Song thời gian các em làm quen và rèn luyện dạng toán này còn ít, đối với học sinhlớp 3 thì dạng toán này cần phải rèn luyện thêm nhiều hơn.Khi giải một bài toán: “Tìm thành phần chưa bi
Trang 1Như chúng ta đã biết, giáo dục Tiểu học là một nội dung giáo dục toàn diện,phần lớn nội dung là những kiến thức nền ổn định và vững chắc Trong tất cả cácmôn học ở Tiểu học, môn học nào cũng hết sức cần thiết và quan trọng Song mônToán là một môn học mà nó đòi hỏi người học phải có những kỹ năng cần thiết, có
tư duy, sáng tạo trong học tập thì mới đạt hiệu quả
Quá trình giải toán là một hoạt động trí tuệ, khó khăn, phức tạp, hình thành kiếnthức và kỹ năng giải toán cho học sinh là hết sức cần thiết
Qua thời gian đầu dạy môn Toán, tôi thấy việc học của các em còn rất nhiềuhạn chế trong quá trình tiếp thu bài Nhất là khi đặt những câu hỏi gợi mở nêu vấn
đề để học sinh trả lời thì các em ấp úng, ngơ ngác, không hiểu Vì vậy tôi đã mạnhdạn nghiên cứu đề tài giải toán “Tìm thành phần chưa biết”
Để giúp học sinh lớp 3 giải toán “Tìm thành phần chưa biết” Bản thân tôiluôn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, tổchuyên môn, cùng bạn bè đồng nghiệp, các bậc cha mẹ học sinh Tôi xin chânthành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, các đồng nghiệp và cácbậc phụ huynh học sinh đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này
Do những hạn chế về năng lực, điều kiện khách quan cũng như chủ quan.Nội dung nghiên cứu trong đề tài chỉ có những kết quả nghiên cứu ban đầu Dù saocũng không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót Tôi rất mong nhận đượcnhững ý kiến góp ý chân thành của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo để bản thân tôi
sẽ có những sáng kiến hoàn thiện hơn
Tôi hi vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều sáng kiến về lĩnh vực toán học vànhiều lĩnh vực khác phong phú và thiết thực Để góp phần nâng cao về chất lượnggiáo dục cho trường, cho ngành trong hiện tại và tương lai
Rất mong được sự ủng hộ và góp ý của quý cấp lãnh đạo và bạn bè đồngnghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Giáo dục trẻ thơ có một vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi thầy giáo, côgiáo Đi đôi với quá trình dạy học là hình thành những kĩ năng sáng tạo và pháttriển nhân cách cho học sinh Đối với học sinh Tiểu học vấn đề này lại đặt ra chomỗi giáo viên một trọng trách to lớn Bởi cấp Tiểu học là là một cấp học ban đầu,đặt nền móng vững chắc cho các cấp học tiếp theo sau này
Làm sao để giáo dục và hình thành cho học sinh những cái mới, những cáiban đầu Tất cả cách học, cách suy nghĩ tìm tòi, vận dụng sáng tạo đều là mới mẻ.Giúp các em có những sáng tạo, tư duy một cách lôgic trong việc học tập củamình
Muốn vậy người giáo viên phải không ngừng học tập, sáng tạo trao dồi kiếnthức, tìm tòi nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để giúp các em giải quyết những vấn
đề cần hiểu và tìm ra cách giải quyết nhanh nhất
Là một người giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn bâng khuâng trăn trở vấn đềnày, phải làm gì và làm cách nào để lớp lớp học sinh của mình có được những kếtquả học tập tốt ? giáo dục thế nào để thế hệ trẻ của chúng ta trở thành những ngườicon tương lai của đất nước, có đủ Đức - trí - thể - mỹ để góp phần vào công cuộcxây dựng và phát triển đất nước
Để đáp ứng được nhiệm vụ cao cả đã đặt ra, mỗi một học sinh nói chung vàhọc sinh lớp 3 nói riêng phải tự rèn luyện cho mình một thói quen học tập năngđộng và sáng tạo
Toán học là một môn học đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối Nhưng với học sinhtiểu học vấn đề này còn lơ là, bởi những kiến thức các em mới được làm quen, cái
gì cũng mới, cũng lạ Hơn nữa trí nhớ của các em chưa được bền vững, mau nhớnhưng cũng nhanh quên, hay nhầm lẫn giữa vấn đề này với vấn đề khác Có nhữngsuy nghĩ chung chung, không rõ ràng Chính vì sự mơ hồ đó mà khi các em giảidạng toán: “Tìm thành phần chưa biết” còn nhiều hạn chế nhất là đối với học sinhlớp 3
Thật ra, đây là dạng toán mà các em đã được làm quen và tìm hiểu ở lớp 2
Trang 3Song thời gian các em làm quen và rèn luyện dạng toán này còn ít, đối với học sinhlớp 3 thì dạng toán này cần phải rèn luyện thêm nhiều hơn.
Khi giải một bài toán: “Tìm thành phần chưa biết” đối với học sinh tiểu họccũng là một dạng toán khó Nhưng đối với học sinh lớp 3 vấn đề này lại càng khóhơn nhiều
Đối với dạng toán này học sinh lớp 3 còn rất nhiều hạn chế và lúng túng khigiải Bởi các em không xác định được tên thành phần chưa biết trong bài toán nóthuộc thành phần nào? Chẳng hạn các em còn mơ hồ giữa tên gọi của thành phầnnày với thành phần khác Từ đó các em giải sai Các em có một thói quen là cứnghĩ phép tính đó là phép cộng thì cứ đảo lại là trừ Hoặc là chia thì đổi lại là nhân.Thói quen này mà rơi vào phép tính tìm số trừ, hoặc tìm Số chia thì hoàn toàn sai.Vậy điều quan trọng là các em không được có thói quen như vậy Mà phải xác địnhđược thành phần phải tìm trong phép tính là thành phần nào Từ đó rút ra quy tắctìm thành phần đó mà các em đã được học
Ví dụ “Muốn tìm số trừ ta làm thế nào? (Lấy Số bị trừ, trừ đi Hiệu)
Có những em học sinh đã xác định được thành phần, biết cách giải nhưng lại saikết quả của phép tính Điều này là do việc học bảng cộng, trừ, nhân, chia chưathuộc, chưa nắm chắc nên dẫn đến giải sai
Khi đề cập đến dạng toán này thì rất ít em nêu đúng tên của các thành phần trongphép tính Dẫn đến các em tìm thành phần chưa biết bị sai đi đến kết quả bài toánkhông đúng Từ đó dẫn đến học sinh giải dạng toán này chất lượng không cao
Có những bài toán các em làm xong, không cần thử lại, không cần xem thực tế ápdụng trong thực tế như thế nào, cứ để kết quả như vậy mặc dù có thể sai
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng: học sinh muốn giải được toán này,điều đầu tiên các em phải hiểu được: dạng toán “ Tìm thành phần chưa biết” làdạng toán như thế nào? Thành phần chưa biết của phép toán là gì? Cách giải vàtrình bày ra sao? Và giải như thế nào để đạt kết quả cao Để giúp các em học sinhlớp 3C Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt phần nào giảm bớt những hạn chế khigiải dạng toán “Tìm thành phần chưa biết” nên tôi đã chọn đề tài này
Người thực hiện: Võ Thị Uyên 2
Trang 4Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3C Trường Tiểu học Lý Thường Kiệtgiải toán “Tìm thành phần chưa biết”.
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
a Mục tiêu của đề tài:
Dựa trên thực trạng dạy và học môn Toán ở lớp 3, dạy học sinh giải dạngtoán “Tìm thành phần chưa biết”, tôi muốn đưa ra một số ý kiến đổi mới để giúpcác em nắm chắc được cách giải dạng toán này một cách sâu sắc, tránh không còn
bị nhầm lẫn, giúp các em nắm vững bài và yêu thích môn Toán hơn Từ đó các em
có vốn kĩ năng tính toán chính xác ở những lúc cần thiết trong cuộc sống, tránhđược những sai sót có thể xảy ra Tạo cho các em có tác phong học tập và làm việc
có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có
ý chí vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin trong học tập
b Nhiệm vụ của đề tài:
Xuất phát từ tình hình thực tế, để các em nắm vững được phương pháp giảidạng toán Tìm thành phần chưa biết, tôi lần lượt nghiên cứu phương pháp dạy giảidạng toán này theo các kiểu bài khác nhau
Đề tài này nhằm nêu lên những hạn chế của học sinh lớp 3C khi giải dạngtoán: “Tìm thành phần chưa biết” Từ đó có biện pháp giúp các em giải quyết vàkhắc phục những vấn đề liên quan
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu những hạn chế học sinh lớp3C Trường tiểu học Lý Thường Kiệt giải toán: “Tìm thành phần chưa biết”
Tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó và biện pháp giúp các em khắc phục
4 Phạm vi nghiên cứu:
Do điều kiện về thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế, nên đề tàinày tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một số hạn chế của học sinh lớp 3C Trường Tiểuhọc Lý Thường Kiệt giải toán “Tìm thành phần chưa biết” và những biện phápnhằm giúp các em khắc phục trong năm học 2016 – 2017
Trang 55 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu một số hạn chế của học sinh khi giảidạng toán “Tìm thành phần chưa biết” và tìm ra những biện pháp khắc phục Tôi
- Phương pháp giải quyết vấn đề
II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận:
Quá trình dạy học nói chung và dạy học toán toán học lớp 3 nói riêng gópphần thiết thực vào việc hình thành phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập vàlàm việc tích cực, chủ động, khoa học, sáng tạo cho học sinh Cho nên, giáo viên
Người thực hiện: Võ Thị Uyên 4
Trang 6cần tổ chức hoạt động học tập thường xuyên tạo ra các tinh huống có vấn đề, tìmcác biện pháp lôi cuốn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướngdẫn học sinh tìm hiểu kĩ năng vấn đề đó, huy động các kiến thức và các công cụ đã
có để tìm ra con đường hợp lí nhất, giải đáp từng câu hỏi đặt ra trong qua trình giảiquyết vấn đề, diễn đạt các bước đi trong cách giải, tự mình kiểm tra lại các kết quả
đã đạt được, cùng các bạn rút kinh nghiệm về phương pháp giải
Mỗi dạng toán đòi hỏi học sinh phải có những hiểu biết nhất định và những
kỹ năng sáng tạo để vận dụng phù hợp với yêu cầu của bài Toán
Trong thực tế, để tổ chức được các hoạt động học tập, giáo viên cần xác địnhđược: Nội dung toán học cần cho học sinh lĩnh hội là gì? Hình thức tổ chức cáchoạt động đó như thế nào? Phương pháp dạy học đối với từng đối tượng học sinh
ra sao,… để mỗi cá nhân học sinh “ khám phá” tự phát hiện và tự giải quyết bàitoán thông qua việc biết thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới, với các kiếnthức liên quan đã học, với kinh nghiệm của bản thân Đó là các cơ sở để các emgiải tốt dạng toán “ Tìm thành phần chưa biết”
2 Thực trạng
a/ Tình hình lớp 3C
Vào đầu năm học 2016 – 2017 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệmlớp 3C chuyển từ lớp 2C năm học 2015 – 2016 lên và nhận thêm 03 em ở lớp khácsang Tổng số học sinh trong lớp có 30 em, nữ có 16 em, 14 em là nam Trong đó
có 03 em dân tộc thiểu số gồm 02 nữ dân tộc; 01em nam dân tộc Lớp có 09 em giađình thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn và éo lenhư: mẹ mất sớm, ba mẹ đi làm ăn xa Có 02 em sống với bà nội và ông ngoại ítquan tâm đến các em 100% học sinh con em là con em làm nông nên phần nàocũng ảnh hưởng đến việc học tập
b/ Thực trạng
Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các đồng chí trong Ban giám hiệunhà trường cùng các đồng chí giáo viên trong tổ khối
Trang 7Đa số các em học sinh trong lớp là con em dân tộc kinh nên cũng thuận tiện trongviệc giao tiếp.
Các em học sinh có ý thức học tập tốt, chăm ngoan, lễ phép, cẩn thận , sạchsẽ
Phụ huynh học sinh quan tâm nên các em có đầy đủ vở, bút và đồ dùng học tập nêncũng thuận lợi hơn cho học sinh học tập
Khó khăn:
Một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em họ.Một số em là con em dân tộc thiểu số chưa phát âm đúng nên khi đọc đề bàicòn gặp khó khăn huống chi là hiểu được yêu cầu của bài toán
Một số em chưa thuộc bảng cửu chương, tính toán cộng trừ nhân chia đangcòn chậm
Các em chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc học toán
Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn và éo le như: mẹ mất sớm, ba mẹ đi làm ăn xa
Có 02 em sống với bà nội và ông ngoại ít quan tâm đến các em 100% học sinh con
em nhà làm nông nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập
Từ thực tế hoàn cảnh của gia đình học sinh, các em đã phải một phần nào đó
vì hoàn cảnh gia đình, cũng như thiếu sự quan tâm của cha mẹ Chính vì thế mà sựhoạt bát, nhanh nhẹn trong học tập và giao tiếp cũng có phần hạn chế nhiều
Trong quá trình dạy – học môn Toán vào đầu năm học, tôi theo dõi và nhậnthấy rằng: các em học trầm, không sôi nổi, ít phát biểu Tiếp thu bài chậm đồngđều trong tất cả các môn học Riêng môn Toán các em không nhớ được lâu, ít chú
ý, nói trước quên sau…
Khi dạy dạng toán “Tìm thành phần chưa biết”, mỗi khi giáo viên hỏi về têncủa thành phần hay số phải tìm có tên là gì, thì thường là các em đều xác định sai.Các em nhớ tên thành phần nào thì nói tên thành phần đó, lẫn lộn giữa tên thànhphần này với tên thành phần khác
Trang 8dạng toán này Có em trình bày được nhưng lại sai kết quả Rất ít em có thể làmthành thạo dạng toán này.
Thực ra, ở lớp 2 các em đã được học cách tính “Tìm thành phần chưa biết”,
và ở lớp 3 các em lại được tiếp tục học giải toán Tìm thành phần chưa biết trongcác phép toán và giải các bài tập ứng dụng cao hơn
Song qua thực tế giảng dạy, chấm bài học sinh làm, tôi thấy được việc giảicác bài tập tìm X,Y cả cô và trò thường gặp những khó khăn sau:
Giáo viên ghi đề lên bảng, nhắc nhở qua loa, không chú trọng đến rènluyện kỹ năng tìm một thành phần chưa biết nào đó của phép tính, để cho học sinh
tự làm, câu hỏi đặt ra chung chung, không đi vào trọng tâm Chưa quan tâm nhiềuđến việc học sinh phải nhớ quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép tính nên dễlẫn lộn giữa các thành phần cần tìm
Riêng có bài “Tìm số trừ” lên lớp 3 các em mới được học Nhưng trong quátrình giảng dạy ở lớp 3 được hơn một tháng tôi nhận thấy ở các em trong khi giảidạng toán này còn lẫn lộn tên thành phần phải tìm và chưa xác định được thànhphần phải tìm
Chính vì lẻ đó mà các em không nêu được cách tìm rồi dẫn đến làm sai Có em thìthực hiện đúng nhưng tính toán lại sai, bởi học các phép tính cộng trừ, nhân chia,chưa chắc
Cụ thể là vào học chương trình lớp 3 được hơn một tháng Bài học các emđược tìm hiểu cuối cùng trong dạng toán này là bài “Tìm số chia” Bài học hômsau là một bài luyện tập Tất cả những kiến thức mà các em đã được học ở dạngtoán này tổng kết lại với bài tìm x sau
Giáo viên cho học sinh làm với thời gian 15 phút bài toán như sau:
a) x + 12 = 36 ; b) x – 25 = 15; c) X x 6 = 30;
d) x : 7 = 5; e) 42 : x = 7; g) 80 – x = 30
(Bài 1 trang 40 SGK Toán 3 – NXBGD)
Kết quả thu được qua bảng thống kê sau:
Trang 9Qua bảngthống kê trên cho thấy rằng: số học sinh ở lớp 3C khi giải dạng toán này kết quảthực sự không cao Học sinh không biết cách giải và đa số tính sai kết quả nhiều,tôi đã tìm hiểu bài làm của từng em để biết được những mặt hạn chế của các em ởđiểm nào rồi giúp các em tìm biện pháp khắc phục.
Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến những hạn chế trên Có những em khôngbiết cách giải, không trình bày được chiếm tỉ lệ khá cao Có đến nửa số học sinhcủa lớp tính sai kết quả Những em đã biết cách tính và trình bày, nhưng kết quả lạisai thì đều rơi vào các em có lực học trung bình, do các em học tính nhân, chia,cộng, trừ chưa vững
Chỉ có 2 em học sinh trong lớp giải đúng hoàn toàn được toán này thì lànhững em có hoàn cảnh gia đình tương đối, cha mẹ quan tâm nhiều Bản thân làngười nhanh nhẹn hoạt bát, tiếp thu bài tốt, có kỹ năng trong giao tiếp và kiến thứcvững
Qua tìm hiểu về cách giải dạng toán này đối với các em chưa giải được hoặcgiải còn sai kết quả Tôi nhận thấy các em giải toán chỉ theo một thói quen mà các
em đã từng làm, nếu phép tính đó là nhân thì tìm thành phần chưa biết các em đảolại là chia và ngược lại, nếu phép tính đó là phép cộng thì tìm thành phần chưa biếtcác em đã đảo lại là trừ và ngược lại
Với dạng toán này các em làm như vậy là chỉ đúng trong một số trường hợp nhưrơi vào cách tìm số bị trừ; số hạng; số bị chia
Chứ không thể áp dụng cho cách tìm Số chia và Số trừ được
Phải làm: y = 20 : 5 Thì học sinh lại làm x = 5 x 20
Người thực hiện: Võ Thị Uyên
Những hạn chế của học sinh Tổng số Tỉ lệ (%)
Học sinh không biết cách giải 13/30 43,3
Học sinh giải đúng bài toán 2/30 6,7
8
Trang 10Y = 4 x = 100Khi hỏi tên thành phần phải tìm, nhất là hỏi tên các thành phần trong phép tính, thì
đa số các em không nhớ tên thành phần và không biết tên thành phần phải tìm cótên là gì ?
Từ những hạn chế nêu trên của học sinh, để giúp các em học sinh lớp 3Cphần nào giảm bớt được những hạn chế trong khi giải toán “ Tìm thành phần chưabiết”.Tôi có đưa ra một số biện pháp sau
3 Một số giải pháp
a) Mục tiêu của giải pháp:
Đề tài này nhằm nêu lên những hạn chế của học sinh lớp 3C khi giải dạngtoán: “Tìm thành phần chưa biết” Từ đó có biện pháp giúp các em giải quyết vàkhắc phục những vấn đề liên quan giúp các em học sinh hiểu, nắm rõ, phân biệt vàgiải được dạng toán này
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã điều tra khảo sát tình hình thực tếhọc sinh, tôi nhận thấy các em chưa thành thục khi giải toán“ Tìm thành phần chưabiết”
Đối với học sinh lớp 4, lớp 5 thì dạng toán “Tìm thành phần chưa biết” quả thật làdạng toán không khó một khi học sinh đã nắm chắc cách giải và thành thạo bốnphép tính, cộng, trừ, nhân, chia ở các lớp dưới
Nhưng đối với học sinh giữa cấp như lớp 2, lớp 3 thì dạng toán này tương đối khó.Đặc biệt là đối với học sinh lớp 3C Trường tiểu học Lý Thường Kiệt, vấn đề nàylại càng khó khăn hơn
Thật vậy, dạng toán “Tìm thành phần chưa biết” là dạng toán như thế nào?Khi gặp dạng toán này phải giải ra sao ?
Dạng toán “Tìm thành phần chưa biết” cụ thể là dạng toán tìm x, tìm y, tìm a,tìm b,…Nói chung lại là tìm một số chưa biết nào đó? Hay nói cách khác là dạngtoán tìm một ẩn số (đối với học sinh lớp trên)
Trang 11Thành phần chưa biết trong bài toán có thể là số trừ hay số bị trừ, số bị chia hay sốchia, số hạng hay thừa số,…Tùy thuộc vào yêu cầu của để ra mà số phải tìm lànhững thành phần khác nhau.
Khi hướng dẫn học sinh giải dạng toán này cần phải thực hiện theo các bướcsau:
+ Xác định thành phần cần tìm trong bài toán là gì ?
+ Thành phần đó có tên gọi là gì ? (số bị trừ, số trừ, số bị chia hay số chia,
Số hạng, thừa số)
+ Đọc đúng quy tắc tìm các thành phần đó
+ Áp dụng quy tắc tổng quát để tính biểu thức toán học cụ thể
+ Tính giá trị của biểu thức vừa tự viết
+ Kiểm tra lại biểu thức vừa làm
Khi giải bài toán “Tìm thành phần chưa biết” điều quan trọng là các em phải biếtcách trình bày bài, xác định được thành phần phải tìm ? Cách tìm như thế nào?
Người thực hiện: Võ Thị Uyên 10
Trang 12* Nêu quy tắc cách tìm:
Đa số học sinh giải toán mà không quan tâm đến học thuộc quy tắc Bêncạnh việc hình thành những quy tắc tổng quát, tôi còn yêu cầu học sinh học thuộcnhững quy tắc gióng như việc gọi tên các thành phần trong phép tính
Trước khi giải tôi yêu cầu các em nêu lên quy tắc để cho cả lớp cùng nghe
và ôn lại cách tìm dạng toán đó Điều này giúp các em cùng được ôn và khắc sâulại kiến thức đã được học
Giáo viên cần hỏi lại quy tắc để các em áp dụng tính toán
- Tìm số hạng ? (Ta lấy tổng trừ cho số hạng đã biết)
- Tìm số bị trừ ? (Ta lấy hiệu cộng với số trừ)
- Tìm số trừ ? (Ta lấy số bị trừ trừ cho hiệu)
- Tìm thừa số ? (Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết)
- Tìm số bị chia ? (Ta lấy thương nhân với số chia)
- Tìm số chia ? (Ta lấy số bị chia chia cho thương)
Đây là bước vô cùng quan trọng, nếu xác định thành phần cần tìm đúng rồi,
mà không biết áp dụng quy tắc đúng thì thì hỏng cả một bài toán Vậy phải áp dụngnhư thế nào mới có hiệu quả ? Phải chăng không có thước đo nào chính xác hơn làchính các em học sinh phải rèn luyện kỹ năng giải toán liên tục, tuyệt đối khôngđược sử dụng phép phép tính ngược như là ( phép tính có dấu cộng thì làm tính trừ;
có tính chia thì làm nhân hoặc ngược lại,…)
Ví dụ: X : 6 = 5
Giáo viên hỏi: Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào?
( Tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia)
Khi các em đã xác định được đâu là số hạng, đâu là số chia, đâu là thừa sốchưa biết, đâu là số bị chia, đâu là tích, đâu là thương, …thì các em thực hiện đượcnhanh và kết quả chính xác
* Áp dụng quy tắc để tính biểu thức:
Ngoài những yêu cầu đã nêu trên thì bước quan trọng không thể thiếu đó làtính đúng
Ví dụ:
Trang 1321: X = 7 (Yêu cầu học sinh tính đúng)
X = 21 : 7
X = 3
Với các phép tính cộng trừ thì các em đã được luyện tập thực hành nhiều ,nhưng đối với phép nhân, phép chia ngoài yêu cầu bài tập thực hành, trong quátrình thực hiện phép tính các em còn có hạn chế là không thuộc bảng nhân, bảngchia, hay nhẩm bảng nhân chia rất chậm, không chính xác
Ví dụ: Tìm x
X x 6 = 54
Điều đầu tiên là các em phải trình bày được phép toán Vậy nếu trình bàyđược phép toán này thì các em phải xác định được x là thừa số Từ đó áp dụng quytắc: muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?(lấy tích chia cho thừa số đã biết).Sau đó phải thực hiện được phép tính này với kết quả đúng Việc này liên quanđến thực hiện phép phép tính chia, ngoài ra còn nhiều phép tính khác nữa… tuỳvào yêu cầu bài
* Cách thực hiện tính:
- Đối với những em chưa biết giải dạng toán này là những em có khó khăntrong giao tiếp, rụt rè, ngại tiếp xúc với cô giáo, bạn bè , tiếp thu bài học chậm,thao tác và hoạt động học diễn ra chậm so với các bạn trong lớp Những học sinhnày giáo viên phải quan tâm rất nhiều Trong giờ học giáo viên phải thường xuyêngọi các em lên bảng làm bài nhiều hơn, hướng dẫn tỉ mỉ từng phép tính, cách trìnhbày bài toán “Tìm thành phần chưa biết” nói riêng và các dạng toán khác nóichung, hay gọi các em nhắc lại câu trả lời đúng của bạn
- Với những học sinh biết cách trình bày trong khi giải dạng toán này nhưngcòn nhầm lẫm nhiều giữa các thành phần trong phép toán Thực tế trong quá trìnhgiảng dạy và theo dõi quá trình học tập của các em tôi thấy rằng đa số các em đềumắc lỗi là không biết cách tìm tìm Số chia và Số trừ Nguyên nhân là các emkhông biết tên thành phần phải tìm là gì hoặc nhớ sai tên thành phần đó nên dẫnđến giải sai
Người thực hiện: Võ Thị Uyên 12