Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Toà án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương mại (sau đây gọi chung là bản án, quyết định); hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên; quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự. Điều 2. Bản án, quyết định được thi hành Những bản án, quyết định được thi hành theo Luật này bao gồm: 1. Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lực pháp luật: a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; b) Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; d) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Toà án; e) Quyết định của Trọng tài thương mại. 2. Những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị: a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Số:…/BGDVĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độp lập – Tư do – Hạnh phúc
Đại học vinh, ngày 17/11/12017
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC PHẦN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1 Nguyên tắc ủy thác thi hành án dân sự?
Ủy thác tư pháp là việc tòa án của một nước nhờ Tòa án của nước ngoài
thực hiện giúp những hành vi tố tụng riêng lẻ cần thiết để bảo đảm giải quyết
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nguyên tắc ủy thác thi hành án dân sự được pháp luật quy định tại Điều 55 Luật thi hành án dân sự 2014 Theo đó, có các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự (THADS) phải uỷ thác thi
hành án cho cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư
trú hoặc có trụ sở
Trong đó, khi thực hiện việc uỷ thác cần xác định rõ các căn cứ sau đây:
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có tài sản
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án làm việc
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án cư trú
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có trụ sở
Thứ hai, Trường hợp người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có
trụ sở ở nhiều địa phương thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ thác thi hành án từng phần cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án để thi hành phần nghĩa vụ của họ
Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên quan đến tài sản thì Thủ trưởng cơ
quan thi hành án dân sự ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải
thi hành án có tài sản; nếu không xác định được nơi có tài sản hoặc nơi có tài
sản trùng với nơi làm việc, cư trú, có trụ sở của người phải thi hành án thì ủy
thác đến nơi làm việc, cư trú hoặc nơi có trụ sở của người đó
Trang 2Trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở các địa phương khác nhau thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
uỷ thác toàn bộ nghĩa vụ thi hành án đến cơ quan thi hành án dân sự thuộc một trong các địa phương nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án
Thứ ba, việc ủy thác phải thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày
xác định có căn cứ ủy thác Trường hợp cần thiết phải ủy thác việc thi hành quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc uỷ thác phải thực hiện ngay sau khi có căn cứ uỷ thác
Thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự
Thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật thi hành án 2014
Trong phạm vi Điều 56 quy định cụ thể về thẩm quyền uỷ thác của các cơ quan THADS Cần lưu ý, tại điểm a khoản 1 Điều này cũng phải được hiểu vừa là thẩm quyền uỷ thác đi và cũng vừa là thẩm quyền nhận uỷ thác của cơ quan THADS cấp tỉnh Cơ quan THADS cấp huyện không được ủy thác cho cơ quan THADS cấp tỉnh của tỉnh mình
Cơ quan THADS khi thực hiện việc uỷ thác cần bám sát và thực hiện đúng quy định tại Điều 56 vì nếu uỷ thác không đúng thẩm quyền sẽ là căn cứ để cơ quan thi hành án nhận uỷ thác gửi trả lại hồ sơ uỷ thác theo quy định tại khoản 2 Điều
57 Điều đó làm cho việc thi hành án bị kéo dài và mục đích, ý nghĩa của việc
uỷ thác sẽ không đạt được
Thủ tục ủy thác thi hành án dân sự
Điều 57 Luật thi hành án dân sự 2014 quy định thì trong thực tiễn thực hiện việc
uỷ thác, một số cơ quan thi hành án khi nhận hồ sơ uỷ thác đã không thụ lý và trả lại cơ quan thi hành án đã uỷ thác với lý do trong bản án có nhiều khoản phải thi hành, trong đó có khoản tiêu huỷ tang vật thì chỉ khi nào cơ quan thi hành án thi hành xong khoản tiêu huỷ tang vật mới được uỷ thác khoản còn lại, cách hiểu như vậy là không đúng với quy định
Theo tinh thần của điều luật trên thì đối với những tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản uỷ thác, thì cơ quan thi hành án mới cần phải xử lý trước khi thực hiện việc uỷ thác Các tài sản có liên quan đến khoản uỷ thác trong quy định trên là các trường hợp tài sản đã được tuyên kê biên hoặc được tuyên hoàn trả cho đương sự nhưng dùng để đảm bảo thi hành
án Còn đối với khoản tiêu huỷ tang vật không có liên quan đến các khoản phải thi hành khác Do đó cơ quan THADS có thể thực hiện ngay việc uỷ thác mà không cần phải chờ tiêu huỷ tang vật xong Các cơ quan thi hành án nhận uỷ
Trang 3thác cần lưu ý thực hiện và không được trả lại hồ sơ uỷ thác mà phải tiếp nhận
và tổ chức thi hành theo đúng quy định
Ngoài ra, quy định tại Điều 20 Nghị định 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự 2008 về thủ tục thi hành án dân sự Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án trong trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản
ở nhiều địa phương khác nhau mà tài sản ở địa phương nhận ủy thác không đủ
để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án đối với tất cả những người, tài sản có liên quan đến việc thi hành án để tránh trường họp tẩu tán, trốn tránh việc thi hành án
Việc thực hiện ủy thác thi hành án còn được hướng dẫn chi tiết tại Diều 16 Nghị định 62/2015/NĐ-CP:
Theo đó, pháp luật đã quy định và hướng dẫn rõ ràng hơn cho một số trường hợp trong quá trình ủy thác thi hành án dân sự, góp phần cho việc ủy thác thi hành án dân sự được diễn ra nhanh chóng và phát huy đúng với mục đích ý nghĩa của hoạt động này
2 So sanh xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự 2008 với Luật thi hành án dân sự
2008 sửa đổi bổ sung 2014?
3 Khái niệm, ý nghĩa, điều kiện áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành án? Khái niệm: Biện pháp bảo đảm THADS là biện pháp pháp lý được Chấp
hành viên áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án, làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án
Ý nghĩa: Với vai trò đảm bảo điều kiện thi hành án của người phải thi hành
án, các biện pháp bảo đảm THADS có ý nghĩa hết sức to lớn, đóng vai trò quan trọng đối với kết quả tổ chức thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, cụ thể như sau: Thứ nhất, biện pháp bảo đảm THADS đã góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan Thứ hai, biện pháp bảo đảm THADS đã góp phần đẩy nhanh quá
Trang 4trình thi hành án, làm giảm thiểu các chi phí không đáng có Thứ ba, biện pháp bảo đảm THADS góp phần nâng cao ý thức của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án
Điều kiện áp dụng:
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp bảo THADS là tài sản, tài khoản
- Biện pháp bảo đảm THADS được áp dụng linh hoạt, tại nhiều thời điểm, nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án
- Biện pháp bảo đảm THADS được thực hiện với trình tự, thủ tục linh hoạt, gọn nhẹ, ít tốn kém, có thời gian áp dụng ngắn, có tác dụng thúc đẩy nhanh việc thi hành án
- Biện pháp bảo đảm THADS khi được áp dụng chưa làm thay đổi, chuyển dịch về quyền sở hữu, sử dụng tài sản của chủ sở hữu, chủ sử dụng
- Biện pháp bảo đảm THADS có thể được Chấp hành viên tự mình ra quyết định áp dụng hoặc theo yêu cầu của đương sự và người yêu cầu phải chịu trách nhiệm về việc áp dụng
- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm THADS được thể hiện thông qua việc ban hành quyết định của Chấp hành viên
- Khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo THADS được giải quyết một lần và có hiệu lực thi hành Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm THADS có tác dụng làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng tài sản mà không có tính chất làm thay đổi, chuyển dịch về quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản
đó Vì vậy, khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm THADS chỉ được xem xét, giải quyết một lần và có hiệu lực thi hành
4 Khái niệm , ý nghĩa, điều kiện, nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án?
5 Khái niệm, ý nghĩa, điều kiện áp dụng từng biện pháp bảo đảm cụ thể?
6 Khái niệm, ý nghĩa, điều kiện áp dụng từng biện pháp cưỡng chế cụ thể?
7 So sánh biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế, mối quan hệ giữa hai biện pháp?