1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp kích thích hứng thú học toán cho học sinh lớp 5

21 1,6K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Với phương hướng đổi mới phương pháp dạy học của chúng ta hiện nay là “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Thầy thiết kế, trò thi công” với những dẫn dắt đểtrò tìm ra tri thức và tự chiếm lĩnh

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Các bạn đồng nghiệp thân mến !

Môn Toán là một môn học rất quan trọng trong nhà trường, nó đã xuất hiện

từ rất xa xưa và đã được vận dụng vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống hàng ngàycủa con người, góp phần tạo ra những con người đủ đức, đủ tài, có trí tuệ trong mọilĩnh vực Vì vậy việc dạy Toán trong nhà trường phải được đặc biệt quan tâm

Với phương hướng đổi mới phương pháp dạy học của chúng ta hiện nay là

“Lấy học sinh làm trung tâm”, “Thầy thiết kế, trò thi công” với những dẫn dắt đểtrò tìm ra tri thức và tự chiếm lĩnh tri thức, đòi hỏi học sinh phải nổ lực tư duy,chính vì vậy mà việc kích thích hứng thú học toán cho học sinh, đặc biệt là học sinhlớp 5 là hết sức cần thiết, giúp các em thêm hào hứng, tự tin trong việc học toán Từ

đó các em sẽ dễ dàng chiếm lĩnh tri thức

Trong khi nghiên cứu đề tài này tôi luôn nhận được sự quan tâm tạo điềukiện của Ban giám hiệu trường Tiểu học Lý Thường Kiệt – huyện CưM’gar và bạn

bè đồng nghiệp đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành đề tài này

Khi thực hiện đề tài này, mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong việc sưu tầm,tham khảo các tài liệu có liên quan nhưng sẽ không tránh khỏi thiếu sót tôi rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các nhà quản lý giáo dục

và các bạn đồng nghiệp để đề tài này được đưa vào vận dụng trong giảng dạy đạthiệu quả cao Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tác giả

Trang 2

V MỤC LỤC

Lời nói đầu Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU ……… Trang 3

I.1 Lý do chọn đề tài ……… Trang 3

I.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ……… Trang 4

I.3 Đối tượng nghiên cứu ……… Trang 4

I.4.Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ……… Trang 4

I.5 Phương pháp nghiên cứu ……… Trang 4

II PHẦN NỘI DUNG ……… …… Trang 5

II.1.Cơ sở lý luận ……… …… Trang 5

II.2.Thực trạng ……… …… Trang 6

a Thuận lợi- khó khăn ……… Trang 6

b Thành công- hạn chế ……… Trang 6

c Mặt mạnh- mặt yếu ……… Trang 7

d Các nguyên nhân, yếu tố tác động……… Trang 8

II.3 Các giải pháp, biện pháp ……… …… Trang 9

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp……… Trang 9

b Nội dung và cách thức thực hiện ……… Trang 10

c Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp ……… Trang 15

d Mối quan hệ giữa ác giải pháp, biện pháp……… Trang 16

e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học… ………… Trang 16

II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm… …… …… Trang 16

III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ……… Trang 17

III.1 Kết luận ……….………… …… Trang 17

III.2 Kiến nghị……….……… …… Trang 19

IV DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……Trang 21

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

I.1.Lý do chọn đề tài:

Trong chương trình tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán chiếm vị trírất quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, phát triển nhân cách họcsinh Phát triển trí tuệ và nhân cách cho học sinh tiểu học là một trong những vấn

đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc cha mẹ họcsinh và của các thầy cô giáo Đi đôi với việc thực hiện mục tiêu dạy học Toán,chúng ta cũng cần chú ý đến tâm lý của trẻ Tâm lý học hiện đại đã khẳng định, trẻ

ở lứa tuổi Tiểu học (từ 6 – 11 tuổi) có hoạt động học là chủ đạo, việc chuyển từhoạt động vui chơi sang hoạt động học là chủ đạo ở Tiểu học làm cho các em gặpphải những khó khăn nhất định về mặt tâm lý khi tiếp thu những kiến thức toán họckhô khan

Hiện nay trong tiết dạy mặc dù giáo viên đã có nhiều đầu tư đổi mới phươngpháp, tổ chức nhiều hình thức dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâmnhưng trong trong mỗi tiết dạy- học toán giáo viên vẫn còn thường dành nhiều thờigian vào việc cung cấp kiến thức, lo dạy cho hết nội dung bài mà ít chú ý đến việctạo các hứng thú học tập toán cho học sinh Mặc khác lượng kiến thức môn toánlớp 5 với lượng kiến thức tương đối nhiều và khô khan, học sinh ít tập trung, từ đólàm cho tiết học toán thường trở nên nặng nề hơn các tiết học khác Bởi vậy làm thếnào để dạy tốt cả các tiết toán mà không bị khô khan, nhàm chán đối với học sinh làmột vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách đối với mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy.Thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy và học toán ngày một đạt hiệu quảhơn, góp thêm hành trang cho các em vào đời, cũng như mang lại niềm vui cho các

em trong việc học toán Vì thế tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp kích thích hứng thú học Toán cho học sinh lớp 5” Trường Tiểu học Lý Thường

Kiệt – Huyện Cư M’gar – ĐăkLăk

Đó cũng là những lí do mà bấy lâu bản thân tôi đã có nhiều trăn trở Đề tàinày đã giúp tôi phần nào thỏa nguyện với những băn khoăn trong suốt nhiều thángngày tìm tòi học hỏi

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

I.2.1 Mục tiêu:

Đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học môn Toán ở lớp 5 nói chung

và lớp 5D nói riêng ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt – Huyện Cư M’gar –ĐăkLăk Đồng thời đề xuất các biện pháp kích thích hứng thú học Toán cho họcsinh lớp 5, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở lớp 5 Nhằm thựchiện mục tiêu dạy học môn Toán nói riêng và mục tiêu giáo dục Tiểu học nóichung

Hy vọng sản phẩm này sẽ là tư liệu tham khảo cho các bạn là giáo viên Tiểuhọc và những ai quan tâm đến việc học Toán của con em mình

Trang 4

I.3 Đối tượng nghiên cứu.

I.3.1 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: “Một số biện pháp kích thích hứngthú học toán cho học sinh lớp 5D” – Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

I.3 2 Khách thể nghiên cứu.

Đề tài này tôi nghiên cứu trên 28 học sinh lớp 5D – Trường Tiểu học LýThường Kiệt – huyện Cư M’gar – ĐăkLăk

I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

Đề tài này tôi chỉ nghiên cứu thực trạng dạy và học toán ở lớp 5, cụ thể là lớp5D và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này Những đề xuất các giải pháp ápdụng để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn toán ở lớp 5 trườngTiểu học Lý Thường Kiệt - huyện Cư M’gar

I.5 Phương pháp nghiên cứu.

• Phương pháp trò chuyện

• Phương pháp điều tra, phương pháp thống kê

• Phương pháp đọc sách và tài liệu

• Phương pháp thực nghiệm

• Phương pháp xử lý thông tin

Trang 5

II PHẦN NỘI DUNG

II.1 Cơ sở lý luận.

Cơ sở khoa học :

Như chúng ta đã biết toán học là một bộ môn khoa học, xuất hiện từ rất xa xưa

và đã được vận dụng vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống hàng ngày của conngười Dạy học Toán ở trường Tiểu học là nhằm góp phần phát triển trí tuệ cho họcsinh Tiểu học Có thể nói Toán học đóng vai trò hết sức quan trọng, nó rèn luyệncho các em không đơn thuần là những tính toán mà chủ yếu là năng lực tư duy.Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em mới có thể nhạy bén trong nhiều môn họckhác Kích thích hứng thú học Toán cho học sinh là nhằm rèn luyện tư duy để các

em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận những kiến thức Toán học khô khan Mặckhác tâm lý học hiện đại khẳng định trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học có hoạt động học làchủ đạo Việc chuyển từ hoạt động vui chơi ở lứa tuổi mầm non sang hoạt động học

là chủ đạo ở Tiểu học làm cho các em gặp phải những khó khăn nhất định về mặttâm lý khi tiếp thu các kiến thức Toán học Hệ thần kinh cấp cao của các em đangdần hoàn thiện về chức năng, do tư duy của các em đang chuyển dần từ trực quanhành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng Do đó, các em rất hứng thúvới các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ, Mặc dù các em đãhọc đến lớp 5 nhưng tâm lý chủ động học tập ở các em chưa có, việc “Học mà chơi,chơi mà học” vẫn còn nhiều khát vọng trong các em

Cơ sở thực tiễn:

Chương trình kiến thức môn toán lớp 5 tương đối nhiều và còn nặng nề đốivới học sinh, điều đó được thể hiện qua các bài như: Ôn luyện bổ sung về giải toán;phép nhân và chia số thập phân; giải toán về tỉ số phần trăm; các bài toán về tínhdiện tích, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình; giải toán vềchuyển động đều, Các kiến thức này vẫn còn khó đối với học sinh, nhất là các

em học trung bình và yếu Trong thực tế các giờ dạy và học Toán ở lớp 5 nói chung

và lớp 5D nói riêng, khi giáo viên dạy bình thường không chú ý áp dụng các biệnpháp kích thích hứng thú học Toán cho học sinh thì tiết dạy rất khô khan, nhàmchán, học sinh rất thụ động, thiếu tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức, từ đó chấtlượng học tập đạt hiệu quả thấp và không đồng đều Ngược lại trong các tiết dạykhi giáo viên sử dụng nhiều hình thức dạy học vào môn Toán, tôi nhận thấy vốnhiểu biết của trẻ phong phú hơn, kích thích được hứng thú và rèn luyện khả năng tưduy tốt hơn cho học sinh lớp 5, giúp các em “Tích cực hoá” việc học tập bộ mônnày

* Vì vậy nghiên cứu, đề xuất các biện pháp kích thích hứng thú học Toán chohọc sinh lớp 5 là một việc làm cần thiết, có cơ sở khoa học, có tính kinh nghiệmthực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Toán cho học sinh lớp 5

Trang 6

là thành quả của sự nổ lực phấn đấu của quý bậc phụ huynh học sinh, Ban giámhiệu nhà trường, tập thể Hội đồng sư phạm, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngànhchức năng Đây cũng là niềm vinh dự của nhiều người

Khó khăn:

Thực trạng dạy và học môn Toán lớp 5 trường Tiểu học Lý Thường Kiệt –huyện Cư M’gar chất lượng vẫn chưa được cao Tiết dạy và học Toán đôi lúc vẫncòn khô khan, máy móc chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh Nguyênnhân dẫn đến từ nhiều phía, trong đó có việc giáo viên còn ít chú ý đến việc kíchthích hứng thú học tập toán cho học sinh Mặc dù các em đã học đến lớp cuối cấptiểu học nhưng phần lớn các em vẫn còn ham chơi, tâm lý chủ động học tập ở các

em chưa có Việc “học mà chơi, chơi mà học” vẫn còn nhiều ham muốn ở các em

Học sinh lớp 5D mà tôi chủ nhiệm có tổng số 28 em (1 em thuộc diện khuyếttật) Trong đó học sinh nữ là 10 em, học sinh dân tộc thiểu số là 7 em, phần lớn các

em có hoàn cảnh gia đình khó khăn Đa số các phụ huynh đều làm nông, suốt ngàytay lấm chân bùn ngoài đồng, ngoài rẫy Tối đến trông chờ cơm nước xong là nghỉlưng, ít quan tâm nhắc nhở, khích lệ các em học tập Việc khích lệ học hành của cha

mẹ đối với con cái cũng không lấy gì làm hưng phấn cho các em Ngày đến lớp nếugiáo viên chỉ tập trung nhồi nhét kiến thức cho các em một cách trực tiếp thì có lẽtâm hồn trong trắng ngây thơ của các em bị dồn nén lại và trong việc tiếp thu kiếnthức sẽ cho chúng ta kết quả không đồng đều, hiệu quả thấp

b Thành công- hạn chế

* Thành công:

Xuyên suốt quá trình nghiên cứu và công tác thực tiễn thành công lớn nhấtcủa đề tài là tiết dạy và học toán ở lớp 5D hàng ngày trở nên sôi nổi hơn, quan hệgiữa thầy và trò thêm phần gũi thân thiện hơn Phần lớn các em cá biệt, thụ động đã

Trang 7

phần nào sôi nổi hẳn lên, không còn cảm giác lo sợ khi đến giờ học toán nữa Từ đó

đã khích lệ sự ham học phát triển trí tuệ, khả năng tư duy, giữ gìn được tâm hồnngây thơ trong sáng của học sinh lứa tuổi Tiểu học Góp phần làm cho vốn hiểu biếtcủa các em học sinh trở nên phong phú hơn, đam mê học toán hơn, giúp các emtích cực hóa bộ môn này Nhờ vậy mà chất lượng môn toán qua các kì kiểm trađược nâng lên rõ rệt

* Hạn chế:

Vấn đề kích thích hứng thú học toán cho học sinh lớp 5 vừa đơn giản lại vừaphức tạp Đơn giản bởi tâm lý lứa tuổi các em vẫn còn ngây thơ, rất thích thú thamgia vào các hoạt động trò chơi, nghe kể chuyện hay đố vui để học một cách sôi nổi.Nhưng để tiết dạy- học thành công đạt hiệu quả như mong đợi như mục tiêu đề rathì đòi hỏi người giáo viên phải làm sao kết hợp được hài hòa giữa hai hoạt độnghọc mà chơi- chơi mà học là một việc làm không hề đơn giản

Do thời gian nghiên cứu, áp dụng đề tài vào thực tiễn có hạn và năng lực củabản thân cũng còn nhiều hạn chế nên đề tài vẫn chưa được đi sâu, nghiên cứu kĩđưa ra được nhiều biện pháp thích hợp cho các loại bài học để giúp người dạy tăngcường thêm nhiều hứng thú cho học sinh trong các tiết dạy

c Mặt mạnh- mặt yếu

* Mặt mạnh:

Đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp kích thích hứng thú học toán cho họcsinh lớp 5D” là một việc làm cần thiết, dựa trên cơ sở khoa học và lý luận thực tiễn,góp phần vào việc tích cực hóa việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làmtrung tâm và phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trongdạy- học hiện nay Đề tài đã đưa ra được một số giải pháp, biện pháp cụ thể để tạobầu không khí nhẹ nhàng trong các giờ dạy- học toán, góp phần cải thiện mối quan

hệ giữa thầy và trò, giữa trò và trò trở nên gần gũi thân thiện hơn Học sinh tự mìnhrút ra cách học, cách làm của mình, tự điều chỉnh sửa chữa những thiếu sót của bảnthân Tập cho các em thói quen tự đánh giá kết quả học tập thực hành và giúp các

em ôn tập tổng hợp hệ thống hoá, chuẩn bị vốn kiến thức để học tiếp bậc Trung học

cơ sở

* Mặt yếu:

Hiện nay trong các tiết dạy- học toán phần lớn giáo viên có đầu tư đổi mớiphương pháp nhưng vẫn còn dành nhiều thời gian vào việc cung cấp kiến thức, lochuyển tải cho hết nội dung bài học mà ít chú ý đến việc tạo các hứng thú học tập,hứng thú tham gia giải toán cho học sinh, điều đó đã dẫn đến các tiết học toán vẫnthường trở nên khô khan, nặng nề

Một số học sinh còn thụ động, thiếu kiên trì trong quá trình thực hành, chưachủ động tích cực trong việc tìm tòi, khám phá các kiến thức toán học và hợp tác

Trang 8

cùng bạn bè để cùng nhau tiến bộ nên chất lượng học tập của các em không đượccao và đồng đều Để phục vụ tốt cho vấn đề nghiên cứu, tôi đã tiến hành theo dõihoạt động học của học sinh, trong tiết dạy bài mới tôi không đưa ra thêm các câuhỏi để tạo hứng thú, giúp học sinh tích cực tư duy khám phá kiến thức bài, bêncạnh đó tôi quan sát để thu thập số liệu, kết quả như sau:

+ Số học sinh chăm chú theo dõi bài học: 9 em (Tỉ lệ: 33,3%)

+ Số học sinh tích cực phát biểu: 7 em (Tỉ lệ: 25,9%)

+ Số học sinh nắm chắc kiến thức bài mới: 8 em (Tỉ lệ: 29,6%)

Từ kết quả trên, vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chấtlượng môn toán lớp 5D Kết quả khảo sát ở 28 em học sinh cho kết quả cụ thể nhưsau: (Trừ 1 em khuyết tật)

Sốlượng

Tỉlệ

Sốlượng

Tỉlệ

Sốlượng

Tỉlệ

Sốlượng

Tỉlệ

Qua kết quả khảo sát ở 28 em học sinh lớp 5D cho thấy chất lượng môn toánkhông đồng đều, học sinh giỏi, khá còn ít, học sinh yếu còn tương đối nhiều (8 em).Chủ yếu tập trung vào các em có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn, những em

có kiểu khí chất ưu tư, trầm tính, ít sôi nổi, luôn thụ động trong mọi công việc, đặcbiệt là gia đình ít quan tâm, động viên khích lệ các em học tập

d Các nguyên nhân và yếu tố tác động

* Nguyên nhân từ giáo viên:

- Tâm lí chung của giáo viên khi lên lớp là “gồng mình” truyền tải cho hếtnội dung, yêu cầu của mỗi tiết Toán, vừa dạy vừa lo hết giờ Do đó quên để ý xemhọc sinh của mình có hưng phấn hay không? có đam mê, hứng thú khi tiếp thunhững kiến thức mà mình đang giảng ?

- Một tồn tại nữa là mỗi khi có người dự giờ, người dạy thường tạo ra nhữngđộng tác, việc làm mang tính hình thức, chăm gọi những học sinh khá, giỏi trả lờicho lưu loát nhanh gọn để rồi quên đi đối tượng học sinh trung bình và yếu Nhưngchính các em này mới cần được quan tâm giúp đỡ nhiều nhất Làm như vậy, vô tìnhchúng ta đã đi lệch hướng mục đích giáo dục và tổn thương đến các em, tạo tưtưởng ỷ lại, tự ti

- Chưa phát huy hết vai trò trung tâm của học sinh, ngại đổi mới phươngpháp dạy học, chưa là người bạn, người thầy ở bên trò khi chúng gặp khó khăn hay

có những niềm vui nho nhỏ, chưa tạo được môi trường học tập hứng thú

Trang 9

* Nguyên nhân từ phụ huynh, học sinh:

- Một nguyên nhân khá quan trọng cần nhắc đến là hầu hết gia đình các emlàm nông, suốt ngày ba mẹ “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, “một nắng haisương” lam lủ tìm kế mưu sinh cho nên việc quan tâm kèm cặp cho con cái đôi lúccòn hời hợt

- Hiện nay, phần lớn các em được học thêm nhiều môn hơn như: Tin học,Anh văn, tiếp thu được nhiều kiến thức của các môn tự chọn nhưng điều này cũnglàm chi phối ảnh hưởng đến kết quả của việc học môn Toán

- Một bộ phận ít học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, còn

lơ là, chây lười, thụ động

Từ những yếu tố trên, qua nhiều năm tìm tòi trải nghiệm, trao đổi với lãnhđạo nhà trường và bạn đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp mà có thểkhắc phục những tồn tại nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán,bằng các hình thức dạy học mà chúng tôi đã áp dụng có hiệu quả xin được trình bàynhư sau

II.3 Giải pháp, biện pháp.

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

Với phương hướng đổi mới phương pháp dạy học của chúng ta hiện nay là "Lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của họcsinh", " Thầy thiết kế, trò thi công" có tác dụng rất lớn đối với học sinh, tạo điềukiện tối đa để phát huy vai trò chủ thể của người học Vì thế mà việc xây dựng một

số biện pháp tổ chức dạy học nhằm kích thích hứng thú học toán cho học sinh lớp 5

là một công việc cần thiết nhất hiện nay của người giáo viên, với những dẫn dắtnhằm mục đích để học trò chủ động tìm ra tri thức và chiếm lĩnh tri thức, nhằm gópphần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáodục, giúp cho học sinh chủ động tìm hiểu phương pháp giải các bài toán chính xác,khoa học, hiểu nội dung kiến thức một cách sâu sắc hơn

Trong các tiết dạy- học ở lớp 5D nói riêng, đặc biệt là các biện pháp tổ chức,khi giáo viên dạy bình thường không chú trọng vào việc xây dựng các biện phápkích thích hứng thú cho học sinh thì tiết dạy luôn bị gò bó, khô khan, ít sôi nổi, hàohứng, học sinh thiếu tích cực trong việc tham gia lĩnh hội kiến thức, từ đó chấtlượng học tập đạt hiệu quả thấp và không đồng đều Ngược lại trong các tiết dạykhi giáo viên có chú trọng xây dựng biện pháp kích thích hứng thú học toán chohọc sinh thì nội dung của bài học được giáo viên chuyển tải tới học sinh sẽ nhẹnhàng, tiết dạy không còn rời rạc, học sinh tích cực hơn, hứng thú hơn, hiệu quả tiếtdạy đạt cao hơn

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Trang 10

Từ thực tế trên cho thấy trong thời gian giảng dạy với tâm huyết làm sao chohọc trò của mình đến trường với tư thế “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” vàham thích đến giờ học toán, đồng thời để nâng cao chất lượng dạy và học mônToán Trong quá trình dạy học ngoài vịêc sử dụng phối hợp nhiều phương phápgiảng dạy như: Phương pháp đàm thoại, phương pháp trực quan, phương pháp thựchành… Tôi còn chú trọng việc kết hợp nhiều hình thức dạy học như : Trò chơi toánhọc, đố vui để học, chuyện kể toán học, toán chạy

Giải pháp 1: Hình thức trò chơi

Để đổi mới phương pháp học tập, ở mỗi bài học tôi đều tổ chức trò chơinhằm củng cố được kiến thức một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, mà còn tạo ra đượckhông khí vui tươi phấn khởi trong giờ học Nói đến trò chơi thì những cánh taycủa các em đưa lên có thể trên 100% (Vì có em đưa cả hai tay để được thầy giáogọi lên tham gia trò chơi) Vì vậy trò chơi là một hình thức dạy học hấp dẫn thoảimái giúp các em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, nó rất cần thiết chotương lai của các em khi các em bước vào đời Nó góp phần tạo nên những conngười lao động tự chủ, năng động và sáng tạo

Để thực hiện hình thức dạy học này vào giờ học, tôi đã hình thành một số tròchơi như: Trò chơi: “Tiếp sức”, “Ai nhanh hơn”, “Bông hoa thầy giáo”…

* Trò chơi “Tiếp sức”

Ví dụ: Cũng trò chơi tiếp sức, khi dạy các bài về các phép tính (cộng, trừ,

nhân, chia) tôi cho các em lên hái hoa (trong hoa tôi ghi sẵn các phép tính), lần lượthọc sinh lên hái hoa, ghi ra bảng và tính kết quả phép tính

+ Khi dạy bài: Ôn tập dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, tôi cho các em tiếpsức bằng cách tự tìm những số chia hết cho (2, 3, 5, 9), đội nào tìm ra nhiều đội đóthắng

+ Đến các bài: Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo thể tích… dướidạng số thập phân Tôi cho các em tiếp sức bằng cách xếp đúng thứ tự các đơn vị

đo từ lớn đến bé hoặc ngược lại

Nói chung đến với trò chơi “Tiếp sức” tôi áp dụng nhiều trong các bài học vàluôn luôn thay đổi hình thức trò chơi để kích thích hứng thú các em

* Trò chơi “Ai nhanh hơn”

Để hình thành và phát triển các đức tính cần thiết như trung thực, có kỷ luật,

có kỹ thuật, tính độc lập tự chủ và sáng tạo cao, tôi cho các em chơi trò chơi “Ainhanh hơn”

Đối với trò chơi này tôi thường ứng dụng khi học toán hình như: Hình tamgiác, hình thang…

Ngày đăng: 14/12/2017, 11:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w