1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình

71 317 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 813 KB

Nội dung

Trong xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới để đi đến một xã hội phát triển, văn minh và đoàn kết hữu nghị hơn. Mỗi quốc gia nằm trong dòng chảy đó không còn cách nào khác là phải có hướng đi riêng phù hợp với đặc thù quốc gia mình với mục đích phát triển kinh tế đạt kết quả cao mà không ảnh hưởng đến chính trị xã hội. Việt Nam đang trong thời kỳ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, thực hiện công cuộc CNH-HĐH đất nước. Với mục tiêu đưa nền kinh tế nước ta từ kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong sự đổi mới này khu vực Kinh tế ngoài quốc doanh (KTNQD) đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đưa nền kinh tế đất nước đi lên. KTNQD đã tạo ra của cải vật chất, phân phối lưu thông và dịch vụ đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút được các nguồn lực trong và ngoài nước. Để KTNQD có thể phát huy được hết tiềm năng của mình nhà nước cần có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hợp lý đối với khu vực kinh tế này. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã và đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Điều này đòi hỏi các thành phần kinh tế phải phát huy hết tiềm năng nội lực của mình. Trải qua một thời gian dài, vai trò của khu vực KTNQD ngày càng được đánh giá cao thể hiện qua sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cơ quan chức năng có liên quan. Tuy nhiên trong thực tế khu vực KTNQD còn gặp nhiều khó khăn cần được tháo gỡ như năng lực quản lý, trình độ công nhân viên, máy móc thiết bị lạc hậu và khó khăn nhất là vấn đề mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân của sự bất cập trên một phần do các thành viên trong khu vực KTNQD chưa có đủ uy tín để đặt quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng và các chính sách hỗ trợ của của nhà nước còn hạn chế vì vậy tốc độ phát triển của khu vực này chưa đạt hiệu quả tối ưu. Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính cần phải có những thay đổi trong hoạt động để phù hợp với tình hình. Trong thời kỳ hiện nay các Ngân hàng luôn cố gắng đa dạng hoá các hình thức cho vay, đa dạng hóa khách hàng với mục đích mở rộng cho vay nhằm kiếm lợi nhuận.. Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD là một trong những mục tiêu mà các Ngân hàng đang hướng tới. Bởi vì mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD vừa là phục vụ lợi ích của doanh nghiệp đồng thời cũng là tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng nó trở thành một vấn đề mà mọi ngân hàng thương mại Viêt Nam cần phải quan tâm. Một trong những nguồn cung cấp vốn cho khu vực KTNQD là hệ thống Ngân hàng thương mại nhưng hiện nay dư nợ của khu vực này có tăng nhưng ở mức khiêm tốn mà hầu hết tập chung vào các doanh nghiệp, tổng công ty lớn là rất nhỏ, bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp vay vốn làm ăn nhưng lại không đạt hiệu quả gây mất niềm tin cho ngân hàng ảnh hưởng đến ngân hàng khi đư ra quyết định cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Với tốc độ phát triển như hiện nay, nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn dư thừa trong khi đó các doanh nghiệp thì đang thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, để giải quyết mâu thuẫn này thì một mặt cần có sự quan tâm của chính phủ nhằm đưa ra những hỗ trợ phù hợp kịp thời cho các doanh nghiệp, mặt khác cần có các giải pháp từ phía các tổ chức tín dụng cụ thể là các ngân hàng thương mạị cần cung cấp nguồn vốn tín dụng đảm bảo để đáp ứng nhu cầu về vốn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong khu vực KTNQD phát triển hơn. Sau quá trình học tập và được trang bị kiến thức về ngân hàng tại trường ĐHKTQD và qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương Ba Đình em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình’’

LỜI NÓI ĐẦU Trong xu hướng toàn cầu hoá khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới để đi đến một xã hội phát triển, văn minh đoàn kết hữu nghị hơn. Mỗi quốc gia nằm trong dòng chảy đó không còn cách nào khác là phải có hướng đi riêng phù hợp với đặc thù quốc gia mình với mục đích phát triển kinh tế đạt kết quả cao mà không ảnh hưởng đến chính trị xã hội. Việt Nam đang trong thời kỳ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, thực hiện công cuộc CNH-HĐH đất nước. Với mục tiêu đưa nền kinh tế nước ta từ kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong sự đổi mới này khu vực Kinh tế ngoài quốc doanh (KTNQD) đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đưa nền kinh tế đất nước đi lên. KTNQD đã tạo ra của cải vật chất, phân phối lưu thông dịch vụ đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút được các nguồn lực trong ngoài nước. Để KTNQD có thể phát huy được hết tiềm năng của mình nhà nước cần có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hợp lý đối với khu vực kinh tế này. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Điều này đòi hỏi các thành phần kinh tế phải phát huy hết tiềm năng nội lực của mình. Trải qua một thời gian dài, vai trò của khu vực KTNQD ngày càng được đánh giá cao thể hiện qua sự quan tâm của Đảng, Chính phủ các cơ quan chức năng có liên quan. Tuy nhiên trong thực tế khu vực KTNQD còn gặp nhiều khó khăn cần được tháo gỡ như năng lực quản lý, trình độ công nhân viên, máy móc thiết bị lạc hậu khó khăn nhất là vấn đề mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân của sự bất cập trên một phần do các thành viên trong khu vực KTNQD chưa có đủ uy tín để đặt quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng các chính sách hỗ trợ của của nhà nước còn hạn chế vì vậy tốc độ phát triển của khu vực này chưa đạt hiệu quả tối ưu. Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính cần phải có những thay đổi trong hoạt động để phù hợp với tình hình. Trong thời kỳ hiện nay các Ngân hàng luôn cố gắng đa dạng hoá các hình thức cho vay, đa dạng hóa khách hàng với mục đích mở rộng cho vay nhằm kiếm lợi nhuận Mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD là một trong những mục tiêu mà các 1 Ngân hàng đang hướng tới. Bởi vì mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD vừa là phục vụ lợi ích của doanh nghiệp đồng thời cũng là tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng nó trở thành một vấn đề mà mọi ngân hàng thương mại Viêt Nam cần phải quan tâm. Một trong những nguồn cung cấp vốn cho khu vực KTNQD là hệ thống Ngân hàng thương mại nhưng hiện nay dư nợ của khu vực này có tăng nhưng ở mức khiêm tốn mà hầu hết tập chung vào các doanh nghiệp, tổng công ty lớn là rất nhỏ, bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp vay vốn làm ăn nhưng lại không đạt hiệu quả gây mất niềm tin cho ngân hàng ảnh hưởng đến ngân hàng khi đư ra quyết định cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Với tốc độ phát triển như hiện nay, nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn dư thừa trong khi đó các doanh nghiệp thì đang thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, để giải quyết mâu thuẫn này thì một mặt cần có sự quan tâm của chính phủ nhằm đưa ra những hỗ trợ phù hợp kịp thời cho các doanh nghiệp, mặt khác cần có các giải pháp từ phía các tổ chức tín dụng cụ thể là các ngân hàng thương mạị cần cung cấp nguồn vốn tín dụng đảm bảo để đáp ứng nhu cầu về vốn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong khu vực KTNQD phát triển hơn. Sau quá trình học tập được trang bị kiến thức về ngân hàng tại trường ĐHKTQD qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương Ba Đình em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình’’ Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với phương pháp so sánh, đánh giá thực tiễn nhằm đưa ra giải pháp mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương (NHCT) Ba Đình. Bố cục của bài gồm 3 chương: Chương I: Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại NHCT Ba Đình Chưong III: Giải pháp nhằm mở rộng nâng cao tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại NHCT Ba Đình 2 Chương I: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm  Ngân hàng thương mại: Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán thực hiện nhiều chức năng trung gian tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui tài sản, thị phần số lượng các ngân hàng. Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng trung gian tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng đóng vai trò là người thủ quỹ cho toàn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu quan trọng đối với nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân một phần đối với nhà nước (Tỉnh, Thành phố). Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua hàng hoá dịch vụ, họ thường sử dụng séc, uỷ nhiệm chi, thẻ tín dụng hay tài khoản điện tử khi họ cần thông tin tài chính hay lập kế hoạch tài chính, họ thường đến ngân hàng để nhận một lời tư vấn. Các khoản tín dụng của ngân hàng cho chính phủ là nguồn tài chính quan trọng trong để đầu tư phát triển. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ vì đây là công cụ quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm phát triển kinh tế bền vững. Lịch sử hình thành phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng trở thành động lực phát triển kinh tế. 3 1.1.2. Chức năng của NHTM. Hoạt động kinh doanh của các NHTM trong những năm gần đây thường xuyên đổi mới nhằm thích ứng với những điều kiện kinh tế năng động sự điều chỉnh của pháp luật. Xét về mặt hình thức, tuy vẫn là những nghiệp vụ cơ bản như nhận tiền gửi, cho vay, chi trả hộ nhưng ngân hàng đã mở rộng cả về quy mô, do vậy các NHTM ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Điều này được minh họa thông qua các chức năng của NHTM sau đây: 1.1.2.1. Chức năng trung gian tài chính. Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân tổ chức trong nền kinh tế đó là: Cá nhân tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng đầu tư vượt quá thu nhập; do đó họ là những người cần bổ sung vốn, loại cá nhân tổ chức thứ hai là những người thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa do đó họ có tiền để tiết kiệm. Trong nền kinh tế thị trường, NHTM là một trung gian tài chính quan trọng trong việc điều chuyển vốn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn khi họ có nhu cầu bổ sung vốn. Cụ thể, NHTM thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội thông qua các phương thức huy động vốn khác nhau với những thời hạn khác nhau nhằm tập trung một lượng vốn để đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế. Chính việc điều chuyển này mà các NHTM có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thêm việc làm, cải thiện mức sống của dân cư, ổn định thu chi của Chính phủ. Qua đó, NHTM góp phần quan trọng vào việc điều hòa lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền, kiềm chế lạm phát. Nhờ việc đi vay để cho vay, NHTM có nguồn thu chủ lực không những đóng thuế cho Nhà nước mà còn có lãi để duy trì bộ máy hoạt động, đảm bảo cho sự phát triển không ngừng cho bản thân ngành ngân hàng. 4 1.1.2.2. Chức năng tạo phương tiện thanh toán. Trong quá trình kinh doanh tiền tệ các chủ ngân hàng đã phát hành ra giấy chứng nhận tiền gửi, tín phiếu được khách hàng sử dụng để chi trả các khoản nợ. Vì vậy vàng được chuyển đổi ra tiền giấy được các ngân hàng đưa vào lưu thông qua nghiệp vụ tín dụng để thay thế cho tiền vàng hoặc bạc. Sáng kiến này được xã hội chấp nhận đây chính là phát minh có giá trị nhất trong lịch sử hoạt động tiền tệ. Việc in tiền mang lại lợi nhuận rất lớn, đồng thời với nhu cầu có đồng tiền quốc gia duy nhất đã dẫn đến việc Nhà nước tập trung quyền lực phát hành (in) tiền giấy vào một tổ chức duy nhất đó là Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Trung ương. Từ dó chấm dứt việc các NHTM tạo ra các giấy bạc của riêng mình. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu. Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận. + Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông + Thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại các ngân hàng, +Thứ ba là tiền gửi trên các khoản tiền gửi tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn… Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tiết kiệm thanh toán của khách hàng tăng lên khách hàng có thể dùng để mua hàng hóa dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán ( tạo ra M1). Toàn bộ hệ thống NHTM cũng tham ra tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu (tức là tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới. Trong khi 5 không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay. 1.1.2.3. Chức năng trung gian thanh toán. Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa, dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy sử dụng công nghệ đó ngày càng được mở rộng. Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lý sử dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không những giữa các ngân hàng trong cùng một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thành lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. Do thực hiện chức năng thanh toán, NHTM có điều kiện huy động tiền gửi của xã hội, trước hết là của các doanh nghiệp tới mức tối đa, tạo nguồn vốn cho vay, đầu tư đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ những chức năng của NHTM ta thấy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Khi NHTM là trung gian tín dụng thì NHTM sẽ huy động vốn bằng nhiều cách khác nhau, có thể huy động từ các tổ chức kinh tế, huy động vốn từ dân cư thông qua các hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu… Qua đó ngân hàng sẽ tập trung được một lượng vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế khác nhau khi họ chưa có nhu cầu sử dụng hoặc chưa đến thời hạn thanh 6 toán. Ngân hàng sẽ sử dụng chúng để cho vay đối với những người có nhu cầu vay vốn. Khi các bên có nhu cầu chi trả, thanh toán Ngân hàng sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán. Như vậy, giữa các chức năng của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi vai trò trung gian thanh toán làm tốt, khách hàng sẽ tin tưởng vào ngân hàng sẽ gửi tiền nhiều vào ngân hàng nhờ thanh toán hộ. Như thế vốn ngân hàng huy động được sẽ tăng lên, ngân hàng có thêm vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng lại càng phát huy. Với chức năng trung gian thanh toán trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân, hệ thống các NHTM đã tăng khối lượng tiền lên gấp bội thông qua cơ chế thanh toán chuyển khoản. Điều này đã làm cho các chức năng ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tất cả các chức năng trên của NHTM đều đáng lưu tâm. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ khác nhau, hoàn cảnh khác nhau của nền kinh tế mà người ta chú trọng đến một chức năng cơ bản của hệ thống NHTM. Với mục tiêu ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát thì chức năng tạo tiền được lưu tâm hàng đầu. Với mục tiêu huy động vốn cho đầu tư phát triển thì chức năng nhận tiền gửi để cho vay của ngân hàng được chú trọng phát huy hơn cả. NHTM còn là trung gian thanh toán thỏa mãn nhu cầu thanh toán, giao dịch trong nền kinh tế hàng hóa. 1.1.3. Vai trò của NHTM. 1.1.3.1. NHTM là công cụ quan trọng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Một doanh nghiệp muốn tồn tại hay tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều cần phải có vốn, bởi vốn là giá trị của các tài sản xã hội được đưa vào đầu tư nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai. Chính vì vốn có vai trò quyết định trong việc tạo ra của cải vật chất những tiến bộ xã hội nên nó là nhân tố vô cùng quan trọng để thực hiện quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. 7 Trong nền kinh tế thị trường, dù hoạt động ở lĩnh vực nào thì vốn cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt động của nó. Trong lĩnh vực thương nghiệp vốn làm tăng khả năng dự trữ hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng góp phần thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Trong lĩnh vực tài chính, vốn giúp chính phủ cải thiện được tình hình thiếu vốn của Ngân sách vì thu nhập của Nhà nước không phải lúc nào cũng đủ để bù đắp chi phí. Bên cạnh đó, cùng với việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, vốn sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp các thành phần kinh tế, đồng thời nó tạo ra quá trình đào thải đối với những doanh nghiệp mà nguồn vốn tích lũy thấp, sử dụng vốn kém hiệu quả, sản xuất nhỏ, lạc hậu không đủ sức cạnh tranh. Từ những lý do trên, ta thấy vốn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Nhưng nguồn vốn đó lấy từ đâu? ai là người cung ứng vốn cho nền kinh tế? Thực tế ở nước ta cho thấy, do thị trường chứng khoán chưa phát triển nên NHTM đóng vai trò là tác nhân quan trọng trong việc cung ứng vốn. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng đã tạo ra khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực. Đồng thời, khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, tư vấn, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đã góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. NHTM còn đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ dự án, các chương trình xây dựng cơ bản, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước hỗ trợ các chương trình dự án tạo việc làm cho người lao động, tạo điều kiện nâng cao mức sống của họ. Nhưng không phải chỉ có những nước chưa có thị trường chứng khoán hoặc thị trường chứng khoán chưa phát triển mà ngay tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển thì ngân hàng vẫn là một tác nhân quan trọng trong vấn đề cung cấp vốn vì không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để tham gia thị trường chứng khoán. Hơn nữa, thị trường chứng khoán hoạt động thì NHTM vẫn có vai trò như là một chiếc cầu nối giữa thị trường tiền tệ thị trường chứng khoán. Ngoài ra khi thực hiện chức năng 8 trung gian tín dụng, trung gian thanh toán NHTM còn góp phần giám sát kỷ luật tài chính quốc gia trong quá trình triển khai các hoạt động tiền tệ – tín dụng. 1.1.3.2. NHTM là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng TW là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế – tài chính vĩ của Chính phủ. Chính sách tiền tệ là tổng hòa các phương thức mà Ngân hàng TW thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, mức cung tiền tệ có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế, thông qua sự thúc đẩy mức tăng giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Do đó sự điều tiết của Ngân hàng Trung ương đối với khối lượng tiền trong lưu thông là rất cần thiết sao cho phù hợp với những diễn biến của nền kinh tế để góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, kiềm chế được tốc độ gia tăng của lạm phát. Muốn điều tiết được khối lượng tiền tệ này, Ngân hàng Trung ương phải thông qua các công cụ điều tiết trực tiếp gián tiệp như: lãi suất cơ bản, hạn mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, hoạt động của thị trường mở . Nhưng phần lớn các công cụ thực hiện chính sách tài chính – tiền tệ của Ngân hàng TW chỉ được thực thi có hiệu quả khi có sự hợp tác tích cực có hiệu quả của các NHTM. Đó là việc chấp hành quy chế dự trữ bắt buộc, quy chế thanh toán không dùng tiền mặt, đến việc nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư. NHTM chịu sự quản lý của nhà nước mà trực tiếp là sự quản lý của Ngân hàng TW nên khi thực hiện các nghiệp vụ của mình NHTM đều phải tuân theo các quy chế, văn bản do Ngân hàng TW ban hành. Từ chức năng, vai trò của NHTM ta thấy NHTM thực chất là tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ – tín dụng, là một tổ chức trung gian tài chính 9 với chức năng nhận tiền gửi để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng. Giấy nhận nợ do ngân hàng do phát hành với một ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận.Như vậy, ban đàu các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ,với nhiều ưu thế dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông phương tiện cất trữ, nó trở thành tiền giấy. Việc in tiền mang lại lợi nhuận rất lớn, đồng thời với nhu cầu có đồng tiền quốc gia duy nhất đã dẫn đến nhà nước tập trung quyền lực phát hành in tiền giấy vào một tổ chức hoặc Bộ tài chính hoặc Ngân hàng TW,từ đó chấm dứt việc các ngân hàng thương mại tạo ra các giấy bạc của riêng mình.trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng nhân thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hoá các dịch vụ theo yêu cầu. Theo quan điểm hiện đại thì tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận.Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông (M0), thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng tại ngân hàng, thứ ba tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn.Ngân hàng cho vay số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên,khách hàng có thể dùng để mua hàng dịch vụ.Do đó bằng việc cho vay hay tạo tín dụng, các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán ( tham gia tạo ra M1). Huy động ngân hàng tập chung các nguồn tiền tệ tạm thời nhàn dỗi trong nền kinh tế dưới các hình thức khác nhau. Các hình thức huy động vốn hiện có của ngân hàng thương mại bao gồm: - Nhận tiền gửi: Người ta gửi tiền vào ngân hàng với nhiều mục đích: Để bảo quản, để sử dụng dịch vụ chi trả hộ để có thu nhập . Dựa trên mục đích của người gửi tiền, tiền gửi được phân chia thành hai dạng cơ bản; Tiền gửi giao dịchvà tiền gửi phi giao dịch 10

Ngày đăng: 27/07/2013, 08:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Phan Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Thu Thảo. 2002 Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
2. TS. Lê Thẩm Dương, TS Hồ Sĩ Diệu., Tín dụng Ngân hàng 3. PGS.TS Lê Văn Tư, 1997. Tiền tệ tín dụng ngân hàng 4. Các tạp chí ngân hàng, 2003, 2004,2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng Ngân hàng"3. PGS.TS Lê Văn Tư, 1997. "Tiền tệ tín dụng ngân hàng
9. Hoàng Xuân Quế,Nghiệp vụ ngân hàngTW. Nhà xuất bản thống kê,2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàngTW
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
7. Luật các tổ chức tín dụng , nhà xuất bản chính trị quốc gia Khác
8. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba đình, 2003,2004,2005 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Ba Đình - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Ba Đình (Trang 35)
2.3.1. Tình hình dư nợ - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
2.3.1. Tình hình dư nợ (Trang 41)
Bảng 3:  Dư nợ của chi nhánh phân theo thành phần kinh tế - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
Bảng 3 Dư nợ của chi nhánh phân theo thành phần kinh tế (Trang 41)
bảng 4a: Doanh số cho vay(VNĐ)của chi nhánh qua các năm 2003, 2004,2005 - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
bảng 4a Doanh số cho vay(VNĐ)của chi nhánh qua các năm 2003, 2004,2005 (Trang 43)
Bảng 4b: Doanh số cho vay(USD)của chi nhánh qua các năm 2003, 2004,2005 - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
Bảng 4b Doanh số cho vay(USD)của chi nhánh qua các năm 2003, 2004,2005 (Trang 43)
Bảng   4a:   Doanh   số   cho   vay(VNĐ)của   chi   nhánh   qua   các   năm   2003,  2004,2005 - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
ng 4a: Doanh số cho vay(VNĐ)của chi nhánh qua các năm 2003, 2004,2005 (Trang 43)
Bảng   4b:   Doanh   số   cho   vay(USD)của   chi   nhánh   qua   các   năm   2003,  2004,2005 - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
ng 4b: Doanh số cho vay(USD)của chi nhánh qua các năm 2003, 2004,2005 (Trang 43)
Bảng 5a: Doanh số cho vay(VNĐ) KTNQD phân theo thời hạn của chi nhánh năm 2003,2004,2005 - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
Bảng 5a Doanh số cho vay(VNĐ) KTNQD phân theo thời hạn của chi nhánh năm 2003,2004,2005 (Trang 44)
Bảng 5a: Doanh số cho vay(VNĐ) KTNQD phân theo thời hạn của chi  nhánh năm 2003,2004,2005 - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
Bảng 5a Doanh số cho vay(VNĐ) KTNQD phân theo thời hạn của chi nhánh năm 2003,2004,2005 (Trang 44)
Theo bảng trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm có xu hướng tăng dần cụ thế năm 2003 doanh số cho vay ngắn hạn là 730 tỷ đồng  chiếm   96,43%   ngoài   ra   còn   cho   vay   bằng   đồng   ngoại   tệ   với   số   tiền   là  1.100.120 USD, cho - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
heo bảng trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm có xu hướng tăng dần cụ thế năm 2003 doanh số cho vay ngắn hạn là 730 tỷ đồng chiếm 96,43% ngoài ra còn cho vay bằng đồng ngoại tệ với số tiền là 1.100.120 USD, cho (Trang 45)
Bảng 6a:Doanh số thu nợ (VNĐ)của chi nhánh năm 2003,2004,2005 - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
Bảng 6a Doanh số thu nợ (VNĐ)của chi nhánh năm 2003,2004,2005 (Trang 46)
Bảng 6b:Doanh số thu nợ (USD)của chi nhánh năm 2003,2004,2005 - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
Bảng 6b Doanh số thu nợ (USD)của chi nhánh năm 2003,2004,2005 (Trang 46)
Bảng 6a:Doanh số thu nợ (VNĐ)của chi nhánh năm 2003, 2004, 2005 - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
Bảng 6a Doanh số thu nợ (VNĐ)của chi nhánh năm 2003, 2004, 2005 (Trang 46)
Bảng 6b:Doanh số thu nợ ( USD)của chi nhánh năm 2003, 2004, 2005 - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
Bảng 6b Doanh số thu nợ ( USD)của chi nhánh năm 2003, 2004, 2005 (Trang 46)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số nợ quá hạn là rất nhỏ: Nợ quá hạn năm 2003  của  khu  vực  KTNQD  là 13 tỷ đồng chiếm 19,4%  tổng  nợ  quá  hạn,.năm 2004 nợ quá hạn là 16 tỷ đồng chiếm 20,51% tổng nợ quá hạn,năm  2005 nợ quá hạn chỉ còn 5,5 tỷ  đồng - Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình
ua bảng số liệu trên ta thấy tổng số nợ quá hạn là rất nhỏ: Nợ quá hạn năm 2003 của khu vực KTNQD là 13 tỷ đồng chiếm 19,4% tổng nợ quá hạn,.năm 2004 nợ quá hạn là 16 tỷ đồng chiếm 20,51% tổng nợ quá hạn,năm 2005 nợ quá hạn chỉ còn 5,5 tỷ đồng (Trang 48)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w