Đề cương ôn tập luật thi hành án dân sự. mình soạn rất kỹ và chi tiết bạn nào cần học để ôn tập ôn thi thì hãy tải về mà học nhé người việt nam phải an hiểu pháp luật việt nam. Mình là sinh viên đại học vinh một trong những trường lớn về đào tạo luật trong cả nước và là trường trọng điểm quốc gia
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Số:…/BGDVĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độp lập – Tư do – Hạnh phúc Đại học vinh, ngày 17/11/12017
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC PHẦN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Người soạn: Hờ A Cháư
Lớp: K55B4 Luật Học
MSV: 145D3801010426
SĐT: 01665163144
Câu 1: Nguyên tắc ủy thác thi hành án dân sự?
Ủy thác tư pháp là việc tòa án của một nước nhờ Tòa án của nước ngoài
thực hiện giúp những hành vi tố tụng riêng lẻ cần thiết để bảo đảm giải quyết
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nguyên tắc ủy thác thi hành án dân sự được pháp luật quy định tại Điều 55 Luật thi hành án dân sự 2014 Theo đó, có các nguyên tắc cơ bản sau:
1 Thứ nhất, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự (THADS) phải uỷ thác thi
hành án cho cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc,
cư trú hoặc có trụ sở
Trong đó, khi thực hiện việc uỷ thác cần xác định rõ các căn cứ sau đây:
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có tài sản
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án làm việc
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án cư trú
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có trụ sở
2 Thứ hai, Trường hợp người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc
có trụ sở ở nhiều địa phương thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ
thác thi hành án từng phần cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi
hành án có điều kiện thi hành án để thi hành phần nghĩa vụ của họ
Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên quan đến tài sản thì Thủ trưởng
cơ quan thi hành án dân sự ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi người
Trang 2phải thi hành án có tài sản; nếu không xác định được nơi có tài sản hoặc nơi có tài sản trùng với nơi làm việc, cư trú, có trụ sở của người phải thi hành án thì ủy thác đến nơi làm việc, cư trú hoặc nơi có trụ sở của người đó
Trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc
có tài sản ở các địa phương khác nhau thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân
sự uỷ thác toàn bộ nghĩa vụ thi hành án đến cơ quan thi hành án dân sự thuộc một trong các địa phương nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án
3 Thứ ba, việc ủy thác phải thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày xác định có căn cứ ủy thác Trường hợp cần thiết phải ủy thác việc thi hành quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc
uỷ thác phải thực hiện ngay sau khi có căn cứ uỷ thác
Thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự
Thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Điều
56 Luật thi hành án 2014
Trong phạm vi Điều 56 quy định cụ thể về thẩm quyền uỷ thác của các cơ quan THADS Cần lưu ý, tại điểm a khoản 1 Điều này cũng phải được hiểu vừa
là thẩm quyền uỷ thác đi và cũng vừa là thẩm quyền nhận uỷ thác của cơ quan THADS cấp tỉnh Cơ quan THADS cấp huyện không được ủy thác cho cơ quan THADS cấp tỉnh của tỉnh mình
Cơ quan THADS khi thực hiện việc uỷ thác cần bám sát và thực hiện đúng quy định tại Điều 56 vì nếu uỷ thác không đúng thẩm quyền sẽ là căn cứ để cơ quan thi hành án nhận uỷ thác gửi trả lại hồ sơ uỷ thác theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Điều đó làm cho việc thi hành án bị kéo dài và mục đích, ý nghĩa của việc uỷ thác sẽ không đạt được
Thủ tục ủy thác thi hành án dân sự
Điều 57 Luật thi hành án dân sự 2014 quy định thì trong thực tiễn thực hiện việc uỷ thác, một số cơ quan thi hành án khi nhận hồ sơ uỷ thác đã không thụ lý
và trả lại cơ quan thi hành án đã uỷ thác với lý do trong bản án có nhiều khoản phải thi hành, trong đó có khoản tiêu huỷ tang vật thì chỉ khi nào cơ quan thi hành án thi hành xong khoản tiêu huỷ tang vật mới được uỷ thác khoản còn lại, cách hiểu như vậy là không đúng với quy định
Theo tinh thần của điều luật trên thì đối với những tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản uỷ thác, thì cơ quan thi hành
án mới cần phải xử lý trước khi thực hiện việc uỷ thác Các tài sản có liên quan đến khoản uỷ thác trong quy định trên là các trường hợp tài sản đã được tuyên
kê biên hoặc được tuyên hoàn trả cho đương sự nhưng dùng để đảm bảo thi
Trang 3hành án Còn đối với khoản tiêu huỷ tang vật không có liên quan đến các khoản
phải thi hành khác Do đó cơ quan THADS có thể thực hiện ngay việc uỷ thác
mà không cần phải chờ tiêu huỷ tang vật xong Các cơ quan thi hành án nhận uỷ
thác cần lưu ý thực hiện và không được trả lại hồ sơ uỷ thác mà phải tiếp nhận
và tổ chức thi hành theo đúng quy định
Ngoài ra, quy định tại Điều 20 Nghị định 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật
Thi hành án dân sự 2008 về thủ tục thi hành án dân sự Áp dụng biện pháp bảo
đảm thi hành án trong trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới Trường
hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có
tài sản ở nhiều địa phương khác nhau mà tài sản ở địa phương nhận ủy thác
không đủ để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác có
quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án đối với tất cả những người,
tài sản có liên quan đến việc thi hành án để tránh trường họp tẩu tán, trốn tránh
việc thi hành án
Việc thực hiện ủy thác thi hành án còn được hướng dẫn chi tiết tại Diều
16 Nghị định 62/2015/NĐ-CP:
Theo đó, pháp luật đã quy định và hướng dẫn rõ ràng hơn cho một số trường
hợp trong quá trình ủy thác thi hành án dân sự, góp phần cho việc ủy thác thi
hành án dân sự được diễn ra nhanh chóng và phát huy đúng với mục đích ý
nghĩa của hoạt động này
Câu 2: So sánh, xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án
theo quy định của Luật thi hành án dân sự 2008 với Luật thi hành án dân
sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014?
Luật thi hành
án dân sự 2008
Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014
Điều 44 Xác
minh điều kiện
thi hành án
1 Trường hợp
chủ động ra
quyết định thi
hành án, Chấp
hành viên phải
tiến hành xác
minh điều kiện
thi hành án của
người phải thi
“Điều 44 Xác minh điều kiện thi hành án
1 Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay
Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình
2 Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi
Trang 4hành án.
Trường hợp thi
hành án theo
đơn yêu cầu,
nếu người được
thi hành án đã
áp dụng các
biện pháp cần
thiết mà không
thể tự xác minh
được điều kiện
thi hành án của
người phải thi
hành án thì có
thể yêu cầu
Chấp hành viên
tiến hành xác
minh Việc yêu
cầu này phải
được lập thành
văn bản và phải
ghi rõ các biện
pháp đã được
áp dụng nhưng
không có kết
quả, kèm theo
tài liệu chứng
minh
2 Trong thời
hạn 10 ngày, kể
từ ngày chủ
động ra quyết
định thi hành án
hoặc kể từ ngày
nhận được yêu
cầu xác minh
của người được
thi hành án,
Chấp hành viên
phải tiến hành
việc xác minh;
trường hợp thi
hành quyết định
hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh Việc xác minh lại được tiến hành khi
có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án
3 Cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền cho cơ quan thi hành
án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở để xác minh điều kiện thi hành án
4 Khi xác minh điều kiện thi hành án, Chấp hành viên có trách nhiệm sau đây:
a) Xuất trình thẻ Chấp hành viên;
b) Xác minh cụ thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để thi hành án; đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó;
c) Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản yêu cầu xác minh phải nêu rõ nội dung xác minh và các thông tin cần thiết khác;
d) Trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức thì Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản; xác minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án; đ) Yêu cầu cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm
rõ các nội dung cần xác minh trong trường hợp cần thiết;
e) Lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của
Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh
5 Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án, cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho
cơ quan thi hành án dân sự
Trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết hoặc kết quả xác minh của Chấp hành viên và người được thi hành án khác nhau hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thì phải xác minh lại Việc xác minh lại được tiến hành trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp hoặc nhận được kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân
6 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác minh điều kiện thi hành án:
a) Cơ quan, tổ chức, công chức tư pháp - hộ tịch, địa chính - xây
Trang 5áp dụng biện
pháp khẩn cấp
tạm thời thì
phải xác minh
ngay
Việc xác minh
phải được lập
thành biên bản,
có xác nhận của
tổ trưởng tổ dân
phố, Uỷ ban
nhân dân, công
an cấp xã hoặc
cơ quan, tổ
chức nơi tiến
hành xác minh
Biên bản xác
minh phải thể
hiện đầy đủ kết
quả xác minh
dựng - đô thị và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác và cá nhân có liên quan thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và phải chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp;
b) Bảo hiểm xã hội, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án
có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; ký vào biên bản trong trường hợp Chấp hành viên xác minh trực tiếp hoặc trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên, đối với thông tin về tài khoản thì phải cung cấp ngay;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người được thi hành án hoặc người đại diện theo
ủy quyền của người được thi hành án có yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan Trường hợp cơ quan,
tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu
rõ lý do
7 Trường hợp người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường
8 Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Bổ sung Điều 44a vào sau Điều 44 như sau:
“Điều 44a Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án
1 Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà
họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;
b) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác; c) Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành
Trang 6án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.
2 Thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử về thi hành án dân sự và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”
Câu 3: Khái niệm, ý nghĩa, điều kiện áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành
án?
a Khái niệm:
Biện pháp bảo đảm THADS là biện pháp pháp lý được Chấp hành viên áp
dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc
thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế
hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng nhằm
bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc
tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án, làm
cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS trong trường hợp người
phải thi hành án không tự nguyện thi hành án
b Ý nghĩa:
Với vai trò đảm bảo điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, các
biện pháp bảo đảm THADS có ý nghĩa hết sức to lớn, đóng vai trò quan trọng
đối với kết quả tổ chức thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, cụ
thể như sau:
Thứ nhất, biện pháp bảo đảm THADS đã góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan
Thứ hai, biện pháp bảo đảm THADS đã góp phần đẩy nhanh quá trình thi
hành án, làm giảm thiểu các chi phí không đáng có
Thứ ba, biện pháp bảo đảm THADS góp phần nâng cao ý thức của đương
sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án
c Điều kiện áp dụng:
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp bảo THADS là tài sản, tài khoản
- Biện pháp bảo đảm THADS được áp dụng linh hoạt, tại nhiều thời điểm,
nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình thi hành án nhằm ngăn chặn việc
tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án
Trang 7- Biện pháp bảo đảm THADS được thực hiện với trình tự, thủ tục linh hoạt, gọn nhẹ, ít tốn kém, có thời gian áp dụng ngắn, có tác dụng thúc đẩy nhanh việc thi hành án
- Biện pháp bảo đảm THADS khi được áp dụng chưa làm thay đổi, chuyển dịch về quyền sở hữu, sử dụng tài sản của chủ sở hữu, chủ sử dụng
- Biện pháp bảo đảm THADS có thể được Chấp hành viên tự mình ra quyết định áp dụng hoặc theo yêu cầu của đương sự và người yêu cầu phải chịu trách nhiệm về việc áp dụng
- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm THADS được thể hiện thông qua việc ban hành quyết định của Chấp hành viên
- Khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo THADS được giải quyết một lần và có hiệu lực thi hành Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm THADS có tác dụng làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng tài sản mà không có tính chất làm thay đổi, chuyển dịch về quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản
đó Vì vậy, khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm THADS chỉ được xem xét, giải quyết một lần và có hiệu lực thi hành
Câu 4: Khái niệm , ý nghĩa, điều kiện, nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án?
BÀI LÀM
1 Khái niệm
Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan thi hành án do Chấp hành viên quyết định theo thẩm quyền quy định nhằm buộc đương sự( người phải thi hành án) phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ
về tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tầu tán, hủy hoại tài sản
Cưỡng chế thi hành án dân sự đây là một biện pháp nghiêm khắc được Chấp hành viên áp dụng trong quá trình tổ chức thi hành án, thể hiện việc Cơ quan thi hành án sử dụng quyền lực nhà nước để buộc người phải thi hành án thi hành nghĩa vụ mà bản án, quyết định đã tuyên
2 Điều kiện áp dụng
Để áp dụng BPCC THA dân sự thì cần phải đáp ứng điều kiện nhất định
Trang 8Thứ nhất, người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định
được đưa ra thi hành của Tòa án, quyết định của trọng tài, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc phải nộp phí THA
Thứ hai, người phải THA có điêu kiện THA nhưng không tự nguyện THA
và người có thẩm quyền THA đã xác minh và khẳng định là người phải THA có
đủ điều kiện THA
Thứ ba, đã hết thời gian tự nguyện THA mà người THA không tự nguyện
THA hoặc chưa hết thời gian tự nguyện hoặc chưa hết thời hạn tự nguyện THA nhưng để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ THA được quy định tại khoản 2 Điều 45 luật THA dân sự 2008
Từ những điều kiện trên, cho thấy BPCC THA dân sự chỉ được áp dụng khi người phải THA có nghĩa vụ phải thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và có thái độ, hành vi không tự nguyện thi hành mặc dù có điều kiện THA Có điều kiện THA được hiểu là trường hợp người phải THA có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; Tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ THA
3 Nguyên tắc áp dụng.
- Nguyên tắc 1: Chấp hành viên căn cứ vào bản án, quyết địng của cơ quan thi
hành án, tính chấp, mức độ, nghĩa vụ thi hành án, điều kiện người phải thi hành án, yêu cầu bằng văn bản của đương sự, tình hình thực tế để áp dụng biện pháp ngăn chặn
- Nguyên tắc 2: Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn phải tưng ứng với nghĩa
vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 24 NĐ 62/2015
- Nguyên tắc 3: Không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng
trong 15 ngày trước và sau tết nguyên đán, các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ phải là người thi hành án
- Nguyên tắc 4: Chấp hành viên chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế sau
khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành án mặc dù có đủ điều kiện để thi hành án
Câu 5: Khái niệm, ý nghĩa, điều kiện áp dụng từng biện pháp bảo đảm cụ thể?
BÀI LÀM
1 Biện pháp phong tỏa tài khoản
a Về đối tượng bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản
Trang 9Biện pháp phong tỏa tài khoản được áp dụng đối với tài khoản của người phải thi hành án khi có đủ căn cứ xác định được người phải thi hành án có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc tổ chức tín dụng, tài chính
b Quyền yêu cầu, quyền áp dụng và căn cứ, thẩm quyền áp dụng
Theo quy định tại Điều 66, Điều 67 Luật THADS thì việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản được Chấp hành viên tự mình áp dụng hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của người được thi hành án
Tuy nhiên, để thực hiện được biện pháp này, cần đáp ứng được hai điều kiện cụ thể sau đây:
Về điều kiện cần: khi người phải thi hành án có tài khoản tại ngân hàng,
kho bạc hoặc các tổ
chức tín dụng khác và tài khoản đó có số dư để đảm bảo thi hành án
Về điều kiện đủ: khi người được thi hành án nhận thấy cần ngăn chặn việc
tẩu tán tiền trong tài khoản đó và có văn bản đề nghị hoặc Chấp hành viên tự mình phát hiện ra thông tin về tài khoản và nhận thấy cần phải ra quyết định phong tỏa tài khoản để ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản
c Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản
Về cơ bản trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp này được thực hiện theo các bước như sau:
- Thu thập thông tin về tài khoản của người phải thi hành án tại ngân hàng,
tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước
- Ra quyết định quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản
- Giao quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản
- Thực hiện quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản
Quyết định phong tỏa tài khoản phát sinh hiệu lực ngay sau khi được giao cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản
Về thời hạn áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản: trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, Chấp hành viên phải
áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 76 của Luật THADS
2 Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự (Điều 68 Luật
THADS).
a Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
Chấp hành viên ra quyết định tạm giữ có thể bao gồm 03 loại sau đây:
Loại tài sản, giấy tờ thứ nhất: là những tài sản, giấy tờ được xác định một
cách rõ ràng, cụ thể trong bản án, quyết định là đối tượng của nghĩa vụ thi hành án, liên quan đến việc thi hành án (ví dụ như nghĩa vụ trả lại tài sản, giấy tờ đó cho người được thi hành án)
Loại tài sản, giấy tờ thứ hai: là các tài sản, giấy tờ đã được bản án, quyết
định được thi hành tuyên kê biên để đảm bảo thi hành án
Trang 10Loại tài sản, giấy tờ thứ ba: là các tài sản, giấy tờ đó có thể là các tài sản,
giấy tờ không được tuyên, không được xác định trong bản án, quyết định được thi hành nhưng có thể kê biên, xử lý để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán
b Quyền yêu cầu, quyền áp dụng và căn cứ, thẩm quyền áp dụng
- Về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
Điều 66 và Điều 68 Luật THADS quy định Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ theo yêu cầu bằng văn bản của người được thi hành án Ngoài ra, Chấp hành viên có trách nhiệm tự mình áp dụng biện pháp này khi có căn cứ
- Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
Thứ nhất, phát hiện người phải thi hành án đang quản lý, sử dụng tài sản,
giấy tờ mà tài sản, giấy tờ đó có thể dùng để đảm bảo THADS theo quy định của pháp luật
Thứ hai, đương sự có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi
hành án hoặc có dấu hiệu thực hiện hành vi đó
c Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản
Việc Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương
sự được thực hiện theo các bước sau đây:
- Phát hiện tài sản, giấy tờ của đương sự
- Lập biên bản về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ:
- Ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ
- Giao bảo quản tài sản, giấy tờ bị tạm giữ
- Thời hạn tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
3 Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản (Điều 69 Luật THADS).
a Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản.
Qua nội dung quy định tại Điều 69 Luật THADS cho thấy đối tượng tài sản bị áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản là bất động sản hoặc là động sản thuộc diện phải đăng ký quyền
sở hữu, sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thuộc quyền sở hữu,
sử dụng của người phải thi hành án
b Quyền yêu cầu, căn cứ và thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản.
- Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản
Để áp dụng biện pháp này, cần có hai điều kiện cơ bản sau đây: Thứ nhất, người phải thi hành án có tài sản thuộc đối tượng tài sản áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản; thứ hai, khi Chấp hành viên phát hiện đương sự đang có hành vi chuyển quyền sở hữu,