1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh quảng trị

116 139 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 832,31 KB

Nội dung

Khái niệm về quản lý dự án đầu tư Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng quá trình đầu tư bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG QUANG THÀNH

HUẾ, 2018

Đại học kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây

dựng công trình tại Ban quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị” do học viên Nguyễn Đăng Trình thực hiện dưới sự hướng dẫn

khoa học của thầy giáo TS Hoàng Quang Thành

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực, chính xác Các số liệu và thông tin trong luận văn này chưa được sửdụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, học viên đã được

sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trường Đại Học Kinh tế Huế, đặc biệt là thầy giáo

TS Hoàng Quang Thành người đã tận tình hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho tácgiả Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo và đội ngủ cán bộ BanQLDA Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị đã giúp đỡ tác giảtrong quá trình làm luận văn Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn với đề tài:

“Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản

lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị”.

Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Hoàng Quang Thành đãhướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp những kiến thức khoa học cần thiết trongquá trình làm luận văn Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo thuộc Trường Đạihọc Kinh tế Huế và Phân viện Đại học Huế tại Quảng Trị

Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luậnvăn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp củaquý độc giả

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Trình

Đại học kinh tế Huế

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: NGUYỄN ĐĂNG TRÌNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, ứng dụng Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016 – 2018

Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG QUANG THÀNH

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI (WB7) TỈNH QUẢNG TRỊ.

1.Tính cấp thiết của đề tài

Tỉnh Quảng Trị là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội vàoloại trung bình của cả nước, vốn đầu tư chủ yếu được điều tiết từ Trung ương vàvốn vay ODA Một trong những lĩnh vực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xãhội của tỉnh là lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh đã quan tâm nhiều đến công tác đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp và phòng, chống thiên tai để phát triển theohướng công nghệ cao và sạch

Tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng là vấn đề mang tính cấpthiết, đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư của các dự án Xuất phát từ vấn đềtrên, nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, sử dụng nguồn vốn

đầu tư có hiệu quả cao, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế.

2 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được kết quả nghiên cứu theo yêu cầu của luận văn, trong quá trìnhnghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm:Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả, phân tíchnhân tố Số liệu được xử lý trên phần mềm Excel

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Đề tài tập hệ thống hóa góp phần làm rõ cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình, phân tích đánh giá thực trạng, chỉ ra các kết quả đạt được,các hạn chế tồn tại và nguyên nhân trong công tác QLDA đầu tư xây dựng tại BanQLDA Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị Từ đó, đề xuất bảynhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại đơn vị trong những năm tới

Đại học kinh tế Huế

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Từ ngữ viết tắt Giải thích/ diễn giải

- QLDA - Quản lý dự án

- ISO - Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa

- TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam

- QH13 - Quốc Hội khóa 13

- UBND - Ủy ban nhân dân

- HĐND - Hội đồng nhân dân

- GPMB - Giải phóng mặt bằng

- TMĐT - Tổng mức đầu tư

- CĐT - Chủ đầu tư

- QLNN - Quản lý nhà nước

- ĐTXD - Đầu tư xây dựng

- PPP - (Public - Private Partner) Nhà nước và Nhà đầu tư cùng

phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cungcấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án

- WUA - Liên hiệp tổ chức dùng nước

- CSA - Mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với khí hậu

- SCADA - Hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu

- PIM - Quản lý tưới có sự tham gia của người dân

- TCXDVN - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

Đại học kinh tế Huế

Trang 6

MỤC LỤC

LỜi cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iv

Mục lục v

Danh mục các bảng biểu viii

Danh mục các sơ đồ ix

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiện cứu 3

5 Bố cục luận văn 5

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 6

1.1 Dự án đầu tư xây dựng công trình 6

1.1.1 Khái niệm Dự án đầu tư xây dựng công trình 6

1.1.2 Phân loại Dự án đầu tư xây dựng công trình 7

1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 8

1.2.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư 8

1.2.2 Chủ thể và các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng 10

1.2.3 Nội dung thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng 18

1.2.4 Tiến trình quản lý dự án đầu tư xây dựng 23

1.3 Các tiêu chí đánh giá công tác QLDA đầu tư xây dựng 29

1.3.1 Chất lượng công trình xây dựng 29

1.3.2 Tiến độ thi công xây dựng công trình 30

1.3.3 Khối lượng thi công xây dựng 30

Đại học kinh tế Huế

Trang 7

1.3.4.Chi phí đầu tư xây dựng 31

1.3.5 An toàn lao động xây dựng 31

1.3.6 Môi trường xây dựng 33

1.4 Một số vấn đề thực tiễn về QLDA đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam 33

1.4.1 Một số bất cập trong công tác QLDA đầu tư xây dựng tại Việt Nam 33

1.4.2 Một số kinh nghiệm thực tiễn của các ban QLDA trên địa bàn tỉnh Quảng Trị .35

1.4.3 Bài học đối với Ban QLDA Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị 37

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI (WB7) TỈNH QUẢNG TRỊ 39

2.1 Giới thiệu chung về Ban QLDA Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị 39

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ban QLDA 39

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA 40

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban QLDA 42

2.1.4 Tình hình nhân sự của Ban QLDA 49

2.1.5 Giới thiệu về dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị 51

2.2 Thực trạng công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị 55

2.2.1 Quản lý chất lượng công trình xây dựng 55

2.2.2 Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình 60

2.2.4 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng 65

2.2.5 Quản lý đấu thầu, hợp đồng xây dựng 67

2.2.6 Quản lý an toàn lao động 71

2.2.7 Quản lý môi trường xây dựng 72

2.3 Đánh giá chung về công tác QLDA đầu tư xây dựng tại Ban QLDA cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị 73

Đại học kinh tế Huế

Trang 8

2.3.1 Kết quả đạt được 73

2.2.2 Những tồn tại, hạn chế 76

2.2.3 Nguyên nhân 79

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI (WB7) TỈNH QUẢNG TRỊ 84

3.1 Nhiệm vụ của Ban QLDA cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị trong công tác QLDA 84

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị 85

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng 85

3.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình 87

3.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng 89

3.2.4 Hoàn thiện công tác đấu thầu 89

3.2.5 Một số giải pháp khác 90

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

1 Kết luận 94

2 Kiến nghị 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 99

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Đại học kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Cơ cấu mẫu điều tra khảo sát 4

Bảng 1.1 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình 7

Bảng 2.2 Tình hình nhân sự của Ban QLDA qua 3 năm 2014-2016 50

Bảng 2.3 Các hợp phần và kinh phí của dự án 52

Bảng 2.4 Bảng kết quả thẩm định Tổng mức đầu tư 56

Bảng 2.5 Kết quả đánh giá đối tượng điều tra về chất lượng công trình xây dựng 59

Bảng 2.6 Tình hình thực hiện tiến độ thi công của các dự án 61

Bảng 2.7 Kết quả đánh giá đối tượng điều tra về Quản lý tiến độ thi công xây dựng 63

Bảng 2.8 Tình hình khối lượng thi công 64

Bảng 2.9 Kết quả đánh giá đối tượng điều tra về khối lượng thi công xây dựng 65

Bảng 2.10 Bảng tổng hợp giá trị đầu tư, quyết toán công trình 66

Bảng 2.11 Kết quả đánh giá đối tượng điều tra về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng 67

Bảng 2.12 Kết quả lựa chọn nhà thầu 69

Bảng 2.13 Kết quả đánh giá đối tượng điều tra về quản lý đấu thầu, hợp đồng 70

Bảng 2.14 Kết quả đánh giá đối tượng điều tra về quản lý an toàn lao động 72

Bảng 2.15 Kết quả đánh giá đối tượng điều tra về quản lý môi trường xây dựng 73

Đại học kinh tế Huế

Trang 10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Sơ đồ các chủ thể tham gia quản lý dự án 10

Hình 1.2 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án 15

Hình 1.3 Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án 16

Hình 1.4 Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án 17

Hình 1.5 Quy trình giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án 25

Hình 1.6 Quy trình giai đoạn thực hiện dự án 28

Hình 1.7 Quy trình giai đoạn kết thúc dự án 29 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án 42Đại học kinh tế Huế

Trang 11

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khái niệm dự án ngày càng trở nên gần gũi đối với các nhà quản lý do nhiềuhoạt động trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp được thực hiện theo hình thứcnày Quản lý dự án ngày càng trở nên quan trọng và nhận được sự quan tâm ngàycàng tăng trong xã hội Điều này một phần do tầm quan trọng của dự án trong việcthực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội Việcnghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình tại các Ban quản lý là yêu cầu bức thiết mà thực tiễn đang đặt ra.Sản phẩm xây dựng thường có giá trị cao, khối lượng xây lắp lớn, được hìnhthành từ nhiều loại vật liệu, điều kiện xây dựng các công trình không giống nhau,quá trình xây dựng thường dài và khó biết trước được chắc chắn kết quả của sảnphẩm Chất lượng công trình là yếu tố quyết định đảm bảo công năng, an toàn côngtrình khi đưa vào sử dụng và hiệu quả đầu tư của dự án Quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình là quá trình hết sức quan trọng được thực hiện xuyên suốt trong quátrình triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình từ khi bắt đầu triển khai đến khihoàn thành, bàn giao để đưa vào sử dụng

Tỉnh Quảng Trị là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội vàoloại trung bình của cả nước, vốn đầu tư chủ yếu được điều tiết từ Trung ương vàvốn vay ODA Lĩnh vực góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội củatỉnh là lĩnh vực nông nghiệp Do vậy, tỉnh đã quan tâm nhiều đến công tác đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp và phòng, chống thiên tai để phát triển theohướng công nghệ cao và sạch Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giaotrách nhiệm là chủ đầu tư nhiều công trình có quy mô lớn như: Nâng cấp hệ thốngthủy lợi Đá Mài Tân Kim; Đập ngăn mặn Sa Lung; Nâng cấp hệ thống thủy lợiNam Thạch Hãn, La Ngà, Bảo Đài, Trúc Kinh, Đê bao chống úng cho vùng trũngHải Lăng, Kè chống sạt lỡ sông Ô Lâu, Để đảm bảo các dự án có hiệu quả, các

Đại học kinh tế Huế

Trang 12

ban ngành của tỉnh đã có nhiều biện pháp tăng cường công tác quản lý chất lượngxây dựng công trình, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý dự án đầu tưxây dựng.

Ban Quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị trựcthuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiệm vụ quản lý dự ánCải thiện nông nghiệp có tưới trên địa bàn tỉnh Dự án nâng cấp, cải tiến các hệthống tưới, tiêu để cung cấp dịch vụ tưới tiêu tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quảcủa sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, cải thiện môi trường, sinh kế vànâng cao đời sống người dân Cũng như hầu hết các Ban quản lý dự án trên địa bànhiện nay, những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý dự án đã dẫn đến những saisót, kém hiệu quả như công tác quản lý chất lượng, tiến độ của dự án Vì vậy tôi đã

chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại

Ban quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị” làm

luận văn tốt nghiệp của mình với kỳ vọng được đóng góp những kiến thức đã đượchọc tập ở trường, trong thực tiễn để nghiên cứu áp dụng hiệu quả công tác quản lý

dự án đầu tư xây dựng vào quá trình quản lý của đơn vị và áp dụng vào những banquản lý dự án tương tự trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm tiếp theo

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình tại Ban quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnhQuảng Trị, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại đơn vị

trong thời gian tới

Đại học kinh tế Huế

Trang 13

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình tại Ban quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trịđến năm 2020.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến quản quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới(WB7) tỉnh Quảng Trị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình của Ban quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7)tỉnh Quảng Trị

- Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt độngquản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban giai đoạn 2014-2016, các giải pháp đề xuất

áp dụng đến năm 2020

4 Phương pháp nghiện cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Đối với số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu được thu thập từ các báo cáo, số liệuthống kê, các tài liệu do các bộ phận chuyên môn thuộc Ban QLDA cải thiện nôngnghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị cung cấp Ngoài ra tác giả còn tham khảo cácnguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã được công bố trên các phươngtiện thông tin đại chúng, sách báo, tạp chí chuyên nghành

- Đối với số liệu sơ cấp: Nhằm phân tích sâu hơn thực trạng công tác quản lýcác dự án đầu tư xây dựng tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát các đối tượng gồmLãnh đạo và cán bộ liên quan đến công tác xây dựng cơ bản, cán bộ nhân viên BanQLDA, các nhà thầu xây lắp, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thông qua việc phátphiếu điều tra được xây dựng trước Để làm rõ hơn những mặt được và chưa đượctrong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, tác giả chọn những đơn vị

đã và đang thực hiện công tác đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA trong thời

Đại học kinh tế Huế

Trang 14

gia gần nhất Vì vậy tác giả chọn ba mẫu phiếu điều tra và số lượng điều tra là 65phiếu Các đối tượng điều tra trả lời bằng cách khoanh tròn vào ô lựa chọn đối vớinhững câu cho sẵn các phương án trả lời hoặc lựa chọn một trong bốn phương án

mà mình đồng ý: 4: Tốt; 3: Khá; 2: Trung bình; 1: Kém Từ 65 phiếu điều tra đượcgửi đến các đối tượng, tất cả 65 phiếu hợp lệ và thu về đều được sử dụng để, có đủthông tin để xử lý phục vụ nghiên cứu

Cơ cấu mẫu điều tra khảo sát cụ thể được thực hiện qua số liệu ở bảng sau:

Bảng 1 Cơ cấu mẫu điều tra khảo sát

Đơn vị tính: Người

Tiêu chí

Đối tượng điều tra

Tổng số Chủ đầu tư

và Ban QLDA

Đơn vị tiếp nhận quản lý

Nhà thầu thực hiện

Số lượng %

Số lượng %

Số lượng %

Số lượng % Tổng số 30 100 20 100 15 100 65 100

Nguồn tổng hợp từ số liệu điều tra

+ Về trình độ học vấn: Trình độ Trung cấp, cao đẳng là 20 người, chiếm 30,7%,Đại học là 39 người chiếm 60%, Sau đại học có 6 người chiếm 9,3% trong tổng số đối

Đại học kinh tế Huế

Trang 15

tượng điều tra Như vậy, số người được phỏng vấn là những người có trình độ nên ýkiến của họ sẽ có độ tin cậy cao.

+ Về vị trí công tác: Người được phỏng vấn là những người am hiểu chuyênmôn nên đảm bảo các ý kiến của họ đánh giá sẽ sát với hiện trạng thực tế

+ Về thâm niên công tác: Các đối tượng được điều tra công tác từ 5 năm trởlên chiếm tỷ trọng trên 70%, kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn quản lý, ýkiến của họ đảm bảo độ tin cậy và khách quan

Kết quả đánh giá các chỉ tiêu được tính điểm như sau: Mức độ đánh giá Tốtđược 4 điểm; Khá được 3 điểm, Trung bình được 2 điểm; Kém được 1 điểm Trên

cơ sở đó tính Điểm trung bình mỗi chỉ tiêu được tính theo phương pháp bình quângia quyền

4.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp thống kê so sánh, phương pháp số bình quân

- Phương pháp phân tích số liệu theo chuỗi thời gian

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về QLDA đầu tư xây dựng công trình

- Chương 2: Thực trạng công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình tại BanQLDA Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị

- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLDA đầu tư xâydựng công trình tại Ban quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnhQuảng Trị

Đại học kinh tế Huế

Trang 16

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU

TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1 Dự án đầu tư xây dựng công trình

1.1.1 Khái niệm Dự án đầu tư xây dựng công trình

Theo lý thuyết hệ thống thì: “Quản lý dự án là điều khiển một quá trình hoạtđộng của hệ thống trong một quỹ đạo mong muốn, nhằm đạt được mục đích cuốicùng là tạo ra các sản phẩm như mục tiêu đề ra” Như vậy, theo cách này quản lý dự

án là điều khiển một hệ thống đã có trước, với một loạt các điều kiện ràng buộc, cácnguyên tắc, các phát sinh xảy ra trong quá trình sản xuất

Theo TS Ben Obinero Uwakweh (Trường Đại học Cincinnati – Mỹ) [33]

“Quản lý dự án là sự lãnh đạo và phối hợp các nguồn lực và vật tư để đạt được cácmục tiêu định trước về: Phạm vi, chi phí, thời gian, chất lượng và sự hài lòng củacác bên tham gia Đó là sự điều khiển các hoạt động của một hệ thống (dự án) trongmột quỹ đạo mong muốn Với các điểu kiện ràng buộc và các mục tiêu định trước”.Theo Viện quản lý dự án quốc tế PMI (2007) “Quản lý dự án chính là sự ápdụng các hiểu biết, khả năng, công cụ và kỹ thuật vào một tập hợp rộng lớn các hoạtđộng nhằm đáp ứng yêu cầu của một dự án cụ thể”

Theo Tổ chức tiêu chuẩn Vương Quốc Anh: “Quản lý dự án là việc lập kếhoạch, giám sát và kiếm tra tất cả các khía cạnh của dư án và thúc đẩy tất cả cácthành phần liên quan dẽn dự án nhằm đạt dươc mục tiêu của dự án theo đúng thờihạn đã định với chi phí, chất lượng và phương pháp đã được xác định”

Theo PMBOK (A Guid to the Project Management Body of Knowlegde)

“Quản lý dự án là sự áp dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật và công cụ vào các hoạtđộng dự án đê thỏa mãn các yêu cầu đối với dự án”

Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, tại Điều 3 quy địnhthì dự án đầu tư xây dựng công trình là một tập hợp các đề xuất có liên quan đếnviệc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cảitạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình

Đại học kinh tế Huế

Trang 17

hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự

án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo các nghiên cứu tiền khả thiđầu tư xây dựng, Báo các nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế

- kỹ thuật đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng công trình có: Mục đích, mục tiêu rõ ràng; Có chu kỳriêng và thời gian tồn tại hữu hạn: Hình thành, phát triển, có điểm bắt đầu và kếtthúc; Liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lýchức năng và quản lý dự án; Sản phẩm cơ bản mang tính đơn chiếc và độc đáo; Bịhạn chế bởi các nguồn lực; Luôn có tính bất định và rủi ro; Tính trình tự trong quá

trình thực hiện; Đều có người uỷ quyền chỉ định riêng hay còn gọi là khách hàng

1.1.2 Phân loại Dự án đầu tư xây dựng công trình

Theo Quy định hiện nay, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô,tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng Phân loại theo tiêu thứcnày dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự ánnhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công

(Chi tiết phụ lục 2: Phân loại dự án)

Ngoài ra dự án đầu tư xây dựng công trình còn có thể được phân loại theonhiều tiêu thức khác nhau

Bảng 1.1 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình

TT Tiêu thức phân

loại

Các loại dự án

1 Theo cấp độ Dự án thông thường; chương trình; hệ thống

2 Theo quy mô Dự án nhóm A; nhóm B; nhóm C

3 Theo lĩnh vực Dự án xã hội; kinh tế; tổ chức hỗn hợp

4 Theo loại hình Dự án giáo dục đào tạo; nghiên cứu và phát triển; đổi

mới; đầu tư; tổng hợp

Đại học kinh tế Huế

Trang 18

6 Theo khu vực Quốc tế; quốc gia; vùng; miền; liên ngành; địa

phương

7 Theo chủ đầu tư Nhà nước; doanh nghiệp; cá thể riêng lẻ

8 Theo đối tượng đầutư

Dự án đầu tư tài chính; dự án đầu tư vào đối tượngvật chất cụ thể

9 Theo nguồn vốn

Vốn từ ngân sách Nhà nước; vốn ODA; vốn tíndụng; vốn tự huy động của DN Nhà nước; vốn liêndoanh với nước ngoài; vốn đóng góp của nhân dân;vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh; vốn FDI,

(Nguồn: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13)

1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

1.2.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là sự tác động liên tục, có tổ chức,

có định hướng quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư

và vận hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra) bằng một

hệ thống đồng bộ các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao trongnhững điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luậtkinh tế khách quan nói chung và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng.Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đốivới các giai đoạn của chu kỳ dự án trong khi thực hiện dự án Việc quản lý tốt cácgiai đoạn của dự án có ý nghĩa rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng củasản phẩm xây dựng

Đại học kinh tế Huế

Trang 19

Như vậy, quản lý dự án thực chất là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng,công cụ, kỹ thuật vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mongmuốn từ dự án Quản lý dự án còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thờigian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kếtthúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sáchđược duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩmdịch vụ , bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.

Bản chất của quản lý dự án chính là sự điều khiển một hệ thống gồm ba thànhphần cơ bản đó là con người, phương tiện (công cụ) và hệ thống quản lý Đạt được

sự kết hợp hài hoà giữa 3 thành phần trên thì sẽ đạt được sự quản lý dự án tối ưu.Quản lý dự án gồm hai hoạt động cơ bản đó là hoạch định và kiểm soát việc sửdụng con người và phương tiện để vận hành một hệ thống sao cho đảm bảo mụctiêu đã đề ra Con người: cần phải am hiểu về lý thuyết quản lý và những kiến thức

hỗ trợ cũng hết sức cần thiết để giải quyết các công việc có liên quan trong các mốiquan hệ hết sức phức tạp của các dự án, trong điều kiện xã hội có rất nhiều ràngbuộc; Phương tiện: Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, ngoàinhững công cụ phục vụ quản lý thông thường, các nhà quản lý đầu tư còn sử dụngrộng rãi hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin hiện đại (cả phần cứng và phần mềm),

hệ thống bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc điện tử, các phương tiện đi lạitrong quá trình điều hành và kiểm tra hoạt động của từng dự án đầu tư; Hệ thốngquản lý: Cần thiết phải xây dựng một hệ thống phù hợp với điều kiện của dự án đểvận hành nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra

(Nguồn: Trang web: https://dautuduan.net)

Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải đượchoàn thành theo yêu cầu đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt,đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không bị thay đổi Ba yếu tố chính gồmthời gian, chi phí, chất lượng: có quan hệ chặt chẽ với nhau Tầm quan trọng củatừng mục tiêu có thể khác nhau đối với từng dự án, đối với từng giai đoạn của một

dự án, nhưng nói chung để đạt được kết quả tốt đối với mục tiêu này thì thường phải

Đại học kinh tế Huế

Trang 20

hy sinh một hoặc hai mục tiêu kia Ở mỗi giai đoạn của quá trình quản lý dự án, cóthể một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng nhất cần phải tuân thủ trong khicác mục tiêu khác có thể thay đổi, do đó, việc đánh đổi mục tiêu có thể ảnh hưởngđến kết quả thực hiện các mục tiêu khác.

Trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý dự án luôn mong muốn đạtđược một cách tốt nhất tất cả các mục tiêu đề ra Tuy nhiên, thực tế của hầu hết các

dự án không hề đơn giản Dù phải đánh đổi hay không các mục tiêu của dự án, cácnhà quản lý cũng luôn hy vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của

quản lý dự án

1.2.2 Chủ thể và các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.2.2.1 Chủ thể QLDA đầu tư xây dựng

Quá trình quản lý đầu tư và xây dựng của một dự án có sự tham gia của nhiềuchủ thể khác nhau được minh họa qua mô hình sau:

Hình 1.1 Sơ đồ các chủ thể tham gia quản lý dự án

Người có thẩm quyền đầu tư trình các tài liệu đầu đủ vể dự án đầu tư trên cơ

sở đã được khảo sát, tính toán trình Cơ quan QLNN về ĐTXD xin chủ trương đầu

tư, nếu được chấp thuận thì Người có thẩm quyền đầu tư về triển khai theo quy định

Cơ quan quản lý nhà nước về đầu

tư xây dựng

Người có thẩm quyền đầu tư

Chủđầutư

Nhà thầu tư vấn

Nhà thầu xây lắp

Đại học kinh tế Huế

Trang 21

hiện hành, còn không sẽ phải làm rõ bổ sung các vấn đề trong dự án chưa được làm

Ký kết các hợp đồng có liên quan để hoàn tất các nội dung có liên quan đến tưvấn dự án, thực hiện một phần hoặc toàn bộ các phần việc mà Chủ đầu tư không tựthực hiện được, Nhà thầu tư vấn nắm bắt tình hình và các biến động, bất cập đểphản ánh lên Chủ đầu tư báo cáo hoặc điều chỉnh nội dung phát sinh kịp thời đúngquy định, hai hòa với điều kiện thực tế đang xảy ra

Nhà thầu xây lắp thực hiện các nội dung được ký trong hợp đồng với Chủ đầu

tư trên cơ sở có sự giám sát của Nhà thầu tư vấn, phản ánh thực tế để có sự điềuchỉnh phù hợp giữa các văn bản đã được ký kết, thời gian thực tế đang thực hiện,điều kiện biến đổi của xã hội, Có thể xảy ra các tình huống khác nhau, nhưng trênđây là các mối quan hệ cơ bản

Người quyết định đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơquan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tưxây dựng Ra quyết định đầu tư khi đã có kết quả thẩm định dự án Riêng dự án sửdụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương

án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyềnquyết định đầu tư ra quyết định đầu tư

Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơquan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao Chủ đầu tư thực hiện thẩmquyền của người quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng

Đại học kinh tế Huế

Trang 22

công trình Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoàingân sách do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,

cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịchUBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư, chủ đầu tư là BanQLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vựchoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựngcông trình Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách của cấp xã, chủ đầu tư là UBNDcấp xã Riêng đối với dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chủ đầu tư dongười quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của mình Đối với

dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhànước quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành,Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực do các doanh nghiệp này quyết định thành lậphoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựngcông trình; Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cánhân sở hữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng Trường hợp dự án sử dụng vốnhỗn hợp, các bên góp vốn thỏa thuận về chủ đầu tư; Đối với dự án PPP (đối táccông tư), chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập theo quy địnhcủa pháp luật

Hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng: Gồm lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xâydựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng, thẩm tra, kiểm định, thí nghiệm, quản

lý dự án, giám sát thi công và công việc tư vấn khác có liên quan đến hoạt động đầu

tư xây dựng

Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu): Là tổchức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghềxây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng với Chủđầu tư

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng: Gồm Bộ Xây dựng, UBND tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) và UBNDhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là UBND cấp huyện)

Đại học kinh tế Huế

Trang 23

Chủ đầu tư là chủ thể chịu trách nhiệm xuyên suốt trong quá trình hình thành

và quản lý dự án đầu tư xây dựng, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tổ chứctham gia quản lý và chịu sự quản lý của nhiều Bộ, ngành, các cơ quan liên quan màtrực tiếp là người quyết định đầu tư; Đối với Bộ quản lý ngành: Bộ quản lý ngànhquyết định chủ đầu tư và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và chỉ đạo chủ đầu tư trongquá trình quản lý Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo với người quyết định đầu tư

về hoạt động của mình; Đối với tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng: Ngoài việc tuânthủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn của chuyên ngành, lĩnh vực mà các nhà tưvấn đang thực hiện, nhà thầu tư vấn còn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đãthoả thuận với chủ đầu tư thông qua hợp đồng; Đối với doanh nghiệp xây dựng(người được uỷ quyền): Đây là mối quan hệ chủ đầu tư điều hành quản lý, doanhnghiệp có nghĩa vụ thực hiện các nội dung trong hợp đồng đã ký kết; Đối với các

cơ quan quản lý cấp phát vốn: chủ đầu tư chịu sự quản lý giám sát về việc cấp pháttheo kế hoạch

1.2.2.2 Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức tổ chức quản lý dự ántheo các hình thức sau:

* Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và Ban quản lý dự án đầu

tư xây dựng khu vực

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh, cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhànước quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Banquản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyênngành, Ban quản lý dự án khu vực) để thực hiện chức năng chủ đầu tư và nhiệm

vụ quản lý đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nướcngoài ngân sách

Hình thức này được áp dụng đối với các trường hợp: Quản lý các dự án đượcthực hiện trong cùng một khu vực hành chính hoặc trên cùng một hướng tuyến;Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc cùng một chuyên ngành; Quản

Đại học kinh tế Huế

Trang 24

lý các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay của cùng một nhà tài trợ có yêu cầu phảiquản lý thống nhất về nguồn vốn sử dụng.

Ban QLDA do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập là tổ chức sự nghiệp công lập; do người đạidiện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước thành lập là tổ chức thành viên củadoanh nghiệp; Có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mởtài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định; thực hiệncác chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lýthực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyếtđịnh đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thác sử dụng côngtrình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao

* Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án

Chủ đầu tư quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án

để quản lý thực hiện dự án quy mô nhóm A có công trình xây dựng cấp đặc biệt, dự

án áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhậnbằng văn bản, dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước, dự án sửdụng vốn khác Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức sự nghiệptrực thuộc chủ đầu tư, có tư cách pháp nhân độc lập, được sử dụng con dấu riêng,được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định đểthực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án được chủ đầu tư giao; chịu trách nhiệm trướcpháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải có đủ điều kiện năng lựctheo quy định được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực đểthực hiện một số công việc thuộc nhiệm vụ quản lý dự án của mình Chủ đầu tư quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban quản lý

dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định của pháp luật

Đại học kinh tế Huế

Trang 25

Hình 1.2 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án

* Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng

Trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vựckhông đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xâydựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy địnhcủa pháp luật để thực hiện Đối với các doanh nghiệp là thành viên của tập đoànkinh tế, tổng công ty nhà nước nếu không đủ điều kiện năng lực để quản lý dự ánđầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác thì đượcthuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện

Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn

bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư Tổ chức tư vấnquản lý dự án được lựa chọn phải thành lập văn phòng quản lý dự án tại khu vựcthực hiện dự án và phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đạidiện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án,

xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu vàchính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án

Người quyết định đầu tư

Trang 26

Hình 1.3 Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án

* Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án

Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trựcthuộc để trực tiếp quản lý đối với dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình xây dựngquy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 15,0 tỷ đồng, dự án có sự tham gia của cộng đồng

và dự án có tổng mức đầu tư dưới 2,0 tỷ đồng do UBND cấp xã làm chủ đầu tư

Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để giám sát thicông và tham gia nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành Chi phí thực hiện dự

án phải được hạch toán riêng theo quy định của pháp luật Chủ đầu tư thành lập BanQLDA để giúp Chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án Ban QLDA phải có năng lực

tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của Chủ đầu tư Ban QLDA

có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban QLDA không có đủđiều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của CĐT

Nếu Chủ đầu tư thành lập Ban QLDA trực thuộc để quản lý thực hiện dự ánthì: Thường áp dụng đối với các dự án nhóm A, các dự án nhóm B, nhóm C có yêucầu kỹ thuật phức tạp, hoặc CĐT đồng thời quản lý nhiều dự án; Ban quản lý dự ánđược thành lập theo quyết định của Chủ đầu tư và phải đảm bảo theo các nguyên tắcsau: Ban quản lý dự án là đơn vị trực thuộc chủ đầu tư Nhiệm vụ, quyền hạn củaban quản lý dự án phải phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư, phù hợpvới điều lệ, tổ chức hoạt động của chủ đầu tư và quy định của pháp luật có liên

Chủ đầu tư

Tư vấn QLDA

Tư vấn khác

Dự ánNhà thầu xây dựng

Đại học kinh tế Huế

Trang 27

quan; Cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án do chủ đầu tư quyết định, phải đảm bảo

có đủ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án.Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thìChủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môncủa mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm

để giúp quản lý thực hiện dự án Trường hợp Chủ đầu tư không thành lập ban quản

lý dự án thì thường áp dụng đối với các dự án nhóm B, nhóm C, thông thường khichủ đầu tư có các phòng ban chuyên môn về quản lý kỹ thuật, tài chính phù hợp đểquản lý, điều hành việc thực hiện dự án Chủ đầu tư phải có quyết định giao nhiệm

vụ, quyền hạn cho các phòng, ban và cá nhân được cử kiêm nhiệm hoặc chuyêntrách việc quản lý thực hiện dự án

Hình 1.4 Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án

* Quản lý dự án tổng thầu xây dựng

Tổng thầu xây dựng thực hiện hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay cótrách nhiệm tham gia quản lý thực hiện một phần hoặc toàn bộ dự án theo thỏathuận hợp đồng với Chủ đầu tư và phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xâydựng theo quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện công việc do mình đảmnhận Nội dung tham gia quản lý thực hiện dự án của tổng thầu xây dựng gồm:Thành lập Ban điều hành để thực hiện quản lý theo phạm vi công việc của hợpđồng; Quản lý tổng mặt bằng xây dựng công trình; Quản lý công tác thiết kế xâydựng, gia công chế tạo và cung cấp vật tư, thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạovận hành; Quản lý hoạt động thi công xây dựng, các kết nối với công việc của cácnhà thầu phụ; Điều phối chung về tiến độ thực hiện, kiểm tra, giám sát công tác bảo

Chủ đầu tưBan QLDA

Nhà thầu tư vấnthiết kế, giám sát

Nhà thầu xây dựng Dự án

Đại học kinh tế Huế

Trang 28

đảm an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường tại công trường xây dựng; Tổchức nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành để bàn giao cho chủ đầu tư;Quản lý các hoạt động xây dựng khác theo yêu cầu của Chủ đầu tư Tổng thầu xâydựng được hưởng một phần chi phí quản lý dự án theo thỏa thuận với chủ đầu tư.

(Nguồn: Luật Xây dựng 50/2014QH13; Nghị định 59/2015/NĐ-CP)

1.2.3 Nội dung thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng

Mỗi dự án xây dựng đều có những đặc điểm riêng nên nội dung quản lý

dự án có thể khong giống nhau giữa các dự án Tuy nhiên quá trình quản lý bất

kỳ một dự án xây dựng nào củng phải bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

1.2.3.1 Quản lý phạm vi và thời gian của dự án

Quả lý phạm vi của dự án là việc quản lý nội dung công việc nhằm thực hiệnmục tiêu dự án, bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi và điều chỉnhphạm vi dự án

Quản lý thời gian của dự án là những hoạt động nhằm đảm bảo chắc chắn hoànthành dự án theo đúng thời gian đề ra Bao gồm việc xác định công việc cụ thể, sắpxếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian, khống chế thời gian và tiến độ dự án

Công trình trước khi xây dựng bao giờ cũng được khống chế bởi một khoảngthời gian nhất định, trên cơ sở đó nhà thầu thi công xây dựng có nghĩa vụ lập tiến độthi công chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện để đạt hiệu quảcao nhất nhưng phải đảm bảo phù hợp tổng tiến độ đã được xác định của toàn dự

án CĐT, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan cótrách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnhtiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dàinhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án

1.2.3.2 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Quản lý chi phí dự án là quá trình quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán (dựtoán); quản lý định mức dự toán và đơn giá xây dựng; quản lý thanh toán chi phíđầu tư xây dựng công trình, hay nói cách khác, quản lý chi phí dự án là quản lý chiphí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà không vượt tổng mức đầu

tư Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí

Đại học kinh tế Huế

Trang 29

Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựngmới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng Chi phí đầu tư xây dựngcông trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xâydựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước.

Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu,hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựngcông trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêucầu khách quan của cơ chế thị trường và được quản lý theo quy định của pháp luật.Khi lập dự án phải xác định tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầu tư và

dự trù vốn Chi phí dự án được thể hiện thông qua tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí dựtính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở đểCĐT lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình Tổngmức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựngcông trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lậpbáo cáo kinh tế- kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản

vẽ thi công

Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồithường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu

tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng

1.2.3.3 Quản lý định mức dự toán, giá và chỉ số giá xây dựng

- Quản lý định mức dự toánĐịnh mức dự toán bao gồm định mức kinh tế- kỹ thuật và định mức tỷ lệ.Quản lý định mức dự toán là việc quản lý, khống chế tiêu hao nguyên vật liệu cáccông việc xây dựng và là cơ sở dự trù lượng vật liệu tiêu hao trong thi công

Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tư và các định mức dự toán bao gồm: Địnhmức dự toán xây dựng công trình (Phần xây dựng, Phần khảo sát, Phần lắp đặt),định mức dự toán sửa chữa trong xây dựng công trình, định mức vật tư trong xâydựng, định mức chi phí quản lý dự án, định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng vàcác định mức xây dựng khác

Đại học kinh tế Huế

Trang 30

Đối với các định mức xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng đượccông bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹthuật của công trình thì CĐT tổ chức điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Đối với các định mức xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đãđược công bố thì CĐT căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phươngpháp xây dựng định mức để tổ chức xây dựng các định mức đó hoặc vận dụng cácđịnh mức xây dựng tương tự đã sử dụng ở công trình khác để quyết định áp dụng.Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng được công

bố hoặc điều chỉnh để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng xây dựng công trình

- Quản lý giá xây dựng

Chủ đầu tư căn cứ tính chất, điều kiện đặc thù của công trình, hệ thống địnhmức và phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình để xây dựng và quyết định ápdụng đơn giá của công trình làm cơ sở xác định dự toán, quản lý chi phí đầu tư xâydựng công trình

Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn chuyênmôn có năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liênquan tới việc lập đơn giá xây dựng công trình Tổ chức, cá nhân tư vấn chịu tráchnhiệm trước CĐT và pháp luật trong việc đảm bảo tính hợp lý, chính xác của cácđơn giá xây dựng công trình do mình lập

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng lập và công bố hệ thống đơngiá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, giá vật liệu, để tham khảotrong quá trình xác định giá xây dựng công trình

- Quản lý chỉ số giá xây dựngChỉ số giá xây dựng gồm: chỉ số giá tính cho một nhóm hoặc một loại côngtrình xây dựng; chỉ số giá theo cơ cấu chi phí; chỉ số giá theo yếu tố vật liệu, nhâncông, máy thi công Chỉ số giá xây dựng là một trong các căn cứ để xác định tổngmức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình, giágói thầu và giá thanh toán theo hợp đồng xây dựng

Bộ Xây dựng công bố phương pháp xây dựng chỉ số giá xây dựng và định kỳcông bố chỉ số giá xây dựng để CĐT tham khảo áp dụng CĐT, nhà thầu cũng có

Đại học kinh tế Huế

Trang 31

thể tham khảo áp dụng chỉ số giá xây dựng do các tổ chức tư vấn có năng lực, kinhnghiệm công bố.

Chủ đầu tư căn cứ xu hướng biến động giá và đặc thù công trình để quyết địnhchỉ số giá xây dựng cho phù hợp

1.2.3.4 Quản lý chất lượng xây dựng

Cùng với sự phát triển không ngừng về xây dựng cơ sở hạ tầng và nền kinh tế

xã hội, cơ chế quản lý xây dựng cũng được đổi mới kịp thời với yêu cầu, do đó xét

về mức độ tổng thể của chất lượng dịch vụ và chất lượng công trình không ngừngđược nâng cao Chất lượng công trình xây dựng tốt hay xấu không những ảnhhưởng đến việc sử dụng mà còn liên quan đến an toàn tài sản, tính mạng của nhândân, đến sự ổn định xã hội

Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự ánnhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra Nó bao gồmviệc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng Công tácquản lý chất lượng được tiến hành từ giai đoạn khảo sát, thiết kế đến thi công, thanhquyết toán và bảo hành công trình

1.2.3.5 Quản lý nguồn nhân lực, an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Quản lý nguồn nhân lực là việc quản lý nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực,tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án và tận dụng nó một cách có hiệuquả nhất Nó bao gồm việc quy hoạch tổ chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhânviên và xây dựng các ban dự án

Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường đó là quá trình quản lý điềuhành triển khai thực hiện dự án đảm bảo an toàn về con người cũng như máy mócthiết bị

Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môitrường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, baogồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường Đốivới những công trình trong khu vực đô thị thì phải thực hiện các biện pháp bao che,thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định Nhà thầu thi công xây dựng, CĐT phải có

Đại học kinh tế Huế

Trang 32

trách nhiệm giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sựkiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các các quy định vềbảo vệ môi trường thì CĐT, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đìnhchỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môitrường Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thicông xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệthại do lỗi của mình gây ra

1.2.3.6 Quản lý việc trao đổi thông tin dự án và rủi ro của dự án

Quản lý việc trao đổi thông tin dự án là việc quản lý nhằm đảm bảo việctruyền đạt, thu thập trao đổi một cách hợp lý các tin tức cần thiết cho việc thực hiện

dự án cũng như việc truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự án

Quản lý rủi ro dự án là khi thực hiện dự án sẽ gặp những nhân tố rủi ro màchúng ta chưa lường trước được, quản lý rủi ro nhằm tận dụng tối đa những nhân tố

có lợi không xác định giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xác định cho

dự án Nó bao gồm việc nhận biết, phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xâydựng đối sách và khống chế rủi ro

1.2.3.7 Quản lý việc thu mua của dự án và giao nhận dự án

Quản lý việc thu mua của dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm

sử dụng những hàng hóa, vật liệu thu mua được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự

án Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu mua, lựa chọn việc thu mua và trưng thu cácnguồn vật

Quản lý việc giao nhận của dự án là một nội dung quản lý dự án mới mà Hiệphội các nhà quản lý dự án trên thế giới đưa ra dựa vào tình hình phát triển của quản

lý dự án Một số dự án tương đối độc lập nên sau khi thực hiện hoàn thành dự án,hợp đồng cũng kết thúc cùng với sự chuyển giao kết quả Nhưng một số dự án lạikhác, sau khi dự án hoàn thành thì khách hàng lập tức sử dụng kết quả dự án nàyvào việc vận hành sản xuất Dự án vừa bước vào giai đoạn đầu vận hành sản xuấtnên khách hàng (người tiếp nhận dự án) có thể thiếu nhân lực quản lý kinh doanh

Đại học kinh tế Huế

Trang 33

hoặc chưa nắm vững được tính năng, kỹ thuật của dự án Vì thế cần có sự giúp đỡcủa đơn vị thi công dự án giúp đơn vị tiếp nhận giải quyết vấn đề này, từ đó mà xuấthiện khâu quản lý việc giao - nhận dự án Quản lý việc giao - nhận dự án có sự thamgia của đơn vị thi công dự án và đơn vị tiếp nhận dự án, tức là cần có sự phối hợpchặt chẽ gian hai bên giao và nhận, nhưvậy mới tránh được tình trạng dự án tốtnhưng hiệu quả kém, đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp Trong rất nhiều dự án đầu tưquốc tế đã gặp phải trường hợp này, do đó quản lý việc giao - nhận dự án là vô cùngquan trọng và phải coi đó là một nội dung trong quản lý dự án.

1.2.4 Tiến trình quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam được thực hiện theoLuật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CPngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây; Nghị định42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điềuNghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ; Thông tư số16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định

số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xâydựng Theo đó QLDA đầu tư xây dựng bao gồm các bước:

1.2.4.1 Chuẩn bị dự án

Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc tổ chức lập, thẩm định, phêduyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáonghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét,quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quanđến chuẩn bị dự án;

* Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựngChủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quantrọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ

sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng Trường hợp các dự án Nhóm A(trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nộidung theo quy thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Đại học kinh tế Huế

Trang 34

Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định, trong

đó phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm các nộidung sau:

+ Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;+ Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắtcông trình chính của dự án;

+ Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọncủa công trình chính;

+ Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có)

(Nguồn:Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 năm 2014; Nghị định

59/2015/NĐ-CP của Chính phủ)

* Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựngChủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định để trìnhngười quyết định đầu tư tổ chức thẩm định dự án, quyết định đầu tư, trừ các trườnghợp đặc thù được quy định riêng

Riêng đối với dự án PPP, việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

do cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối táccông tư thực hiện Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi được lập theo quy định củaChính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, chủ đầu tư tổ chứclập Báo cáo nghiên cứu khả thi sau khi đã có quyết định chủ trương đầu tư của cấp

có thẩm quyền

Đối với các dự án đầu tư xây dựng chưa có trong quy hoạch ngành, quy hoạchxây dựng thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành, Bộ Xây dựng hoặc địaphương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyềnhoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch ngành trước khi lậpBáo cáo nghiên cứu khả thi

Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp tạikhu vực chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan

Đại học kinh tế Huế

Trang 35

nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư đề nghị cấp giấy phép quy hoạchxây dựng theo quy định để làm cơ sở lập Báo cáo nghiên cứu khả thi.

Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có yêu cầu về bồi thường,giải phóng mặt bằng và tái định cư thì khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khảthi, người quyết định đầu tư căn cứ điều kiện cụ thể của dự án có thể quyết địnhtách hợp phần công việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng và tái định cư đểhình thành dự án riêng giao cho địa phương nơi có dự án tổ chức thực hiện Việclập, thẩm định, phê duyệt đối với dự án này được thực hiện như một dự án độc lập

(Nguồn: Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội ; Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ)

* Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹthuật đầu tư xây dựng gồm: Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷđồng (không bao gồm tiền sử dụng đất)

(Nguồn: Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ)

Giai đoạn thực hiện dự án được thực hiện theo quy trình sau:

Hình 1.5 Quy trình giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án

UBND tỉnh hoặc HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư

Ban QLDA tiến hành lựa chọn

và trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt

và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn đề lập dự án đầu tư

Tham vấn cộng đồng và lấy ý kiến của chính quyền địa phương nơi xây dựng công trình

Văn bản thỏa thuận của địa phương

Lập dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật Thẩm định dự

án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế-

kỹ thuật Phê duyệt dự án đầu

tư hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật Cắm mốc

giải phóng mặt bằng

Đại học kinh tế Huế

Trang 36

1.2.4.2 Giai đoạn thực hiện dự án.

Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặcthuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sátxây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xâydựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựachọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sátthi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu côngtrình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vậnhành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác

Các bước thiết kế xây dựng gồm:

- Thiết kế sơ bộ (trường hợp lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ

sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có) theothông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi quyết định đầu tư dự án

- Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều loại công trình, mỗi loại côngtrình có một hoặc nhiều cấp công trình Tùy theo loại, cấp của công trình và hìnhthức thực hiện dự án, việc quy định số bước thiết kế xây dựng công trình do ngườiquyết định đầu tư quyết định, cụ thể như sau:

+ Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với côngtrình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

+ Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công được ápdụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng;

+ Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thicông được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng, có quy môlớn, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công phức tạp;

+ Thiết kế theo các bước khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế

- Công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kếbước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bướctrước

Đại học kinh tế Huế

Trang 37

- Trường hợp thiết kế ba bước, nếu nhà thầu thi công xây dựng có đủ năng lựctheo quy định của pháp luật thì được phép thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công.

- Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng:

+ Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựngtrong trường hợp thiết kế ba bước;

+ Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trongtrường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trongtrường hợp thiết kế hai bước;

+ Đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dựtoán xây dựng công trình

Trình và phê duyệt thiết kế xây dựng bao gồm các nội dung:

- Các thông tin chung về công trình: Tên công trình, hạng mục công trình(nêu rõ loại và cấp công trình); chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất

- Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuậtchủ yếu của công trình

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng

- Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công trình và toàn bộ công trình

- Dự toán xây dựng công trình

- Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác(nếu có)

(Nguồn: Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ)

Đại học kinh tế Huế

Trang 38

Hình 1.6 Quy trình giai đoạn thực hiện dự án

1.2.4.3 Giai đoạn kết thúc dự án.

Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụnggồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.Kết thúc xây dựng công trình khi chủ đầu tư đã nhận bàn giao toàn bộ côngtrình và công trình đã hết thời gian bảo hành theo quy định Trước khi bàn giaocông trình, nhà thầu xây dựng phải di chuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vựccông trường xây dựng

Sau khi nhận bàn giao công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng chủ đầu tưhoặc tổ chức được giao quản lý sử dụng công trình xây dựng có trách nhiệm vậnhành, khai thác đảm bảo hiệu quả công trình, dự án theo đúng mục đích và các chỉtiêu kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt Chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao quản

Hợp đồng với Trung tâm phát triển quỹ đất để thực hiện công tác GPMB

Kiểm tra lại mốc giới và thông báo

thu hồi đất

Giải phóng mặt bằng

Khởi công công trình

Nghiệm thu khối lượng hoàn thành Bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi

công

Thanh toán vốn đầu tư

Lập và trình phê duyệt kế hoạch lựa

Tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp

Trình thẩm định kết quả lựa chọn

nhà thầu

Hoàn thiện, ký hợp đồng với nhà

thầu trúng thầu Thi công công trình

Đại học kinh tế Huế

Trang 39

lý sử dụng công trình xây dựng có trách nhiệm thực hiện duy tu, bảo dưỡng, bảo trìcông trình theo quy trình bảo trì được phê duyệt.

Hình 1.7 Quy trình giai đoạn kết thúc dự án

1.3 Các tiêu chí đánh giá công tác QLDA đầu tư xây dựng

1.3.1 Chất lượng công trình xây dựng

Chất lượng công trình xây dựng được thể hiện quá:

- Chất lượng khảo sát xây dựng+ Năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bịkhảo sát tại hiện trường, phần mềm xử lý theo hồ sơ dự thầu đã được phê duyệt.+ Vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ sốliệu khảo sát và mẫu thí nghiệm đảm bảo theo đề cương khảo sát được phê duyệt

- Quản lý chất lượng thiết kế xây dựngNội dung thiết kế phải theo nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt, trong đó phảiđảm bảo một số nội dung chính sau: Mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xâydựng; các yêu cầu về quy hoạch; cảnh quan và kiến trúc đối với khu đất xây dựngcông trình; quy mô công trình; các yêu cầu về công năng sử dụng, mỹ thuật và kỹthuật công trình

Lập hồ sơ hoàn công

Kiểm tra, cho ý kiến về

hồ sơ hoàn công

Nghiệm thu, bàn giao công trình Lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư

Trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ quyết toán

Vận hành, khai thác công trìnhĐại học kinh tế Huế

Trang 40

- Chất lượng thi công xây dựng+ Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng+ Giám sát, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng+ Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế

+ Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quátrình thi công xây dựng công trình

+ Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xâydựng (nếu có)

+ Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khaithác, sử dụng

+ Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền

+ Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ công trình và bàngiao công trình đưa vào sử dụng

1.3.2 Tiến độ thi công xây dựng công trình

Tiến độ thi công xây dựng do nhà thầu lập phải phù hợp với tiến độ tổng thểcủa dự án và được chủ đầu tư chấp thuận Thời gian hoàn thành công trình phải phùhợp với thời gian trong kế hoạch đấu thầu được phê duyệt Tiến độ thi công phảiphù hợp với bản tiến độ thi công quy định trong hồ sơ dự thầu

Tiến độ thi công phải được rà soát liên tục, có thể điều chỉnh bổ sung tiến độcủa các hạng mục công trình, nhưng không làm ảnh hưởng đến tiến độ chung củacông trình

1.3.3 Khối lượng thi công xây dựng

Khối lượng thi công xây dựng công trình phải thực hiện theo khối lượng củathiết kế được duyệt Khối lượng thi công xây dựng hạng mục công trình được tínhtoán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, TVGS xây dựng trướckhi triển khai hạng mục tiếp theo

Trường hợp có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng côngtrình được duyệt, thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng xem xét để xử lý

Đại học kinh tế Huế

Ngày đăng: 20/06/2018, 13:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Từ Quang Phương (2005), Giáo trình Quản lý dự án đầu tư, Nxb Lao động-Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý dự án đầu tư
Tác giả: Từ Quang Phương
Nhà XB: Nxb Lao động-Xãhội
Năm: 2005
4. Bùi Ngọc Toàn (2008), Các nguyên lý quản lý dự án, Nxb Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nguyên lý quản lý dự án
Tác giả: Bùi Ngọc Toàn
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 2008
13. Ban QLDA cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị, Báo cáo Tài chính năm 2014, 2015, 2016.Đại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáoTài chính năm 2014, 2015, 2016
1. Đinh Tuấn Hải (2013), Bài giảng phân tích các mô hình quản lý Khác
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2014), Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 Khác
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 Khác
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 Khác
8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công Khác
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư và xây dựng công trình Khác
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình tư xây dựng Khác
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về QLDA đầu tư xây dựng công trình Khác
12. Ban QLDA cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị, Báo cáo đánh giá công tác đầu tư năm 2014, 2015, 2016 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w