4. BC chuyen de trien khai LSDTHADS.Thua phat lai tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn v...
Trang 1BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2015
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Về một số nội dung triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự và việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định
Thừa phát lại
(Tài liệu phục vụ Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2015)
Thi hành án dân sự (THADS) có vai trò quan trọng trong hoạt động tốtụng nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng Đó là công đoạn cuốicùng của hoạt động tố tụng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án đượcchấp hành nghiêm chỉnh, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật,bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, qua đó gópphần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộmáy Nhà nước Thể chế hóa chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng về côngtác THADS, ngày 14/11/2008, lần đầu tiên Quốc hội đã thông qua LuậtTHADS, có hiệu lực từ ngày 01/07/2009 Đây là một bước tiến quan trọng trongviệc thực hiện yêu cầu hoàn thiện thể chế về THADS ở nước ta theo Nghị quyết
số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư phápđến năm 2020
Sau năm năm thi hành Luật THADS, mặc dù còn hạn chế, tồn tại cần phảisửa đổi, bổ sung Luật này nhưng những kết quả đạt được khẳng định công tácTHADS đã có chuyển biến tích cực, mang lại những lợi ích thiết thực cho ngườidân, như: Việc phân loại án ngày càng chính xác; tỷ lệ số việc và tiền có điềukiện thi hành xong của các năm tăng đáng kể; trình tự, thủ tục thi hành án đượcđơn giản hóa một bước; mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trongcông tác THADS ở địa phương rõ ràng, thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả hơn,góp phần hỗ trợ tích cực để hoàn thành các chỉ tiêu thi hành án được giao; Bộ
Tư pháp đã ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Sở Tư pháp, Phòng Tưpháp với Cơ quan THADS; việc thực hiện thí điểm Thừa phát lại tại một số địaphương đã đạt kết quả tích cực, bước đầu được xã hội đón nhận.v.v
Chuyên đề này tập trung về một số nội dung triển khai thi hành Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật THADS và việc tiếp tục thực hiện thí điểmchế định Thừa phát lại, như sau:
I TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Thực hiện Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội vềđiều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII,năm 2013 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, Chính phủ đãgiao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liênquan giúp Chính phủ xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Trang 2Luật THADS Ngày 25/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật THADS (sau đây tắt gọi là Luật sửa đổi, bổ sung), có hiệulực kể từ ngày 01/7/2015.
1 Những nội dung mới quan trọng của Luật sửa đổi, bổ sung
Luật sửa đổi, bổ sung 55/183 điều so với Luật hiện hành, trong đó bổ sung
03 điều; sửa đổi, bổ sung 44 điều và bãi bỏ 06 điều và bãi bỏ một phần của 02điều (Điều 32, 33, 34, 51, 138 và 139, điểm b khoản 1 Điều 163, các khoản 3 và
4 Điều 179 của Luật THADS hiện hành); một số từ ngữ được sửa đổi chung(cụm từ “Tòa án cấp tỉnh” được thay bằng cụm từ “Tòa án nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương”; cụm từ “Tòa án cấp huyện” được thay bằng cụm từ
“Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương”)
Luật sửa đổi, bổ sung có những nội dung mới quan trọng sau đây:
1.1 Quyền, nghĩa vụ của đương sự trong THADS
Cụ thể hóa Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền cơ bảncủa công dân trong THADS, Luật sửa đổi, bổ sung có 03 điều (Điều 7, 7a và 7b)quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự, đồng thời quy định rõ hơn cơ chếbảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ trong thi hành dân sự
Nhiều quyền, nghĩa vụ mới của đương sự được bổ sung, như: Quyền yêucầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu thay đổiChấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô
tư khi làm nhiệm vụ; được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cungcấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêucầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung
kê khai đó; thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hànhán; thông báo cho cơ quan THADS khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú; chuyểnnghĩa vụ xác minh điều kiện thi hành án từ người được thi hành án sang thànhtrách nhiệm của Nhà nước (Chấp hành viên) để Nhà nước hỗ trợ nhiều hơn chođương sự trong THADS.v.v
1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân trong THADS
- Bổ sung thẩm quyền của Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự Trung ươngcho phù hợp với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); bổ sung một số nhiệm
vụ, quyền hạn mới của Tòa án: Yêu cầu cơ quan THADS báo cáo kết quả thi hành bản án, quyết định trong trường hợp cần thiết; giải quyết kháng nghị về quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này.
- Sửa đổi quy định thời hạn Tòa án trả lời kiến nghị của cơ quan THADS
về việc xem xét lại bản án, quyết định của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.
1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát trong THADS và trả lời kháng nghị về THADS
Trang 3Quy định rõ hơn Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luậtcủa Tòa án, cơ quan THADS, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan trong việc THADS Khi kiểm sát THADS, Viện kiểm sát nhân dân cónhiệm vụ, quyền hạn cụ thể Theo đó, mở rộng đối tượng kiểm sát ngoài quyếtđịnh, hành vi của Chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan THADS thì còn kiểm sát
cả quyết định, hành vi của Tòa án trong THADS, như: Cấp, chuyển giao bản án,quyết định.v.v đĐồng thời kiểm sát cả các tổ chức, cá nhân liên quan trongTHADS
Mặt khác, quy định rõ hơn các hình thức kiểm sát, gồm: Yêu cầu, kiếnnghị và kháng nghị Trong 03 hình thức kiểm sát, riêng đối với kháng nghị thì
cơ quan THADS phải trả lời và thực hiện kháng nghị với thời hạn, thủ tục rõràng, chặt chẽ hơn
1.4 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong THADS
- Bổ sung 04 nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong
THADS: Giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong THADS; cho ý kiến đối với báo cáo của cơ quan THADS cấp tỉnh trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp;
đề nghị cơ quan quản lý THADS thuộc Bộ Tư pháp kiểm tra công tác THADS ở địa phương; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kịp thời vi phạm pháp luật về THADS.
- Bổ sung 02 nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong
THADS: Giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong THADS; kiến nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kịp thời vi phạm pháp luật về THADS
1.5 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan THADS
- Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan THADS cấp tỉnh báo
cáo công tác THADS trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án nhân dân về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu; cơ quan thi hành án cấp quân khu báo cáo Tòa án nhân dân về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu; cơ quan THADS cấp huyện báo cáo công tác THADS trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án nhân dân về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
- Bổ sung quy định người đã từng là Chấp hành viên nhưng được bố trí
làm nhiệm vụ khác nay được điều động trở lại và có đủ điều kiện quy định chung thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển; làm rõ trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan THADS, người có đủ tiêu chuẩn quy định chung, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp, có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp không qua thi tuyển nhằm tạo
sự an tâm công tác, tạo động lực phấn đấu, rèn luyện cho đội ngũ cán bộ thi
Trang 4hành án, đồng thời tiếp tục sử dụng những người đã có thực tiễn làm Chấp hànhviên nhiều năm nhưng do yêu cầu công tác đang làm nhiệm vụ khác nay đượcđiều động trở lại công tác tại cơ quan THADS.
1.6 Về thủ tục THADS
- Bổ sung trách nhiệm của Trọng tài thương mại phải chuyển giao quyếtđịnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho cơ quan THADS có thẩm quyềnngay sau khi ra quyết định
- Quy định cụ thể hơn thời hạn Tòa án, Trọng tài thương mại phải chuyểngiao bản án, quyết định; cách thức khi nhận bản án, quyết định do Toà án, Trọngtài thương mại chuyển giao; cách thức tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án; raquyết định thi hành án; gửi quyết định về thi hành án; xác minh điều kiện thihành án
- Bổ sung quy định xác định việc chưa có điều kiện thi hành án: Căn cứkết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyếtđịnh về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp
được quy định tại Điều 44a; đồng thời, bổ sung quy định thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử về THADS và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành.
- Quy định rõ hơn về thời hạn tự nguyện thi hành án; thanh toán tiền, trảtài sản thi hành án; các trường hợp hoãn, đình chỉ thi hành án; điều kiện miễn,giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
- Bỏ quy định trả đơn yêu cầu thi hành án
- Bổ sung quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại trong trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể
từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
1.7 Biện pháp bảo đảm thi hành án
- Bổ sung biện pháp “phong toả tài sản ở nơi gửi giữ”
- Bổ sung trách nhiệm của “cá nhân” đang quản lý tài khoản, tài sản của
người phải thi hành án” phải thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm
- Bổ sung quy định về lập biên bản và thực hiện lập biện bản trước khi ra
quyết định áp dụng phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ Trường hợp cần phong tỏa ngay tài khoản, tài sản của người phải thi hành án ở nơi gửi giữ mà chưa ban hành quyết định phong tỏa thì Chấp hành viên lập biên bản yêu cầu
cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án phong tỏa tài khoản, tài sản đó Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản phải thực hiện ngay yêu cầu của Chấp hành viên về phong toả tài khoản, tài sản Biên bản, quyết định
Trang 5phong tỏa tài khoản, tài sản trong trường hợp này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
- Nâng thời hạn từ 05 ngày làm việc lên thành 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa để phù
hợp với thời hạn tự nguyện thi hành án được sửa đổi từ 15 ngày xuống 10 ngày,
kể từ ngày đương sự nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp
lệ quyết định thi hành án
- Bổ sung rõ hơn việc tạm giữ tài sản, giấy tờ phải bằng quyết định, cũng
như cách thức thực hiện quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ Trường hợp cần tạm giữ ngay tài sản, giấy tờ mà chưa ban hành quyết định tạm giữ tài sản, giấy
tờ thì Chấp hành viên yêu cầu giao tài sản, giấy tờ và lập biên bản về việc tạm giữ Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ban hành quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ.
- Sửa đổi, bổ sung rõ hơn quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó Chấp hành viên yêu cầu đương sự,
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết
để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu,
sử dụng đối với tài sản.
Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản và yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản theo quy định của pháp luật.
Thay đổi quy định về xử lý quyết định tạm dừng theo hướng chuyển đổithời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên phải áp dụng biện
pháp cưỡng chế hoặc chấm dứt việc tạm dừng thành trong thời hạn 10 ngày, kể
từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế; trường hợp có căn cứ xác định tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
1.8 Về cưỡng chế THADS
- Sửa đổi quy định Chấp hành viên lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án
trong trường hợp cần huy động lực lượng chứ không phải trong bất kỳ trườnghợp nào như trước đây và bổ sung kế hoạch cưỡng chế thi hành án phải có tênngười bị áp dụng biện pháp cưỡng chế Mặt khác, bổ sung quy định trong thờihạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quanTHADS cùng cấp, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lậpphương án bảo vệ cưỡng chế Cơ quan Công an có trách nhiệm bố trí lực lượng,phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn,
Trang 6xử lý hành vi tẩu tán tài sản, cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ ngườichống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội.
- Quy định rõ hơn cách thức xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để
thi hành án; giải quyết tranh chấp, yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến
tài sản thi hành án, như: Chấp hành viên phải xác định phần tài sản chung của
người phải thi hành án để xử lý Trong trường hợp chưa xác định được phầnquyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trongkhối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho ngườiphải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản đó biết
để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theothủ tục tố tụng dân sự
- Bổ sung và quy định rõ hơn về quyền của chủ sở hữu chung được quyền
ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sởhữu chung Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung,Chấp hành viên thông báo và định thời hạn cho chủ sở hữu chung mua phần tàisản của người phải thi hành án theo giá đã định trong thời hạn ba tháng đối vớibất động sản, một tháng đối với động sản; đối với những lần bán tài sản tiếp theothì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ
- Quy định về quyền khởi kiện của người tranh chấp: Trường hợp tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế để thi hành án mà có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ được khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì việc xử lý tài sản được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc
cơ quan có thẩm quyền Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp
lệ mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Toà án hoặc không đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì Chấp hành viên xử lý tài sản để thi hành án theo quy định
- Bổ sung quy định trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.
- Quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về định giá, bán đấu giá tài sản; xử lý tàisản không có người tham gia đấu giá, bán đấu giá không thành; đăng ký, chuyểnquyền sở hữu, sử dụng tài sản; bảo vệ quyền của người mua tài sản bán đấu giá,
người nhận tài sản để thi hành án; cưỡng chế trả vật, giao, trả giấy tờ.
1.9 Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng trong THADS
Trang 7Sửa đổi, bổ sung theo hướng Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ,
quyền hạn thanh tra việc sử dụng ngân sách, việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý,
thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động trong
hệ thống tổ chức THADS thay cho việc thanh tra về công tác THADS nói chung.
Do vậy, Thanh tra không thanh tra nghiệp vụ THADS như trước đây, bởi vìnhiệm vụ kiểm sát THADS đã được Luật THADS quy định do Viện kiểm sátnhân dân thực hiện
1.10 Một số nội dung khác
- Bổ sung “Phán quyết của Trọng tài thương mại” cũng được thi hànhtheo thủ tục THADS Quy định rõ “mỗi quyết định thi hành án là một việc thihành án.”
- Đối với các việc thi hành án đã được thi hành xong theo quy định củaLuật THADS số 26/2008/QH12 trước thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung có hiệulực mà đương sự còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật THADS số26/2008/QH12 để giải quyết
Đến thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành mà việc thi hành
án chưa được thi hành hoặc chưa thi hành xong thì áp dụng các quy định củaLuật sửa đổi, bổ sung để thi hành Các quyết định, hành vi của cơ quan THADS,Chấp hành viên đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật THADS số26/2008/QH12 có giá trị thi hành
- Đối với trường hợp đã trả đơn yêu cầu thi hành án thì cơ quan THADS
ra quyết định thi hành án khi đương sự yêu cầu theo quy định của Luật sửa đổi,
bổ sung
- Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 hoặcđiểm a khoản 3 Điều 18 của Luật THADS, cam kết tình nguyện làm việc từ 05năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển chọn, bổnhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp hoặc Chấp hành viên trung cấp không qua thituyển Thời hạn thực hiện việc bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyểntheo quy định tại khoản này là 05 năm, kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung có hiệulực thi hành
- Đối với người phải thi hành án là người bị kết án thuộc trường hợp quyđịnh tại điểm c mục 3 Nghị quyết số 32/1999/QH10 của Quốc hội và điểm đkhoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 33/2009/QH12 của Quốc hội thì được miễn nghĩa
vụ thi hành án phí trong bản án hình sự mà người đó phải chấp hành
- Giao cho Chính phủ quy định chi tiết 06 khoản (khoản 4, 15, 17, 18, 37Điều 1 và khoản 3 Điều 2) và giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa ánnhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn 01 khoản (khoản 25Điều 1)
Có thể nói, Luật sửa đổi, bổ sung được ban hành đạt mục đích nhằm tiếp
tục hoàn thiện thể chế về THADS, tạo cơ sở pháp lý cho sự chuyển biến cơ bản,
Trang 8bền vững, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác THADS, góp phần bảo đảmthực hiện quy định của Hiến pháp năm 2013, theo đó bản án, quyết định của Toà
án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng;
cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành Với quanđiểm tiếp tục thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháptheo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị vềChiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Kết luận số 92-KL/TW ngày12/03/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020, trong đó có nội dung liên quan đến quản lý công tácTHADS theo hướng tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án nhân dân và
Ủy ban nhân dân địa phương trong công tác THADS; bảo đảm sự phù hợp vớicác quy định của Hiến pháp năm 2013 về việc phân công, phối hợp, kiểm soátquyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong
đó Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, THADS là cơ quanthuộc hệ thống hành pháp tham gia thực hiện kết quả hoạt động của quyền tưpháp; có tính đến những nội dung sửa đổi, bổ sung lớn trong các luật, bộ luậtkhác được sửa đổi, bổ sung như Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chứcViện kiểm sát nhân dân, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự; chỉ sửađổi, bổ sung những vấn đề đã được Bộ Chính trị kết luận, những vấn đề thực sựcần thiết, cấp bách, đã được nghiên cứu rõ về lý luận, được thực tiễn kiểmnghiệm phù hợp góp phần giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong công tácTHADS
2 Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung
Để triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung kịp thời, đồng bộ, thống nhất
và hiệu quả, Bộ Tư pháp đã có Tờ trình số 02/TTr-BTP ngày 13/01/2015 trìnhThủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổsung Dự thảo Kế hoạch xác định các nội dung cơ bản sau đây:
2.1 Xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các nội dung được giao trong Luật
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS có 06 khoản giaocho Chính phủ quy định chi tiết (khoản 4, 15, 17, 18, 37 Điều 1 và khoản 3 Điều2), vì vậy, cần xây dựng 01 Nghị định Tuy nhiên, hiện nay có 03 Nghị định quy
định chi tiết Luật THADS năm 2008 (Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009, Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 và Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009) nhằm thể chế hóa 15 điều, khoản mà Luật
THADS năm 2008 giao Chính phủ quy định chi tiết Để đảm bảo tính đồng bộ,thống nhất của hệ thống pháp luật, hạn chế tình trạng có nhiều văn bản hướngdẫn thi hành, Nghị định mới sẽ được xây dựng theo hướng quy định các nộidung mới của Luật sửa đổi, bổ sung và thay thế 03 Nghị định hiện hành
- Luật sửa đổi, bổ sung có 01 khoản (khoản 25 Điều 1) giao Bộ Tư phápchủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Trang 9hướng dẫn Vì vậy, xây dựng 01 Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung
2.2 Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật sửa đổi, bổ sung; đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế phối hợp bảo đảm thi hành hiệu quả Luật THADS và Luật sửa đổi, bổ sung
Kết quả hệ thống hóa các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hànhLuật THADS năm 2008 cho thấy, có 51 văn bản có hiệu lực, ngoài ra còn 01Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và 01 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ ban hành trước khi có Luật THADS 2008 vẫn được áp dụng Để đảm bảotính đồng bộ, thống nhất của hệ thống văn bản, hạn chế tối đa tình trạng nhiềuvăn bản hướng dẫn thi hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cánhân trong việc áp dụng pháp luật, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các cơ quan, tổchức có liên quan thực hiện nhiệm vụ rà soát các văn bản nêu trên Kết quả ràsoát sẽ được sử dụng để phục vụ cho quá trình xây dựng Nghị định và Thông tưliên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật THADS (thu hút các văn bản pháp luật vào một hoặc một số ítvăn bản mới, nâng các quy định ở Thông tư, Thông tư liên tịch đã được áp dụng
ổn định, phù hợp với thực tiễn lên quy định ở Nghị định…)
2.3 Tổ chức triển khai quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi,
bổ sung và văn bản hướng dẫn thi hành
Để thống nhất và nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong việc triểnkhai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung, dự thảo Kế hoạch giao Bộ Tư pháp chủ trìphối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt triển khai Luật sửa đổi,
bổ sung; đồng thời giao Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với các
cơ quan thông tin và truyền thông, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình ởTrung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan tuyên truyền,phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung đến người dân (Bộ Tư pháp chủ trì, thực hiệntrong Quý I/2015)
2.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin và công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành và đảm bảo kinh phí, cơ
sở vật chất, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh lực THADS
Những nhiệm vụ này nhằm bảo đảm điều kiện về cơ sở hạ tầng để thựchiện quy định tại Điều 44a của Luật sửa đổi, bổ sung; tăng cường sự giám sátcủa xã hội trong công tác THADS
2.5 Rà soát, công bố thủ tục hành chính theo Luật sửa đổi, bổ sung
Trang 10Thực hiện công bố thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật, đảmbảo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các thủ tục trongquá trình THADS thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí.
2.6 Kiện toàn tổ chức hệ thống THADS, trong đó chú trọng việc bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan THADS và Chấp hành viên tại các khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS
Nhiệm vụ này nhằm triển khai thực hiện các nội dung được sửa đổi, bổsung tại Điều 18 của Luật THADS
2.7 Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về Luật sửa đổi, bổ sung và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; chỉnh lý chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến lĩnh vực THADS
Những nhiệm vụ này nhằm bồi dưỡng chuyên sâu cho các cán bộ, côngchức trong ngành THADS về những nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung,đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật; đảm bảochương trình đào tạo pháp luật tại các cơ sở đào tạo phù hợp, cập nhật những nộidung mới của Luật sửa đổi, bổ sung
2.8 Các nhiệm vụ khác
Các nhiệm vụ khác gồm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luậtsửa đổi, bổ sung; sơ kết, tổng kết việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung nhằm đảmbảo việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả, hiệu lực của việc thi hành Luật, phục vụcông tác quản lý, chỉ đạo và là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vềTHADS
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp công tác giữa cơ quanTHADS và cơ quan Tư pháp địa phương ban hành kèm theo Quyết định số2153/QĐ-BTP ngày 27/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trong đó tập trungvào những giải pháp sau đây:
Thứ nhất, lãnh đạo các cơ quan tư pháp, cơ quan THADS ở hai cấp cần
tiếp tục quán triệt, triển khai đầy đủ các quy định của Quy chế, bảo đảm đưaviệc thực hiện các nội dung của Quy chế đi vào nền nếp; nâng cao năng lực trình
độ của đội ngũ công chức của hai cơ quan trong việc tham gia ý kiến vào các dựthảo văn bản khi được yêu cầu
Thứ hai, việc phối hợp giữa các cơ quan Tư pháp và cơ quan THADS địa
phương phải được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, trách nhiệm Vì vậy, cơquan Tư pháp và cơ quan THADS phải chủ động thường xuyên phối hợp chặtchẽ, kịp thời; khuyến khích trao đổi, phối hợp đối với những vấn đề khác có liênquan nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan theo quy địnhcủa pháp luật