tiếp tục được UBND tỉnh Tiền Giang táicông nhận doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” năm 2014(Quyết định số 184/QĐ-UBND ngày 21/01/2015)
- Được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đã có thành tích trong việcnâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, áp dụng hiệu quả mô hình, hệ thống quản
lý tiên tiến, đóng góp tích cực cho phong trào năng suất, chất lượng của Việt Nam(Quyết định số 765/QĐ-TTg ngày 06/5/2016)
Trang 222.2 Phân tích thực trạng hoạt động Marketing của sản phẩm gạo tại công ty lương thực Tiền Giang
2.2.1 Phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị hiếu tiêu dùng gạo rất khác nhau ở từng vùng, từng quốc gia trên thếgiới Vì vậy, việc phân khúc thị trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp có nhữnggiải pháp Marketing hiệu quả đáp ứng kịp thời nhu cầu của từng thị trường mụctiêu
Theo địa lí
Thị trường nước ngoài: bao gồm các thị trường truyền thống nhưMalaysia, Indonesia, Singapore, Philippines Ngoài ra, công ty đã tích cực mởrộng thị trường sang Nam Phi, Ai Cập, NewZealand, Úc, Ba Lan, Thụy Sĩ, BồĐào Nha…
Thị trường trong nước: đồng bằng Sông Cửu Long, thành phố Hồ ChíMinh, các tỉnh Miền Trung và kể cả Miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng)
Theo hành vi mua hàng của khách hàng
Khách hàng thường là những siêu thị, các doanh nghiệp và những ngườitiêu dùng trực tiếp Đặc điểm hành vi mua hàng của các nhóm khách hàng:
Các siêu thị, cửa hàng
TIGIFOOD phân phối qua nhiều cửa hàng, siêu thị trên khắp đất nước,đơn đặt hàng và thời gian đặt hàng qua các lần gần như ổn định, vì đây là đốitượng mua đi bán lại nên rất quan tâm đến giá cả và các dịch vụ hỗ trợ bán hàng.Khi tạo độ uy tín trong giao dịch thì có thể hợp tác rất bền vững
Yêu cầu của khách hàng này: sản phẩm của công ty phải đa dạng vềchủng loại và giá cả, chất lượng ổn định, phải thực hiện giao các chứng từ vàgiao hàng đúng hạn, chính xác và nhanh chóng, đồng thời phải có dịch vụ hỗ trợcàng tốt bán hàng tốt
Các doanh nghiệp
Trang 23Các doanh nghiệp không thường mua gạo đóng gói, chỉ tiêu thụ chủ yếuvào các dịp lễ, tết…với số lượng cũng tương đối nhiều, chủ yếu để tặng cho cáccán bộ, công nhân viên và gia đình trong các dịp đó Đối tượng này thường muahàng dựa vào uy tín, thương hiệu của sản phẩm trên thi trường và tính thuận tiệnkhi mua hàng.
Người tiêu dùng
Đối tượng khách hàng là người tiêu dùng mà công ty hướng tới là nhữngcán bộ, công nhân viên chức, những người có thu nhập cao Những người nàythường có nhu cầu sử dụng gạo chất lượng cao, chất lượng sản phẩm và tínhthuận tiện mua là yếu tố chủ yếu để họ quyết định mua hàng
Với năng lực có hạn trong cùng một lúc công ty không thể đáp ứng nhucầu của tất cả mọi người mua, vì vậy công ty phải lựa chọn những khúc thịtrường hấp dẫn, phù hợp với năng lực và khả năng cung ứng của mình để có thểphục vụ một cách tốt hơn nhu cầu của thị trường
Khách hàng mục tiêu
Đối tượng khách hàng mục tiêu mà công ty quan tâm là những người cóthu nhập cao (3 triệu/tháng trở lên), công nhân, viên chức làm việc ở văn phòng.Những khách hàng này có đặc điểm là thành công trong công việc, đảm đangtrong gia đình, muốn chăm sóc và quan tâm đến sức khỏe của gia đình nhưng lạikhông có nhiều thời gian Do đó, khi chọn mua các hàng hóa, họ thường đến cácsiêu thị và các cửa hàng lớn để đảm bảo về chất lượng Quyết định mua hàngcủa họ quan tâm nhiều vào thương hiệu của sản phẩm, sau đó mới đến giá cả sảnphẩm
Đi sâu hơn nữa vào khách hàng mục tiêu thì những người phụ nữ có giađình, từ 25 đến 50 tuổi là đối tượng mà công ty cần phải quan tâm nhất, nhữngngười này chính là người trực tiếp đi mua gạo, đồng thời cũng là người chủ yếutạo ra quyết định mua hàng
Trang 24Bên cạnh đó, các nhà hàng, quán cơm hạng sang cũng là một trong đốitượng khách hàng mà công ty quan tâm Đây cũng là những khách hàng có tầngsuất mua lớn
2.2.2 Phân tích môi trường hoạt động Marketing của Công Ty Lương Thực Tiền Giang
a Phân tích môi trường bên ngoài
Môi trường vĩ mô
Về dân số:
Nước ta được xếp vào danh sách những nước có số dân đông trên thế giới.Theo tổng cục thống kê Việt Nam, tổng dân số trung bình năm 2016 của cả nướcước tính 92,70 triệu người, tăng 987,8 nghìn người, tương đương tăng 1,08% sovới năm 2015 Điều này cho thấy nhu cầu về lương thực trong nước là cao vàtăng dần qua các năm
Mặt khác, theo cục thống kê Tiền Giang, Tiền Giang có dân số khoảng1.716.086 người năm 2014 Theo kết quả điều tra lao động năm 2015, cơ cấudân số trong độ tuổi lao động có khoảng 1.245.455 người chiếm 70,36% tổngdân số
Về cơ bản, Tiền Giang là tỉnh nông nghiệp với 67% lao động nông nghiệp
và 84% dân số sống ở nông thôn, vốn là một tỉnh thuộc ĐBSCL với thế mạnh vềsản xuất nông nghiệp là chính
Điều này cho thấy TIGIFOOD tận dụng được nguồn nhân lực dồi dàotrong tỉnh, bên cạnh đó dân số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nhiều sẽ tạo
ra được nhiều sản phẩm giúp cho công ty có nguồn nguyên liệu lương thực dồidào
Theo thống kê dân số thế giới đến ngày 25/08/2016, thế giới hiện có 7,34
tỷ người, cho thấy nhu cầu về lương thực là rất cao, đó sẽ là cơ hội để công typhát triển ở thị trường nước ngoài
Về kinh tế:
Trang 25Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2016 tăng 5,5% Đây
là mức tăng trưởng cao và lý tưởng đối với tiềm năng phát triển thị trường nhất
là đối với sản phẩm tiêu dùng Việt Nam đang bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2016 ước tính là 2.200USD (xấp xỉ 50 triệu đồng), cao hơn thu nhập bình quân đầu người 45,7 triệu
đồng (tương đương 2.109 USD) năm 2015 Do thu nhập của người dân có xu
hướng ngày càng tăng nên đây là cơ hội để TIGIFOOD gia tăng sản xuất gạochất lượng cao để đáp ứng nhu cầu đang tăng cao của thị trường trong nướccũng như quốc tế
Về tự nhiên
Tiền Giang có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên … và là địa bànkinh tế trọng điểm phía Nam Tiền Giang có hai sông lớn chảy qua là sông Tiền,sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh rạch tương đối phong phú, rất thuận lợi choviệc vận chuyển, thông thương bằng phương tiện đường thủy cũng như đường
bộ và sử dụng nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Trang 26Đặc biệt Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặcđiểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nôngnghiệp
Về điều kiện đất đai thổ nhưỡng thì rất thuận lợi vì tỉnh Tiền Giang nóiriêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung hằng năm được phù sa bồi đắp.Đây được mệnh danh là vựa lúa cả nước Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh250.830,33 ha trong đó nhóm đất phù sa chiếm 55,49% diện tích tự nhiên Đây
là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp
Về chính trị pháp luật
Việt Nam được thế giới đánh giá là nước có tình hình chính trị ổn định và
là quốc gia an toàn tại khu vực Châu Á Việt Nam đã và đang tạo được mối quan
hệ hợp tác tốt với các nước trên thế giới Đây được xem là một lợi thế của nước
ta trong giai đoạn hiện nay và cũng là một thuận lợi lớn đối với TIGIFOOD
Nhà nước có nhiều chính sách, văn bản pháp luật ưu tiên cho các doanhnghiệp trong nước có điều kiện phát triển, nhất là những doanh nghiệp phục vụcho việc phát triển nông thôn Ví dụ như Quyết định Số: 63/2010/QĐ –TTgngày 15 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổnthất sau thu hoạch đối với nông sản Quyết định số 57/2010/QĐ-TTg ngày17/09/2010 về việc miễn tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp xây dựng khobãi chứa lúa gạo
Thủ tục hải quan được cải tiến, bỏ bớt các giai đoạn rườm rà tạo điều kiệncho hoạt động xuất khẩu được tiến hành nhanh chóng
Công ty Lương thực Tiền Giang đặc biệt quan tâm đến việc vận dụngpháp luật và sự tổng hợp từ thực tiễn kinh doanh để những có kiến nghị gópphần hoàn thiện pháp luật kinh doanh cũng như tạo sự an toàn cho hoạt độngcủa công ty
Về văn hóa xã hội:
Trang 27Truyền thống văn hóa trồng lúa nước ở Việt Nam nói chung và đồng bằngsông Cửu Long nói riêng đã có từ lâu đời, lương thực chủ yếu của người dân làgạo.
Việt Nam có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Những năm gần đây dotác động của quá trình hội nhập điều đó đã tác động đến hành vi tiêu dùng, muasắm của khách hàng: quan tâm đến thương hiệu, chất lượng, giá trị của sảnphẩm
Trình độ văn hóa của người Việt Nam ngày càng được nâng cao, người tiêucùng Việt Nam không những đòi hỏi sản phẩm phải có giá trị vật chất mà cònlớn hơn là giá trị phi vật chất Đây chính là yếu tố cần quan tâm khi xây dựngchiến lược phát triển của công ty
Về công nghệ
TIGIFOOD đã đầu tư mạnh mẽ, đổi mới thiết bị và công nghệ chế biếnvới nhiều trang thiết bị hiện đại như dây chuyền chế biến gạo SATAKE - NhậtBản, 4 phòng đóng gói chất lượng cao đạt chuẩn HACCP, hệ thống máy táchmàu điện tử, máy tách đá sạn, máy dò kim loại…
TIGIFOOD đã hoàn tất phương án đầu tư vùng nguyên liệu chất lượngcao - có kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) - nhằm đáp ứng nhucầu xuất khẩu gạo chất lượng cao sang các nước phát triển cùng với hệ thốngnhà máy chế biến và kho chứa được đầu tư bài bản Sự phát triển của công nghệsinh học đã nghiên cứu ra những giống lúa chất lượng cao, chịu được thời tiếtkhắc nghiệt được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng Công nghệtưới tiết kiệm, sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý đất và phòng trừ sâu bệnhhại, một số loại phân bón lá và chế phẩm điều hòa sinh trưởng…
Đặc biệt là việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa máy, thiết bịvào đồng ruộng và phương tiện lưu thông thu mua lúa đi đầu trong mô hình liênkết sản xuất - tiêu thụ theo mô hình “Cánh đồng lớn mở ra hướng đi cho liên kếtsản xuất tiêu thụ lúa sạch, gạo an toàn phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu
Trang 28Môi trường vi mô
Khách hàng
Là người sẽ tiêu thụ các sản phẩm của công ty Đây là yếu tố quyết định
để TIGIFOOD phát triển Chính vì vậy để đảm bảo “đầu ra” được thường xuyênthì Công ty đã chú trọng đến việc lựa chọn các mặt hàng, phương thức phục vụ,các hình thức thanh toán để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng mà mìnhđang phục vụ Khách hàng của TIGIFOOD rất đa dạng, không phân biệt giớitính, tuổi tác vì công ty chuyên sản xuất và kinh doanh gạo- một sản phẩm thiếtyếu trong đời sống của người dân
Mọi kế hoạch và hành động của TIGIFOOD phải tập trung phục vụ kháchhàng chu đáo, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng với chất lượngtốt nhất, và được thực hiện một cách trung thực nhằm giữ vững khách hàng hiện
có đồng thời phát triển khách hàng tiềm năng
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ trong nước:
Công ty xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX)
Angimex là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam với hơn
35 năm kinh nghiệm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lương thực
Điểm mạnh:
o Khả năng tài chính khá mạnh
o Hoạt động lâu năm trên thị trường
o Có hệ thống nhà máy và cửa hàng phân bố rộng rãi