1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chương 3 các KHOẢN mục CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH KHÁCH sạn

5 865 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 146,83 KB

Nội dung

Khái niệm chi phí Chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, được tính trong một thời kì

Trang 1

Chương 3: CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH

KHÁCH SẠN

1 Khái niệm chi phí

Chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, được tính trong một thời kì nhất định

Hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể và dịch vụ sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

2 Phân loại chi phí

Tùy theo mục tiêu của quản lý mà có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau

2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Tác dụng của cách phân loại này là:

- Cho thấy vị trí, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp

- Làm căn cứ để tập hợp chi phí và xác định giá thành sản phẩm

- Cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán thuế Cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động bao gồm:

a) Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trong một thời kỳ nhất định

Chi phí sản xuất gồm ba khoản mục cơ bản sau:

- Chi phí nguyên vật liệu (nguyên liệu, vật liệu) trực tiếp;

- Chi phí nhân công trực tiếp;

- Chi phí sản xuất chung

Như vậy, chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ; những loại chi phí khác không gắn liền với việc sản xuất sản phẩm hay dịch

vụ thì không được xếp vào loại chi phí sản xuất, ví dụ như tiền hoa hồng bán hàng,

• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên vật liệu cần thiết cấu tạo thành thực thể của sản phẩm, có giá trị và có thể xác định được một cách tách biệt, rõ ràng

và cụ thể cho từng sản phẩm

• Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí thanh toán cho nhân công trực tiếp vận hành dây chuyền sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp

• Chi phí sản xuất chung có thể được định nghĩa một cách đơn giản là gồm tất cả các chi phí ngoại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp

b) Chi phí ngoài sản xuất

Để tổ chức thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp còn phải chịu một khoản chi phí ngoài khâu sản xuất được gọi là chi phí ngoài sản xuất

Chi phí ngoài sản xuất được chia làm hai loại:

- Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí cần thiết để đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hoá và đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng Chi phí này bao gồm các khoản chi phí như: chi phí tiếp thị, chi phí khuyến mại, chi phí quảng cáo, chi phí đóng gói sản phẩm *tiêu thụ, chi phí vận chuyển bốc dỡ, lương nhân viên bán hàng, tiền hoa hồng bán hàng,

- Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí liên quan đến việc tổ chức hành chính và các hoạt động của văn phòng làm việc của doanh nghiệp Các khoản chi phí này không thể xếp vào loại chi phí sản xuất hay chi phí lưu thông Chi phí quản lý

Trang 2

hành chính gồm những chi phí như: lương cán bộ quản lý và lương nhân viên văn phòng, chi phí văn phòng phẩm,

2.2 Phân loại chi phí trong mỗi quan hệ với mức lợi nhuận xác định từng kỳ

Khi xem xét cách tính toán và kết chuyển các loại chi phí để xác định lợi nhuận trong từng kỳ hạch toán, chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất được chia làm hai loại là chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ

Chi phí sản phẩm (product costs)

Chi phí sản phẩm bao gồm các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm,

do vậy các chi phí này kết hợp tạo nên giá trị của sản phẩm hình thành qua giai đoạn sản xuất (được gọi là giá thành sản xuất hay giá thành công xưởng) Thuộc chi phí sản phẩm gồm các khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Xét theo mối quan hệ với việc xác định lợi tức trong từng kỳ hạch toán, chi phí sản phẩm chỉ được tính toán, kết chuyển để xác định lợi tức trong kỳ hạch toán tương ứng với khối lượng sản phẩm đã được tiêu thụ trong

kỳ đó Chi phí của khối lượng sản phẩm tồn kho chưa được tiêu thụ vào cuối kỳ sẽ được lưu giữ như là giá trị tồn kho và sẽ được kết chuyển để xác định lợi tức ở các kỳ sau khi mà chúng được tiêu thu Vì lí do này, chi phí sản phẩm còn được gọi là chi phí có thể tồn kho (inventorial costs)

Chi phí thời kỳ (period costs)

Chi phí thời kỳ gồm các khoản mục chi phí còn lại ngoài các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản phẩm Đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Các chi phí thời kỳ phát sinh ở kỳ hạch toán nào được xem là có tác dụng phục vụ cho quá trình kinh doanh của kỳ đó, do vậy chúng được tính toán kết chuyển hết để xác định lợi tức ngay trong kỳ hạch toán mà chúng phát sinh Chi phí thời kỳ còn được gọi là chi phí không tồn kho (non-inventorial costs)

Bài tập áp dụng

Cho danh mục các chi phí phát sinh trong khách sạn như sau:

- Thịt, cá, rau, củ, quả dùng cho bộ phận bếp chế biến món ăn, trị giá 15trđ

- Tiền lương cho nhân viên marketing trong khách sạn, 5tr/người x 2 người

- Tiền lương của giám đốc khách sạn 20trđ

Trang 3

- Xà phòng tắm, bàn chải đánh răng, giấy vệ sinh, đặt trong phòng của khách, trị giá 20trđ

- Tiền lương của nhân viên bộ phận nhà hàng, 4,5trđ/người x 5 người

- Tiền lương của nhân viên bộ phận buồng, 3trđ/người x 6 người

- Tiền lương của nhân viên bộ phận bếp, 5trđ/người x 4 người

- Tiền tập gấp quảng cáo cho khách sạn, trị giá 3trđ

- Tiền điện nước của bộ phận nhà hàng 1trđ

- Tiền điện nước của văn phòng 1trđ

- Trái cây, hoa đặt trong phòng khách, trị giá 5trđ

- Tiền lương của các trưởng bộ phận, 7trđ/người x 4 người

- Tiền quay video clip quảng cáo cho khách sạn, trị giá 10trđ

- Văn phòng phẩm cho bộ phận kế toán, văn phòng, trị giá 4trđ

Hãy xác định:

- Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Tổng chi phí nhân công trực tiếp

- Tổng chi phí sản xuất chung

- Tổng chi phí sản xuất

- Tổng chi phí ngoài sản xuất

- Tổng chi phí sản phẩm

- Tổng chi phí thời kỳ

2.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Cách phân loại chi phí này nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch chi phí, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phú, ra quyết định kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả, kê toán quản trị tiến hành phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động

Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ kế toán bao gồm: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp

Biến phí hay gọi là chi phí biến đổi

Là các khoản chi phí thường tỷ lệ với mức độ hoạt động Mức độ hoạt động có thể là

số lượng sản phầm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành

Đặc điểm của biến phí:

- Tổng biến phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi

- Biến phí đơn vị không đổi khi thay đổi mức độ hoạt động

- Biến phí bằng 0, nếu không có hoạt động

Định phí

Là những chi phí thường không thay đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động

Đặc điểm định phí:

- Tổng định phí không đổi kho thay đổi mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp

- Định phí bình quân của một đơn vị mức độ sẽ giảm dần khi tăng mức độ hoạt động

- Tổng định phí vẫn tồn tại ngay cả khi không hoạt động

Chi phí hỗn hợp

Là những chi phí bao gồm cả biến phí và định phí Ở một mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường biểu hiện là định phí, khi vượt khỏi mức độ căn bản, chi phí hỗn hợp bao gồm cả biến phí

Trang 4

2.4 Các cách phân loại chi phí khác phục vụ cho việc kiểm tra và ra quyết định

Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định.

Theo cách phân loại này, cần phân biệt chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được

- Chi phí kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó là chi phí mà cấp đó có thẩm quyền ra quyết định Ví dụ, chi phí vận chuyển là chi phí kiểm soát được của bộ phận bán hàng,

- Chi phí kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó là chi phí mà cấp đó không có thẩm quyền ra quyết định Ví dụ: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng là chi phí không kiểm soát được của bộ phận bán hàng vì bộ phận này không thể quyết định được việc tuyển dụng hay sa thải nhân viên quản lý ở phân xưởng sản xuất

Việc xem xét chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được chỉ có ý nghĩa thực tế khi đặt nó ở phạm vi một cấp quản lý nào đó và được các nhà quản trị ưng dùng để lập báo cáo kết quả (lãi, lỗ) của từng bộ phận trong doanh nghiệp Báo cáo lỗ, lãi của từng bộ phận chỉ nên liệt kê các khoản chi phí mà bộ phận đó kiểm soát được

Các chi phí được sử dụng trong lựa chọn các phương án.

a Chi phí cơ hội.

Chi phí cơ hội là lợi ích bị mất đi do chọn phương án và hành động này thay vì chọn phương án và hành động khác (là phương án và hành động tối ưu nhất có thể lựa chọn

so với phương án được chọn)

b Chi phí chênh lệch.

Những khoản chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác được gọi là chi phí chênh lệch

Chi phí chênh lệch là một trong các căn cứ quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh

c Chi phí chìm.

Chi phí chìm là loại chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu, bất kể đã lựa chọn phương án hoặc hành động nào

Do chi phí chìm có ở mọi phương án nên không có tính chênh lệch và không phải xét đến khi so sánh lựa chọn phương án, hành động tối ưu

Ví dụ: Chi phí khấu hao TSCĐ của một chiếc máy là chi phí chìm vì luôn tồn tại trong mọi phương án có liên quan tới sản phẩm mà chiếc máy đó sản xuất ra

3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch

3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn

- Hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn rất đa dạng và mang tính đồng bộ cao, bao gồm: Kinh doanh dịch vụ lưu trú (dịch vụ buồng, phòng); dịch vụ ăn uống (nhà hàng); dịch vụ vui chơi giải trí (karaoke, cafe, bar, ) Trong đó, dịch vụ lưu trú thường là dịch vụ kinh doanh chính của khách sạn, các dịch vụ khác có thể là hoạt động kinh doanh chính trong khách sạn, cũng có thể là dịch vụ mang tính chất bổ trợ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

- Hầu hết các sản phẩm dịch vụ của khách sạn đều không có hình thái vật chất cụ thể, quá trình sản xuất động thời là quá trình tiêu thụ nên không có sản phẩm hoàn thành nhập kho, trừ một số sản phẩm dịch vụ trong nhà hàng Mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người (Sự hiểu biết, thái độ

Trang 5

phục vụ của nhân viên) Tuy nhiên, dịch vụ lưu trú trong kinh doanh khách sạn lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ trang thiết bị, cơ sở vật chất và vị trí địa lý của khách sạn

3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng

- Nội dung các hoạt động kinh doanh nhà hàng bao gồm các hoạt động chế biến thức

ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí của khách tại các nhà hàng nhằm mục đích thu được lợi nhuận Tùy theo loại hình và điều kiện cụ thể của nhà hàng có thể có các loại sản phẩm khác nhau Hoạt động kinh doanh ăn uống hết sức đa dạng và phong phú tùy theo quy mô cấp, hạng của doanh nghiệp

- Kinh doanh ăn uống là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu trong nhà hàng Trong đó phục

vụ nhiều món ăn và đồ uống, có hệ thống bàn và nhân viên phục vụ Nhà hàng có nhiều loại và được phân biệt theo vùng miền, theo văn hóa ẩm thực, nhà hàng cao cấp, nhà hàng đặc sản

- Quầy bar có bar rượu và bar giải khát Bar rượu chuyên phục vụ nhu cầu của khách hàng về các loại đồ uống có cồn dưới dạng nguyên chất (nội và ngoại) hay pha chế (cocktail) Các bar rượu phục vụ cả ngày và đêm (night bar) và thường có thêm dịch

vụ khác như ca nhạc, khiêu vũ, bida, sòng bài,

- Bar giải khát thường phục vụ nhu cầu khách về các đồ uống không có cồn chủ yếu từ trái cây và phục vụ ban ngày là chủ yếu

- Cafeteria chủ yếu phục vụ khách các món ăn nhẹ, như bánh mì kẹp thịt (hamburger), bánh pizza, bánh ngọt, các loại đồ uống nhẹ (bia, nước ngọt, cà phê, trà, )

- Kinh doanh chế biến đồ ăn sẵn và đóng gói Đây là cơ sở chuyên sản xuất đồ ăn đống gói sẵn phục vụ cho khách hàng

- Nội dung kinh doanh nhà hàng gồm 3 nhóm hoạt động sau:

+ Hoạt động kinh doanh: Nhà hàng là một cơ sở kinh doanh các sản phẩm (hàng hóa

và dịch vụ) ăn uống và các loại sản phẩm khác có liên quan (như dịch vụ hội nghị, hội thảo, dịch vụ vui chơi giải trí, )

+ Hoạt động chế biến các loại sản phẩm ăn uống: Chế biến thức ăn cho khách, bán sản phẩm chế biến của mình và hàng chuyển bán

+ Hoạt động tổ chức phục vụ: Tạo điều kiện để khách hàng tiêu thụ thức ăn tại chỗ và cung cấp điều kiện nghỉ ngơi, thư giãn cho khách

Ngày đăng: 14/12/2017, 12:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w