Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam Đinh Vũ Hòa Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50
Trang 1Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng
khoán ở Việt Nam
Đinh Vũ Hòa
Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Anh Sơn
Năm bảo vệ: 2014
Keywords Luật kinh tế; Chứng khoán; Pháp luật Việt Nam
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư chứng khoán thông qua quỹ Đầu tư chứng khoán đang là một kênh đầu tư thu hút nhà đầu tư trên thế giới Hình thức đầu tư này được đánh giá cao bởi những ưu điểm như: được quản lý bởi những người chuyên nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán, kế hoạch sử dụng vốn rõ ràng, được lập kế hoạch kỹ lưỡng bởi các chuyên gia chứng khoán Nhờ đó danh mục đầu tư tuy
đa dạng, phong phú nhưng có tính an toàn cao nên có thể giảm thiểu được rủi ro Bằng các lợi thế của mình Quỹ Đầu tư chứng khoán và các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp khác có thể trở thành chủ thể định hướng thị trường thị trường chứng khoán
Mặc dù với nhiều ưu điểm như vậy nhưng tại thị trường chứng khoán Việt Nam, vai trò định hướng, dẫn dắt của quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng, tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nói chung vẫn chưa được thể hiện Tỷ trọng giao dịch mà các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ chiếm 15% trong khi ở những thị trường chứng khoán phát triển tỷ lệ này lên tới 85% [25]
Do đó với nỗ lực xây dựng thị trường chứng khoán lành mạnh, thực sự trở thành một kênh thu hút vốn đầu tư hiệu quả, pháp luật Việt Nam cần đặc biệt chú ý tới cơ chế phát triển hoạt động của các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong đó có Quỹ Đầu tư chứng khoán
Ý thức được vấn đề này, tại Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012 về việc phê duyệt đề án "Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm", Chính phủ Việt Nam đã khẳng định sẽ tập trung phát triển các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trong đó có quỹ đầu tư chứng khoán
Để đạt mục tiêu này, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo nên một hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán Vấn đề bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán cũng đã nhận được sự quan tâm nhất định Các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu
tư chứng khoán đã được ghi nhận tại các văn bản pháp luật như: Luật chứng khoán năm 2006,
Trang 2Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010 Các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán cũng được xây dựng và ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật ví dụ như: Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán, Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về việc thành lập và quản lý quỹ mở, Thông tư số 224/2012/TT-BTC ngày 26/12/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thành lập và quản lý quỹ đóng, quỹ thành viên …
Mặc dù vậy pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán vẫn còn nhiều hạn chế và còn nhiều điểm chưa phát huy tác dụng khi áp dụng vào thực tiễn Trong khi đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư là biện pháp hiệu quả nhất nhằm thu hút nhà đầu tư tham gia quỹ đầu tư chứng khoán Vì vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán tham gia Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam để từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện cần được tiến hành kịp thời Hay nói cách khác việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam” là một vấn
đề có tính cấp thiết
2 Tình hình nghiên cứu:
Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nói chung trong thời gian gần đây đã được quan nghiên cứu bởi một số tổ chức quốc tế Trong số đó,
phải kể đến “Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2010 – 2011” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và “Báo cáo về môi trường kinh doanh” được Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ
Quốc tế công bố năm 2010 Những nghiên cứu này đánh giá và xếp hạng mức độ bảo vệ nhà đầu
tư dựa trên một số tiêu chí nhất định mà không đi sâu phân tích về vấn đề bảo vệ nhà đầu tư nói chung và bảo vệ nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng
Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học trong nước thuộc các lĩnh vực khác nhau đã dành sự quan
tâm nhất định tới vấn đề bảo vệ nhà đầu tư Đáng chú ý là một số công trình như: luận văn thạc sĩ
“Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam” của Võ Thị Mỹ Hương, luận văn thạc sĩ
“Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam” của Phạm Thanh Tú và luận án tiến sỹ: “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam” của Thạc sỹ Hoàng Thị
Quỳnh Chi Trong các công trình nghiên cứu này, tác giả đã tập trung luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh hoạt động của quỹ đầu tư, yêu cầu bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư Nhưng cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập, đánh giá một cách
có hệ thống và đầy đủ nhất về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán dưới góc độ pháp luật
Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình, nhằm nghiên cứu góp phần hoàn thiện vấn đề bảo vệ nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán
3 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau:
* Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ các quy định của pháp luật về quyền và lợi ích của nhà đầu tư tham qua quỹ đầu tư chứng khoán Tác giả tập trung phân tích quy định thực trạng quy định pháp luật và áp dụng pháp luật tại Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam Từ sự phân tích này, tác giả sẽ tổng hợp vấn đề để đưa ra ý kiến, nhận định cho vấn đề được xem xét
* Phương pháp so sánh
Trang 3Khi xem xét các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu
tư tham gia quỹ đầu tư chứng khoán, tác giả có so sánh với pháp luật của một số nước để thấy được những điểm hợp lý hoặc còn bất cập trong việc điều chỉnh cơ chế bảo vệ nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam Từ đó, có thể đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định đối với vấn đề này
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ duy vật lịch sử
4 Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Với luận văn này tác mong muốn:
- Làm rõ cơ sở lý luận về quyền và lợi ích hơp pháp của nhà đầu tư chứng khoán tham gia quỹ đầu tư chứng khoán cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán
- Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư chứng khoán tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán tham gia quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
Luận văn này tập trung vào việc phân tích quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và công ty quản lý quỹ, giữa nhà đầu tư tham qua quỹ đầu tư chứng khoán và cơ quan quản lý nhà nước, không đề cập tới mối quan hệ giữa nhà đầu tư với các tổ chức như: công ty chứng khoán, công ty niêm yết, công ty/tổ chức mà quỹ đầu tư đầu tư vào Luận văn này cũng không đề cập tới quy định nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường vốn ở Việt Nam cũng như sự tham gia của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
5 Tính mới của luận văn
Luận văn là công trình tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp pháp lý về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng bảo vệ nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán, tác giả nêu lên những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương được kết cấu như sau:
Chương 1 Khái quát chung về quỹ đầu tư chứng khoán và pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán tham gia quỹ đầu tư chứng khoán
Chương 2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán tham gia quỹ đầu
tư chứng khoán
Chương 3 Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
References
Tiếng Việt
1 Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở
2 Bộ Tài chính (2012), thông tư số 212/2012/TT-BTc ngày 05/12/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ
Trang 43 Bộ Tài chính (2012),Thông tư số 224/2012/TT-BTC ngày 26/12/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thành lập và quản lý quỹ đóng, quỹ thành viên
4 Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 428/QĐ-UBCK ngày 11/07/2013 của Ủy ban chứng khoán về việc ban hành Quy chế hướng dẫn thiết lập, vận hành hệ thống thống quản trị rủi ro cho công ty quản lý quỹ và công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý
5 Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 427/QĐ-UBCK ngày 11/07/2013 của Ủy ban chứng khoán về việc ban hành Quy chế hướng dẫn, đánh giá xếp loại công ty quản lý quỹ
6 Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 13/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán
7 Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007 về việc ban hành quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán
8 Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 92/2004/QĐ-BTC ngày 30/11/2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính đối với công ty chứng khoán và công ty quản
lý quỹ
9 Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 228/2012/TT-BTC hướng dẫn thành vập và quản lý quỹ đầu tư bất động sản;
10 Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 229/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục;
11 Bộ Tài chính, Bộ Công an (2009), Thông tư liên tịch số 46/2009/TTLT-BTC-BCA ngày 11/03/2009 của Bộ Tài chính – Bộ Công an hướng dẫn phổi hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
12 Chính phủ (2012), Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán
13 Chính phủ (2013), Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/09/2013 của Chính phủ quy định
sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
14 Võ Thị Mỹ Hương (2009), Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ luật học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội
15 Nguyễn Thanh Huyền (2011), Giải pháp phát triển các tổ chức đầu tư trên thị trường chứng
khoán Việt Nam giải đoạn 2011 – 2020, Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán
16 Phạm Thúy Lan (2011), Quỹ ETF và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Ủy ban chứng khoán
nhà nước
17 Nguyễn Hồng Nhung (2009), Pháp luật về công ty đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội
18 Nguyễn Thị Thu Phương (2012), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong
công ty niêm yết ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội
19 Trần Thị Hà Trang (2009), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ
luật học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội
20 Quốc hội (2006), Luật chứng khoán ngày 29/06/2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán ngày 20/07/2012
21 Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
22 Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012 Phê duyệt Đề
án “tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm”
23 Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán (2013), Giáo trình những vấn đề cơ
bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội
Trang 524 Trường Đại học luật Hà Nội (2012), Giáo trình luật chứng khoán, Nhà xuất bản Công an
nhân dân, Hà Nội
Website
25 http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Chung-khoan/306562/phat-trien-nha-dau-tu-to-chuc-can-loai-bo-nhieu-rao-canhttp://cafef.vn
26 http://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_vitintucsukien/thanhtragiamsat?_afrL oop=658773861024000&_afrWindowMode=0#%40%3F_afrLoop%3D658773861024000%26_ afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dlna3ueua6_79
27 http://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_vicsdlcty/ctyquydautuck?_adf.ctrl-state=lna3ueua6_4&_afrLoop=658943093906000
28 http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/nhieu-quy-dau-tu-kinh-doanh-tot-trong-2013-2945917.html
29 http://vneconomy.vn
30 http://tapchitaichinh.vn
31 http://gafin.vn
32 http://stox.vn
33 http://www.vinafund.com
34 http://www.VnEcon.com
35 http://www.ssc.gov.vn
36 http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/thua-lo-quy-dau-tu-noi-dia-thao-lui-2739206.html
37 http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/quy-dau-tu-dau-tien-tai-viet-nam-dong-quy-2738593.html