1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN thực trạng và giải pháp về công tác thực hiện quy chế dân chủ ở trường tiểu học lý thường kiệt, huyện cư m’gar

25 388 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huyđộng tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức trong nhà trường the

Trang 1

III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài:

Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quảnhất những điều trong Luật Giáo dục quy định theo phương châm “Dân biết, dânbàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường thông qua cáchình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổchức được quyền giám sát, kiểm tra đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nhiệpGiáo dục, làm cho Giáo dục thực sự là của dân do dân và vì dân

Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huyđộng tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nềnếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiệntượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợpvới đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp của Nhà nước

Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Bộ chính trị về việcxây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Nghị định số 29/1998/NĐ-CPngày 11/5/1998 và Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 củachính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở và trong hoạt động của

cơ quan không chỉ nói lên tính cấp thiết của việc phát huy quyền làm chủ củanhân dân mà còn đặt ra yêu cầu đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

có đủ phẩm chất, năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, khôngtham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân

Trong trường học phổ thông, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở sơ sở theoChỉ thị số 30/-CT/TW và Nghị định 71/1998 của Chính phủ, Quyết định04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 về việc ban hành Quy chế thực hiện đânchue trong nhà trường nhằm khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện dânchủ ở trường học, một mặt vừa pháp huy và đảm bảo quyền làm chủ, sức sáng

Trang 3

tạo của công chức, viên chức trong nhà trường, mặt khác nâng cao hơn nữa tráchnhiệm của lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, thông qua đó nhằm động viên huy độngtối đa sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của phụ huynh học sinh, của Chínhquyền địa phương, của các đoàn thể trong nhà trường, nhằm tạo ra bầu không khícởi mở, đoàn kết nội bộ góp phần giữ vững kỷ cương phép nước, duy trì nề nếpnguyên tắc hoạt động dạy – học Tuy nhiên cũng giống như nhiều cơ quan, thuộcnhiều ngành, nhiều lĩnh vực việc thực hiện Quy chế dân chủ còn hạn chế, triểnkhai chậm hoặc triển khai hình thức, thiếu khả thi, dân chủ một chiều, dân chủkhông tập trung, làm ảnh hưởng không tốt dến chất lượng dạy học, đến uy tíncủa ngành Giáo dục Qua nghiên cứu, vận dụng kiến thức từ thực tiễn, tôi chọn

đề tài: “Thực trạng và giải pháp về công tác thực hiện Quy chế dân chủ ở

trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, huyện Cư M’gar ” mong muốn góp phần đẩy

mạnh và hoàn thiện việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong nhà trường

2/ Mục đích của đề tài:

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp tổ chức thựchiện Quy chế dân chủ trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhàtrường

3/ Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong nhàtrường;

- Đề xuất một số biện pháp tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong nhàtrường thông qua đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường

4/ Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp công tác thực hiện Quy chế dân chủ tạitrường tiểu học Lý Thường Kiệt huyện Cư M’gar hiện nay

5/ Phạm vi nghiên cứu:

Trang 4

Nghiên cứu trong phạm vi trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2012 – 2013; tậptrung nghiên cứu việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường.

6/ Phương pháp nghiên cứu:

- phương pháp điều tra

- Phương pháp thu thập, xử lý thông tin

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

Trang 5

II PHẦN NỘI DUNG 1/ Cơ sở lý luận:

Dân chủ là một thành quả to lớn của sự nghiệp phát triển lịch sử của nhânloại Vì vậy, phát huy dân chủ trong qua trình đổi mới ở nước ta là đòi hỏi tấtyếu của sự phát triển Đảng ta coi việc xây dựng nền dân chủ xã nghĩa không chỉ

là một trong những nội dung thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủnghĩa mà còn là quy luật hình thành, phát triển và tự hoàn thiện hệ thống chínhtrị xã hội chủ nghĩa Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển côngcuộc đổi mới của xã hội ta, khâu quan trọng cấp bách hiện nay là phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân ở cơ sở Có thể nói vấn đề đẩy mạnh phát huy dân chủ ở

cơ sở, nhất là đẩy mạnh tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, là xuất phát

từ nhu cầu tất yếu khách quan của thực tiển xã hội

Qua thực tiễn đổi mới, tư duy lý luận của Đảng cũng đã vươn tới nhữngquan điểm mới, mở ra một khả năng và triển vọng tốt đẹp để xây dựng xã hội tathành một xã hội dân chủ, trong đó nhân dân là người chủ chân chính của Nhànước và xã hội, là chủ thể quyền lực Bởi vậy, phát huy dân chủ nó hoàn toànphù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân và với nhu cầu phát triển kinh tế

xã hội Đồng thời, nó cũng xuất phát từ nhu cầu đổi mới của Đảng, đó là sự đổimới về đường lối quan điểm cho phù hợp với bước phát triển mới của thực tiễn

xã hội trong đó có sự phát triển của giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục của nhà trường luôn có

ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam nóichung và sự nghiệp giáo dục nói riêng của đất nước ta trong bối cảnh hội nhậphiện nay Với quan niệm dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân và thực hànhdân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn, trong sự nghiệp giáodục, đào tạo nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

Trang 6

nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, vănminh” ở nước ta, hơn bao giờ hết tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện dân chủtrong giáo dục của nhà trường càng có ý nghĩa thiết thực và mang tính thời sựsâu sắc, vì rằng chỉ có thực hiện và phát huy được dân chủ trong nhà trường mớiđảm bảo cơ sở, nền tảng vững chắc cho việc khơi thông mọi tiền năng về trí tuệvốn sẵn có trong mỗi con người Việt Nam, nhất là tầng lớp sinh viên, học sinh đểđào tạo ra những con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”, vừa “hiền” vừa

“minh”, có tri thức khoa học kỷ thuật – tự nhiên - xã hội, có lý tưởng xã hội chủnghĩa, đạo đức, sức khỏe …

Đang học ĐH

Ghi chú

Trang 7

- Các tổ chức và đoàn thể trong nhà trường: Chi bộ, Công đoàn, Đoànthanh niên, Đội thiếu niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh và Hội khuyến học.

* Thuận lợi:

Trường TH Lý Thường Kiệt được thành lập vào tháng 9 năm 1997, cáchtrung tâm huyện CưMgar khoảng 1000m, giao thông đi lại thuận tiện; Trườngđược đặt nơi yên tĩnh, thoáng mát, cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang tạo điềukiện thuận lợi cho công tác dạy - học; trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I

Công tác tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở nhà trường có nhữngđiều kiện thuận lợi nhất định, trước hết đó là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cáccấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương, của lãnh đạo ngành, Chi bộ nhà trường,Ban đại diện cha mẹ học sinh, tạo được sự ủng hộ, đồng thuận của phụ huynh vàtoàn xã hội

Ban lãnh đạo và các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường luôn tạo điều kiện,đặc biệt việc phát huy quyền làm chủ ở cơ sở với việc thực hiện chỉnh đốn Đảng,nâng cao chất lượng đảng viên; phát huy dân chủ có chất lượng và hiệu quả, vừaphát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao hiệu lực hoạt động của Ban thanhtra nhân dân, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp để công chức viên chứcđược bàn bạc, quyết định trực tiếp những vấn đề thiết thực gắn liền với lợi íchcủa cá nhân và tập thể

* Khó khăn:

Học sinh con hộ nghèo, hộ khó khăn còn nhiều; một bộ phận nhân dân địaphương di cư từ các tỉnh phía Bắc vào sinh sống và lập nghiệp nên trình độ dântrí không đồng đều ảnh hưởng đến việc chăm lo học hành của các em học sinh

Việc tổ chức triển khai, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở trường học vẫncòn lúng túng, người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường cònhạn chế phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiên quy chế dân chủ

Trang 8

trong hoạt động của nhà trường; Ban thanh tra nhân dân còn hạn chế về nghiệp

vụ thực hiện chức năng giám sát và kiểm tra

b) Điều tra thực trạng:

Qua điều tra nghiên cứu thực trạng việc thực hiện Quy chế dân chủ trongtrường học ngay từ đầu năm học 2010 - 2011, nhà trường đã có những thànhcông và hạn chế như sau:

Thành công:

- Quá trình tổ chức triển khai:

Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo ngành, nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạogồm 12 thành viên, cơ cấu bao gồm Hiệu trưởng làm trưởng ban, phó hiệutrưởng làm phó ban và các tổ khối trưởng, đoàn thể trong nhà trường làm thànhviên Ban chỉ đạo đã tổ chức triển khai vấn đề thực hiện Quy chế dân chủ đó làtiếp tục thực hiện Chỉ thị của Bộ chính trị, sự lãnh đạo của cấp trên đối với vấn

đề thực hiện quy chế dân chủ ở trường học tạo điều kiện cho công chức, viênchức, người học và phụ huynh tiếp cận và nắm được quyền và nghĩa vụ công dâncủa mình

- Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ:

Trưởng ban chỉ đạo tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của các cấp về thựchiện Quy chế dân chủ đến tận thành viên trong hội đồng, phân công nhiệm vụcho các thành viên trong Ban chỉ đạo; hướng dẫn công chức, viên chức hiểu rõ,nắm rõ và nhận thức đúng về Quy chế dân chủ ở cơ sở trường học

- Kết quả đạt được:

Trường đã có nhiều cố gắng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trongnhà trường, đã giúp cho Cán bộ quản lý vững vàng trong công tác quản lý, pháthuy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, phát huy được quyền làmchủ của công chức, viên chức, họ đã được tham gia trực tiếp vào cuộc vận động

“ Kỷ cương – tình thương – trách nhiệm”

Trang 9

* Nguyên nhân:

Đạt được kết quả nói trên là do chủ trương của Đảng và Nhà nước ta vềxây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là đúng đắn, hợp lòng dân, đáp ứngđược yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới

Ban giám hiệu biết phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhàtrường và xã hội, triển khai sâu rộng các chủ trương của Đảng và Nhà nước ta vềxây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở theo Chỉ thị số 30-CT/TW và Nghịđịnh 71/1998 của Chính phủ, Quyết định 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000

về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường; có nhiều biệnpháp chỉ đạo làm chuyển biến tích cực về nhận thức, quan điểm, chủ trương củaĐảng, pháp luật của Nhà nước đối với việc xây dựng và thực hiện quy chế dânchủ cơ sở ở trường học

Ban chỉ đạo nhà trường đã cụ thể hoá các chủ trương của Đảng và Nhànước về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở bằng xây dựng Quy chếthực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị, quy rõ trách nhiệm của ngườiđứng đầu cơ quan, trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ, công chức, trách nhiệm củaNhà trường, trách nhiệm của các đoàn thể tổ chức trong nhà trường, nêu rõnhững việc nhà giáo, cán bộ, viên chức được biết và tham gia ý kiến, giám sátkiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức đoànthể trong nhà trường; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ngay từđâù năm học, các thành viên gồm có Ban giám hiệu, Chủ tịch công đoàn, Banthanh tra nhân dân, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên và Ban đại diện cha mẹ họcsinh do Hiệu trưởng làm trưởng ban, có phân công trách nhiệm cụ thể cho từngthành viên trong ban chỉ đạo, có sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm

Với phong cách làm việc có nề nếp, khoa học và giải quyết các công việctheo kế hoạch, việc thực hiện dân chủ ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt đã thuđược những kết quả nhất định, bộ mặt của Nhà trường cũng được đổi mới nhanh

Trang 10

chóng, chất lượng ngày càng nâng cao, đời sống của cán bộ công nhân viên đượccải thiện, ngày càng tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luậtcủa nhà nước.

Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được, mặt khác vẫn còn tồn tại những hạn chế

mà Nhà trường cần phải khắc phục đó là:

Thứ nhất, Ban thanh tra nhân dân hoạt động chưa hết chức năng nhiệm

vụ, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường đôi lúc còn hạn chế trong việc phốihợp với Nhà trường về phát huy quyền làm chủ của cá nhân và tập thể;

Thứ hai, Năng lực hoạt động của một số công chức, viên chức chưa đáp

ứng với nhiệm vụ được giao nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản

lý và điều hành việc thực hiện nhiệm vụ phát triển của Nhà trường Công táckiểm tra giám sát chưa triệt để;

Thứ ba, Một số bộ phận chưa chú ý coi trọng nhiệm vụ vủa mình, thiếu

tích cực còn thụ động chưa linh hoạt sáng tạo còn chờ vào sự chỉ đạo, hoạt độngcầm chừng Cách làm việc đôi lúc thiếu khoa học, sự phối hợp giữa các bộ phậnchưa cao nên hiệu quả công tác chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra; công tácchỉ đạo chưa thực hiện thường xuyên, liên tục

Thứ tư, Một số nhà giáo, cán bộ, viên chức nhận thức còn hạn chế, chưa

nắm rõ tinh thần Chỉ thị Nghị quyết của bộ chính trị; tinh thần đấu tranh tự phêbình và phê bình xây dựng cơ quan chưa cao, chưa nhận thức được đầy đủ vaitrò, vị trí chiến lược của vấn đề dân chủ, chưa phát huy quyền làm chủ, còn ngại

va chạm, mất lòng, việc khó còn đùn đẩy né tránh

* Nguyên nhân:

Một số nhà giáo, cán bộ, viên chức nhà xa trường, con nhỏ, công việc giađình chi phối làm ảnh hưởng chất lượng, hiệu quả công tác;

Trang 11

Một số nhà giáo chưa đề cao trách nhiệm, chưa gương mẫu trong các lĩnhvực công tác, chưa phát huy tinh thần tự học tập nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ, còn tâm lý chạy theo bằng cấp; Tâm lý ngại va chạm, không dám nóithẳng sợ mất lòng, cả nể dẫn đến chất lượng hoạt động chưa cao.

Vai trò lãnh đạo của nhà trường chưa thật tốt, nhận thức vai trò, tầm quantrọng của Quy chế dân chủ chưa sâu sắc đội ngũ còn nhiều bất cập, chưa đồng

bộ, chưa chue động, tự tin trong sinh hoạt và hành động của mình làm hạn chếđến hiệu quả của quá trình thục hiện quy chế dân chủ

Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, sâu sát Do vậy chưa kịpthời uốn nắn những lệch lạc, chưa tháo gỡ vướng mắc, vấn đề mới nảy sinh

3/ Phương hướng, mục tiêu và những giải pháp:

a) phương hướng, mục tiêu:

Nghiên cứu thực trạng vấn đề thực hiện Quy chế dân chủ tại đơn vị từ năm2010; đánh giá được những thành công và hạn chế của vấn thực hiện Quy chếdân chủ từ đó đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm khắc phục hạn chế màđơn vị mắc phải

b) Giải pháp

Giải pháp 1: Đổi mới công tác quản lý

Quan tâm củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo thực quy chế dân chủ đủ mạnh vàchú trọng nâmg cao vai trò tham mưu; Ban giám hiệu nhà trường phân côngcông tác cụ thể, chuyên môn hoá, tăng quyền chủ động quản lý cán bộ, nhân viêncho các tổ, khối trưởng trong nhà trường Quán triệt thực hiện nguyên tắc tậptrung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; văn bản hoá quy trình làmviệc của ban lãnh đạo nhà trường, duy trì chế độ họp hội đồng định kỳ để dánhgiá công việc trong tháng và triển khai công tác tháng đến

Xây dựng quy chế làm việc của đơn vị cùng với phân công trách nhiệmcủa các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường, dảm bảo không có công

Trang 12

việc nào không có người phụ trách, hạn chế tối đa sự chồng chéo, trùng lặp,đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động, giám sát kiểm tra giữa các bộphận chức năng, lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của cán bộ công nhân viên

chức, thực hiện phương châm “vì việc chọn người”; việc xây dựng quy chế dựa

trên những quy định pháp luật hiện hành để xây dựng cụ thể, chi tiết quy chếhoạt động cho phù hợp với nhà trường Thực tế không thể hoạt động tốt nếukhông xây dựng được một quy chế cụ thể, chi tiết sát thực cho quá trình tổ chứcthực hiện hoạt động và điều chỉnh của nhà trường; khi xây dựng quy chế nhàtrường cần chú ý những vấn đề cơ bản như sau:

- Cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn cho từng công chức, viên chức, cácchức danh chuyên môn và kể cả lãnh đạo từ Hiệu trưởng đến các Phó hiệutrưởng

- Quy định cụ thể mối quan hệ, công tác phối hợp giữa các bộ phận, tổchức, đoàn thể

- Quy định chế độ thông tin báo cáo công tác trong nội bộ nhà trường

- Cụ thể hóa tiêu chuẩn đánh giá xếp loại công chức, viên chức theo chứcdanh gắn với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn

- Có biện pháp xử lý cụ thể những trường hợp vi phạm trong thi hành công

vụ của mình

- Hoạt động quản lý liên tục có sự phát triển, thay đổi nên quy chế khôngdừng lại ở dạng “nhất thành bất biến” mà hàng năm phải được đánh giá sửa đổicho phù hợp với tình hình thực tế nhà trường, địa phương và cũng phải đảm bảotính khoa học và chính xác

Giải pháp 2: Nâng cao vai trò, trách nhiệm, quyền dân chủ của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường

Phát huy vai trò của các cá nhân, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trườngtrong công tác chỉ đạo, điều hành và tham gia hoạt động trong trường học, một

Ngày đăng: 14/12/2017, 11:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí minh Khác
2. Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Bộ chính trị về việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Khác
3. Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 và Nghị định 71/1998/NĐ- CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 của chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở và trong hoạt động của cơ quan Khác
4. Quyết định 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường Khác
5. Hồ Chí Minh ( 2000 ), Toàn tập, tập 5, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 6. Hồ Chí Minh ( 2000 ), Toàn tập, tập 6, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Khác
7. Hồ Chí Minh ( 2000 ), Toàn tập, tập 10, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w