Việc nghiên cứu sử dụng thức ăn công nghiệp TĂCN để nuôi cá Cá Thát Lát Còm Notopterus chitala là một vấn đề quan trọng, nhằm chủ động nguồn thức ăn, tăng nhanh diện tích cũngnhư sản lượ
Trang 1MỞ ĐẦU
Từ năm 2004 đến nay, giống cá Thát Lát (Notopterus) được sử dụng để chế
biến chả cá Nhờ tính thơm dai, ngọt béo vượt trội so với chả làm từ các loài cákhác mà chả cá Thát Lát Việt Nam ngày càng được ưa chuộng và đáp ứng đượcthị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước Nguồn cá Thát Lát nguyênliệu chủ yếu được khai thác tự nhiên ở các khu vực thuộc hệ thống sông CửuLong Sản lượng khai thác hàng năm liên tục giảm sút, không đáp ứng đủ nhucầu chế biến Vấn đề đặt ra là làm sao có đủ lượng cá phục vụ nhu cầu chế biến
mà không phải phụ thuộc vào sản lượng khai thác tự nhiên Do đó việc nuôi cá
Thát Lát thường (Notopterus notopterus) nói riêng, cũng như các loài trong họ Thát Lát Notopteridae nói chung, trong đó có cá thát lát còm (Notopterus
chitala) đang được quan tâm rất nhiều.
Cá Thát Lát Còm (Notopterus chitala) là một trong những loài cá nước ngọt
có giá trị kinh tế hiện nay Loài này có ưu điểm về sinh trưởng, khả năng thíchnghi với môi trường, thế mạnh về xuất khẩu khi được chế biến thành chả cá, khảnăng cung cấp nguồn giống cho nuôi thương phẩm Đó là những thế mạnh đểphát triển nghề nuôi đối tượng này
Cá Thát Lát Còm (Notopterus chitala) được tỉnh chú trọng và quan tâm
khuyến khích sản xuất giống, xây dựng mô hình nuôi, nhờ đó mà đến nay phongtrào nuôi khá mạnh và phổ biến Tuy nhiên, quy mô sản xuất chủ yếu là vừa vànhỏ Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thức ăn sử dụng đa số là cá tạp xay (cábiển hoặc cá đồng), nguồn thức ăn này giá tương đối cao và khó chủ động, dophụ thuộc vào mùa vụ khai thác tự nhiên Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việcnuôi thâm canh đối tượng này với quy mô lớn Việc nghiên cứu sử dụng thức ăn
công nghiệp (TĂCN) để nuôi cá Cá Thát Lát Còm (Notopterus chitala) là một
vấn đề quan trọng, nhằm chủ động nguồn thức ăn, tăng nhanh diện tích cũngnhư sản lượng cá nuôi, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu của thị trường Do đó việc
thực hiện đề tài “nghiên cứu nuôi cá Thát Lát Còm (Notopterus chitala)
thâm canh bằng thức ăn công nghiệp” là hết sức cần thiết.
Trang 2Nội dung đề tài:
Chuyển thức ăn cho cá Thát Lát Còm từ thức ăn cá tươi sang thức ăn côngnghiệp
Ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp lên tốc độ tăng trưởng của cá Thát LátCòm
Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng thức ăn viên công nghiệp nuôi cáThát Lát Còm thương phẩm
Trang 3CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đặc điểm sinh học cá thát lát còm
1.1.1 Phân loại
Theo Nguyễn Văn Hảo (2005); Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương
(1993), cá Thát Lát Còm(Notopterus chitala) có vị trí phân loại như sau:
Tên tiếng Việt: Cá Thát Lát Còm, Cá Nàng Hai, Cá Còm
1.1.2 Hình thái cấu tạo
Cá Thát Lát Còm (Notopterus chitala) là loài cá nước ngọt, thân dẹp bên,
càng về phía bụng càng mỏng, lưng gù hơi nhô lên; toàn thân phủ vảy nhỏ mịn;đường bên liên tục, vảy đường bên tương đối lớn Đầu nhọn, miệng tương đốilớn, rạch miệng kéo dài đến trước ổ mắt Vây đuôi không chẻ Vây hậu môn vàvây đuôi dính liền với nhau tạo thành lớp viền mỏng Vây lưng nhỏ, trong vànằm lệch về phía sau Cá có màu xám bạc, mặt lưng của thân và đầu có màuxanh rêu, hai bên hông từ đường bên xuống bụng màu trắng, phía dưới viềnxương nắp mang viền sáng hơn Trông hình dạng bên ngoài rất giống với cá
Thát Lát thường (Notopterus notopterus) chỉ khác trên thân có nhiều đốm đen
viền trắng phân bố hai bên phía trên vây hậu môn (Dương Nhựt Long, 2003 vàNguyễn Chung, 2006)
Lúc nhỏ trên thân có từ 10-15 lằn sọc đen ngang thân nhưng khoảng 2 thángtuổi (>12cm) thì các sọc đen này gom tụ lại thành những đốm đen đậm viềntrắng dọc theo 2 bên thân phía trên vây hậu môn trông như những bông hoa rấtđẹp (Dương Nhựt Long, 2003)
Trang 41.1.3 Phân bố
Phần lớn các loài trong họ Notopteridae phân bố chủ yếu ở các thủy vực
nước ngọt khu vực Châu Phi và Châu Á Tuy nhiên có sự khác biệt giữa các loài
ở hai khu vực này Những loài ở Châu Phi chỉ có vây ngực và vây hậu môn, cònnhững loài ở Châu Á thì có thêm vây lưng (Michael K Stoskopf and et all,1992)
Cá Thát Lát Còm phân bố rộng khắp các thủy vực ở Java, Sumatra, India,Malaysia, Burma, Thailand, Lào, Cambodia, Việt Nam, Bangladesh, Nepal vàPakistan (Sách đỏ Việt Nam, 2000)
Cá Thát Lát Còm sống ở sông, rạch, ao đầm, ruộng trũng, có nhiều thực vậtthủy sinh lớn Cá thích sống trong môi trường nước trung tính pH 6,5-7, nhiệt độthích hợp cho sinh trưởng của cá là 26-31oC (Dương Nhựt Long, 2003)
Ở Việt Nam cá Thát Lát Còm thường xuất hiện ở những thủy vực nướctĩnh, nhiều cây cỏ thủy sinh ở một số nhánh sông lớn và các thủy vực thuộc hệthống sông Cửu Long như Long An, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, VĩnhLong, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau (Dương Nhựt Long,2003)
Thức ăn cá Thát Lát gồm: Côn trùng, giáp xác, cá con Khi quan sát dạ dàytrên các mẫu nghiên cứu các tác giả nhận thấy dạ dày cá Thát Lát chứa giáp xácchiếm 25,09% và cá chiếm 17,41% (Lê Ngọc Diện, 2004)
Cá Thát Lát Còm có hệ tiêu hóa gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột.Miệng rộng, rạch miệng xiên kéo dài qua khỏi mắt Xương hàm trên phát triển.Răng hàm dưới nhiều, nhọn và có đám xương nhỏ mịn trên xương bướm phụgiúp chúng bắt giữ và cắn xé con mồi (Dương Nhựt Long, 2003)
Trang 5Thực quản ngắn, rộng, dạ dày hình chữ J và có vách hơi dày Ranh giớigiữa ruột già và ruột non không rõ ràng, đây là những đặc điểm của loài ăn độngvật (Dương Nhựt Long, 2003).
Tính ăn của cá không ổn định trong suốt quá trình sinh trưởng Lúc nhỏ ănphiêu sinh động vật như: Moina, Dapnhia Khi lớn dần thì cá chuyển sang ăntrùn chỉ, tôm tép nhỏ Khi lớn chúng ăn tôm cá con, trùn đất, tôm tép và nhữngđộng vật khác (Sách đỏ Việt Nam, 2000)
Cá Thát Lát Còm có tập tính ẩn nấp trong đám thực vật thủy sinh vào ban ngày,nhưng vào ban đêm cá hoạt động mạnh và bơi chút đầu xuống săn bắt mồi ởtầng giữa và tầng đáy Khi bơi vây hậu môn hoạt động liên tục, nhẹ nhàng nhưlàn sóng trông rất đẹp (Dương Nhựt Long, 2003)
Từ cá bột mới nở đến cá con 3-4cm mất khoảng 30-40 ngày Cá chậm lớn
và phải mất thêm 30-40 ngày nữa cá mới đạt chiều dài 12-15cm Cá 1 năm tuổitrưởng thành nặng 1-1,2kg (Nguyễn Chung, 2006)
Thức ăn ưa thích của cá bột là Moina và trùn chỉ còn theo Lê Ngọc Diện(2004), là cá biển xay Khi ương cá với những loại thức ăn này cá có tốc độ sinhtrưởng tốt hơn (665mg) so với thức ăn công nghiệp (53mg) sau 4 tuần ương.Điều này khẳng định có thể tập cho cá quen dần với thức ăn công nghiệp, đây làlợi thế để chuyển dần thức ăn của cá Thát Lát Còm trong nuôi thương phẩm hiệnnay từ cá biển xay sang một khẩu phần thức ăn mới mà trong đó có sự góp mặtcủa thức ăn công nghiệp.Tuy nhiên tỷ lệ sống của cá bột được ương bằng Moina
và trùn chỉ cao hơn nhiều so với ương bằng thức ăn công nghiệp (Phạm PhúHùng,2007)
Khi nuôi cá Thát Lát thương phẩm ngoài thức ăn ưa thích là cá biển xay thì
cá cũng có thể sử dụng thức ăn công nghiệp 20-25%CP, tuy nhiên thức ăn phốitrộn 50% cá biển xay và 50% thức ăn công nghiệp 20%CP cho mức tăng trọng,
tỷ lệ sống cũng như hiệu quả kinh tế cao nhất (Lê Ngọc Diện, 2004)
Trang 6Trong nuôi thương phẩm, từ tháng thứ 3 cá tăng trọng nhanh, sau 6 thángnuôi cá có thể đạt khối lượng 400-500 gr và sau 1 năm nuôi cá có thể đạt 1kg.
Và mỗi năm cá có thể tăng trọng thêm 1-1,2kg (Nguyễn Chung, 2006)
Cá Thát Lát rất khó phân biệt đực cái Tuy nhiên vào mùa sinh sản vẫn cóthể phân biệt dựa vào cơ quan sinh dục Con đực có vi bụng kéo dài vượt quá vihậu môn và trở nên vàng hơn, bơi rất quyến rũ, thân thon dài, gai sinh dục nhọn,đỏ; Con cái trưởng thành bụng to, hai bên hông nổi to và mềm đều, cơ quan sinhdục tù, hơi dày và màu đỏ nhạt hơn (màu hồng) hơi cương phồng cứng (NguyễnTường Anh, 2005)
Mùa sinh sản tự nhiên của cá Thát Lát Còm cũng như cá Thát Lát là suốtmùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Chúng có tập tính làm tổ khi sinh sản và đẻtrứng dính vào các giá thể trong thủy vực như trên các nhánh cây trong môitrường nước,…Chúng tự bắt cặp giao phối, trong khi cá cái đẻ trứng thì cá đựcphóng tinh trùng để thụ tinh cho trứng Cá đực có tập tính bảo vệ trứng và cábột, nó liên tục quạt nước để cung cấp dưỡng khí cho trứng Cá con sống thànhđàn nhỏ chen chúc ở vùng nước yên tĩnh, ít xáo động (Dương Nhựt Long, 2003).Còn theo Trần Ngọc Nguyên và ctv (2000), thì chúng có thể đẻ 3-4 lần từ
tháng 5 đến tháng 10 như cá Thát Lát thường (Notopterus notopterus)
1.1.7 Khả năng thích ứng điều kiện môi trường
Cá Thát Lát Còm chủ yếu sống ở nước ngọt, môi trường có nhiều thực vậtthủy sinh lớn Có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở độ mặn dưới 6%o, thíchnghi với biên độ pH rộng 5,5-8,5, tốt nhất từ 6,5-8 Nhiệt độ nước thích hợp cho
cá sinh trưởng và phát triển là từ 26-30oC, ở nhiệt độ 36oC cá nhảy lung tung, lờ
đờ và chết dần sau 5 phút; ở nhiệt độ 14oC cá bị hôn mê, tê cứng, lật ngang, cácmang, vây ngưng hoạt động Nếu nhiệt độ dưới 15oC kéo dài cá sẽ không ăn(Dương Nhựt Long, 2003)
Trang 7Cá sống ở sông rạch, ao đầm, ruộng trũng Cá có khả năng chịu đựng hàmlượng oxy hòa tan trong nước thấp do cá có cơ quan hô hấp phụ bóng khí;ngưỡng oxy của cá giai đoạn 3-30 ngày tuổi tương đối thấp 1,02-0,76mg/L Mùanước lớn cá đi vào các đồng ruộng ngập nước sinh sống, mùa khô cá ra sống ởcác rạch lớn, sông chính, các vực nước sâu (Trần Ngọc Nguyên và ctv, 2006 và
Lê Thị Mai Anh, 2006)
Ban ngày cá thường sống ẩn nấp trong các gốc, rễ cây, hang hóc, ghềnh đátrong các thủy vực, ban đêm cá hoạt động nhiều hơn, bơi lội chậm, nhẹ nhàng(Nguyễn Chung, 2006)
Theo Nguyễn Chung (2006), thì một số chỉ tiêu lý hóa thích hợp cho cá ThátLát Còm sinh trưởng và phát triển như sau:
Độ mặn tối đa 6%o
Màu nước xanh nhạt (xanh nõn chuối)
1.2 Một số dẫn liệu liên quan tới ương nuôi cá
1.2.1 Sự sinh trưởng của cá
Phần lớn sinh vật ở giai đoạn chưa thành thục thì tăng trưởng về chiều dài,sau giai đọan thành thục sẽ tăng nhanh về khối lượng (Nguyễn Văn Thường,1999)
Khi cá còn nhỏ cá tăng trưởng rất nhanh về chiều dài, trung bình cá tăng 1,2mm/ngày Do vậy cường độ dinh dưỡng của cá rất cao Tùy loài mà tốc độtăng trưởng sẽ khác nhau (Nguyễn Văn Kiểm, 2004)
0,8-Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá bao gồm yếu tố chủ quan vàyếu tố khách quan Yếu tố chủ quan đó là yếu tố di truyền Trong cùng một loài,cùng lứa tuổi, cùng điều kiện nuôi có con to, con nhỏ đó là biểu hiện mức độkhác nhau của cá thể thích nghi đối với môi trường Yếu tố khách quan bao gồmthức ăn (chất lượng và số lượng thức ăn), môi trường (nhiệt độ, ánh sáng,…), sựbiến động của các chất hoá học như O2, H2S, NH3,…Trong đó thức ăn là yếu tố
Trang 8quan trọng nhất, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng (Đặng ĐìnhViên và Lộc Thị Triều, 1994).
1.2.2 Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến ương nuôi cá
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho cá tôm vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25-320C Tuynhiên cá có thể chịu đựng nhiệt độ trong khoảng 20-350C (Trương Quốc Phú,2006)
Hàm lượng H2S trong ao nuôi< 0,004mg/L khi pH 6-7 , <0,007 mg/L khi pH 7-8
và <0,04 mg/L khi pH 8-9 (Trương Quốc Phú, 2006)
Trang 9Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêuhóa và hấp thu được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấutrúc cơ thể (Trần Thị Thanh Hiền, 2004)
Thức ăn là cơ sở để cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất củađộng vật thủy sản Nếu không có thức ăn thì không có trao đổi chất, khi đó độngvật sẽ chết (Trần Thị Thanh Hiền, 2004)
Cá lớn nhanh và khỏe mạnh nếu thức ăn cho cá có đầy đủ dinh dưỡng Thức
ăn tự nhiên của cá thường là các sinh vật sống trong môi trường nước nơi cásống như sinh vật phù du, côn trùng, cây cỏ thủy sinh,…Chúng là nguồn cungcấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cá (Lê Ngọc Diện, 2004)
Theo Trần Ngọc Hải và Trần Thị Thanh Hiền (2000), thức ăn tự nhiên đóngvai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong ương nuôi nhiều lòai độngvật thủy sản, đặc biệt là ở giai đọan ấu trùng Tuy nhiên thức ăn trong các aobón phân chỉ có thể đáp ứng cho cá nuôi ở mật độ nhỏ hơn hay bằng 3con/m2,khi mật độ lớn hơn 3con/m2 thì cá phải được cho ăn bổ sung và khi nuôi ở mật
độ cao thức ăn chế biến phải được sử dụng (Lê Ngọc Diện, 2004)
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), tất cả các loại cá con mới nở sau khi tiêuthụ hết noãn hoàng đều có tính ăn rất hẹp và thường chung một loại thức ăn đó
là phù du sinh vật có kích cỡ nhỏ Cá sau khi nở được 2-3 tuần mới có sựchuyển hóa dần tính ăn Do đó trong giai đọan ương cá con nếu không đảm bảo
đủ thức ăn tự nhiên cho cá thì tỷ lệ sống thường thấp và cá lớn không đều, nhất
là đối với các loài cá ăn tạp thiên về động vật
Nguồn thức ăn chủ yếu hiện nay dùng trong nuôi trồng thủy sản bao gồm cácloại thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật và một số sản phẩm bài tiết, phânhủy của chúng như phân động vật, các chất vẩn hữu cơ lơ lửng,…(Trần ThịThanh Hiền, 2004)
Các thành phần của thức ăn thường được tập trung nghiên cứu là protein,lipid, carbohydrate, một số vitamin và khoáng chất (Richard T.Lovell, 1993).Trong đó nhiệm vụ chính của protein là xây dựng nên cấu trúc cơ thể, lipid đóngvai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo cần thiếtcho quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thuỷ sản, còn carbohydrate
là nguồn năng lượng chủ yếu cho toàn bộ hoạt động sống cơ thể (Trần ThịThanh Hiền, 2004)
Protein là thành phần chất hữu cơ chính của cơ thể động vật thủy sản, chiếmkhoảng 60-75% trọng lựợng khô của cơ thể (Trần Thị Thanh Hiền, 2004) Nó là
Trang 10thành phần thiết yếu và đắt giá nhất trong thức ăn nuôi thủy sản (Lê Ngọc Diện,2004).
Mục đích của nuôi động vật thủy sản là biến đổi protein từ thức ăn (tự nhiên
và nhân tạo) thành protein cấu tạo cơ thể động vật thủy sản có chất lượng cao(Trần Thị Thanh Hiền, 2004)
Nhu cầu protein của động vật thủy sản khoảng 25-55%, trung bình 30%, giápxác từ 30-60% cao hơn nhiều so với gia súc và gia cầm Nhu cầu protein trongthức ăn thay đổi tùy loài chẳng hạn như nhu cầu protein tối ưu của cá basa là35%, cá tra là 38%, cá rô đồng là 32%, cá chép là 31-38%, cá trắm cỏ là 34-38%(trần Thị Thanh Hiền, 2004)
Nhu cầu protein tối ưu của một loài nào đó phụ thuộc vào nguồn nguyên liệulàm thức ăn, giai đoạn phát triển của cơ thể và các yếu tố bên ngoài khác Khithức ăn thiếu hoặc quá dư protein đều làm cho sinh trưởng của cơ thể giảm Nếuthức ăn không cung cấp đủ nhu cầu protein cho cá sẽ dẫn đến cá chậm lớn hoặcngừng tăng trưởng, thậm chí có thể giảm trọng lượng, nhưng nếu lượng proteintrong thức ăn vượt quá nhu cầu thì chỉ một phần được sử dụng để tạo proteinmới, phần còn lại sẽ được chuyển sang dạng năng lượng, điều này sẽ làm tănggiá thành thức ăn không cần thiết (Trần Thị Thanh Hiền, 2004)
Protein là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo cơ thể, cung cấp các aminoacid tham gia quá trình sinh tổng hợp protein của cơ thể, phục vụ cho quá trìnhsinh trưởng, sinh sản và duy trì cơ thể (Trần Thị Thanh Hiền, 2004)
Động vật thủy sản còn nhỏ tốc độ tăng trưởng nhanh nên cần mức proteincao hơn khi lớn, ở giai đoạn sinh sản nhu cầu protein cũng cao hơn so với giaiđoạn sinh trưởng vì giai đoạn này chúng cần một lượng protein cao để phát triểntuyến sinh dục (Trần Thị Thanh Hiền, 2004)
Lipid có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của động vật thuỷ sản, đặc biệt là
ở giai đoạn ấu trùng và giống Ở giai đoạn nuôi vỗ thành thục thức ăn được bổsung nguồn lipid thích hợp sẽ nâng cao sức sinh sản của động vật thuỷ sản cũngnhư chất lượng của giống Sự chia sẻ năng lượng cùng protein của lipid đượcchứng minh trên nhiều loài động vật thuỷ sản Việc bổ sung lượng lipid thíchhợp sẽ giảm nhu cầu protein Hàm lượng lipid cần thiết trong thức ăn thay đổituỳ loài cá, tuy nhiên mức đề nghị là 6-10% (Trần Thị Thanh Hiền, 2004)
Carbohyrate được xem là nguồn cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất cho độngvật thuỷ sản 1gr carbohydrate (oxy hoá) = 4,19kcal (Trần Thị Thanh Hiền,2004)
Trang 11Trong khẩu phần thức ăn khi carbohydrate tăng lên thì sự phân giải lipid vàprotein trong cơ thể sẽ giảm đi vì năng lượng chủ yếu do carbohydrate cung cấp.
Vì vậy carbohydrate được xem là nguồn chia sẻ việc cung cấp năng lượng choprotein và lipid (Trần Thị Thanh Hiền, 2004)
Khả năng sử dụng carbohydrate của động vật thủy sản khác nhau tùy loàitrong đó tính ăn của loài là khâu quyết định nhất Những loài cá ăn tạp, thực vật
có khả năng sử dụng carbohydrate tốt hơn loài ăn động vật (Trần Thị ThanhHiền, 2004)
Mặc dù carbohydrate được xem là chất dinh dưỡng không cần thiết nhưngviệc bổ sung nó vào thức ăn cho động vật thuỷ sản nhằm mục đích làm giảm giáthành thức ăn, giảm việc sử dụng protein như nguồn năng lượng Ngoài ra nócòn là chất kết dính quan trọng trong chế biến thức ăn làm tăng độ bền thức ăntrong nước, giảm mức độ nát, bụi của thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền, 2004).Bên cạnh protein, lipid, carbohydrate thì vitamin là thành phần quan trọngtrong thức ăn của động vật thuỷ sản Mặc dù chiếm một lượng rất nhỏ 1-2%nhưng chi phí có thể lên đến 15% trong khẩu phần thức ăn (Trần Thị ThanhHiền, 2004)
Khả năng tổng hợp vitamin của động vật thuỷ sản là rất kém, nhiều vitaminkhông thể tổng hợp được như vitamin C (Richard T.Lovell, 1993)
Nếu thức ăn không được cung cấp đầy đủ vitamin thì động vật thuỷ sản sẽsinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp, khả năng chịu đựng môi trường kém và dễ bịbệnh Do đó việc cung cấp đầy đủ nhu cầu các vitamin này là cần thiết (Trần ThịThanh Hiền, 2004)
Trong mô hình nuôi quảng canh hay quảng canh cải tiến không cần cung cấpvitamin vì động vật thuỷ sản có thể sử dụng vitamin thức ăn tự nhiên Còn trong
mô hình nuôi thâm canh thức ăn tự nhiên rất giới hạn nên cần phải cung cấp đầy
đủ vitamin (Trần Thị Thanh Hiền, 2004)
Một thành phần khác cũng thường được quan tâm trong thức ăn thuỷ sản đó
là khoáng Tuy nhiên rất khó xác định nhu cầu khoáng cho động vật thuỷ sản dochúng có thể hấp thu một số khoáng không chỉ từ thức ăn mà còn từ môi trườngnước thông qua việc uống nước và hấp thu qua da, mang,…Nhu cầu khoáng củađộng vật thuỷ sản phụ thuộc vào thành phần và hàm lượng khoáng hiệu quảtrong thức ăn, nồng độ khoáng trong môi trường nước và tình trạng dinh dưỡngtrước (Trần Thị Thanh Hiền, 2004)
1.2.4 Mật độ
Trang 12Mật độ ương có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và tốc độ lớn của cá bột.Ương quá dày cá lớn chậm, tỷ lệ sống thấp; ương quá thưa thì giá thành cao,lãng phí sức người, sức của Quyết định mật độ ương là phải linh hoạt tuỳ theotừng giống cá, thể chất cá bột, thời tiết, diện tích và độ sâu của ao ương (LêNgọc Diện, 2004).
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), mật độ ương nuôi cá thay đổi tuỳ loài Mật
độ ương một số loài cá như sau:
400-500 con/m2 đối với ương cá mè vinh, cá he
150-250 con/m2 đối với ương cá chép, cá trôi Ấn Độ
200-250 con/m2 đối với ương cá tai tượng
300-400 con/m2 đối với ương cá trê
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống
Theo Đặng Đình Viên và Lộc Thị Triều (1994), việc xác định tỷ lệ sốngnhằm rút ra những kinh nghiệm của mỗi khâu kỹ thuật cho chu kỳ nuôi của nămsau Tỷ lệ sống do một số nguyên nhân sau chi phối:
Quy định cỡ cá giống thả nuôi
Kỹ thuật và kinh nghiệm thả cá giống
Chất lượng và kỹ thuật cải tạo ao
Quản lý, chăm sóc và thu hoạch
Tình hình dịch hại và bệnh cá
1.3 Giá trị kinh tế của Cá Thát Lát Còm (Notopterus chitala)
Phần đầu cá chỉ chiếm 1/8 so với cơ thể nên chế biến lấy thịt làm chả cá rất
có hiệu quả kinh tế so với các loài cá khác, thường chỉ cần khoảng 2.2-2.4 kg cánguyên con là cho được 1 kg thịt chả Tỷ lệ này rất thấp so với các loài cá khácnhư cá tra là 2,8; cá basa là 3,8; cá rô phi là 2,5…(Nguyễn Chung, 2006)
Cùng với cá Thát Lát, cá Thát Lát Còm (Notopterus chitala) có phẩm chất
thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao trên thị trường trong và ngòai nước Tuy
nhiên cá Thát Lát Còm (Notopterus chitala) được nhiều người nuôi ưa chuộng hơn, vì cùng thời gian nuôi nhưng Cá Thát Lát Còm (Notopterus chitala) có
trọng lượng gấp 10 lần cá Thát Lát thường, trong khi giá cá giữa 2 loài nàychênh lệch không bao nhiêu (Nguyễn Chung, 2006)
Trang 13Theo Mai Đình Yên (1983), cá Thát Lát 1 năm tuổi ứng với cỡ 20cm nặnggần 100g
Cá Thát Lát Còm 1 năm tuổi có thể đạt 1kg (Nguyễn Chung, 2006)
1.4 Khả năng sử dụng thức ăn chế biến (TĂCB) và thức ăn công nghiệp
(TĂCN) để nuôi một số đối tượng thủy sản khác
Việc sử dụng TĂCB và TĂCN để nuôi cá thay thế cho thức ăn cá biển xay đã
được quan tâm từ lâu và đến nay đang nghiên cứu trên nhiều đối tượng như: cá
rô đồng, cá lóc đen, cá lóc bông, cá lóc môi trề, cá lăng,…
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2005), nghiên cứu trên cá rô đồng vớicác loại thức ăn viên có hàm lượng đạm khác nhau Kết quả cho thấy cá rô sửdụng tốt thức ăn viên và thức ăn viên cho kết quả tăng trưởng tốt hơn thức ăn tựchế Sau 105 ngày thí nghiệm cá cho ăn thức ăn 30% đạm cho mức tăng trưởngtuyệt đối cao nhất (0,22±0,007%/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê(p<0,05) so với cá sử dụng thức ăn tự chế và thức ăn viên 20-30% đạm
Trần Minh Phú và ctv (2006), nghiên cứu trên cá rô đồng với 3 loại thức ănviên có hàm lượng đạm khác nhau: 23% CP, 26%CP và 32%CP ở mật độ nuôi
25 con/m2 Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá sau 4,5 thángnuôi khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và khối lượng cá khi kếtthúc thí nghiệm đạt 54-56g/con
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Triều và ctv (2008), trên cá kết xác địnhngày cá bột sử dụng TĂCB hiệu quả nhất sau khi bắt đầu dinh dưỡng ngoài Kếtquả cho thấy vào ngày thứ 7 sau khi nở cá kết bột có thể sử dụng hiệu quảTĂCB cho tỷ lệ sống và tăng trưởng cao nhất
Trần Thị Thanh Hiền và ctv (2008), ương cá Còm giai đoạn bột lên giốngbằng TĂCB cho thấy sau 35 ngày thí nghiệm tỷ lệ sống cá đạt cao ở nghiệmthức bắt đầu cho ăn TĂCB ở ngày tuổi thứ 20 (74%) Còn ở giai đoạn cá hươngsau 25 ngày ương sự kết hợp giữa TĂCB và trùn chỉ cho tỷ lệ sống (89,3%) vàsinh trưởng (0,13cm/ngày) tốt hơn khi sử dụng đơn thuần cá xay hoặc TĂCB.Những nghiên cứu trên đã phần nào khẳng định rằng có khả năng sử dụngTĂCB và TĂCN để ương nuôi cá, thay cho thức ăn tự chế từ các nguồn phụphẩm nông nghiệp, cá biển xay, cám Điều này cũng mở ra những triển vọng
Trang 14mới cho việc ương nuôi các đối tượng thủy sản nói chung cũng như trên cá nóiriêng.
Trang 15CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 09/2007 đếntháng 10/2008
Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại Ấp 3, xã Xà Phiên,huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá Thát Lát Còm giống được sản xuất theo phươngpháp nhân tạo tại Hậu Giang; cá có kích thước trung bình 8-9cm khối lượngtrung bình 4,33g, tương đương với 2 tháng tuổi
Sơ đồ bố trí thí nghiệmThí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức thức ăn như sau:
Nghiệm thức A (NT A): Cá biển xay 100% (đối chứng)
Nghiệm thức B (NT B) 50% công nghiệp + 50% cá biển xay
Nghiệm thức C (NT C) 75% công nghiệp + 25% cá biển xay
Nghiệm thức D (NT D) 100% thức ăn công nghiệp
Ao được cải tạo kỹ và kiểm tra các thông số môi trường trước khi bố trí thínghiệm Nguồn nước sử dụng là nước sông Hậu Giang Ba
Trang 16cho cá ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với cá biển xay, thay thế dần thức ăn cábiển xay bằng thức ăn công nghiệp, quá trình tập cho ăn thức ăn công nghiệpđược trình bày cụ thể ở Bảng 2.1
Thức ăn công nghiệp sử dụng là thức ăn của công ty Cargill, có hàm lượngđạm 25%, 30%, 35%, 40% Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệpđược trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Quá trình tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp (%)
Ngày
Cábiểnxay(%)
Cábiểnxay(%)
TĂCN
(%)
Cábiểnxay(%)
TĂCN(%)
Cábiểnxay(%)
TĂCN(%)
01530404550
1008570553525
01530456575
100856035100
015406590100
Tỷ lệ % thức ăn sử dụng tính theo khối lượng tươi
Cá biển xay nhuyễn trộn với thức ăn công nghiệp theo thành phần của từngnghiệm thức Thức ăn được trộn bằng tay cho đều Thức ăn được cho vào sàn ăn(đối với cá biển xay) đặt cách mặt nước 0,5-0,7m, hoặc cho vào khung nổi (đốivới thức ăn ở các nghiệm thức còn lại) Lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngàyđược xác định bằng khẩu phần ăn thực tế Tùy theo khả năng sử dụng thức ăncủa cá mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, đảm bảo cho cá ăn đủ no.Khoảng 3 tháng đầu mới thả nuôi, ngày cho ăn 3 lần: sáng 7giờ, trưa 11 – 12giờ,chiều 17giờ, khẩu phần cho ăn khoảng 7 – 12% trọng lượng thân Những thángcòn lại ngày cho ăn 2 lần: sáng 7giờ, chiều 17giờ, khẩu phần cho ăn khoảng 4 –6% trọng lượng thân
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của TĂCN ghi trên bao bì
Trang 17Thành hần dinh dưỡng
Kích cỡ viên thức ăn
Các tháng 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 sử dụng TĂCN có hàm lượng đạm lần lượt là40%, 35%, 30%, 25% Mỗi lần thay đổi thức ăn công nghiệp có kích cỡ lớn hơn,phải tập cho cá quen dần với thức ăn mới, không thay đổi đột ngột
Trong suốt quá trình thí nghiệm chủ động cấp và thoát nước bằng máy bơm.Hai tháng đầu, 7 ngày thay nước 1 lần, thay tối thiểu 30% lượng nước trong ao,
từ tháng 3-4, khoảng 3-4 ngày thay nước 1 lần, thay tối thiểu 30% lượng nướctrong ao, từ tháng 5 đến thu hoạch, thay nước mỗi ngày, thay tối thiểu 30%lượng nước trong ao
2.4 Thu và phân tích mẫu
2.4.1 Thu và phân tích mẫu môi trường nước
Nhiệt độ, mỗi tuần đo 1 lần vào lúc 6 giờ và 14 giờ bằng nhiệt kế thủy ngân,
pH đo hàng tuần bằng test pH vào lúc 6 giờ và 14 giờ, oxy hòa tan đo hàng tuầnbằng test oxy vào lúc 6 giờ và 14 giờ
2.4.2 Thu và phân tích mẫu sinh trưởng cá
2.4.2.1 Thu mẫu sinh trưởng cá
Mẫu sinh trưởng thu các chỉ tiêu về chiều dài thân (chiều dài tổng cộng), khối lượng Chiều dài tổng cộng (total length) là khoảng cách từ mút đầu (miệngcá) đến cuối vi đuôi theo đường thẳng (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004
Định kì thu mẫu cá mỗi tháng 1 lần sau khi thả nuôi để đánh giá tăng trưởng.Mỗi lần thu 10 con/giai Đo chiều dài thân cá bằng giấy kẻ ôli Cân khối lượng
cá với cân kỹ thuật 0,1kg lúc thả giống và lần thu mẫu thứ nhất, cân đồng hồ1kg ở các lần thu mẫu tiếp theo
17
Trang 18Sau khi kiểm tra cá được thả lại giai Tốc độ tăng trưởng được theo dõi trongsuốt thời gian thí nghiệm.
2.4.2.2 Công thức tính mẫu sinh trưởng cá
Các chỉ số xác định sinh trưởng của cá bao gồm:
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo trọng lượng (g/ngày)
2.4.4 Công thức tính hệ số tiêu tốn thức ăn
Hệ số tiêu tốn thức ăn được xác định theo công thức:
thức ăn sử dụng (g)
FGR =
Khối lượng gia tăng (g)
2.4.5 Thu mẫu phân tích thức ăn cá biển xay
Thức ăn (Cá biển xay), thức ăn (50% cá biển xay + 50% TĂCN 30%CP),thức ăn (25% cá biển xay + 75% TĂCN 30%CP) sử dụng trong quá trình nuôi,thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu ẩm độ, đạm thô và béo thô tại phòng DinhDưỡng, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ
2.4.6 Hạch toán kinh tế
Trang 19Hạch toán kinh tế tính theo mức chênh lệch giữa tổng chi phí đầu tư giữacác nghiệm thức thí nghiệm.
2.4.7 Phương pháp xử lý và đánh giá kết quả.
Các số liệu được tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phần trăm,
xử lý thống kê, xem xét sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phương phápphân tích Ducan Multiple Range test (sử dụng phần mềm Statistica) và Excel
CHƯƠNG 3
Trang 20KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tập cho cá sử dụng thức ăn theo các nghiệm thức.
Cá thí nghiệm được tập sử dụng thức ăn theo các nghiệm thức như đã trìnhbày trong phần phương pháp nghiên cứu, thức ăn tươi sống (cá biển xay) đượcthay thế dần bằng thức ăn công nghiệp Kết quả sau 50 ngày tập luyện, cá có thể
sử dụng được thức ăn theo dự kiến ban đầu
3.2 Điều kiện môi trường thí nghiệm
Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1Bảng 3.1: Điều kiện môi trường thí nghiệm
Qua bảng 3.1 cho thấy các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH, oxy hòa tan,
ít biến động và nằm trong khoảng thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển.Nhiệt độ nước (26,20C-28,40C), oxy hòa tan (3,5-4,3 mg/L) và độ pH (6,5 - 7,6).Theo Trương Quốc Phú (2006), nhiệt độ thích hợp cho cá tôm vùng nhiệt đớinằm trong khoảng 25 - 320C Do đó nhiệt độ trong điều kiện thí nghiệm trên làphù hợp cho cá sinh trưởng và phát triển
Trang 21Lê Ngọc Diện (2004), thì pH (6 - 9) là thích hợp tôm cá nước ngọt sinhtrưởng và phát triển Do đó pH trong điều kiện thí nghiệm là phù hợp.
Theo Phạm Minh Thành và ctv (2008), trong ao nuôi cá oxy hòa tan lớn hơn
3 mg/L là thích hợp Do đó oxy hòa tan trong thí nghiệm là phù hợp, hơn nữa cáThát Lát Còm còn có cơ quan hô hấp phụ, cá có khả năng nhận oxy khí trời,nên có khả năng chịu đựng oxy hòa tan thấp
Nhìn chung các yếu tố nhiệt độ, pH và hàm lượng oxy hòa tan (DO) đượcxác định trong thí nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng vàphát triển của cá
Tuy nhiên vào mùa khô, khoảng tháng 3 đến tháng 4, lượng nước thay định
kỳ không đủ như dự kiến và nguồn nước lấy vào bị ảnh hưởng bởi nguồn nướcthải công nghiệp từ nhà máy mía đường Long Mỹ Phát nên cá bị stress, giảm ănmột số ít, một số cá chết ở các lô thí nghiệm và nhiễm bệnh Tiến hành điều trịbệnh bằng cách trộn tetracycline, vitamin và men tiêu hóa vào thức ăn cho cá ănliên tục 4 ngày cá lành bệnh
3.3 Kết quả phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm được phân tích tại phòngphân tích Dinh Dưỡng, khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ, kết quả đượctrình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm
Chú ý:Kết quả phân tích được tính dựa trên khối lượng khô.
Qua bảng 3.2 ta thấy, hàm lượng đạm khô của cá biển xay là cao nhất , tuy nhiên thành phần dinh dưỡng trong cá biển xay thường không cân đối Còn thức
ăn (50% cá biển xay+ 50% TĂCN) tuy có hàm lượng đạm thấp hơn nhưng thành phần dinh dưỡng cân đối hơn, cá tăng trưởng tốt hơn Thức ăn (25% cá biển xay + 75% TĂCN) tuy có hàm lượng đạm tương đối thấp hơn so với hàm lượng đạm trong khẩu phần ăn đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng tăng trọng của
Trang 22cá, do đó sự sinh trưởng của cá chậm hơn so với sự tăng trưởng của cá ở NT (100% cá biển xay) và NT (50% cá biển xay + 50% TĂCN).
3.4 Sự sinh trưởng cá
3.4.1 Tăng trưởng khối lượng.
Bảng 3.3: Trọng lượng trung bình mỗi tháng của cá ở các nghiệm thức
Tháng NT A (100%
TA tươi sống)
NT B (50%
TA tươi sống + 50%TĂCN)
NT C (25%TA tươi sống) + 75%TĂCN)
NT D (100% TĂCN)
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn.
Các giá trị trên cùng một hàng có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05).
Kết quả thí nghiệm cho thấy, sự tăng trọng của cá giữa các nghiệm thức khácbiệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), cá tăng trọng cao nhất NT A (100% cá biểnxay) là (528,3 ± 47,46g), kế đến là NT B (50% cá biển xay + 50% TĂCN) là(487,9 ± 60,63g) và NT C (25% cá biển xay + 75% TĂCN) là (449,7 ± 60,63g)
và thấp nhất là nghiệm thức D (100% TĂCN) là (387,3 ± 44,96g)
Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá qua các đợt thu mẫu được thể hiện ở hình3.1
Trang 23Biểu đồ khối lượng
0 100 200 300 400 500 600
Đợt1 Đợt2 Đợt3 Đợt4 Đợt5 Đợt6 Đợt7 Đợt8 Đợt9
Tháng
(g)
NTA NTB NTC NTD
Hình 3.1 Cho thấy, tốc độ tăng trọng của cá tăng dần qua các tháng nuôi Cátăng trọng nhanh từ đợt thu mẫu 1 đến đợt thu mẫu thứ 9 Từ đợt thu mẫu thứhai trở đi khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức A và B luôn lớn hơn khốilượng trung bình ở nghiệm thức C và D Điều này chứng tỏ rằng cá ở nghiệmthức A và B tăng trưởng nhanh hơn cá ở NT C và NT D, nguyên nhân là dogiảm thành phần đạm từ 30% xuống còn 25%, và kích cỡ viên thức ăn cũngkhông phù hợp với kích cỡ miệng cá, làm cá bắt mồi kém ở 2 nghiệm thức C và
D, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá
3.4.2 Tăng trưởng chiều dài
Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá thí nghiệm được thể hiện ở hình 3.2
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá qua các tháng nuôi
Hình 3.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá
Trang 24Qua hình 3.2 ta thấy, càng về cuối thí nghiệm độ tăng chiều dài trung bìnhcủa cá càng thấp Trong 4 nghiệm thức thì nghiệm thức A và B luôn có chiều dàitrung bình cao hơn nghiệm thức C và D
Ở đợt thu 1 và 2 chiều dài trung bình của cá ở các nghiệm thức khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Tốc độ gia tăng chiều dài trong 2 tháng đầu trungbình 5cm/tháng
Ở đợt thu mẫu thứ 3 và 4, chiều dài trung bình cá ở nghiệm thức A và B caohơn nghiệm thức C và D, nghiệm thức D cá có chiều dài trung bình thấp nhất là(21,9 ± 1,71cm)
Ở đợt thu mẫu thứ 5, nghiệm thức B có chiều dài trung bình cao nhất (27,9 ±2,24cm) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức A và Dnhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức C.Chiều dài trung bình thấp nhất là ở nghiệm thức D là (25,2 ± 2,06cm) khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức B và C nhưng khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức A
Ở đợt thu mẫu thứ 6, chiều dài trung bình của nghiệm thức A cao nhất là(31,8±2,47cm) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thứccòn lại Sự khác biệt giữa các nghiệm thức còn lại là không có ý nghĩa thống kê(p>0,05)
Ở đợt thu mẫu 7 và 8, chiều dài trung bình của nghiệm thức A và B cao hơn
và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại Sự khácbiệt giữa 2 nghiệm thức A và B là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), Sự khácbiệt giữa 2 nghiệm thức C và D cũng không có ý nghĩa thống kê Nghiệm thức
D có chiều dài trung bình thấp nhất
Ở đợt thu mẫu cuối sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê(p<0,05) Nghiệm thức A có chiều dài trung bình cao nhất là (42,7±2,68cm), kế
đó nghiệm thức là B (41,1±3,44cm) và C là (38,5±2,97cm), nghiệm thức D cóchiều dài trung bình thấp nhất là (34,5±2,81cm).
3.4.3 Tốc độ tăng trưởng trọng lượng và chiều dài
Trang 25Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng của cá thí nghiệm
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn.
Các giá trị trên cùng một hàng có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05).
Ở NTA tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá cao nhất là (3,23± 0,01cg/ngày)
ở tháng thứ 5 và thấp nhất là (1,75± 0,49a g/ngày) ở tháng thứ 4, NT B tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá cao nhất là (3,33± 0,02cg/ngày) ở tháng thứ 5 và thấp nhất là (1,50± 0,49a g/ngày) ở tháng thứ 4, NTC tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá cao nhất là (2,53± 0,39ag/ngày) ở tháng thứ 6 và thấp nhất là
(1,32± 0,54a g/ngày) ở tháng thứ 9, NT D tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá cao nhất là (2,31±0,02a g/ngày) ở tháng thứ 6 và thấp nhất là (1,18±0,23abg/ngày)
ở tháng thứ 8
Trang 26Nhìn chung, ở tháng thứ 5 cá có tốc độ tăng trưởng cao nhất là do: tháng trước nguồn nước bị ô nhiễm cá ăn ít, tăng trọng kém Sau khi khắc phục nguồn nước ở tháng thứ 5, cá ăn mạnh và tăng trưởng nhanh.
Tốc độ tăng trưởng về chiều cao của cá cao nhất ở NT A là (0,19 ± 0,01ccm/ngày) ở tháng thứ 9 và thấp nhất ở NT D là (0,03±0,01abc cm/ngày) ở tháng thứ4
Tốc độ tăng trưởng không chỉ khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm, màgiữa các đợt thu mẫu tốc độ tăng trưởng của cá cũng không như nhau, tuy nhiên
sự khác biệt này không đáng kể
3.4.4 Tăng trưởng chiều cao thân
Bảng 3.5: Chiều cao trung bình của cá ở các nghiệm thức qua các đợt thu mẫu
THÁNG NT A (100%
TĂTS)
NT B (50%
TĂTS + 50%TĂCN)
NT C (25%
TĂTS + 75%TĂCN)
NT D (100% TĂCN)
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn.
Các giá trị trên cùng một hàng có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống
Trang 27Nhìn chung chiều cao của cá ở tất cả các nghiệm thức tăng đều qua các đợtthu mẫu Nhưng tốc độ gia tăng cao nhất là ở đợt thu mẫu 1 và 2 (trung bìnhchiều cao gia tăng 1,5cm/tháng), ở các đợt thu tiếp theo tốc độ gia tăng chiềucao trung bình 0,5-1cm/tháng Từ đợt thu mẫu thứ 3 đến lúc thu hoạch, chiềucao trung bình của cá ở nghiệm thức A là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại
Ở đợt thu 1 và 2, sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05)
Ở đợt thu 3, nghiệm thức A có chiều cao trung bình cao nhất là (6,92 ±0,54cm) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức B và C,nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức D, kếđến là nghiệm thức D và C, thấp nhất ở NT B là (6,29 ±0,76cm) và khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức D
Ở đợt thu 4, cá có chiều cao trung bình cao nhất ở NT A là (7,48 ± 0,86cm)khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, thấp nhất
ở NT C là (6,76 ± 0,36cm) Sự khác biệt giữa các nghiệm thức B, C và D làkhông có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Ở đợt thu 5 và 6, cá có chiều cao trung bình cao nhất ở NT A là (8,16 ± 0,92
cm và 9,06 ± 0,69cm), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so vớinghiệm thức B, nhưng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 2nghiệm thức C và D Nghiệm thức D có chiều dài trung bình thấp nhất là (7,18 ±0,74cm và 8,55 ± 0,54cm) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so vớinghiệm thức A và B,nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so vớinghiệm thức B
Trang 28Ở đợt thu 7, 8 và 9, sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê(p<0,05) Ở đợt thu mẫu thứ 9, nghiệm thức A có chiều cao trung bình cao nhất
là (12,7 ± 0,84cm) và nghiệm thức D có chiều cao trung bình thấp nhất là (10,3
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn
Các giá trị cùng nằm trong một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tỷ lệ sống của cá ở NT A và NT B lần lượt là (62,3 ± 0,27b và 60,7 ± 0,67b)
và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với NT C và NT D Tỷ lệ sống ở
NT C là thấp nhất (57,5 ± 1,35a) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) sovới NT A và NT B, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so vớinghiệm thức còn lại D
Kết quả ghi nhận số lượng cá chết chủ yếu là sau các lần thu mẫu, ô nhiễmnguồn nước từ nhà máy đường Long Mỹ Phát, cá bị nhiễm bệnh, một số cá dokhông ăn được thức ăn nên gầy yếu dần và chết
Qua kết quả về sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá như trong nghiên cứu này
có thể thấy rằng, thức ăn cá biển xay và thức ăn kết hợp (50% cá biển xay +50% TĂCN) cho tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các nghiệm thức còn lại Ởnghiệm thức C và D cá lớn chậm và tỷ lệ sống thấp hơn, nguyên nhân là do thức
ăn công nghiệp có kích cỡ viên thức ăn không phù hợp với miệng cá và chưa đủngon để kích thích cá bắt mồi, dẫn đến hai nghiệm thức C và D cá phát triểnchậm hơn so với nghiệm thức A và B
Qua bảng tỷ lệ sống cho thấy, ở NT D (100% TĂCN) thì tỷ lệ sống của cácũng không chênh lệch nhiều so với các nghiệm thức còn lại
Trang 29Một vài nghiên cứu cho thấy khi sử dụng TĂCN kết hợp với cá biển xayhoặc thức ăn tự nhiên trong ương nuôi các loài cá, thì hiệu quả sẽ tốt hơn là sựthay thế hoàn toàn bằng TĂCN hay thức ăn tự chế, sinh trưởng và phát triển của
cá được cải thiện hơn Kết quả này cũng đã được khẳng định trong nghiên cứu
của Lê Ngọc Diện (2004), trong ương nuôi cá Thát Lát (Notopterus notopterus); ương cá còm (Chitala chitala) giai đoạn bột lên giống của Trần Thị Thanh Hiền
(2008)
Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc thay thế thức ăn tự nhiên hoàn toànbằng thức ăn nhân tạo không thể thực hiện hoàn toàn trong ương nuôi hầu hếtcác loài cá Nguyên nhân là do, thức ăn nhân tạo không kích thích cá bắt mồi vìkhông kích thích khứu giác của cá (Person le Ruyet et all., 1993 trích bởi TrầnThị Thanh Hiền, 2008)
Cá rất khó bắt mồi là thức ăn nhân tạo, nên không ăn đủ lượng thức ăn cầnthiết (Appelbaum and Van Damme, 1985) trích bởi (Trần Thị Thanh Hiền,2008)
3.6 Hệ số tiêu tốn thức ăn
Qua thực tế thí nghiệm cho thấy, khẩu phần ăn của cá thay đổi theo từngtháng và ngày cho ăn 2 -3 lần là hợp lí, lượng thức ăn được điều chỉnh theo nhucầu ăn của cá, nên thức ăn không bị thừa hoặc còn thừa rất ít
Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá ở các nghiệm thức được trình bày ở bảng 3.7.Bảng 3.7: Hệ số tiêu tốn thức ăn (tính theo khối lượng tươi)
Nghiệm
thức
Sản lượng
cá thu hoạch (kg)
Cá biển xay (kg)
TĂCN (kg)
FGR TĂCN
FGR thức
ăn tươi sống
FGR tổng
Ở NT A sử dụng thức ăn là cá biển xay nhuyễn, hàm lượng nước trong thức
ăn cao, thức ăn khó kết dính và dễ tan rã trong nước, nên sử dụng lượng thức ăn
Trang 30lớn, dẫn đến hệ số tiêu tốn thức ăn cao và làm ảnh hưởng đến môi trường aonuôi Còn ở NT D sử dụng thức ăn công nghiệp hoàn toàn nên hệ số tiêu tốnthức ăn thấp và ít làm ô nhiễm môi trường nước
3.7 Số hộ nuôi cá thát lát còm ứng dụng NT B và NT D của đề tài
n thức
Tăng trọn g bình quân g/co n
Thời gian nuôi (tháng )
Hệ số thức ăn
Tỷ lệ sốn
g %
Tiền đầu tư thức
ăn cho 1kg cá thương phẩm (đ)
Mỹ – Tỉnh Hậu Giang
So sánh kết quả thí nghiệm và kết quả ứng dụng của người dân ở NT B và
NT D, cho thấy tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống đều cao hơn so với kết quả của đềtài thí nghiệm, đặc biệt là hệ số chuyển hóa thức ăn thấp và thời gian nuôi ngắnhơn so với đề tài Đều này chứng tỏ rằng cá Thát Lát Còm sử dụng tốt thức ăncông nghiệp và thức ăn chế biến (50% cá biển xay + 50% TĂCN) Điều kiệnmôi trường tự nhiên phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá hơn trong điềukiện thí nghiệm Từ kết quả trên, cho thấy kết quả đề tài có khả năng ứng dụngtốt vào thực tế sản xuất Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng của cá nuôi trong thí
Trang 31nghiệm chậm hơn so với thực tế sản xuất, là do môi trường nước bị ô nhiễm từnguồn nước thải của nhà máy đường, quá trình thu mẫu cá bỏ ăn từ 4 -5 ngày,mức nước trong ao thấp.
3.8 Hạch toán kinh tế về thức ăn
Qua tính toán có thể thấy, với hệ số tiêu tốn thức ăn như trên, để có 1 kg cáThát Lát Còm thương phẩm thì chi phí thức ăn là:
NT A: (100%cá biển xay): hệ số 5,1 X đơn giá 7.000 đ/kg = 35.700đ
NT B: (50% cá biển xay + 50% TĂCN): hệ số cá biển xay 2,1 X đơn giá 7.000đ/kg + hệ số TĂCN 1,3 X đơn giá 12.000 đ/kg = 30.300đ
NT C: (25% cá biển xay + 75% TĂCN): hệ số cá biển xay 1,3 X đơn giá 7.000đ/kg + hệ số TACN 1,7 X đơn giá 12.000 đ/kg = 29.500đ
NT D (100% TĂCN): hệ số 2,4 X đơn giá 12.000đ/kg = 28.800đ
Như vậy, nếu sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá Thát Lát Còm thươngphẩm thì chi phí thức ăn giảm, mức độ giảm sẽ tỉ lệ thuận với tỉ lệ thức ăn côngnghiệp trong khẩu phần ăn, nếu sử dụng TĂCN hoàn toàn thì chi phí sẽ giảmhơn so với thức ăn cá tươi hoàn toàn là 6.900đ/kg cá thương phẩm Như vậy đểnuôi 1 tấn cá Thát Lát Còm thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp thì sẽ giảmđược 6.900.000đ so với đầu tư nuôi bằng thức ăn tươi sống hoàn toàn
Bảng 3.8: Hạch toán chi phí thức ăn thí nghiệm
Nghiệm
thức
Sản lượng cá thu hoạch
Khối lượng cá biển (kg)
Khối lượng TĂCN (kg)
Tổng tiền (đ)
Trang 324.1 Kết luận
Qua thực hiện đề tài nghiên cứu nuôi cá Thát Lát Còm thâm canh bằng thức
ăn công nghiệp, chúng tôi có những kết luận như sau:
NT A (cá biển xay) cá tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cao nhất là(528,3 ± 47,46g và 42,7±2,68cm) và thấp nhất ở NT D (thức ăn công nghiệp) là(387,3 ± 44,96g và 34,5±2,81cm)
Sau 9 tháng nuôi tỷ lệ sống của cá cao nhất là 62,3% ở NT A và thấp nhất là57,5% ở NT C
Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá Thát Lát Còm trong thí nghiệm: NT A là 5,1;
NT B là 3,4; NT C là 3,0; NT D là 2,4
Chi phí thức ăn cao nhất ở NT A (cá biển xay) là 35.700đ/ kg cá thươngphẩm và thấp nhất ở NT D (thức ăn công nghiệp) là 28.800đ/ kg cá thươngphẩm
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tế sản xuất, rút rađược quy trình nuôi cá Thát Lát Còm thâm canh phù hợp
4.2 Đề nghị
Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá Thát Lát Còm sâu hơn về thànhphần dinh dưỡng và xác định nhu cầu protein, lipid, glucid, năng lượng,…đểnuôi cá thương phẩm đạt tốc độ tăng trọng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi, giảmgiá thành sản xuất và cho hiệu quả kinh tế cao nhất
Nghiên cứu các chất dẫn dụ kích thích cá sử dụng thức ăn công nghiệp tốthơn, để chủ động nguồn thức ăn trong nuôi cá thương phẩm theo quy mô côngnghiệp, tạo ra vùng nguyên liệu tập trung
Nghiên cứu sản xuất giống cá Thát Lát Còm bằng thức ăn công nghiệp đểngười nuôi nâng cao tỷ lệ sống và tăng sản lượng
Nghiên cứu sản xuất TĂCN dành riêng cho cá Thát Lát Còm, kích thướccủa viên thức ăn phù hợp với kích cỡ miệng cá theo từng giai đoạn phát triển
Trang 33QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÁT LÁT CÒM THÂM CANH
Xung quanh ao phải thông thoáng, không có cây cối rậm rạp che phủ ảnh sánglàm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá nuôi
2 Chuẩn bị ao nuôi
Trước khi thả cá khoảng một tuần, cải tạo ao nuôi, tát cạn nước, diệt cá tạp vàvét lớp bùn đáy ao
Kiểm tra bờ ao, lấp mọi và các hang hốc quanh bờ ao
Bón vôi từ 7 – 15 kg/100m2 tùy thuậc vào vùng đất mà bón vôi cho phù hợp.Phơi nắng từ 3 – 5 ngày Sau đó tiến hành cho nước vào ao qua lưới lọc Đối vớivùng đất bị nhiễm phèn khi cải tạo ao và bón vôi thì lấy nước vào, nếu phơi đáy
ao sẽ tạo điều kiện cho phèn hoạt động làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và
cá nuôi
Bờ ao phải chắc chắn, không hang hốc, hoặc rò rỉ, đáy ao bằng phẳng, ao phải
có điều kiện cấp và thoát nước chủ động Nước ao có pH từ 7–8, sau khi lấynước vào ao từ 2- 3 ngày tiến hành thả cá
Trang 34Lưu ý: Cá mới mua về nếu kích thước cá còn nhỏ nên thả vào vèo từ 10 -15
ngày mới thả cá ra ao nuôi, để giảm hao hụt cá nuôi và tránh các địch hại ăn cácon
3 Cách chọn cá giống và vận chuyển
a Cách chọn cá giống
Cá giống phải khỏe mạnh, kích cở đồng đều, cá phải chuyển mồi thức ăn cá xayhay ăn thức ăn công nghiệp
Không nên nuôi cá còn ăn trùn chỉ hay cá con nuôi trên bể, khi thả vào ao nuôi
tỷ lệ hao hụt rất cao và khó chuyển thức ăn cá xay hay thức ăn công nghiệp.Kích thước cá từ 10 cm trở lên, cá có trọng lượng từ 100 – 150con/kg
Nuôi ao: từ 10 – 20con/m2 tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi và kinh tế gia đình
mà chọn mật độ cho phù hợp, nhưng theo kết quả của đề tài và một số hộ nuôitrên địa bàn thì mật độ từ 10 – 15 con/m2 và ghép thêm cá sặc rằn 4 – 6 con/m2
là cho hiệu quả cao nhất
Mùa vụ nuôi, đối với cá Thát Lát có thể nuôi được mọi thời điểm trong năm tuynhiên mùa vụ thả giống tốt nhất là từ tháng 4 – 8
Trong nuôi cá Thát Lát nên ghép thêm cá sặc rằn 4- 6con/m2 để tận dụng nguồnthức ăn dư thừa và mùn bã hữu cơ trong ao nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường
ao nuôi
Vôi cải tạo ao nuôi
Trang 355 Loại thức ăn và cách cho ăn
+ Cho ăn cá tươi: từ 15 – 20% trọng lượng thân
+ Cho ăn thức ăn công nghiệp: từ 7 – 10% trọng lượng thân
+ Thức ăn tự chế: từ 10 – 15% trọng luợng thân
+ Ngày cho ăn 3 lần, sáng 7 giờ, trưa 11 – 12 giờ, chiều từ 17 - 18 giờ.Tháng thứ 2:
+ Cho ăn cá tươi: từ 10 – 12% trọng lượng thân
+ Cho ăn thức ăn công nghiệp: từ 5 – 7% trọng lượng thân
+ Thức ăn tự chế: từ 6 – 10% trọng luợng thân
Ngày cho ăn 3 lần, sáng 7 giờ, trưa 11 – 12 giờ, m chiều từ 17 - 18 giờ.Tháng thứ 3:
+ Cho ăn cá tươi: từ 6 – 8% trọng lượng thân
+ Cho ăn thức ăn công nghiệp: từ 4 – 5% trọng lượng thân
+ Thức ăn tự chế: từ 5 – 7% trọng luợng thân
+ Ngày cho ăn 3 lần, sáng 7 giờ, trưa 11 – 12 giờ, chiều từ 17 - 18 giờ.Tháng thứ 4 đến thu hoạch:
+ Cho ăn cá tươi: từ 4 – 5% trọng lượng thân
Trang 36+ Cho ăn thức ăn công nghiệp: từ 2 – 3% trọng lượng thân.
+ Thức ăn tự chế: từ 3 – 4% trọng luợng thân
+ Ngày cho ăn 2 lần, sáng từ 7 – 8 giờ, chiều từ 16 – 17 giờ
Lưu ý: Tùy theo khả năng bắt mồi của cá nuôi mà điều chỉnh lượng thức ăn cho
phù hợp, không nên để thức ăn dư hay thiếu, nếu thức ăn dư sẽ làm ô nhiểm môitrường nước, nếu thiếu thức ăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cánuôi
Hàng ngày thường xuyên theo dõi khả năng bắt mồi của cá để kịp thời tăng haygiảm lượng thức ăn cho phù hợp
Theo dõi khả năng hoạt động và tình trạng sức khỏe của cá để kịp thời xử lý,trong quá trình cho ăn cá tuơi hay thức ăn công nghiệp nên trộn thêm men tiêuhóa và vitamin
7 Thu hoạch
Sau 5 – 7 tháng nuôi cá từ 300g – 700g/con, tiến hành thu hoạch cá thươngphẩm Không nên nuôi cá kéo dài thời gian, Nếu thời gian nuôi cá càng dài thì
hệ số chuyển hóa thức ăn càng cao, ảnh hưởng đến giá thành sản xuất
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Dương Nhựt Long (2003), Giáo trình Kỹ Thụât Nuôi Thủy Sản NướcNgọt ĐH Cần Thơ
Trang 372 Đặng Đình Viên - Lộc Thị Triều (1994), Nghề nuôi cá thịt NXB GiáoDục.
3 Lê Ngọc Diện (2004), Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và hàm lượngProtein trong thức ăn viên lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
Thát Lát (Notopterus notopterus) giai đoạn ương giống và nuôi thương
phẩm Luận văn Thạc sỹ Nuôi Trồng Thuỷ Sản ĐH Cần Thơ
4 Lê Thị Mai Anh (2006), Tìm hiểu một vài đặc điểm sinh lý của cá đối
(Liza subviridis) giai đoạn hương lên giống và cá Thát Lát Còm ((Notopterus chitala) ) giai đoạn bột lên giống Luận văn tốt nghiệp nuôi
7 Nguyễn Thanh Phương và ctv (2005), Nghiên cứu phát triển thức ăn và
kỹ thuật nuôi thâm canh cá rô đồng (Anabas testudineus) trong ao Báo
cáo khoa học đề tài cấp bộ ĐH Cần Thơ
8 Nguyễn Tường Anh (2005), Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi.NXB Nông Nghiệp Tp Hồ Chí Minh
9 Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá Nước Ngọt Việt Nam NXB Hà Nội
10 Nguyễn Văn Kiểm (2004), Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống ĐH CầnThơ
11.Nguyễn Văn Thường (1999), Bài giảng Sinh thái thủy sinh vật ĐH CầnThơ
12.Nguyễn Văn Triều, Dương Nhựt Long và Nguyễn Anh Tuấn (2008),nghiên cứu ương giống cá kết (Micronema bleekeri) bằng các loại thức
ăn khác nhau Tạp chí khoa học 2008 (quyển 2) ĐH Cần Thơ
13.Phạm Phú Hùng (2007), Nghiên cứu biện pháp sản xuất giống cá Thát
Lát Còm ((Notopterus chitala) ) Luận văn Thạc sỹ Nuôi Trồng Thuỷ
Sản ĐH Cần Thơ
14.Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), Giáo trình phương phápnghiên cứu sinh học cá ĐH Cần Thơ
15.Sách Đỏ Việt Nam (2000)
16.Trần Minh Phú, Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền (2006), Thực
nghiệm nuôi thâm canh cá rô đồng (Anabas testudineus) bằng thức ăn
Trang 38viên với các hàm lượng đạm khác nhau Tạp chí ngiên cứu khoa học
2006 ĐH Cần Thơ
17.Trần Ngọc Hải và Trần Thị Thanh Hiền (2000), Bài giảng Kỹ thuật nuôithức ăn tự nhiên ĐH Cần Thơ
18.Trần Ngọc Nguyên và Nguyễn Thành Trung (2000), Nghiên cứu sinh
sản cá thát lát (Notopterus notopterus) Báo cáo khoa học Sở Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thông Cần Thơ
19.Trần Thị Thanh Hiền (2004), Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn thủysản ĐH Cần Thơ
20.Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thùy (2008), Khả năng sử dụng
thức ăn chế biến của cá còm (Chitala chitala) giai đoạn bột lên giống.
Tạp chí khoa học 2008, quyển 1 ĐH Cần Thơ
21.Trương Quốc Phú (2006), Giáo trình Quản Lý Chất Lượng Nước ĐHCần Thơ
22.Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993), Định Loại Cá NướcNgọt Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
23.Trần ngọc nguyên, Võ Công Thành and Yutaka Hirata (2006), Anapproach to the convervation and explointation of useful genetic
diversity of the Knifefish Notopterus notopterus Pallas in the Mekong
Delta of Viet Nam
24.Emilia T Quinitio (1998), Broodstock Mangament Scientist SEAFDECAquaculture Department Tigbauan Iloilo Philippines
25.Michael K Stoskopf, D V M., Ph D (1992), Fish Medicine TheUnited States of America
26.Richard T Lovell (1993), Nutrient requirements of fish NationalAcademy Press Washington, D.C
PHỤ LỤC
Trang 39CHIỀU DÀI CÁ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
STT C.dài (cm) STT C.dài (cm) STT C.dài (cm)
Trang 40TRỌNG LƯỢNG CÁ QUA CÁC LẦN THU MẪU (gram)