Vì sao phải nghiên cứu ngân hàng và các định chế tài chính? Tại sao các trung gian tài chính lại đóng vai trò quan trọng như vậy trong việc đảm bảo sự vận hành trôi chảy của thị trường? Tại sao họ lại cấp tín dụng cho người này chứ không phải người khác? Tại sao họ thường soạn thảo các văn bản pháp lý phức tạp khi cho vay? Tại sao các doanh nghiệp bị điều hành chặt chẽ nhất trong nền kinh tế? Ngân hàng và các định chế tài chính khác quản lý tài sản và các khoản nợ của mình nhứ thế nào để kiếm được lợi nhuận? Họ làm gì để phát hiện và hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh? Đổi mới tài chính là gì và lý do gì dẫn đến những đổi mới tài chính đó? 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA MÔN HỌC 1.1.3. Vì sao phải nghiên cứu tiền tệ và chính sách tiền tệ Tiền là gì? Tiền ra đời như thế nào? Chức năng của tiền? Tiền được đưa ra lưu thông như thế nào? Lượng tiền trong lưu thông được kiểm soát như thế nào? 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA M
Trang 1LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Trang 2CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ
TIỀN TỆ
Trang 3“Chỉ cần khống chế được quyền phát hành tiền tệ của
một quốc gia, tôi sẽ không phụ thuộc vào bất cứ thứ pháp luật nào do ai đặt ra”
Mayer Rothschild
Trang 41.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA MÔN HỌC
1.1.1 Vì sao phải nghiên cứu thị trường tài chính
- Thị trường tài chính là gì?
- Tầm quan trọng của thị trường tài chính?
- Gồm những loại thị trường nào?
- Chủ thể nào tham gia thị trường?
- Gồm các loại hàng hoá gì?
- Giá cả của hàng hoá là gì? Biến động như thế nào?
Trang 51.1.2 Vì sao phải nghiên cứu ngân hàng và các định chế tài
Trang 61.1.3 Vì sao phải nghiên cứu tiền tệ và chính sách tiền tệ
- Tiền là gì?
- Tiền ra đời như thế nào?
- Chức năng của tiền?
- Tiền được đưa ra lưu thông như thế nào?
- Lượng tiền trong lưu thông được kiểm soát như thế nào?
1 SỰ CẦN THIẾT CỦA MÔN HỌC
Trang 71.2 TIỀN TỆ
1.2.1 Sự hình thành của tiền tệ
! Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn
liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá
- Hàng đổi hàng:
?????
Xã hội có sự mua bán rộng rãi không thể vượt qua được các cản trở quá lớn của hình thức trao đổi hiện vật
Trang 8! Tiền làm vật trung gian
Tiền tệ ra đời đã làm cho việc trao đổi hành hoá, dịch
vụ được dễ dàng, nhanh chóng hơn => thúc đẩy nền
kinh tế phát triển
Trang 9! Money vs Donkey?? (Anh)
! Rupee vs Rupa?? (Ấn độ)
! Steer (Hy Lạp)
! Đồng (Việt Nam)
Trang 10“Một khi chính phủ ỷ lại vào nguồn tiền vàng của một ngân hàng, các ngân hàng sẽ đóng vai trò nắm giữa cục diện của Chính phủ, bởi vì kẻ trao tiền bao giờ cũng có thế hơn kẻ nhận tiền Tiền bạc không có tổ quốc, các nhà hoạt động trong lĩnh vực tài chính không biết thế nào là yêu nước và sự cao thượng, mục đích duy nhất của họ đó là làm sao để nhanh chóng có được tiền lời”
Napoleon (1815)
Trang 111.2.2 Ý NGHĨA VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
1.2.2.1 Ý nghĩa của tiền tệ
Tiền, còn được gọi là cung tiền, được định nghĩa là
tất cả những thứ được chấp nhận rộng rãi trong việc thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ hoặc trong việc
hoàn trả các khoản nợ
Phân biệt “tiền” trong 3 mệnh đề sau:
! “Lạm phát tăng là do lượng tiền trong lưu thông
tăng quá nhiều”
! “Joe là người giàu có – anh ta có cực kỳ nhiều
tiền”
! “Sheila là một cô gái thông minh tuyệt vời, cô ta
có 1 việc làm tốt và kiếm được nhiều tiền”
Trang 121.2.2.2 Các chức năng của tiền tệ
Chức năng 1: Đơn vị đo lường giá trị
! Tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị, nghĩa là nó được dùng để đo lường giá trị các hàng hoá, dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi Tiền giúp cho mọi việc đều có thể được định lượng và đánh giá (đắt, rẻ),
từ GNP, thu nhập, thuế khoá, chi phí sản xuất, vay
nợ, trả nợ cho đến sở hữu…
! Tiền tệ đã trở thành phương tiện để biểu thị, đo lường giá trị của hàng hoá đem ra trao đổi Biểu thị bằng tiền của giá trị hàng hoá gọi là giá cả hàng hoá
Trang 13Bảng 1: Số lượng giá trong một nền kinh tế hiện vật ứng với số lượng giá trong nền kinh tế tiền tệ
" Yêu cầu: Tiền tệ bản thân nó phải có giá trị, phải được nhà nước chính thức định nghĩa theo những tiêu chuẩn nhất định và phải được dân chúng chấp nhận sử dụng
Trang 14Chức năng 2: Phương tiện trao đổi
! Tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi nó được dùng để mua bán hàng hoá, dịch vụ
! Ý nghĩa trung gian trao đổi nằm ở chỗ tiền không
là thứ mà mọi người thực sự cần, nhưng từ nó hoặc thông qua nó mọi người có được cái mà họ cần
Trang 15! Khắc phục những hạn chế của trao đổi hàng hoá trực tiếp, như:
# Hạn chế về nhu cầu trao đổi: chỉ có thể trao đổi giữa những người có nhu cầu phù hợp
# Hạn chế về thời gian: việc mua và bán 2 loại hàng hoá phải diễn ra đồng thời
loại hàng hoá phải diễn ra cùng địa điểm
# Tiết kiệm được các chi phí quá lớn: Trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp hàng hoá đổi trực tiếp hàng đổi hàng các chi phí giao dịch thường rất cao
Trang 16• Người có hàng bán lấy tiền, sau đó sẽ mua được hàng mà họ cần Bởi vậy, người ta coi tiền như thứ dầu mỡ bôi trơn, cho phép nền kinh tế hoạt động trôi chảy hơn, khuyến khích chuyên môn hoá và phân công lao động
" Yêu cầu: Đồng tiền phải được thừa nhận rộng rãi, lượng tiền tệ phải được cung cấp đủ
để đáp ứng nhu cầu trao đổi trong mọi hoạt động kinh tế, đồng thời hệ thống tiền tệ phải bao gồm nhiều mệnh giá để đáp ứng mọi quy mô giao dịch
Trang 17Chức năng 3: Phương tiện dự trữ về mặt giá trị
! Tiền tệ là phương tiện dự trữ giá trị nghĩa là nơi chứa sức mua hàng hoá trong một thời gian nhất định
thể tách thời gian từ lúc có thu nhập đến lúc tiêu dùng nó Chức năng này là quan trọng vì mọi người đều không muốn chi tiêu hết thu nhập của mình ngay khi nhận nó, mà dự trữ để sử dụng nó trong tương lai
" Yêu cầu: Khi cất trữ giá trị, tiền tệ phải giữ nguyên giá trị hay sức mua hàng hoá qua thời gian, nghĩa là giá trị của đồng tiền được cất trữ phải ổn định
Trang 18! Chức năng 4: Phương tiện thanh toán
Đây là chức năng gộp của 2 chức năng: trung gian trao đổi
và đơn vị tính toán Tuy nhiên, các nhà kinh tế học vẫn muốn tách nó riêng ra để phản ánh 1 tính chất điển hình của tiền: Tiền là phiếu nợ (trái phiếu)
- Con người đi làm => phục vụ xã hội như 1 khoản cho vay ứng trước => cuối kỳ nhận lương (tiền mặt – giấy nợ của nhà nước) tức là nhà nước thanh toán khoản nợ trên
- Mua hàng hoá => thanh toán => chuyển giấy nợ cho người khác
- Các loại tiền là phiếu nợ luôn luôn nằm vào 1 trong 3 trạng thái: (1) vay, cho vay; (2) nhận, trả; (3) cất giữ Dù
ở trạng thái nào, tiền cũng là giấy nợ và dứt khoát đến ngày phải quyết toán
Trang 19! Chức năng 5: Công cụ để điều tiết kinh tế
- Việc cung ứng tiền tệ gắn bó chặt chẽ cùng chiều với sản lượng quốc gia => các chính phủ
và NHTW sử dụng chính sách tiền tệ để điều tiết sức sản xuất, trao đổi, mức độ thất nghiệp và giá cả trong nền kinh tế
Trang 201.2.3 Quá trình phát triển của tiền
a Tiền tệ bằng hàng hoá
! Thông thường, những hàng hoá được sử dụng làm tiền
là những vật dụng quan trọng bậc nhất hay là những đặc sản quý hiếm của địa phương
Trang 21Loại hoá tệ Nước sử dụng
Răng cá voi Fiji
Hạt tiêu Quần đảo Sumatra (Indonesia) Đồng Ai cập, Việt Nam, Trung Quốc
Nô lệ Lục địa châu Phi
Một số loại hoá tệ trên thế giới
Trang 22! Tiêu chuẩn tối thiểu để 1 hàng hoá được dùng làm tiền:
- Phải có giá trị thực tế
- Dễ sử dụng trong tự nhiên
- Dễ vận chuyển, không quá cồng kềnh
- Có thể chia nhỏ đến bao nhiêu cũng được
- Tồn tại lâu dài, không hư hại
o Cùng với sự phân công lao động xã hội lớn lần thứ hai, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, vai trò tiền tệ chuyển dần sang các kim loại Cuối cùng thời kỳ này, vai trò tiền tệ đã được cố định ở vàng
Trang 23! Những ưu việt và hạn chế của tiền vàng:
-Tính đồng nhất của vàng rất
cao nên dễ phân chia mà
không làm ảnh hưởng đến giá
trị vốn có của nó
- Dễ mang theo, bởi vì một thể
tích nhỏ và trọng lượng nhỏ
của vàng có thể đại diện cho
giá trị một khối lượng hàng hoá
lớn
- Thuận tiện trong việc thực
hiện chức năng dự trữ giá trị
hành việc mua bán bình thường,
- Trong những giao dịch với giá trị lớn thì tiền vàng trở nên
cồng kềnh,mất an toàn,
- Để dùng một loại tiền tệ hàng hoá, xã hội phải cắt bớt các công dụng khác của hàng hoá
Trang 24- Việc đem theo tiền vàng đi giao dịch có biều bất tiện
>>> dùng chừng chỉ ngân hàng để giao dịch, sau đó thanh toán lại với nhau bằng tiền vàng tương ứng thông qua ngân hàng phát hành
- Qua thời gian, người ta cảm thấy chẳng cần thiết phải đến ngân hàng rút tiền vàng ra để thanh toán cho nhau làm gì, vì vậy những chứng chỉ này dần dần biến thành tiền giấy
Trang 25* Ở Mỹ:
- Thế kỷ 18, ở Mỹ thiếu hụt tiền kim loại trong thời gian dài và bất tiện trong việc sử dụng tiền hiện vật (1715, có >17 loại hoá tệ) >>> Chính phủ dùng loại tiền giấy có tên là Colonial Scrip – loại tiền chuẩn được pháp luật quy định thống nhất
- Loại tiền này không cần bất cứ khoản hiện vật vàng hay bạc nào đảm bảo mà chỉ là 1 loại phiếu tín dụng Chính phủ
Trang 26! Ở Việt Nam:
- Trước năm 1400: tiền đồng
- 1400, Hồ Quý Ly thu hồi hết tiền đồng để đúc súng, chống lại nhà Minh Đồng thời cho in tiền bằng giấy tốt và cưỡng chế nhân dân sử dụng
- 10 đồng: in hình rong biển, 30 đồng: in hình sóng nước, 1 tiền: in hình đám mây, 5 tiền: in hình con phượng, 1 quan:
in hình con rồng
- Ai không chấp nhận tiền hoặc làm giả tiền sẽ bị chém đầu
- 1407, nhà Hồ sụp đổ: lại quay lại tiền đồng
Trang 27$ Tính thuận tiện của tiền giấy trong việc làm phương tiện trao đổi hàng hoá Đó là:
! Dễ mang theo để làm phương tiện trao đổi hàng hoá, thanh toán nợ
! Thuận tiện khi thực hiện chức năng phương tiện dự trữ của cải dưới hình thức giá trị
! Bằng cách thay đổi các con số trên mặt đồng tiền, một lượng giá trị lớn hay nhỏ được biểu hiện
! Bằng chế độ độc quyền phát hành giấy bạc với những quy định nghiêm ngặt của Chính phủ, tiền giấy
có thể giữ được giá trị của nó
$ Xã hội chấp nhận sử dụng tiền giấy vì tiền giấy được luật định là phương tiện trao đổi, vì mọi người tin tưởng vào uy tín của cơ quan phát hành và vì những
ưu điểm của nó
Trang 28c Tiền ghi sổ (tiền qua ngân hàng)
! Tiền ghi sổ là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng (tiền gửi séc)
! Việc sử dụng đồng tiền ghi sổ được thực hiện bằng các bút toán ghi Nợ và Có trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng
Trang 29! Ưu việt và hạn chế của tiền ghi sổ
- Giảm bớt một cách đáng kể các
chi phí về lưu thông tiền mặt: in
tiền, bảo quản, vận chuyển, đếm,
đóng gói
- Nhanh chóng và thuận tiện cho
các chủ nhân tham gia thanh
toán qua ngân hàng
- Bảo đảm an toàn trong việc sử
dụng đồng tiền, hạn chế được
những hiện tượng tiêu cực
- Tạo điều kiện thuận lợi cho
Ngân hàng trung ương trong việc
quản lý và điều tiết lượng tiền
cung ứng
- Đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định
- Việc xử lý các chứng từ thanh toán và các chi phí khác ngày càng tốn kém
Trang 30d Tiền điện tử
! Tiền điện tử là tiền tệ tồn tại dưới hình thức điện tử (số hoá) do tiền trong các tài khoản ở ngân hàng được lưu trữ trong hệ thống máy tính của ngân hàng dưới hình thức điện tử
! SWIFT (Society for Worldwide International Financial Telecommunication): cho phép thực hiện các hoạt động thanh toán điện tử giữa các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư… không chỉ trong một quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế
! Ngoài dùng trong các hoạt động chuyển khoản, tiền điện
tử còn được sử dụng trực tiếp trong các giao dịch dưới các hình thức như thẻ thanh toán (ATM, Credit card, Debit card), tiền mặt điện tử (E-cash), séc điện tử (E-check)
Trang 31SWIFT
! SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế Đây là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT Phương châm hoạt động của hiệp hội là phục
vụ các ngân hàng chứ không phải lợi nhuận Lý do sử dụng SWIFT của các ngân hàng trên thế giới là dựa vào những ưu điểm của nó như:
- Nó là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn
- Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch
- Chi phí cho một điện giao dịch thấp
- Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới Đây là điểm chung của bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng với cộng đồng ngân hàng trên thế giới Như vậy khi tham gia vào hệ thống SWIFT, mỗi ngân hàng cần phải có một địa chỉ SWIFT cụ thể hay gọi là BIC ( Bank identifier Code).Thông qua địa chỉ này mà các ngân hàng có thể trao đổi nghiệp vụ TTQT và các dịch vụ khác do SWIFT cung cấp
Trang 36- Giảm chi phí giấy tờ
so với lưu thông tiền
mặt và séc
- Thiết lập hệ thống các máy tính, máy đọc hẻ, mạng truyền thông cần thiết rộng khắp, đầy đủ trên khắp đất nước
- Đảm bảo tính bảo mật, an ninh mạng cao nhất để tránh việc an trộm tiền qua mạng máy tính
- Giáo dục cơ bản về công nghệ thông tin cho toàn bộ người dân
Trang 37e Tiền ảo (digital currency)
- Khái niệm: Tiền ảo là phương tiện trao đổi dựa trên nền tảng internet, có đặc tính tương tự như các đồng tiền thực (tiền mặt, tiền xu…), nhưng cho phép giao dịch tức thời và chuyển giao
quyền sở hữu không biên giới
- Phân loại tiền ảo: có 2 loại
+ Tiền ảo dùng trong game online, mua những
sản phẩm ảo VD: Vcoin, tokens…
+ Tiền ảo có thể mua được những dịch vụ thật và
ảo VD: Bitcoin, onecoin, ilcoin…
Trang 38! Những điều cần biết về bitcoin
Trang 39- Đặc điểm:
+ Có thể trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối internet
+ Không cần thông qua 1 tổ chức tài chính trung gian nào + Hệ thống hoạt động dựa trên 1 giao thức mạng ngang hàng trên internet
+ Cung ứng tự động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình sẵn dựa trên thuật toán
+ Có mức giá thả nổi hoàn toàn, biến động tùy thuộc vào nhu cầu của các nhà đầu tư
Trang 40NHỮNG QUỐC GIA CHẤP NHẬN BITCOIN
Trang 41GIÁ CỦA BITCOIN SO VỚI USD
Trang 42! Video
Trang 431.2.4 Các chế độ tiền tệ
$ Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền
tệ của một quốc gia, được quy định bằng luật pháp Chế độ tiền tệ bao gồm các yếu tố:
! Bản vị tiền tệ: tức là cái gì được dùng làm cơ sở định giá đồng tiền quốc gia
! Đơn vị tiền tệ: mỗi quốc gia đều có đơn vị tiền tệ của riêng mình và được quy định bằng pháp luật
dụng để thực hiện mua bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc thanh toán các khoản nợ như tiền giấy, tiền đúc, tiền ghi sổ
Trang 44$ Các chế độ bản vị tiền tệ
được xác định bằng một trọng lượng cố định của hai kim loại, thường là vàng và bạc Ví dụ: năm 1792, 1 USD vàng bằng 1.603 gam vàng ròng; 1 USD bạc bằng 24,06 gam bạc ròng Do đó, trọng lượng 1 USD bạc bằng 15 lần trọng lượng 1 USD vàng Chế độ này từng được áp dụng ở Anh, Hoa Kỳ trước thế
kỷ 19
Trang 45! Chế độ bản vị tiền vàng: Đồng tiền của một nước được bảo đảm bằng một trọng lượng vàng nhất định theo quy định của pháp luật với những yêu cầu như Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng, tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đỏi ra vàng theo tỉ lệ đó, và tiền vàng được lưu thông không hạn chế Chế độ này được áp dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỉ XX
Trang 46! Chế độ bản vị vàng thỏi: Chế độ này cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không thành tiền, không lưu thông trong nền kinh tế mà chỉ dự trữ để làm phương tiện thanh toán quốc tế
và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định Chế độ này từng được áp dụng ở Anh năm 1925, ở Pháp năm 1928