BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC SỞ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
KHOÁ 2015-2017
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC SỞ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS NGUYỄN THỊ BÌNH MINH
Hà Nội - 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới toàn thể quý thầy cô trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS Nguyễn Thị Bình Minh là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các cán bộ, nhân viên Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Phương
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Phương
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 2
Mục tiêu nghiên cứu 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 3
Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
Cấu trúc luận văn 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI 5
1.1 Giới thiệu về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 5
1.1.1 Quá trình hình thành 5
1.1.2 Vị trí và chức năng 5
1.1.3 Cơ cấu tổ chức 5
1.1.4 Các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở 7
1.2 Giới thiệu Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng 9
1.2.1 Quá trình hình thành Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng 9
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng9 1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng 15
Trang 61.2.4 Chế độ làm việc các phòng chuyên môn nghiệp vụ 21
1.2.5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 24
1.3 Khái quát các dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 25
1.3.1 Khái quát các dự án đầu tư xây dựng do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện 25
1.3.2 Một số dự án do Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã và đang thực hiện 26
1.4 Phân tích thực trạng và đánh giá công tác quản lý dự án tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 28 1.4.1 Quy trình thực hiện một dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng 28
1.4.2 Quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án 30
1.4.3 Quản lý giai đoạn thực hiện dự án 31
1.4.4 Quản lý giai đoạn kết thúc dự án 34
1.5 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng 36
1.5.1 Những tồn tại hạn chế về cơ cấu, năng lực, phương thức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng 36
1.5.2 Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý dự án 37
1.5.3 Nguyên nhân khách quan 38
1.5.4 Nguyên nhân chủ quan 39
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 40
2.1 Một số cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng 40
2.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng 40
2.1.2 Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng 40
2.1.3 Chủ đầu tư xây dựng 42
2.1.4 Phân loại dự án đầu tư xây dựng 43
2.1.5 Trình tự đầu tư xây dựng 44
2.2 Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng 45
Trang 72.2.1 Một số khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng 45
2.2.2 Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng 46
2.2.3 Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 46
2.2.4 Một số biện pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng chủ yếu 48
2.3 Cơ sở pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng 52
2.3.1 Điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng 53 2.3.2 Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI 58
3.1 Chiến lược đầu tư phát triển của Sở tài nguyên và môi trường Hà Nội giai đoạn 2016-2020 58
3.1.1 Khái quát chương trình phát triển ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2015-2020 58
3.1.2 Nhiệm vụ ngành tài nguyên và môi trường năm 2017 60
3.1.3 Phương hướng tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2017 61
3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng 61
3.2.1 Mục tiêu 62
3.2.2 Giải pháp 62
3.3 Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng 64
3.3.1 Mục tiêu 64
3.3.2 Giải pháp 64
3.3 Một số giải pháp khác 66
3.4.1 Nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị dự án 66
3.4.2 Nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư trong giai đoạn thực hiện dự án 70
Trang 83.4.3 Nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án trong giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng 72 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 78 Kết luận 78
Kiến nghị Error! Bookmark not defined 1- Đối với Nhà nước: Error! Bookmark not defined
PHỤ LỤC 84
Trang 10Chuyên ngành đào tạo của cán bộ, công nhân
Trang 11DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội 6
Hình 1.2
Thành lập Chi cục Quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên
Hình 1.3
Sơ đồ các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi
Hình 1.4
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án thuộc Sở Tài
Hình 1.5
So sánh tỷ lệ phần trăm cán bộ, công nhân viên của Ban
quản lý dự án theo trình độ chuyên môn và chuyên ngành
đào tạo
21
Hình 1.6 Quy trình quản lý dự án tại Ban quản lý dự án thuộc Sở
Hình 2.1 Các thành phần quản lý dự án đầu tư xây dựng 49
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án 63
Trang 12MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng được toàn thể nhân dân ta nhiệt tình hưởng ứng Toàn dân chung sức xây dựng nền kinh tế đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng và tăng trưởng
ổn định nhiều năm Đất nước từng bước tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng Để đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước thì lĩnh vực đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư phát triển quan trọng nhằm tạo ra hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội, là tiền đề để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được thể hiện trên các lĩnh vực của nền kinh tế
Song song với vấn đề phát triển kinh tế, vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị sinh thái và quan điểm phát triển kinh tế bền vững ngày càng được quan tâm Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường trở thành vấn
đề sống còn với nền kinh tế cả nước, đặc biệt tại các đô thị lớn, có nền kinh tế tăng trưởng nhanh Hà Nội là Thủ đô của cả nước, một trong các thành phố phát triển kinh tế năng động nhất cả nước do đó vấn đề bảo vệ môi trường càng trở thành vấn đề quan trọng Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có những sự quan tâm đáng kể đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, do
đó dành một nguồn ngân sách nhất định để đầu tư xây dựng các công trình kỹ thuật tài nguyên môi trường, trong đó tiêu biểu là có 3 nhà máy xử lý nước thải tại huyện Hoài Đức UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên và
Trang 13Môi trường Hà Nội làm chủ đầu tư các dự án này Để đáp ứng yêu cầu đặt ra, UBND Thành phố thành lập Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường Hà Nội (viết tắt là Ban quản lý dự án) vào tháng 6/2013 thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Ban quản lý dự án (QLDA) thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thành lập để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư, ngoài các dự án ĐTXD công trình ngành tài nguyên môi trường, Ban cũng được giao thực hiện các dự án xây dựng mới, cải tạo hoặc sửa chữa các công trình trụ sở các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Đến nay sau 4 năm hoạt động, Ban QLDA được giao thực hiện tổng cộng khoảng trên 30 dự án, công trình lớn nhỏ, đã hoàn thành 10 dự án và đưa vào sử dụng gần chục công trình Tuy nhiên các dự án hoàn thành là các dự
án xây dựng các trạm quan trắc có quy mô nhỏ, các dự án cải tạo sửa chữa các trụ sở cơ quan đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Còn lại, dự án công trình mang tính đặc thù ngành tài nguyên môi trường thì chưa hoàn thành
Bản thân học viên là cán bộ, viên chức công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hiểu được các tồn tại, bất cập tại Ban QLDA nên học viên lựa chọn đề tài nguyên cứu: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý đô thị và công trình
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban QLDA thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Trang 14Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban QLDA thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Hệ thống hoá cơ sở khoa học và pháp lý về dự án đầu tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án ĐTXD tại Ban QLDA thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý dự án ĐTXD tại Ban QLDA thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Các dự án do Ban QLDA thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 đến năm 2016
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập tài liệu
Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích so sánh
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện công tác QLDA thuộc chuyên ngành là tài nguyên và môi trường, làm cơ sở khoa học
để thực hiện công tác quản lý dự án Ban QLDA chuyên ngành tài nguyên và môi trường trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung
Trang 15Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và 3 chương là:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Hội
Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý dự án đầu tư xây dựng và quản
lý dự án đầu tư xây dựng
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Trang 16THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
Email: digilib.hau@gmail.com
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 17KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Kết luận
QLDA đầu tư xây dựng công trình quyết định hiệu quả đầu tư, QLDA đầu tư nhằm lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm soát việc thực hiện dự án sao cho đảm bảo tiến độ, chất lượng, chi phí tối ưu Đây là công tác có tính chất nghiệp vụ, ngoài những yêu cầu và nắm vững chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật còn đòi hỏi phải có phương pháp và kỹ năng trong QLDA
QLDA đầu tư xây dựng công trình liên quan đến rất nhiều các chủ thể Để nâng cao chất lượng công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình bao gồm rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết một cách đồng bộ và bài bản, mỗi vấn đề đều có những tác động nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình Nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế, tồn tại từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những bài học cho vấn đề này là việc làm cần thiết Do đặc thù của Ban QLDA đầu tư xây dựng có tính chuyên sâu và phục vụ phát triển ngành tài nguyên và môi trường nói riêng và toàn Thành phố nói chung nên cần có những cơ chế chính sách áp dụng riêng cho công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA
Qua nội dung nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự
án tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội” học viên đã tập trung giải quyết một số nội dung
chính sau đây:
- Làm rõ khái niệm, nội dung quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý đầu tư và xây dựng nói chung và quản lý các dự án xây dựng công trình tại Ban QLDA thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở nghiên
Trang 18cứu các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý ĐTXD của Nhà nước Việt Nam và các quá trình của chu kỳ đầu tư để phân tích nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm chủ đầu tư, Ban QLDA và các chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động ĐTXD, thông qua các tài liệu, các kết quả nghiên cứu để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu
- Trên cơ sở khoa học và cơ sơ pháp lý về quản lý ĐTXD để phân tích những tồn tại trong công tác QLDA xây dựng các công trình để thấy được những điểm yếu, những vấn đề còn hạn chế về môi trường pháp lý cũng như trình độ năng lực chuyên môn về QLDA và sự cần thiết phải hiểu biết về những tính chất riêng của từng chuyên ngành để lập, triển khai, thực hiện dự án đảm bảo hiệu quả cao, cũng như năng lực điều hành dự án để đưa ra một số bài học nhằm hoàn thiện công tác QLDA Các bài học chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến quá trình QLDA đầu tư xây dựng tại Ban QLDA thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Đối với Ban QLDA:
Hàng năm tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp học tập huấn các quy định của pháp luật về công tác QLDA
Có các hình thức khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích và kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quá trình thực hiện các dự án ĐTXD
Tập trung nâng cao chất lượng QLDA trên các nội dung chủ đạo là: nâng cao công tác QLDA, quản lý tiến độ, quản lý hiệu quả đầu tư, quản lý
an toàn lao động, môi trường bằng các giải pháp cụ thể theo đúng chủ trương của Sở Tài nguyên và Môi trường