Đề cương ôn tập luật tố tụng hình sự. mình soạn rất kỹ và chi tiết bạn nào cần học để ôn tập ôn thi thì hãy tải về mà học nhé người việt nam phải an hiểu pháp luật việt nam. Mình là sinh viên đại học vinh một trong những trường lớn về đào tạo luật trong cả nước và là trường trọng điểm quốc gia.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
──●☻♥☻●──
Số: /…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độp lập – Tự do – Hạnh phúc
──────●☻♥☻●──────
Tp.Vinh, ngày 06/01/2018
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Người thực hiện: Hờ A Cháư
Lớp: K55b4 Luật Học
Msv: 145D3801010426
Leej Nus Loj Leeb
CHƯƠNG I + II KHÁI NIỆM CHUNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ + CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG,
NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
1 Chỉ có QHPL TTHS mới mang tính quyền lực nhà nước.
Trả lời:
Nhận định sai, vì quan hệ pháp luật hành chính, hôn nhân, gia đình, đất đai,
cũng mang tính quyền lực nhà nước
2 QHPL mang tính quyền lực nhà nước là QHPL TTHS
Trả lời
Nhận định sai, Quan hệ pháp luật tố tụng hành chính đều mang tính quyền lực
nhà nước nhưng chúng không phải là quan hệ pháp luật tố tụng hình sự
3 Phương pháp phối hợp chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa
các CQTHTT
Trả lời:
Trang 2Nhận định sai, vì quan hệ phối hợp và chế ước không chỉ được thể hiện giữa các cơ quan thuộc hệ thống các cơ quan tố tụng khác nhau mà còn được thể hiện ngay trong một hệ thống cơ quan, giữa các cấp tố tụng (giữa cấp phúc thẩm và sơ thẩm), giữa các bộ phận, giữa các chức danh ngay trong nội bộ cơ quan Đồng thời tại khoản 3 Điều 25 BLTTHS 2003 quy định: “các tổ chức công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.”
4 Nguyên tắc Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là nguyên tắc đặc thù mà chỉ Luật TTHS mới có
Trả lời:
5 Người THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong các phiên tòa xét xử VAHS
Trả lời:
Nhận định sai, căn cứ vào Điều 24 BLTTHS 2003 thì người tiến hành tố tụng phải quyền sử dụng tiếng việt chứ không phải dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong các phiên tòa xét xử Vụ án hình sự
6 Quan hệ phát sinh giữa người bị hại với người làm chứng là quan hệ PLTTHS
Trả lời:
Nhận định sai, Vì QHPLTTHS chỉ xuất hiện khi cơ quan có thẩm quyền bắt đầu tham gia giải quyết vụ án, nếu việc phát hiện dấu hiệu tội phạm không phải của cơ quan tiến hành tố tụng thì không phát sinh quan hệ tố tụng Đồng thời có trường hợp có dấu hiệu của tội phạm nhưng do tính chất nguy hiểm cao nên không phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự
7 Quan hệ phát sinh giữa cơ quan điều tra với VKS trong quá trình giải quyết VAHS là quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật TTHS Trả lời:
Nhận định Đúng, vì đối tượng điều chỉnh của Luật TTHS là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự mà quan hệ phát sinh giữa cơ quan điều tra và VKS trong quá trình giải quyết Vụ án hình sự nằm trong các giai đoạn tố tụng hình sự Do đó, quan hệ phát sinh giữa cơ quan điều tra với viện kiểm sát thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS
8 Tất cả các CQTHTT đều có quyền khởi tố VAHS và khởi tố bị can.
Trang 3 Sai, vì:
Theo Đ33 BLTTHS, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: CQĐT, Viện kiểm sát; Tòa án
Theo Đ104 BLTTHS thì tất cả các cơ quan trên đều có quyền khởi tố vụ
án hs Tuy nhiên, về thẩm quyền khởi tố bị can, theo Đ126 BLTTHS thì Tòa
án không có quyền khởi tố bị can
Như vậy, không phải tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền khởi tố bị can
9 Tất cả những người có quyền giải quyết VAHS đều là những người
tiến hành tố tụng.
Sai, vì:
Những cơ quan khác không phải cơ quan tiến hành tố tụng như: Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Hải quan, Cảnh sát biển và những cơ quan khác trong CAND và QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Đ111 BLTTHS cũng có quyền tham gia giải quyết vụ án hình sự theo những trường hợp luật định
10.Tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý
trong VAHS đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
Sai, tại vì:
Căn cứ vào Đ43 BLTTHS quy định những người có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng bao gồm: Kiểm sát viên; bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của haị; người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự Theo quy định trên thì những người tham gia tố tụng khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch… không có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng
Như vậy, không phải tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong vụ án hình sự đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng
11.Trong mọi trường hợp người bào chữa phải bị thay đổi nếu là
người thân thích của người tiến hành tố tụng.
Trang 4NĐ sai, tại vì;
Căn cứ vào mục 1, phần II NQ 03 thì căn cứ vào thời điểm mà người bào chữa tham gia để quyết định thay đổi hoặc không thay đổi Nếu người bào chữa không tham gia trong các giai đoạn tố tụng ngay từ đầu mà có quan hệ thân thích với người đã và đang tiến hành tố tụng thì sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho người được nhờ bào chữa đó Còn nếu người bào chữa tham gia trong các giai đoạn tố tụng ngay từ đầu thì sẽ được cấp giấy chứng nhận người bào chữa và người bị thay đổi trong trường hợp này là người tiến hành tố tụng có mối quan hệ thân thích với người bào chữa
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của người tiến hành tố tụng
12.Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng
khi khởi tố vụ án hình sự đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại K2 Đ57 BLTTHS.
NĐ đúng, tại vì:
Căn cứ vào điểm a mục 3 phần II NQ 03 quy định thì trường hợp khi phạm tội là người phạm tội là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố, truy
tố, xét xử họ đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, khoản 2 điều 57 BLTTHS
13.Trong trường hợp bào chữa bắt buộc quy định tại điểm b K2 Đ57
BLTTHS, khi bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu thay đổi người bào chữa thì yêu cầu đó luôn được chấp nhận.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điểm c.1 mục 3 phần II NQ03 quy định trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa thì thẩm phán được phân công làm chủ tòa phiên tòa căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 56 BLTTHS, hướng dẫn tại mục 1 phần
II nghị quyết để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận
14.Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.
NĐ đúng, tại vì:
Trang 5Theo quy định tại K2 Đ55 BLTTHS quy định về những người không được làm chứng không liệt kê người thân thích của bị can bị cáo Căn cứ theo khoản 1 Đ55 BLTTHS, nếu người thân thích của bị can bị cáo biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng
15.Người dưới 14 tuổi không được làm chứng.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào K2 Đ55 BLTTHS không liệt kê người dưới 14 tuổi không được làm chứng Và căn cứ theo Khoản 1 Điều 55 BLTTHS nếu người dưới
14 tuổi biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làn chứng
16.Người giám định có thể là người thân thích của bị can bị cáo.
NĐ sai, tại vì:
Điểm a Khoản 4 Điều 60 và căn cứ vào Khoản 1 Điều 42 BLTTHS thì khi người giám định là người thân thích của bị can, bị cáo thì người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi
17.Người phiên dịch có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điểm a Khoản 3 Điều 61 và Khoản 1 Điều 42 BLTTHS thì khi người phiên dịch là người thân thích của bị can, bị cáo thì phải từ chối hoặc bị thay đổi
18 Trong mọi trường hợp, thẩm phán, hội thẩm phải từ chối tiến
hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đã được phân công tham gia xét
xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm vụ án đó.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điểm b Mục 6 Phần I NQ03, đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong vụ án là đã tham gia giải quyết vụ án và đã ra bản án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm hoặc quyết định đình chỉ vụ án Nếu thẩm phán, hội thẩm được phân công tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm nhưng chỉ tham gia ra các quyết định: trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án,
Trang 6hủy quyết định đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa thì vẫn được tiếp tục giải quyết
vụ án
19 Những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ
án đều có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại chương IV BLTTHS về người tham gia tố tụng, thì chỉ
có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa bởi họ là người bị buộc tội, còn những người tham gia tố tụng khác không có quyền này
20.Khai báo là quyền của người làm chứng.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điểm b, Khoản 4 Điều 55 BLTTHS quy định: khai báo là nghĩa vụ của người làm chứng
21.Người thân thích của thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tu
cách là người làm chứng trong vụ án đó.
NĐ sai tại vì:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 BLTTHS về những người không được làm chứng đã không liệt kê về người thân thích của thẩm phán Do đó căn cứ vào Khoản 1 Điều 55 BLTTHS nếu người than thích của thẩm phán biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng
22 Thẩm phán và hội thẩm đều phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị
thay đổi nếu là người thân thích với nhau trong cùng một vụ án.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 46 BLTTHS nếu thẩm phán, hội thẩm trong cùng một hội đồng xét xử là người thân thích với nhau thì phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi Và theo hướng dẫn tại điểm a, mục 6 phần I NQ03 thì khi có hai người thân thích với nhau thì chỉ có một ngừơi phải từ chối hoặc bị thay đổi
Trang 7CHƯƠNG III:
CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1 Mọi sự vật tồn tại khách quan mà có liên quan đến VAHS thì là chứng cứ.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Khoản 1Điều 64 BLTTHS: “chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định mà CQĐT, Viện kiểm sát và Tòa án dung làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án” Như vậy, theo quy định trên thì chứng cứ phải bao gồm tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp Nếu một sự vật tồn tại khách quan có liên quan đến vụ án hình sự nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định (tính hợp pháp) thì không được coi là chứng cứ
2 Kết quả thu được từ hoạt động nghiệp vụ (trinh sát, đặc tình, sổ đen) là chứng cứ.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 64 BLTTHS thì chứng cứ phải có đầy đủ các đặc điểm: phải tồn tại khách quan, có tính liên quan và tính hợp pháp Đối với kết quả thu được từ hoạt động nghiệp vụ ( trinh sát, đặc tình, sổ đen), đặc điểm của hoạt động nghiệp vụ này là bí mật, lén lút nên không thỏa mãn được tính hợp pháp (được thu thập theo trình tự thủ tục luật định) Do vậy, kết quả thu được tù hoạt động nghiệp vụ ( trinh sát, đặc tình, sổ đen) không được sử dụng làm chứng cứ mà chỉ là căn cứ để định hướng giải quyết vụ án
3 Tất cả những người THTT đều là những người có nghĩa vụ chứng minh VAHS.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 BLTTHS những người tiến hành tố tụng gồm có: Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên; chánh án, phó chánh án
Trang 8tòa án, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án Nhưng không phải tất cả những người trên đều có nghĩa vụ chứng minh vụ án hình sự, như thư ký tòa án, theo quy định tại Điều 41 BLTTHS về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thư ký tòa án không quy định về nghĩa vụ chứng minh vụ án hình sự Và căn
cứ vào Điều 66 BLTTHS quy định về việc đánh giá chứng cứ_ một hoạt động quan trọng trong chứng minh vụ án cũng không đề cập đến nghĩa vụ của thư
ký tòa án
4 Kết luận giám định là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.
NĐ đúng, tại vì:
Căn cứ Khoản 2 Điều 73 và Điều 159 BLTTHS thì cơ quan THTT có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung nếu kết luận giám định chưa rõ hoặc chưa đầy đủ Do đó, kết luận giám định là nguồn chứng cứ có thể thay thế được
5 Kết luận giám định là chứng cứ trong tố tụng hình sự.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 64 BLTTHS thì kết luận giám định là nguồn dùng để xác định chứng cứ chứ không phải là chứng cứ Kết luận chỉ được coi là chứng cứ khi: thông tin trong kết luận là có thật, được tiến hành theo trình tự thủ tục theo pháp luật quy định và được cơ quan có thẩm quyền dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án
6 Lời khai của người bào chữa không phải là nguồn chứng cứ trong TTHS.
NĐ đúng, tại vì:
Căn cứ Khoản 2 Điều 64 BLTTHS quy định về nguồn của chứng cứ không liệt kê lời khai của người bào chữa Do vậy, lời khai của người bào chữa không phải là nguồn của chứng cứ trong TTHS
7 Lời khai của người tham gia tố tụng là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.
Trang 9NĐ sai, tại vì:
Lời khai của người tham gia tố tụng có thể xem là duy nhất, chính họ là người biết tình tiết sự thật của vụ án do đó không thể lấy lời khai của người này thay thế cho lời khai của người khác Do đó, lời khai của người tham gia
tố tụng là nguồn chứng cứ không thể thay thế được Và theo quy định của BLTTHS thì chỉ có một nguồn chúng cứ duy nhất có thể thay thế được đó là kết quả giám định
8 Vật chứng là nguồn chứng cứ không thể thay thế được.
NĐ đúng, tại vì:
Theo quy định tại Điều 74 BLTTHS thì “vật chứng: là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu hiệu tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội” Như vậy, vật chứng chứa đựng sự thật của vụ án do đó không thể thay thế được
9 Vật chứng chỉ có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án đã được giải quyết xong.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 76 BLTTHS thì trong quá trình điều tra, truy
tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền có quyền quyết định trả lại những vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án
Như vậy, vật chứng không chỉ có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án đã được giải quyết xong mà có thể trả lại trong qua trình điều tra, truy tố, xét xử
10.Thư ký tòa án có quyền chứng minh trong vụ án hình sự.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ Điều 41 BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thư ký tòa án không quy định về quyền chứng minh của thư ký trong VAHS và căn cứ vào Điều 66 BLTTHS quy định về đánh giá chứng cứ,
Trang 10một hoạt động quan trọng trong quá trình chứng minh VAHS cũng không quy định về quyền của thư ký tòa án trong hoạt động này
CHƯƠNG 4.
BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN (BPNC)
1 Biện pháp ngăn chặn chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo.
NĐ sai, tại vì :
Căn cứ Điều 79 BLTTHS các BPNC được áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như cần đảm bảo thi hành án
Theo quy định này thì trường hợp áp dụng BPNC để kịp thời ngăn chặn tội phạm thì đối tượng bị áp dụng BPNC không phải là bị can, bị cáo Cụ thể, đối với BPNC bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì đối tượng bị áp dụng không phải là bị can, bị cáo mà khi các chủ thể thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 81 BLTTHS thì có thể bị áp dụng BPNC này Và đối với các BPNC khác như : bắt người phạm tội quả tang, biện pháp tạm giữ cũng có thể áp dụng đối với người chưa phải là bị can, bị cáo
2 VKS có quyền áp dụng tất cả các biện pháp ngăn chặn trong TTHS.
NĐ sai, tại vì :
Theo quy định tại Đ79 BLTTHS thì BPNC bao gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm Trong tất cả các biện pháp ngăn chặn trên không phải biện pháp nào VKS cũng có quyền áp dụng Theo quy định tại K2 Đ81 BLTTHS quy định
về thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì VKS không có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn này Và căn cứ vào k2 Đ86 BLTTHS quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ thì VKS cũng không có quyền
áp dụng biện pháp này
3 VKS không có quyền hủy bỏ BPNC trái pháp luật của Tòa án.