1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

HỊCH TƯỚNG SĨ NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP LIÊN MÔN

34 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 81,6 KB

Nội dung

Dạy học tích hợp là gì? I. DẠY TÍCH HỢP LIÊN MÔN LÀ GÌ ? Dạy tích hợp là : 1. Lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của một môn học. Thí dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường , bảo vệ sức khỏe, giáo dục tiết kiệm ... vào nội dung các môn học: địa lý, sinh học,vật lý,hóa học,toán,ngoại ngữ, giáo dục công dân... 2. Xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống. 3. Giáo viên có thể tích hợp các nội dung ở các môn học khác nhau, hoặc các kiến thức khác liên quan đến bài giảng để chuyển tải đến học sinh những chủ đề giáo dục lồng ghép thông qua các hình thức truyền đạt bằng trình chiếu, giảng dạy, thảo luận, dạy học theo dự án. II. NỘI DUNG CẦN THIẾT Muốn biết thế nào là những nội dung giáo dục cần thiết thì phải trả lời câu hỏi : Học để làm gì ? 1.Học để biết 2. Học để hiểu 3. Học để làm 4. Học để chung sống 5. Học để làm người Suy ra các nội dung giào dục cần thiết là 1.GIÁO DỤC DÂN SỐ 2. GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG GIỚI 3.GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 4.GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 5.GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG 6.GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 7.GIÁO DỤC TIẾT KIỆM Hoặc nói cách khác là 1.BẢO VỆ HÒA BÌNH,CHỐNG CHIẾN TRANH 2.BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHỐNG BÀNH TRƯỚNG 3.BẢO VÊ BÌNH ĐẲNG GIỚI,CHỐNG PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH 4.BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG , CHỐNG GÂY Ô NHIỄM 5.BẢO VỆ PHÁP LUẬT , CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI 6.BẢO VỆ AN TOÀN GIAO THÔNG 7.PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ. 8.PHÒNG CHỐNG SIDA (AIDS). III. NHỮNG NHẦM LẪN Tích hợp liên môn không phải là tích hợp đa môn Vd : Khi đưa ra số liệu là tích hợp được môn toán, trình chiếu bài giảng trên máy tính là tích hợp tin học, dùng các từ khóa tiếng Anh là tích hợp ngoại ngữ, thông tin cảnh báo là tích hợp giáo dục công dân… Không phải bài nào cũng phải dạy tích hợp liên môn Không phải dạy theo từng bài,mà giáo dục theo chủ đề xuyên suốt nhiều bài. Không phải là phương pháp mới (Trước đây gọi là liên hệ thực tế hoặc tính tư tưởng, thời sự) IV. TÌNH HÌNH HIỆN NAY Các chuyên gia cho rằng do không hiểu đúng, hiểu nhầm khái niệm này nên việc dạy học tích hợp ở phổ thông hiện nay chưa phát huy hiệu quả. 1. Phát biểu tại hội thảo, nghiên cứu sinh Trương Thị Thanh Mai, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, thông tin: “Đề tài nghiên cứu Xây dựng một số chủ đề tích hợp trong dạy học kiến thức khoa học tự nhiên chương trình THCS mà chúng tôi vừa thực hiện ở Đà Nẵng, có 9% giáo viên chưa biết nhiều về dạy học tích hợp, chủ yếu giáo viên mới ra trường. Nhưng có 40% giáo viên nhầm lẫn khái niệm tích hợp liên môn với tích hợp đa môn. Hơn 46% cho rằng để hiểu nhiều hơn về tích hợp, phải tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau”. 2. Hơn 800 tiến sĩ, thạc sĩ nhưng chỉ có 5 người giao tiếp được bằng tiếng Anh Theo ông Đoàn Dụng, Giám đốc Sở GDĐT Quảng Ngãi, tỉnh có hơn 70 giáo sư, tiến sĩ và 796 thạc sĩ nhưng chỉ có 5 người giao tiếp được bằng tiếng Anh. Quảng Ngãi có 600 giáo viên tiếng Anh từ tiểu học đến THPT nhưng qua khảo sát bậc tiểu học có 13% giáo viên đạt chuẩn, THCS có 11%, THPT chưa đến 5%. Trường THPT chuyên Lê Khiết nhiều năm không có học sinh đoạt giải quốc gia môn tiếng Anh dù có giải các môn toán, lý, hóa... “Hiện nay có tình trạng giáo viên tiếng Anh chỉ dạy văn phạm chứ không thể giao tiếp được”, ông Dụng thông tin thêm. 3. Một khảo sát của tiến sĩ Phạm Thị Lan Phượng (Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) và các cộng sự cũng đưa ra kết luận 2,4% giáo viên ở 6 trường THPT tại TP.HCM không hiểu dạy học tích hợp là gì. Đại diện Sở GDĐT TP.HCM cũng cho biết: “Chúng tôi cũng đã phổ biến đến các cụm chuyên môn, trường THPT, các phòng giáo dục. Nhưng thật tình để giáo viên hiểu được cũng còn nhiều khó khăn”. 4. Bà Trương Thị Thanh Mai đưa dẫn chứng cụ thể việc nhiều giáo viên lạm dụng hoặc chưa hiểu rõ về dạy học tích hợp. Một giáo viên thực hiện bài giảng về chủ đề ảnh hưởng của thuốc lá đối với hệ hô hấp cho rằng đã vận dụng gần cả chục môn. Chẳng hạn khi đưa ra số liệu, giáo viên này nói đã tích hợp được môn toán, trình chiếu bài giảng trên máy tính là tích hợp tin học, dùng các từ khóa tiếng Anh là tích hợp ngoại ngữ, thông tin cảnh báo là tích hợp giáo dục công dân… 5. Nguyên nhân chính của tình trạng này, theo bà Mai, do hiện nay chưa có sách giáo khoa cụ thể mang tính tích hợp, giáo viên hầu hết không được đào tạo các phương pháp dạy học tích hợp nên không làm được hoặc làm nhưng đạt hiệu quả không cao. 6. Trong khi đó, theo tiến sĩ Nguyễn Anh Dũng, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục VN (thành viên Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa của Bộ GDĐT), đến giữa năm 2016 Bộ sẽ thống nhất được chương trình. “Giáo viên là điều cốt lõi nhất. Sách giáo khoa dù hay đến đâu mà không có đội ngũ giáo viên giỏi thì cũng rất khó”, ông Dũng đúc kết. 7. Các chuyên gia cũng nhìn nhận một thực tế là các trường đào tạo khối ngành sư phạm chưa mạnh dạn đột phá, đổi mới, sáng tạo trong đào tạo giáo viên. Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh, Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Trường sư phạm cần sáng tạo trong đào tạo giáo viên chứ không phải chờ thực tế cần thì mới làm chương trình để đào tạo sau”. 8. Đưa ra một giải pháp cấp thiết, tiến sĩ Dương Thị Hồng Hiếu, Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đề nghị trong giai đoạn hiện nay, các sở giáo dục cần ra hướng dẫn cho giáo viên những nội dung tích hợp. Ví dụ một bài văn nào đó thì có thể tích hợp ở liên môn hay ở các môn khác, để giáo viên chọn lựa. Đồng thời, các giáo viên phải ngồi lại với nhau lọc ra những nội dung tích hợp để không dạy ở các phần sau. “Chứ nếu bài văn giảng 2 tiết (có tích hợp các môn sử, địa), học sinh học xong, rồi sau đó học lại ở môn sử hoặc địa nữa thì tích hợp không hiệu quả. Tình trạng này sẽ dẫn đến chuyện ôm đồm, phá vỡ chương trình về mặt thời lượng”, tiến sĩ Hồng Hiếu đặt vấn đề. Hịch Tướng sĩ Trần Hưng Ðạo Huệ chi Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Ðức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được? Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà đem thành Ðiếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu Cốt Ðãi Ngột Lang là người thế nào? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau. Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm. Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Ði thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì? Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng? Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ làm nguy; nên lấy điều kiềng canh nóng mà thổi rau nguội làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không? Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù. Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa? Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta. Chú thích · Kỷ Tín: tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Khi Lưu Bang bị Hạng Vũ vây ở Huỳnh Dương, Kỷ Tín giả làm Hán Cao Tổ ra hàng, bị Hạng Vũ thiêu chết. Hán Cao Tổ nhờ thế mới thoát được. · Do Vu: tướng của Sở Chiêu Vương thời Xuân Thu. Theo Tả Truyện, Sở Chiêu Vương bị nước Ngô đánh phải lánh sang phương Ðông, một đêm bị cướp vây đánh. Do Vu đã chìa lưng ra đỡ giáo cho vua mình. · Dự Nhượng: gia thần của Trí Bá thời Chiến Quốc. Trí Bá bị Triệu Tương Tử giết, Dự Nhượng bèn nuốt than cho khác giọng đi, giả làm hành khất, mưu giết Tương Tử để báo thù cho chủ. · Thân Khoái: quan giữ ao cá của Tề Trang Công thời Xuân Thu. Trang Công bị Thôi Trữ giết, Thân Khoái bèn chết theo chủ. · Kính Ðức: tức Uất Trì Cung đời Ðường. Khi Ðường Thái Tông (bấy giờ còn là Tần Vương Lý Thế Dân) bị Vương Thế Sung vây, ông đã lấy mình che chở, hộ vệ cho Thái Tông chạy thoát. · Cảo Khanh: họ Nhan, một bề tôi trung của nhà Ðường. Khi An Lộc Sơn nổi loạn, đánh đuổi Ðường Huyền Tông và Dương Quý Phi, ông đã cả gan chưởi mắng An Lộc Sơn và bị cắt lưỡi. · Vương Công Kiên: tướng tài nhà Tống, giữ Hợp Châu, lãnh đạo quân dân Tống cầm cự với quân Mông Cổ do Mông Kha chỉ huy ở núi Ðiếu Ngư suốt bốn tháng trời. Mông Kha cuối cùng bị loạn tên chết, quân Mông Cổ đành phải rút lui. · Ðiếu Ngư: tên ngọn núi hiểm trở ở Tứ Xuyên, ba mặt nhìn xuống sông. Ðời Tống, Dư Giới đắp thành ở đó. · Mông Kha: tức Mongka, anh của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt, làm Ðại Hãn Mông Cổ từ năm 1251. Mông Kha trực tiếp chỉ huy cuộc viễn chinh sang Trung Quốc và các nước phía Ðông. Ông bị tử trận năm 1259 dưới chân thành Ðiếu Ngư trong cuộc vây hãm đội quân Tống do Vương Công Kiên chỉ huy. · Cốt Ðãi Ngột Lang: tức Uriyangqadai, tướng giỏi của Mông Cổ, con của viên tướng nổi tiếng Subutai. Cốt Ðãi Ngột Lang nhận lệnh của Mông Kha, cùng Hốt Tất Liệt đánh chiếm nước Nam Chiếu. Cốt Ðãi Ngột Lang cũng là viên tướng chỉ huy đạo quân Mông Cổ xâm lược Ðại Việt lần thứ nhất (1258). · Xích Tu Tư: chép Xích theo Hoàng Việt Văn Tuyển. Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư chép Cân. Hai chữ gần giống nhau, không biết quyển nào chép nhầm. Hiện nay, chưa có tài liệu nào nói gì về viên tướng này, và việc khôi phục lại tên Mông Cổ từ Hán tự cũng không phải là chuyện đơn giản. · Nam Chiếu: nước nhỏ nằm ở khoảng giữa tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam ngày nay; thủ đô là Ðại Lý, thuộc Vân Nam. · Hốt Tất Liệt: tức Qubilai, em ruột và là tướng của Mông Kha. Sau khi Mông Kha tử trận ở Ðiếu Ngư, Hốt Tất Liệt tự xưng làm Ðại Hãn ở Khai Bình, khiến xảy ra cuộc nội chiến tranh giành ngôi báu với em ruột là AriqBuka. Năm 1264, AriqBuka đầu hàng, Hốt Tất Liệt bèn dời đô về Yên Kinh (tức Bắc Kinh ngày nay), xưng Nguyên Thế Tổ, lập nên nhà Nguyên. · Vân Nam Vương: tức Hugaci hay Thoát Hoan, con ruột Hốt Tất Liệt, được phong làm Vân Nam Vương năm 1267 với nhiệm vụ khống chế các dân tộc thiểu số vùng này cũng như mở rộng biên cương nhà Nguyên về phía Nam. Thoát Hoan là người chỉ huy quân Nguyên xâm lược Ðại Việt lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 12871288. · Nghìn thây ta bọc trong da ngựa: điển tích lấy từ câu nói của viên tướng khét tiếng Mã Viện đời Hán chép trong Hậu Hán Thư (Ðại trượng phu dương tử ư cương trường, dĩ mã cách khỏa thi nhĩ: Bậc đại trượng phu nên chết ở giữa chiến trường, lấy da ngựa mà bọc thây.) · Thái thường: tên loại nhạc triều đình dùng trong những buổi tế lễ quan trọng ở tông miếu. Bấy giờ là thời kỳ ngoại giao căng thẳng giữa ta và quân Nguyên, trong những buổi yến tiệc tiếp sứ Nguyên, triều đình nhà Trần nhiều khi phải buộc dùng đến nhạc thái thường để mua vui cho sứ giả. Trần Quốc Tuấn xem đó là một điều nhục nhã. · Thái ấp: phần đất vua Trần phong cho các vương hầu. · Ðặt mồi lửa dưới đống củi nỏ: từ câu văn trong Hán Thư (phù bão hỏa, thố chi tích tân chi hạ nhi tẩm kỳ thượng, hỏa vị cập nhiên nhân vị chi an. Ôm mồi lửa, đặt dưới đống củi rồi nằm lên trên, lửa chưa kịp cháy vẫn cho là yên.) · Kiềng canh nóng mà thổi rau nguội: xuất xứ từ một câu văn trong Sở Từ trừng ư canh nhi xuy tê hề. Người bị bỏng vì canh nóng, trong lòng đã e sợ sẵn, dù gặp rau nguội đi nữa, cũng vẫn thổi như thường. · Bàng Mông: danh tướng đời nhà Hạ, có tài bắn cung trăm phát trăm trúng. · Hậu Nghệ: một nhân vật bắn cung giỏi nữa trong thần thoại Trung Quốc. · Cảo Nhai: nơi trú ngụ của các vua chư hầu khi vào chầu vua Hán ở Trường An. · Mãi mãi vững bền: nguyên văn chữ Hán là vĩnh vi thanh chiên. Sách Thế Thuyết chép chuyện Vương Tử Kính đêm nằm ngủ thấy bọn trộm vào nhà sạch sành sanh vét mọi vật. Ông từ tốn bảo chúng rằng: cái nệm xanh (thanh chiên) này là đồ cũ của nhà ta, các ngươi làm ơn để lại. Tác giả dùng điển tích này để chỉ những của cải được lưu truyền từ đời này sang đời khác. · Binh Thư Yếu Lược: tức Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược, nay đã thất truyền. Tác phẩm với đầu đề tương tự được lưu truyền hiện nay không phải là văn bản thực thụ, trong đó có vài đoạn chép các trận đánh thời Lê Nguyễn sau này. · Dẹp yên nghịch tặc: nguyên văn chữ Hán là bình lỗ chi hậụ Các dịch giả Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim đoán Bình Lỗ là tên đất ở đâu đó vùng Phù Lỗ thuộc tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. Ở đây, chúng tôi theo Ngô Tất Tố và Phan Kế Bính dịch thoát là bình định nghịch tặc nói chung Trong xu thế đổi mới toàn diện nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy họchiện nay, bên cạnh những thành công những kết quả đáng phát huy vẫn còn tồn tại những bấtcập nhất định: Chẳng hạn, học sinh giờ đây không còn yêu thích môn Văn; cách tiếp cận, họctập môn Ngữ Văn vẫn còn thụ động. Nhiều em không thuộc nổi một bài thơ ngắn, không tómtắt được một văn bản tự sự…. Bởi vậy dẫn đến rất nhiều hiện tượng dở khóc dở cười. Đặc biệtvới các tác phẩm văn học, khoảng thời gian lịch sử cách xa, như Văn học Trung đại học sinhtiếp cận học tập hầu như thụ động, lúng túng. Lúng túng không chỉ vì vấn đề đặt ra khác thờiđại sống; tư tưởng, giá trị thẩm mỹ hoàn toàn khác thời đương đại, mà một phần do các em rấtkhó tiếp cận, không hiểu hoặc hiểu chưa sâu mục đích của văn chứng thời bấy giờ: Văn dĩ tảiđạo, thơ dĩ ngôn chí. Thụ động học tập còn thể hiện ở chỗ, tác phẩn bao giờ cũng là trung hòacủa các yếu tố nghệ thuật, tư tưởng, văn hóa, phong tục tập quán, địa lý, lịch sử…. Do đó giúphọc sinh tiếp cận đúng các tác phẩm trung đại, tìm ra được phương pháp đúng nhất người giáoviên phải cung cấp, rèn luyện, tạo cho các em thói quen học đa chiều, tích hợp kiến thức liênmôn để giải quyết tốt một vấn đề.2. Ý nghĩa của giải pháp mới: Với môn ngữ văn (phần văn bản) việc giảng dạy bám sát đăc trưng bộ môn là yếu tố quantrọng nhất. Không nắm vững đặc trưng thể loại sẽ vô cùng khó khi tiếp cận giá trị nội dung,nghệ thuật của văn bản. Tuy nhiên với các tác phẩm khác thời đại, bên cạnh đặc trưng thể loạicòn phải bám sát bối cảnh lịch sử, hệ tư tưởng thẩm mỹ của thời đại nữa. Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Văn nói chung, phần văn học Trungđại nói riêng sẽ mang lại một cách tiếp cận mới đa chiều, đa kênh để các em bước vào tác phẩmmột cách hiệu quả nhất. Bởi vì tác phẩm văn học nào cũng phản ánh dấu ấn của thời đại. Dấu ấncủa thời đại bào giờ cũng in đậm nhất cũng là hệ tư tưởng, giá trị thẩm mỹ, có tầng chiều sâuvăn hóa. Bất kể tác phẩm nào cũng phản ánh một giái đoạn lịch sử, một vùng đất….và tất nhiên đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ là phương tiện để phản ánh. Bởi thế trong văn, trong thơ cócả âm nhạc, hội họa, điêu khắc….. Dạy học văn theo hướng tích hợp kiến thức liên môn còn giúp giáo viên chủ động hơn trongchuẩn bị thiết kế bài giảng; giúp học sinh có thói quen tìm hiểu, biết vận dụng tổng hợp kiếnthức để giải quyết một vấn đề. Từ đó bồi dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học, sáng tạo,bồi dưỡng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn.3. Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Ngữ văn bậc THCS. Các tác phẩm văn học thời trung đại lớp 8 – học kỳ II.+ Tiết 91: chiếu dời đô – Lí Công Uẩn.+ Tiết: 94, 95: Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn.+ Tiết 98: Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi.+ Tiết 102: Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp. Kiến thức lịch sử văn hóa, địa lý, tư tưởng thời: Lí, Trần, Lê, Tây Sơn.B. Phương pháp tiến hành:1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:a. Cơ sở lý luận: Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn, trước tiên xuất phát từý tưởng: làm thế nào để dạy – học văn thêm hứng thú? Làm thế nào để học sinh tiếp cận tácphẩm một cách chủ động, hiệu quả? Làm thế nào để đến với các tác phẩm trung đại một cách tựnhiên, gần gũi? Làm thế nào để học sinh có thể vận dụng mọi hiểu biết của mình để giải quyếtmột vấn đề khoa học và có hiệu quả tốt nhất? Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn nói riêngvà trên hết là dạy học theo hương tích cực. Học sinh được chủ động tiếp cận tác phẩm, chọnđược phương pháp phù hợp để học tập với hiệu quả cao nhất mà không bị gò bó căng thẳng. Mặt khác tích hợp chủ đề, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề cũng đang làphong trào của mỗi địa phương, trường học, giáo viên, học sinh cũng tích cực thực hiện. Bởi vậy, đề tài của Tôi cũng bám sát những mục tiêu và sự định hướng đó. Nó sẽ là một cái nhìnmới, một cách tiếp cận mới trong giảng dạy Ngữ Văn nói chung, phần văn bản Trung đại nóiriêng.b. Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ thực tiễn 14 năm giảng dạy môn Ngữ Văn; 03 năm trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn8. Do đó, bước đầu Tôi cảm nhận được: Muốn học sinh hứng thú với môn học, muốn có hiệuquả trong giảng dạy học Văn không thể không đổi mới phương pháp. Kiến thức ngày càng đadạng, có xu hướng xích gần. Đặc biệt là các môn khoa học xã hội có sự gắn kết chặt chẽ. Thậmchí một số môn học kiến thức còn chồng chéo lên nhau. Do đó, làm thế nào để học sinh khôngnhàm chán, làm thế nào để các em biết vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết có sẵn để giải quyếttốt một vấn đề đang là câu chuyện đáng bàn ở mỗi trường học. Thứ hai: Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề không phải là câu chuyệnhoàn toàn mới. Nó đã được nhắc đến được thực hiện từ rất lâu. Những giáo viên có kinh nghiệmvẫn đang làm, học sinh khá – giỏi các em cũng đang làm. Vấn đề dặt ra ở đây là làm sao để đạibộ phận giáo viên và tất cả học sinh cùng hưởng ứng, cùng làm. Trong Văn có Sử, trong Văn cóĐịa, trong Văn có văn hóa có âm nhạc có hội họa, có tư tưởng, có giá trị thẩm mỹ. Làm thế nàođể một tác phẩm mãi sống, mãi lung linh tỏa sáng, thấm ngấm vào tâm hồn mỗi học sinh, để cácem không chỉ hiểu mà còn biết sống đẹp, sống cần lao động là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viêndạy Ngữ Văn. Do đó tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại không cònlà vấn đề đơn thuần nữa mà nó trở thành nhiệm vụ của mỗi ai đã, đang và sẽ là giáo viên dạyNgữ Văn trong mỗi nhà trường.2. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: Biện pháp tiến hành: Hình thức: Thực nghiệm SKKN trên một lớp 8C, một lớp dạy theo phương pháp chung 8B đểthực nghiệm đối chiếu. Cách tổ chức: + Lớp thực nghiệm tiến hành theo quy trình của SKKN, lớp đối chiếu theo cách thức chung củatiết dạy văn bản.+ Lớp thực nghiệm tiến hành theo các bước:> Bước 1: Giáo viên xây dựng kế hoạch.> Bước 2: Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh: Mục tiêu, phương pháp, phương tiện, kiến thứcliên quan, các bước tiến hành,…> Bước 3: Thực nghiệm.> Bước 4: Rú kinh nghiệm. Phương pháp:+ Giáo viên: xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học, tư liệu liên quan, thiết bị tương ứng, dự kiếnquy trình, kết quả,…+ Học sinh: Sưu tầm, vận dụng kiến thức: Văn hóa, lịch sử, địa lí,… kỹ năng tổng hợp, báo cáokết quả. Có thể sưu tầm cá nhân, trao đổi, thu thập thông tin theo nhóm. Thời gian tạo ra giải pháp:+ Thực nghiệm trong năm học: 2012 – 2013.+ Lớp thực nghiệm: 8C.+ Lớp đối chiếu: 8B.+ Tiếp tục thực hiện trong năm học: 2013 – 2014.+ Rút kinh nghiệm – đưa ra giải pháp sau khi đánh giá kết quả cụ thể từ so sánh, đối chiếu, rútkinh nghiệm.+ Trao đổi, thảo luận. góp ý thông qua sinh hoạt chuyên môn của nhóm Văn của tổ Khoa họcXã Hội.C. Nội dung:1. Mục tiêu: Nhiệm vụ 01: với giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn: Tích hợp giáo dục liên môn trong giảng dạy Văn là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Nókhông chỉ góp phần làm sâu sắc kiến thức của bài học mà còn tạo ra động lực lớn cho tư duy và Xem thêm (5 trang) Mô tả: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY – HỌC MÔN NGỮ VĂN 8. (PHẦN VĂN BẢN TRUNG ĐẠI)” A. Đặt vấn đề: 1. Thực trạng: Trong xu thế đổi mới toàn diện nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, bên cạnh những thành công những kết quả đáng phát huy vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định: Chẳng hạn, học sinh giờ đây không còn yêu thích môn Văn; cách tiếp cận, học tập môn Ngữ Văn vẫn còn thụ động. Nhiều em không thuộc nổi một bài thơ ngắn, không tóm tắt được một văn bản tự sự…. Bởi vậy dẫn đến rất nhiều hiện tượng dở khóc dở cười. Đặc biệt với các tác phẩm văn học, khoảng thời gian lịch sử cách xa, như Văn học Trung đại học sinh tiếp cận học tập hầu như thụ động, lúng túng. Lúng túng không chỉ vì vấn đề đặt ra khác thời đại sống; tư tưởng, giá trị thẩm mỹ hoàn toàn khác thời đương đại, mà một phần do các em rất khó tiếp cận, không hiểu hoặc hiểu chưa sâu mục đích của văn chứng thời bấy giờ: Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn chí. Thụ động học tập còn thể hiện ở chỗ, tác phẩn bao giờ cũng là trung hòa của các yếu tố nghệ thuật, tư tưởng, văn hóa, phong tục tập quán, địa lý, lịch sử…. Do đó giúp học sinh tiếp cận đúng các tác phẩm trung đại, tìm ra được phương pháp đúng nhất người giáo viên phải cung cấp, rèn luyện, tạo cho các em thói quen học đa chiều, tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết tốt một vấn đề. 2. Ý nghĩa của giải pháp mới: Với môn ngữ văn (phần văn bản) việc giảng dạy bám sát đăc trưng bộ môn là yếu tố quan trọng nhất. Không nắm vững đặc trưng thể loại sẽ vô cùng khó khi tiếp cận giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Tuy nhiên với các tác phẩm khác thời đại, bên cạnh đặc trưng thể loại còn phải bám sát bối cảnh lịch sử, hệ tư tưởng thẩm mỹ của thời đại nữa. Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Văn nói chung, phần văn học Trung đại nói riêng sẽ mang lại một cách tiếp cận mới đa chiều, đa kênh để các em bước vào tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Bởi vì tác phẩm văn học nào cũng phản ánh dấu ấn của thời đại. Dấu ấn của thời đại bào giờ cũng in đậm nhất cũng là hệ tư tưởng, giá trị thẩm mỹ, có tầng chiều sâu văn hóa. Bất kể tác phẩm nào cũng phản ánh một giái đoạn lịch sử, một vùng đất….và tất nhiên đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ là phương tiện để phản ánh. Bởi thế trong văn, trong thơ có cả âm nhạc, hội họa, điêu khắc….. Dạy học văn theo hướng tích hợp kiến thức liên môn còn giúp giáo viên chủ động hơn trong chuẩn bị thiết kế bài giảng; giúp học sinh có thói quen tìm hiểu, biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Từ đó bồi dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn. 3. Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Ngữ văn bậc THCS. Các tác phẩm văn học thời trung đại lớp 8 – học kỳ II. + Tiết 91: chiếu dời đô – Lí Công Uẩn. + Tiết: 94, 95: Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn. + Tiết 98: Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi. + Tiết 102: Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp. Kiến thức lịch sử văn hóa, địa lý, tư tưởng thời: Lí, Trần, Lê, Tây Sơn. B. Phương pháp tiến hành: 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn: a. Cơ sở lý luận: Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn, trước tiên xuất phát từ ý tưởng: làm thế nào để dạy – học văn thêm hứng thú? Làm thế nào để học sinh tiếp cận tác phẩm một cách chủ động, hiệu quả? Làm thế nào để đến với các tác phẩm trung đại một cách tự nhiên, gần gũi? Làm thế nào để học sinh có thể vận dụng mọi hiểu biết của mình để giải quyết một vấn đề khoa học và có hiệu quả tốt nhất? Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn nói riêng và trên hết là dạy học theo hương tích cực. Học sinh được chủ động tiếp cận tác phẩm, chọn được phương pháp phù hợp để học tập với hiệu quả cao nhất mà không bị gò bó căng thẳng. Mặt khác tích hợp chủ đề, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề cũng đang là phong trào của mỗi địa phương, trường học, giáo viên, học sinh cũng tích cực thực hiện. Bởi vậy, đề tài của Tôi cũng bám sát những mục tiêu và sự định hướng đó. Nó sẽ là một cái nhìn mới, một cách tiếp cận mới trong giảng dạy Ngữ Văn nói chung, phần văn bản Trung đại nói riêng. b. Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ thực tiễn 14 năm giảng dạy môn Ngữ Văn; 03 năm trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn 8. Do đó, bước đầu Tôi cảm nhận được: Muốn học sinh hứng thú với môn học, muốn có hiệu quả trong giảng dạy học Văn không thể không đổi mới phương pháp. Kiến thức ngày càng đa dạng, có xu hướng xích gần. Đặc biệt là các môn khoa học xã hội có sự gắn kết chặt chẽ. Thậm chí một số môn học kiến thức còn chồng chéo lên nhau. Do đó, làm thế nào để học sinh không nhàm chán, làm thế nào để các em biết vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết có sẵn để giải quyết tốt một vấn đề đang là câu chuyện đáng bàn ở mỗi trường học. Thứ hai: Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề không phải là câu chuyện hoàn toàn mới. Nó đã được nhắc đến được thực hiện từ rất lâu. Những giáo viên có kinh nghiệm vẫn đang làm, học sinh khá – giỏi các em cũng đang làm. Vấn đề dặt ra ở đây là làm sao để đại bộ phận giáo viên và tất cả học sinh cùng hưởng ứng, cùng làm. Trong Văn có Sử, trong Văn có Địa, trong Văn có văn hóa có âm nhạc có hội họa, có tư tưởng, có giá trị thẩm mỹ. Làm thế nào để một tác phẩm mãi sống, mãi lung linh tỏa sáng, thấm ngấm vào tâm hồn mỗi học sinh, để các em không chỉ hiểu mà còn biết sống đẹp, sống cần lao động là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên dạy Ngữ Văn. Do đó tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại không còn là vấn đề đơn thuần nữa mà nó trở thành nhiệm vụ của mỗi ai đã, đang và sẽ là giáo viên dạy Ngữ Văn trong mỗi nhà trường. 2. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: Biện pháp tiến hành: Hình thức: Thực nghiệm SKKN trên một lớp 8C, một lớp dạy theo phương pháp chung 8B để thực nghiệm đối chiếu. Cách tổ chức: + Lớp thực nghiệm tiến hành theo quy trình của SKKN, lớp đối chiếu theo cách thức chung của tiết dạy văn bản. + Lớp thực nghiệm tiến hành theo các bước: > Bước 1: Giáo viên xây dựng kế hoạch. > Bước 2: Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh: Mục tiêu, phương pháp, phương tiện, kiến thức liên quan, các bước tiến hành,… > Bước 3: Thực nghiệm. > Bước 4: Rú kinh nghiệm. Phương pháp: + Giáo viên: xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học, tư liệu liên quan, thiết bị tương ứng, dự kiến quy trình, kết quả,… + Học sinh: Sưu tầm, vận dụng kiến thức: Văn hóa, lịch sử, địa lí,… kỹ năng tổng hợp, báo cáo kết quả. Có thể sưu tầm cá nhân, trao đổi, thu thập thông tin theo nhóm. Thời gian tạo ra giải pháp: + Thực nghiệm trong năm học: 2012 – 2013. + Lớp thực nghiệm: 8C. + Lớp đối chiếu: 8B. + Tiếp tục thực hiện trong năm học: 2013 – 2014. + Rút kinh nghiệm – đưa ra giải pháp sau khi đánh giá kết quả cụ thể từ so sánh, đối chiếu, rút kinh nghiệm. + Trao đổi, thảo luận. góp ý thông qua sinh hoạt chuyên môn của nhóm Văn của tổ Khoa học Xã Hội. C. Nội dung: 1. Mục tiêu: Nhiệm vụ 01: với giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn: Tích hợp giáo dục liên môn trong giảng dạy Văn là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Nó không chỉ góp phần làm sâu sắc kiến thức của bài học mà còn tạo ra động lực lớn cho tư duy và sự hứng thú học tập của học sinh với bộ môn. Vận dụng kiến thức liên môn sẽ tránh được việc tiếp xúc văn bản một cách khô khăn, khiên cưỡng. Thậm chí suy diễn khi dạy các văn bản thời văn học trung đại. Vận dụng kiến thức liên môn giúp giáo viên luôn phải đặt mình vào bộ môn, luôn tự làm mới chính mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách tổ chức dạy học. Bởi vì chỉ có vậy người giáo viên mới có thể “truyền lửa” tinh thần đến học sinh, mới có thể giúp các em chủ động tích cực, sáng tạo trong tiếp cận, lĩnh hội chi thức. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy văn còn giúp giáo viên luôn chủ động, sáng tạo trước mọi yêu cầu. từ đó tiết dạy học văn bản, bên cạnh phương pháp đặc trưng bộ môn đầy chất nghệ thuật còn có sự tươi mới, khoa học của kiến thức địa lí, sự chính xác, logic của môn lịch sử; có chiều sâu triết lí của hệ tư tưởng, văn hóa,… Từ đó người dạy văn có thể có cái nhìn đa chiều khi tiếp cận một tác phẩm. Vì vậy mới có thể khơi lên “ngọn lửa” nhiệt huyết ở tinh thần học tập của học sinh. Dạy học vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học văn cũng là nhu cầu tự thân, là yêu cầu bắt buộc của cuộc sống hôm nay. Xu thế thời đại là hội nhập toàn cầu, khoa học là sự giao thoa, kế thừa, văn hóa là sự đan xen đa dạng,… và giáo dục đương nhiên không thể nằm “ngoài vùng phủ sóng”. Bởi hơn đâu hết: Các môn học luôn có sự đan xen, cài cắm. mọi kiến thức không bao giờ độc lập. Người giáo viên yêu nghề, có trách nghiệm không thể là cái máy đã lập trình sẵn rồi cứ thể mà chạy. Luôn đổi mới chính mình, đổi mới ngay từ tư duy tích hợp là một trách nhiệm bắt buộc với mỗi giáo viên. Nhiệm vụ 02: với học sinh: Tích hợp kiến thức liên môn trong học văn sẽ giúp các em tránh được sự thụ động, máy móc khi tiếp cận một văn bản văn học trung đại. Bài học của các em không còn xơ cứng bởi những giá trị nội dung, nghệ thuật đơn thuần. Nó không còn bị gò ép theo một quan điểm nào đó, không còn khó hiểu, mơ hồ nữa. Khi các em vận dụng kiến thức liên môn hiệu quả sẽ hiểu hết được: “Trung quân, ái quốc”, “Tam cương – Ngũ thường”, “Văn dĩ tả đạo – Thơ dĩ ngôn chí”, … hoặc những biến cố lịch sử, những vùng đất con người, văn hóa vùng miến,….sẽ làm nên một tác phẩm văn học…. và tất nhiên các em tiếp cận tác phẩm dể dàng hơn, đồng cảm hơn giống như bảo tàng lịch sử vừa nhìn hiện vật vừa được nghe thuyết minh kĩ lưỡng. Học tập theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn còn giúp các em thói quen học tập chủ động, sáng tạo, bước đầu mang tính khoa học. Việc tiếp cận một tác phẩm văn học với đa chiều kiến thức luôn đặt các em vào tình huống “có vấn đề”. Do đó, tự các em sẽ này sinh yêu cầu phải giải quyết bằng được các vấn đề đó. Bởi vậy, vận dụng kiến thức liên môn bao giờ cũng là phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất. Riêng với phần văn bản văn học trung đại, vận dụng kiến thức liên môn sẽ giúp các em nắm bắt “dụng ý” của tác phẩm một cách chủ động. Bởi vì với kiến thức về tư tưởng, văn hóa, lịch sử, địa lí của thời đại đó sẽ không có gì khó khăn khi các em thâm nhập vào tác phẩm. 2. Mô tả giải pháp: Ở nội dung này, SKKN của Tôi sẽ tập trung vào việc dẫn dắt mô tả từng khía cạnh vấn đề qua các bước cụ thể của quy trình thiết kế một bài học. Tính mới, giải pháp thực hiện sẽ được chứng minh qua các ví dụ cụ thể theo nội dung bài học. Mô tả qua cấu trúc một bài học: I. Mục tiêu bài học: Phần kiến thức: + Theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học. + Phần mới: Học sinh biết tìm hiểu, vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề. Phần kĩ năng: + Theo chuẩn kiến thức kĩ năng. + Theo yêu cầu cụ thể của đặc trưng thể loại. + Phần mới: Kĩ năng tổng hợp, liên hệ, vận dụng. Phần thái độ: + Theo chuẩn kiến thức kĩ năng. + Phần mới: Kĩ năng tự nghiên cứu, tổng hợp. II. Chuẩn bị phương tiện: Giáo viên: + Theo yêu cầu của bài học: Tài liệu, sách các loại, phương tiện dạy học. + Phần mới: lựa chọn, xây dựng, lộ kiến thức tích hợp. Học sinh: Ngoài đồ dùng, thiết bị, cần đầu tư tìm hiểu kiến thức lịch sử, đị lí, văn hóa, tư tưởng liên quan. III. Hoạt động dạy học: Bước 1: + Giáo viên xây dựng, thiết kế bài học theo phân phối chương trình. + Giao nhiệm vụ cho học sinh: Chuẩn bị bài, sưu tầm, tìm hiểu kiến thức liên môn cần có trong bài học. Bước 2: Triển khai thành các hoạt động dạy – học trên lớp. + Theo tiến trình, cấu trúc bài học, đặc trưng bộ môn. + Khéo léo lồng ghép, tích hợp kiến thức liên quan đến các môn học. + Khuyến khích học sinh tìm tòi, chủ động sáng tạo. + Bước 3: Tổng kết – Rút kinh nghiêm: Củng cố nội dung kiến thức, kĩ năng. + Bước 4: Giao nhiệm vụ cho những bài học tiếp theo. Chứng minh qua các ví dụ: I. Mục tiêu bài học: (Ví dụ: Tiết 91 – Chiếu dời đô) Kiến thức: + Qua bài học hiểu được Chiếu – thơ văn nghị luận được vua –chúa sử dụng nhằm ban mẹnh lệnh với ngôn ngữ chặt chẽ, biểu cảm, văn biền ngẫu. + Hiểu được sự sáng suốt, ý chí, tinh thần dân tộc, tự chủ cao ở vua Lí Công Uẩn trong việc dời đô. + Hiểu được tư tưởng: Thiên mệnh, phong thủy, tự hào về lịch sử dân tộc, cách lí giải địa thế, văn hóa của Đại La – Thăng Long – Hà Nội. Kĩ năng: + Đọc diễn cảm, nắm được hệ thống luận đề, luận điểm, cách lấp luận chặt chẽ, thuyết phục, biểu cảm của văn bản. + Có kĩ năng sưu tầm tài liệu: Kiến thức lịch sử thời Lí, địa thế Hà Nội, tư tưởng của các triều đại phong kiến: Đế đô – Định đô,…. Thái độ: + Tự hào về mảnh đất Thăng Long – Hà Nội. + Tự hào, kính trọng tài năng, tâm thế của vị vua sáng đầu triều Lí. + ham học, biết vận dụng kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa vào giải quyết một vấn đề: Tại sao dời đô đến Đại La – Thăng Long. II. Chuẩn bị phương tiện: Với 5 tiết học 4 văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta (bình ngô đại cáo), bàn luận về phép học, yêu cầu chuẩn bị như sau: + Văn bản: 4 văn bản trên, tư liệu lịch sử thời Lí, Trần, Lê, Tây Sơn; tư liệu về Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiếp. Tư tưởng: đế đô, Thiên mệnh, Trung Quân, ái quốc, nhân nghĩa, dân vi bản, di công vi thực….Tài liệu địa thế Thăng Long, thế trận nhà Trần 3 lần chống Nguyên Mông… + Giáo viên với từng bài học cụ thể: Yêu cầu học sinh đọc, sưu tầm tài liệu, tìm hiểu kiến thức liên quan, cách lí giải biện chứng vấn đề. Xây dựng giáo án theo các hoạt động dạy học. + học sinh: Ngoài soạn, chuẩn bị bài chú ý: sưu tầm, liên hệ kiến thức địa lí lãnh thổ, giai đoan lịch sử, các triều đại phong kiến qua từng giai đoạn, tư tưởng giá trị đạo đức trong xã hội phong kiến…. III. Hoạt động dạy học: Ví dụ qua Tiết 91 – Chiếu dời đô: Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ: Học sinh soạn bài theo mẫu: + Luận đề: Phải dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. + Luận điểm: (1) phải dời đô khỏi Hoa Lư. (2) Đại La phải là kinh đô mới. + Lập luận: > Lí lẽ: tại sao phải dời Hoa Lư? Dời đô có thuận lợi hay không? Tại sao Đại La có thể là kinh đô mới. > Dẫn chứng: Lịch sử đã có triều đại đổi vận nước lâu bền. Hai nhà Đinh Lê không đổi: Phận ngắn, dân khổ. Đại La là trung tâm trời đất, vạn vật tốt tươi,… Kiến thức liên môn cần có: + Địa lí: Vị trí, đặc điểm tự nhiên của Hoa Lư, Hà Nội. + Lịch Sử: Sơ lược các triều đại: Đinh, Tiền Lê, Lí, vua Lí Công Uẩn, lịch sử Đại La, hình tượng nước Nghiêu, nước Thuấn. + Tư tưởng: Thiên mệnh: Vua là thiên tử (con trời) Hoạt động 2: Các hoạt động trên lớp: Bước 1: Kiểm tra việc chuẩn bị. Bước 2: bài học: Giới thiệu bài: Chiếu dời đô là văn bản chính luận bất hủ thể hiện tâm thế, tài năng, tầm nhìn xa trông rộng, đầy chất biểu cảm của vua Lí Công Uẩn. Bước 3: Đọc – Chú thích: Đọc dõng dạc, biểu cảm – cùng học sinh hiểu nghĩa các từ khó. Bước 4: Hướng dẫn xác định luận đề nội dung chính của văn bản và hệ thống luận điểm. + Luận đề: Muốn quốc gia cường thịnh, vững bền, nhân dân ấm no thì phải dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. + Luận điểm: (1) Phải dời đô khỏi Hoa Lư. (2) Định đô mới ở Đại La. Bước 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung – nghệ thuật qua thảo luận. (2 nhóm – 2 nhóm câu hỏi) + Nhóm 1: (1) Lí do Lí Công Uẩn dời đô khỏi Hoa Lư? (2) Cách lấp luận có đặc điểm gì? + Nhóm 2: (1) Tại sao Đại La là kinh đô mới? (2) Nhận xét cách lập luận? (Học sinh đọc SGK, vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa, tư tưởng để giải quyết nhiệm vụ) Dời đô khỏi Hoa Lư: + Lí lẽ 1: Lịch sử đã có nhiều triều đại dời đô, đất nước cường thịnh (kiến thức lịch sử, tư tưởng thiện mệnh, đế đô) + Lí lẽ 2: Hoa Lư chỉ hợp khi phòng thủ, không thể phát triển lâu dài. (Kiến thức lịch sử, địa lí vùng Hoa Lư) Dẫn chứng về kiến thức lịch sử: Triều Nghiêu – Thuấn (Trung Quốc), Triều Đinh – Tiền Lê (Việt Nam). Đại La – Kinh đô mới: + Lí lẽ 1: Đã là kinh đô trong lịch sử (kiến thức lịch sử) + Lí lẽ 2: Đại La: Đất trắng địa (kiến thức địa lí, thuật phong thủy) + Dẫn chứng: Đa dạng, đầy đủ Cách lập luận: Biết dẫn lịch sử, địa lí thuyết phục, lí lẽ dẫn chứng chặt chẽ không thể bác bỏ; lời văn vần – nhịp theo xúc cảm xúc giàu sức biểu cảm, sức nặng,… Bước 6: Hướng dẫn học sinh tổng kết – Luyện tập: + Dùng đặc trưng bộ môn nhận định cấu trúc, tính thuyết phục của văn bản. + Dùng kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa để thấy sức nặng tính biểu cảm của văn bản. Khả ăng ứng dụng: SKKN dựa trên yêu cầu tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học nên hoàn toàn có thể áp dụng một cách thuạn lợi dễ dàng. Thứ hai, với môn Ngữ Văn nói chung, phần văn học trung đại nói riêng. Các kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lí luôn xuất hiện đan xen trong từng khía cạnh, từng phần của mỗi văn bản. Do đó, dạy học văn buôvj phải có hiểu biết về tư tưởng, thẩm mĩ của một thời đại. Dạy học văn cũng đồng thời phải am hiểu về lịch sử, địa lí, văn hóa vùng miền, phong tục tập quán, ý thức hệ xã hội. Bởi vậy, biết chọn nội dung tích hợp phù hợp trong dạy một văn bản trung đại là yêu cầu mới giáo viên phải có. Không nắm được những chi thức này thì không thể dạy thành công một văn bản, càng không thể khơi gợi được sự hứng thú, chủ động học tập của học sinh. Thứ ba, cách chuẩn bị, thiết kế bài giảng cũng tương đối khoa học, đơn giản theo hướng hiệu quả nên bất kỳ giáo viên nào cũng có thể áp dụng được. Vì thế, Tôi tin rằng đây sẽ là một cách tiếp cận đúng cho việc giảng dạy phần văn bản văn học trung đại lớp 8 của mỗi giáo viên dạy văn. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Với SKKN này hiệu quả, trước tiên Tôi nhận được chính là sự hứng thú, chủ động của học sinh trong việc học các tác phẩm trung đại vốn khô khan, khó hiểu. Khi các em có kiến thức về hệ tư tưởng phong kiến, xác định đúng giai đoạn lịch sử, chắc kiến thức địa lí, văn hóa các em tiếp cận văn bản đơn giản, dễ hiểu hơn rất nhiều. Thứ nữa, tạo cho các em thói quen và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và đặc biệt luôn biết khai thác kiến thức đã có để giải quyết một vấn đề mới. Đó cũng là yêu cầu mà môn học nào cũng đặt ra. Thứ ba, dạy tích hợp trong phàn văn bản trung đại cũng tạo ra cho giáo viên thói quen luôn tự làm mới mình. Đặc biệt với những giáo viên chỉ đào tạo một môn ngữ văn sẽ có điều không tìm hiểu kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa liên quan để bổ sung cho tư duy của mình. Và một hiệu quả nữa là việc thiết kế bài bài học sẽ đơn giản, tránh máy móc cầu kì. Bởi vì nó luôn được thiết kế theo xu hướng mở nên dất dễ trong lựa chọn thiết bị dạy học, cách tổ chức các hoạt động dạy học,… Kết quả thực hiện: Năm học 2012 – 2013 với 2 lớp dạy. Một lớp thử nghiệm: Tôi đã thu được những kết quả khác nhau. Điều tích cực là lớp dạy theo hướng tích hợp (8C) kết quả đã có sự chuyển biến rõ nét. Học sinh hứng thú hơn với môn học, tích cực trong học tập, tìm hiểu. khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã có thói quen tìm hiểu, vận dụng, tích hợp kiến thức. Kết quả khảo sát độ tin cậy, nắm chắc bài hiểu biết kiến thức cũng được nâng lên. Sau đây là bảng tiêu chí đánh giá kết quả thông qua khảo sát độ tin cậy, nắm vững kiến thức. Xếp loại Lớp Giỏi Khá 8B 01 07 8C 03 11 Đánh giá theo tiêu trí hứng thú tích cực: Lớp 8B 8C Hứng thú 8 16 Đạt 21 18 Đánh giá Có hứng thú 20 15 Chưa đạt 06 02 Chưa hứng thú 7 3 Đánh giá theo sự hiểu biết – Lí giải: Lớp 8B 8C Lí giải tốt vấn đề 7 15 Đánh giá Lí giải được vấn đề 19 15 Còn khúc mắc 9 4 Mẫu đánh giá kết quả học tập của học sinh: 1. Mẫu 1: Kết quả nhận thức: Lí do Lí Công Uẩn dời đô khỏi Hoa Lư là gì? Vì sao ông lại lấy dẫn chứng hai triều Nghiêu, Thuấn? Tại sao ông lại phê phán hai nhà Đinh – Lê, phê phán để làm gì? Lí do Lí Công Uẩn chọn Đại La làm kinh đô mới? Vì sao ông lại nhấn mạnh yếu tố lịch sử, địa lí, văn hóa, địa thế của Đại La? 2. Mẫu 2: Đánh giá việc vận dụng kiến thức: Nhận xét của em về các triều đại Nghiêu, Thuấn, Đinh, Lê? Hiểu biết về lịch sử các triều đại: Đinh, Lê, Lí? Phân tích địa thế Hoa Lư (Ninh Bình), Đại La (Hà Nội) về mặt phát triển kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giao thương. Em hiểu “thiên mệnh”, “thiên tử” mang tư tưởng gì? 3. Mẫu 3: Đánh giá sự hứng thú: Em có muốn ít nhất một lần đến Hoa Lư, tham quan Hà Nội? Em có muốn hiểu biết, lí giải được các giá trị lịch sử văn hóa? Học văn bản Chiếu Dời Đô em có cảm thấy xa lạ? Được vận dụng kiến thức, hiểu biết có sẵn để giải quyết vấn đề mới em có thấy tưh tin không? D. Kết luận: 1. Nhận định chung: Nhìn chung SKKN đã được tiến hành, thử nghiệm đúng quy trình, có sự quan tâm góp ý của đồng nghiệp. Do đố, bước đầu Tôi đánh giá là thành công. Một là tạo ra được phong trào thi đua vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề, tích hợp được nội dung kiến thức. Hai là tạo ra không khí sôi nổi trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, góp phần tự bồi dưỡng cho mối giáo viên bộ môn. Ba là học sinh tích cực, chủ động bước đầu sáng tạo và có thói quen học tập chủ động. Bốn là SKKN tạo cái nhìn mới, cách nghĩ mới trong việc làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giúp học sinh yêu thích và hứng thú với môn học nói riêng. Đơn giản khóa được khâu thiết kế bài giảng, chủ động trong chọn phương pháp, phương tiện dạy học. Và quan trọng nhất là làm cho các tác phẩm văn học trung đại vốn triết lí, khó hiểu trở lên gần gũi, hấp dẫn hơn với cả người dạy và người học. 2. Điều kiện áp dụng: SKKN áp dụng tốt cho các văn bản văn học trung đại. Với các tác phẩm văn học khác cần bổ sung tri thức theo tiến trình lịch sử, sự thay đổi hệ tư tưởng, thẩm mĩ của xã hội. SKKN không áp dụng cho phần Tiếng Việt, phần Tập Văn và các môn học khác. Dễ dàng áp dụng bởi không đòi hỏi cao cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại. Khó khăn: Giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu tương đối sâu phần ý thức hệ, hệ tư tưởng trong xã hội phong kiến. 3. Triển vọng: Có thể áp dụng đại trà trong mọi giáo viên dạy văn, mọi nhà trường. Nếu được đầu tư tiếp sẽ có thể áp dụng cho các tác phẩm văn học còn lại trong chương trình. 4. Đề xuất, kiến nghị: Với phòng giáo dục: Tham mưu, cung cấp nhiều tư liệu về lịch sử, văn hóa, tư tưởng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Với các nhà trường: Coi việc dạy học tích hợp là nhu cầu, động lực của mỗi giáo viên, học sinh và cần có kiểm tra đánh giá. Đặc biệt điều tra độ hứng thú học tập bộ môn của học sinh. Tôi xin cam đoan SKKN tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn (phần văn bản Trung đại lớp 8) là do tự tìm tòi, cố gắng, học hỏi của bản thân, không sao chép của người khác. Nếu sai, Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tài liệu Tham khảo: Kiến thức Lịch Sử, Địa Lí, Văn Hóa, Tư Tưởng của các triều đại phong kiến Việt Nam. SGK, sách hướng dẫn, thiết kế bài giảng Ngữ Văn lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9. Mục lục: STT NỘI DUNG Trang 1 I. Lí lịch 1 2 II. Nội dung 1 3 A. Đặt vấn đề 1 4 B. Phương pháp tiến hành: 2 5 1. Cơ sở lí luận – cơ sở thực tiễn: 2 6 2. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: 4 7 C. Nội dung 5 8 1. Mục tiêu: 5 9 2. Mô tả giải pháp: 7 10 Chứng minh qua các ví dụ: 8 11 Khả năng ứng dụng 11 12 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 11 13 Kết quả thực hiện 12 14 Mẫu đánh giá học tập của học sinh 13 15 D. Kết luận 13 ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN YÊN MỸ Xem thêm Tài liệu vừa đăng ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM... Tiểu luận: Kỹ thuật thảo luận nhóm... Tổ chức dạy học dự án động cơ nhiệt vật lí 10 nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh (... Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học quận hai bà trưn... Biên soạn tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh tự học theo môđun chương động lực học chất điểm...

A.MỞ ĐẦU Lí chọn đề tài 1.1 Cơ sở lí luận: 1.2 Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn phản ánh lên tinh thần yêu nước nồng nàn dân tộc ta kháng chiến chống ngoại xâm Đồng thời thể lòng căm thù giặc, ý chí chiến, thắng kẻ thù xâm lược Cơ sở thực tiễn: Trong xu đổi toàn diện nội dung, chương trình sách giáo khoa, việc nghiên cứu tìm tòi phương pháp dạy học tích cực mẻ cần thiết Để cho trình giảng dạy cho học sinh nắm vững lí thuyết thực tiễn đòi hỏi phải áp dụng nhiều phương pháp dạy khác Trong việc vận dụng tích hợp liên môn cho học sinh theo cấp, lớp, ngành đẩy mạnh, công việc giảng dạy cho học sinh Trung học phổ thông Với đề tài vận dụng tích hợp liên mơn cho học sinh lớp dạy học văn Hịch Tướng Sĩ Trần Quốc Tuấn đòi hỏi học sinh phải nắm vững thể loại Hịch , nắm lí thuyết đặc điểm văn học trung đại trung quân quốc, đặt lợi ích chung cho quốc gia, dân tộc Hạn chế đề cập tới cá nhân, cảm xúc riêng biệt mà cá thể phơ bày trước cơng chúng Việc nghiên cứu tích hợp liên môn phổ biến mảng tích hợp riêng, cụ thể chưa nhiều Chúng nghiên cứu đề tài với mong muốn tài liệu cho cá nhân học sinh lớp 8, đặc biệt học sinh giỏi văn Đồng thời cách giáo viên áp dụng phương pháp giảng dạy tích hợp cho học sinh cấp , nâng cao tính thẩm mĩ cho học sinh giỏi môn Ngữ Văn Tạo nên logic mẻ việc liên hệ thực tiễn lí thuyết vận hành vào thực tiễn, làm cho học sinh hiểu lịch sử hình thành nên học, tảng để giúp em học sinh ảm nhận văn chương, nhạy bén nghe- đọc – hiểu viết Mảng nghiên cứu phương pháp trị liệu cho học sinh lười học văn, với tư tưởng gò bó lí thuyết nặng, công cụ giúp học sinh nhận thức, nắm rõ chất vấn đề thầy cô giáo giảng dạy Từ liên hệ với thực tiễn đời sống để hiểu hoàn cảnh lịch sử văn hóa thời xưa Lịch sử nghiên cứu Đã có nhiều đề tài, nhiều tác phẩm phê bình, nghiên cứu Hịch Tướng Sĩ Trần Quốc Tuấn Trong đề tài, tác giả nghiên cứu nhìn nhận từ góc độ thi pháp khác Bản thân tơi tìm hiểu đọc số nghiên cứu sau: - Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (nhà xuất Hà Nội, 1995) Nguyễn Viết Chữ: Tác giả nêu lên quan điểm, bình giảng riêng Hịch Tướng Sĩ thể tài trữ tình cổ trung đại Trong đó, ơng chủ yếu nói đến thể loại lí giải vấn đề liên quan đến Hịch, đồng thời có so sánh hịch với thể loại khác - Bình giảng tác phẩm văn học (Nhà xuất giáo dục, 1995) Trần Đình Sử: Bình giảng Hịch Tướng Sĩ nội dung nghệ thuật tác phẩm, đồng thời nêu lên đóng góp quan trọng Trần Quốc Tuấn cho văn học nước nhà - 105 văn (Nhà xuất Hà Nội, 1998) Tạ Đức Hiển: Nghiên cứu người anh hùng Trần Quốc Tuấn với tính chiến, thắng kẻ thù chủ nghĩa yêu nước tác phẩm Hịch Tướng Sĩ - Sách giáo viên Ngữ Văn tập II (Nhà xuất giáo dục Việt Nam, 20130, 23, mục I, II, III: Hướng dẫn đọc hiểu Hịch Tướng Sĩ Trần Quốc Tuấn Trong nêu lên nội dung nghệ thuật lập luận đặc sắc văn Hịch Tướng Sĩ - Sách giáo khao Ngữ Văn tập II (Nhà xuất giáo dục Việt Nam, 2014): Trích văn Hịch Tướng Sĩ Trần Quốc Tuấn, đồng thời thích từ khó, tóm tắt nội dung nghệ thuật Hịch Tướng Sĩ Bên cạnh có câu hỏi đọc – hiểu văn bản, ghi nhớ luyện tập Với đề tài nghiên cứu tích hợp liên môn cho học sinh lớp dạy văn Hịch Tướng sĩ dựa sở lập luận học vận dụng vào thực tiễn để hiểu tối giản, quán vấn đề học tập cơng trình nghiên cứu tìm tòi, nghiên cứu yêu cầu đạt số kết định đề tài Đồng thời cách giảng ưu việt , bổ ích cho Hịch Tướng Sĩ , từ rút đúc kinh nghiệm kinh nghiệm thân để mang lại hiệu việc rèn luyện kĩ nghe –đọc –hiểu- viết cho học sinh văn bản, tác phẩm văn chương trung đại cho lứa tuổi Trung Học Cơ Sở Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu vấn đề: Thực vận dụng tích hợp liên môn cho học sinh lớp dạy văn Hịch Tướng Sĩ Trần Quốc Tuấn với dạng hoạt động cho giáo viên vừa dạy, vừa phân tích liên mơn văn học – lịch sử địa lí làm cho học sinh nắm bắt vấn đề cơng việc tích hợp Đó cách để tìm phương pháp, kế hoạch, mục tiêu riêng để định hướng cho học sinh hiểu chất vấn đề đề cập đến đồng thời giáo viên phải lấy học sinh làm trung tâm để việc học, việc tiếp thu việc giảng mang đến hiệu cao Qua đào tạo chuẩn kiến thức đầu cho học sinh, tạo liên hệ mẻ lí thuyết thực tiễn để vận dụng vào giá trị sống 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Nhiệm vụ cấp thiết quan trọng đề tài làm cho học sinh có trực giác cảm thụ văn chương, việc nghe, đọc, hiểu viết tác phẩm văn chương thời trung đại, cách tiến hành mà nhà giáo dục ban hành sách giáo khoa năm 2018 Đồng thời người giảng giải phải dẫn dắt vấn đề để tư đầu em phát triển nhanh chóng Mục đích nghiên cứu Mảng đề tài giúp cho học sinh nhận thức lí luận dạy học văn Hịch Tướng Sĩ lịch sử hình thành mà Trần Quốc Tuấn muốn nhắc đến Đó yếu tố cho học sinh phát triển lực cảm thụ văn chương thời kì trung đại Đề tài thành công tài liệu xuyên suốt trình học tập học sinh lớp 8, vận dụng vào thực tiễn lí luận dạy học cho học sinh Đồng thời nguồn tư liệu để giáo viên tìm hiểu cách thức dạy theo phương pháp tích hợp cách thiết thực sâu rộng để bồi dưỡng, giảng dạy trình học tập cho học sinh Đối tượng phạm vi nghiên 5.1 Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng tích hợp liên mơn cho học sinh THPT, lớp 8, tiết dạy văn Hịch Tướng Sĩ 5.2 Phạm vi nghiên cứu: Tôi tập trung nghiên cứu vận dụng tích hợp liên mơn dạy văn Hịch Tướng Sĩ cho học sinh lớp Cụ thể áp dụng phương pháp giảng dạy chương trình Ngữ Văn THCS vấn đề tích hợp liên môn lịch sử - văn học, địa lí –văn học, âm nhạc văn học, … Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ ngày 05 tháng 09 năm 2017 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp miêu tả: Dùng lí luận vấn đề tích hợp liên mơn để đưa ví dụ cụ thể đến giải vấn đề Hịch Tướng Sĩ - Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết: Tham khảo tài liệu, văn Hịch Tướng Sĩ, giáo trình liên quan đến tích hợp liên mơn Thực thao tác phân tích – tổng hợp để rút khái niệm, đặc trưng riêng Hịch Tướng Sĩ - Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu văn Hịch Tướng Sĩ với số văn khác để tìm giống khác Từ nhìn nhận việc vận dụng tích hợp vào trình giảng dạy cần thiết quan trọng - Phương pháp thẩm bình: Dùng lời bình để làm sáng tỏ tư tưởng thái độ Trần Quốc Tuấn qua Hịch Tướng Sĩ thái độ riêng học sinh qua việc vận dụng phương pháp tích hợp Đóng góp đề tài: Đề tài có ý nghĩa lớn việc áp dụng tích hợp liên môn vào giảng, học khó nhai văn bản, đoạn trích thời trung đại Đồng thời tạo hứng thú với chun mơn, thích thú việc dạy, học, giáo viên học sinh có tương tác nhanh nhạy vấn đề Làm cho giảng đầy ý nghĩa, nhiều màu sắc Cơng trình nghiên cứu tìm tòi, học học hỏi dựa kinh nghiệm người trước đồng thời sáng tạo mới, mà thân cho giúp ích cho cơng việc dạy học tích hợp nhà trường, cho học sinh ba cấp vấn đề tìm phương pháp cho học sinh lớp vận dụng dạy học văn Hịch Tướng Sĩ vấn đề tích hợp liên mơn Kết cấu đề tài CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 1.2 1.3 1.4 Tổng quan tích hợp liên mơn 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề tích hợp 1.1.2 Khái niệm dạy học tích hợp 1.1.3 Mục tiêu việc dạy học tích hợp liên mơn Những vấn đề chung văn học trung đại 1.2.1 Những hiểu biết Văn học trung đại 1.2.2 Đặc điểm chung đặc trưng riêng Văn học trung đại 1.2.2.1 Đặc điểm chung VHTĐ 1.2.2.2 Đặc trưng riêng VHTĐ Tổng quan chung vấn đề liên quan đến “Hịch Tướng Sĩ” 1.3.1 Tác giả Trần Quốc Tuấn 1.3.1.1 Sự nghiệp ông 1.3.1.2 Những kiệt tác mà ông để lại 1.3.2 Hoàn cảnh viết tác phẩm Quan điểm đặc trưng thể “Hịch” 1.4.1 Quan điểm thể loại “Hịch” 1.4.2 Đặc trưng thể loại 1.4.3 So sánh Hịch với số thể loại khác CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TÍCH HỢP LIÊN MƠN VỚI THỰC TIỄN TRONG VĂN BẢN “HỊCH TƯỚNG SĨ” 2.1 2.2 2.3 Tích hợp nội môn với văn Hịch Tướng Sĩ Vận dụng lý thuyết vào dạy kiểu văn học trung đại HTS Nhìn nhận văn Hịch Tướng Sĩ từ số dạng tích hợp liên mơn 2.3.1 Tích hợp Hịch Tướng Sĩ từ góc độ lịch sử Văn hóa học 2.3.2 Tích hợp văn Hịch Tướng Sĩ từ địa lí, âm nhạc mỹ thuật 2.3.3 Tích hợp HTS với giáo dục công dân CHƯƠNG 3: TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP VỚI VĂN BẢN HỊCH TƯỚNG SĨ 3.1 Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp văn HTS 3.1.1 Tích hợp ngang 3.1.2 Tích hợp dọc 3.1.3 Tích hợp trình đọc – hiểu- nghe-viết 3.2 Các cách thức tổ chức dạy học tích hợp theo văn Hịch Tướng Sĩ 3.2.1 Tích hợp thơng qua việc kiểm tra cũ, giới thiệu câu hỏi tìm hiểu văn 3.2.4 Tích hợp thơng qua phương tiện dạy học tổng kết học 3.2.5 Tích hợp thơng qua hệ thống tập, hình thức kiểm tra đời sống xã hội 3.3 Áp dụng vài kĩ thuật tích hợp vào q trình dạy học văn Hịch Tướng Sĩ 3.4 Biện pháp giải pháp thực việc tích hợp 3.5 Qúa trình tác động tiếp nhận người học phương pháp tích hợp liên mơn KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tại phải dạy theo hướng tích hợp – Trước hết, vật, tượng tự nhiên xã hội nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều vật, tượng có điểm tương đồng nguồn cội…Để nhận biết giải vật, tượng ấy, cần huy động tổng hợp kiến thức kĩ từ nhiều lĩnh vực khác Không phải ngẫu nhiên mà ngày xuất môn khoa học “liên ngành” – Thứ hai, trình phát triển khoa học giáo dục, nhiều kiến thức, kĩ chưa chưa cần thiết trở thành môn học nhà trường, lại cần trang bị cho HS để họ đối mặt với thách thức sống; cần tích hợp giáo dục kiến thức kĩ thơng qua mơn học – Thứ ba, tích hợp mà kiến thức gần nhau, liên quan với nhập vào môn học nên số đầu môn học giảm bớt, tránh trùng lặp không cần thiết nội dung môn học… - Thứ tư, định hướng đổi giáo dục nước ta theo hướng phát triển lực người học mà tích hợp xét chất tư mang tính nội chất người, áp dụng tích hợp vào q trình dạy giúp khai phá lực vốn có học sinh làm cho phát triển mạnh mẽ hơn, biện pháp hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đổi giáo dục mà Bộ đề - Thứ năm,dạy học mơn học riêng lẽ có tác dụng cung cấp kiến thức khoa học logic, chặt chẽ, có hệ thống lĩnh vực tạo điều kiện phân hóa theo định hướng nghề nghiệp học sinh, nhiên điều nảy sinh bất cập khó phát triển lực học sinh dẫn đến tâm lí giáo viên cho mơn quan trọng, mơn muốn đưa nhiều kiến thức vào sách giáo khoa dẫn đến tải với học sinh Tích hợp góp phần khắc phục bất cập - Thứ sáu, trình phát triển xã hội lồi người nói chung dân tộc nói riêng, kiện, việc diễn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, dạy tích hợp giúp người học tiếp cận tốt với bẩn chất tự nhiên xã hội - Thứ bảy, việc dạy học xung quanh chủ đề đòi hỏi huy động kiến thức, kỹ năng, phương pháp nhiều môn học Điều tạo thuận lợi cho việc trao đổi làm giao thoa mục tiêu dạy học mơn học khác Vì vậy, tích hợp đáp ứng yêu cầu dạy học để phát triển lực học sinh 1.2 Khái niệm tích hợp – dạy học tích hợp 1.2.1 Tích hợp gì? Tích hợp (Integration) Tiếng Anh, có nghĩa “whole” hay “tồn bộ, tồn thể” Có nghĩa phối hợp hoạt động khác nhau, thành phần khác hệ thống để đảm bảo hài hòa chức mục tiêu hoạt động hệ thống Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp kết hợp hoạt động, chương trình thành phần khác thành khối chức Tích hợp có nghĩa thống nhất, hòa hợp, kết hợp” Còn theo từ điển Giáo dục học cho rằng: “Tích hợp hành động liên kết đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập lĩnh vực vài lĩnh vực khác kế hoạch dạy học” Ở trang 27 – môn Ngữ Văn, năm 2002 Bộ GD&ĐT nói rõ khái niệm tích hợp “sự phối hợp tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với thực tiễn, để chúng hỗ trợ tác động vào nhau, phối hợp với nhằm tạo nên kết tổng hợp nhanh chóng vững chắc” Nói rõ điều này, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho rằng: “dạy học tích hợp có nghĩa đưa nội dung giáo dục có liên quan vào q trình dạy học mơn học Còn dạy học liên môn phải xác định nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần nội dung kiến thức môn học khác Đối với kiến thức liên mơn có mơn học chiếm ưu bố trí dạy chương trình mơn khơng dạy lại mơn khác Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên mơn cao tách thành chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào thời điểm phù hợp, song song với trình dạy học mơn liên quan.” Dạy tích hợp : Lồng ghép nội dung cần thiết vào nội dung vốn có mơn học Thí dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường , bảo vệ sức khỏe, giáo dục tiết kiệm vào nội dung môn học: địa lý, sinh học,vật lý,hóa học,tốn,ngoại ngữ, giáo dục cơng dân Xây dựng mơn học tích hợp từ mơn học truyền thống Giáo viên tích hợp nội dung môn học khác nhau, kiến thức khác liên quan đến giảng để chuyển tải đến học sinh chủ đề giáo dục lồng ghép thơng qua hình thức truyền đạt trình chiếu, giảng dạy, thảo luận, dạy học theo dự án Nói dạy tích hợp khách quan mà nói khái niệm cũ lại có nhiều quan điểm khác Trước nắm bắt dạy học tích hợp chúng tơi xin khái qt “tích hợp” Cần nhấn mạnh, tích hợp trước hết khơng phải phương pháp mà phương hướng nhận thức giới, cải tạo sáng tạo việc cảm nhận giới xung quanh Tích hợp gắn kết kiến thức theo hướng hệ thống hóa liên kết mở rộng dựa phẩm chất gần gũi, tương tác hoặ hỗ trợ ngành học nhằm mục đích làm sâu sắc nhận thức chất vật tượng 1.1.2 Dạy học tích hợp Theo Hồ Trần Ngọc Oanh cho rằng: “Dạy học tích hợp quan niệm dạy học nhằm hình thành học sinh lực giải hiệu tình thực tiễn dựa huy động nội dung, kiến thức, kĩ thuộc nhiều lĩnh vực khác Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập nhà trường phải gắn với tình sống mà sau học sinh đối mặt trở nên có ý nghĩa học sinh” “dạy học tích hợp phải thể nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học”1 Trần Văn Quang khái niệm rằng: “dạy học tích hợp kết hợp cách hữu cơ, có hệ thống mức độ khác kiến thức, kĩ thuộc hợp phần, phân môn môn học thành nội dung thống nhất, dựa sở chúng có mối liên hệ lí luận thực tiễn có thực Dạy học tích hợp bao hàm ý nghĩa đưa nội dung giáo dục có liên quan vào q trình dạy học môn học” Hay Lê Nguyễn Sơn Trà cho rằng: “dạy học tích hợp định hướng dạy học; đó, giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhằm giải nhiệm vụ học tập, đời sống; thơng qua đó, hình thành kiến thức, kĩ mới, phát triển lực cần thiết, năn lực giải vấn đề học tập thực tiễn sống” Còn chúng tơi cho rằng, dạy học tích hợp định hướng dạy học, giáo viên người tổ chức, hướng dẫn để huy động tổng hợp kiến thức, kĩ khác nhằm giải vấn đề học tập sống Từ đó,giúp học sinh hình thành lực cần thiết để lĩnh hội huy động hiệu kiến thức kĩ giải tình có ý nghĩa vào thực tiễn đời sống Dạy học tích hợp định hướng dạy học giúp cho học sinh phát triển khả huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực khác để giải có hiệu vấn đề học tập sống, thực trình lĩnh hộ tri thức rèn luyện kĩ năng: phát triển lực cần thiết, lực giải vấn đề Năm 1287, trước tình qn Ngun – Mơng chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần III, vua Trần hỏi địch, Trần Quốc Tuấn thưa: “Năm đánh giặc nhàn” Khi triều Trần muốn tuyển mộ thêm quân, Trần Quốc Tuấn nêu nguyên tắc “Quân cần tinh, không cần nhiều” rèn qn theo ngun tắc Tháng năm 1288, quân Trần đánh thắng trận Vân Đồn Tháng năm 1288, thắng lớn trận Bạch Đằng trận phục kích ải Nội Bàng (Bắc Giang), tiêu diệt hàng vạn quân địch, đánh bại ý đồ xâm lược quân Nguyên Được vua Trần phong: thái sư thượng phụ thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Hai tháng trước mất, Vua Anh Tơng đến thăm lúc ơng ốm có hỏi: Nếu chẳng may ông đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn kế sách làm sao? Ơng trăng trối lời cuối cùng, thật thấm thía sâu sắc cho thời đại dựng nước giữ nước: "Thời binh phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, thượng sách giữ nước" Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tí, Hưng Long thứ (1300) "Bình Bắc Đại ngun sối" Hưng Đạo đại vương qua đời Theo lời dặn lại, thi hài ơng hoả táng thu vào bình đồng chôn vườn An Lạc, cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, san phẳng trồng cũ Khi ông mất, vua phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương Triều đình lập đền thờ ông Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong ông thuở sinh thời Cơng lao nghiệp ơng khó kể hết Vua coi bậc trượng phu, trăm họ kính trọng ơng gọi Hưng Đạo Đại vương Trần Hưng Đạo anh hùng dân tộc, danh nhân văn hố Việt Nam 1.5.2 Hồn cảnh đời “Hịch tướng sĩ” Bài hịch Trần Quốc Tuấn có tên đầy đủ Dụ chư tì tướng hịch văn (Bài văn hịch dụ bảo tì tướng) Như đối tượng hịch ccas tì tướng quyền Hưng Đạo Đại Vương Tuy nhiên, ý nghĩa, tác dụng Hịch tướng sĩ to lớn nhiều so với mục đích “dụ bảo tì tướng” Nêu cao tinh thần chiến, thắng kẻ thù xâm lược, Hịch tướng sĩ trở thành đỉnh cao văn học yêu nước thời Trần, đỉnh cao văn học luận Việt Nam thời trung đại Hịch tướng sĩ viết vào khoảng trước kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285) Theo Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam (xuất năm 1987) hịch công bố vào tháng năm 1284 duyệt binh Đông Thăng Long Giặc chuẩn bị đem quân xâm lược Tình căng thẳng Vua Trần Nhân Tơng họp Hội nghị Bình Than (1282), triệu tập vương hầu trăm quan bàn kế sách đánh giặc Hồi Văn hầu Trần Quốc Tuấn tuổi nhỏ khơng dự bàn, lòng phẫn khích, tay cầm cam, bóp nát lúc khơng biết Người thiếu niên anh hùng, tuổi nhỏ chí cao huy động nghìn gia nơ thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, dựng cờ đại nghĩa “Phá cường địch báo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, báo ơn vua) Giặc kéo đến biên thùy, Thượng hồng Trần Thánh Tơng họp Hội nghị Diên Hồng (1284), triệu phụ lão nước, ban yến hỏi kế đánh giặc Hội nghị Diên Hồng “Hội nghị non sông” lịch sử dân tộc Tại hội nghị này, muôn người một, hô vang lời thề đánh Trong giặc cậy mạnh ngang ngược, hống hách qn dân nhà Trần sơi sục căm thù, tâm chiến đấu Tuy nhiên, hành ngũ tướng sĩ có người dao động, mang tư tưởng cầu hòa Nhớ lại kháng chiến Mông – Nguyên lần thứ (1258), có lần vua hỏi qua đại thần Trần Nhật Hạo kế sách đánh giặc Nhật Hạo đương dựa mạn thuyền, ngồi không đứng dậy nổi, lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ “nhập Tống” (chạy vào đất Tống), nhà Tống bị quân Mông – Nguyên đánh cho thất điên bát đảo Là người nhận trọng trách thống lĩnh quân đội, Trần Quốc Tuấn hiểu rõ tình hình Để chiến đấu giành thắng lợi, điều quan trọng phải đánh bạt tư tưởng dao động, bàng quan, phải giành áp đảo cho tư tưởng chiến thắng Ra đời hoàn cảnh ấy, tư tưởng chủ đạo Hịch tướng sĩ nêu cao tinh thần chiến thắng Đây thước đo cao nhất, tập trung nhất, kết tinh tinh thần yêu nước lúc 1.5.3 Tóm tắt văn Hịch tướng sĩ lời kêu gọi Trần Quốc Tuấn để khích lệ tướng sĩ học tập Binh Thư yếu lược tức sách tóm tắt điều cốt yếu binh pháp ơng soạn Mở đầu Hịch tướng sĩ, Hưng Đạo Vương nêu hàng loạt anh hùng xả thân vua, nước ơng lấy dẫn chứng cho kháng chiến Mơng – Ngun Lòng ơng ln đau trăn trở “ruột đau cắt” “thấy sứ giặc lại nghênh ngang đường” Đồng thời, Trần Quốc Tuấn kêu gọi binh lính sức tập trung tập luyện học tập Binh Thư yếu lược để chống lại kể thù, chống giặc ngoại xâm CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TÍCH HỢP LIÊN MƠN VÀO VIỆC DẠY HỌC VĂN BẢN “HỊCH TƯỚNG SĨ” 2.1 Tích hợp văn “Hịch tướng sĩ” với môn Lịch sử 2.1.1 Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ năm 1258 Với âm mưu xâm lược Đại Việt Mông Cổ: Đầu kỉ XIII, đế quốc Mông Cổ rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Hắc Hải, giỏi chinh chiến, cưỡi ngựa, bắn cung Chúng đem quân xâm lược nước Đại Việt để chiếm đóng, cai trị, làm bàn đạp chiếm Nam Tống xâm lược nước Đơng Nam Á Trước âm mưu đó, vua Trần cho bắt giam sứ giả lệnh chuẩn bị cho kháng chiến Năm Đinh Tỵ -1257, Hốt Tất Liệt sai đạo quân tướng Ngột Lương Hợp Thai huy đánh lấy nước Đại Lý (Vân Nam) sai sứ sang dụ ta hàng Vua Trần Thái Tông bắt giam sứ Mông Cổ hạ lệnh cho quan ngồi biên ải đề phòng cẩn mật, ba lần sứ sang Đại Việt không thấy Ngày 12 tháng 12 năm 1257, Hốt Tất Liệt sai danh tướng Ngột Lương Hợp Thai đem 10 vạn quân sang xâm lược nước ta Dưới lãnh đạo Trần Nhân Tông, Trần Thủ Độ Trần Quốc Tuấn, toàn quân toàn dân ta dũng cảm chiến đấu chống quân xâm lược Mông – Nguyên, đế quốc hãn mạnh thời đại Bấy giờ, qn Mơng – Ngun chiếm đóng hầu khắp châu Âu, đến tận Ba Tư chiếm đóng gần hết Trung Quốc Thế giặc mạnh, để bảo tồn lực lượng, ta phải bỏ kinh Thăng Long lui quân giữ Mãn Trù, Khoái Châu, Hưng Yên Vua Trần Thái Tông hỏi ý kiến Thái uý Nhật Hiệu Nhật Hiệu lấy nước viết vào mạn thuyền hai chữ “Nhập Tống” Vua lại cho hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ khảng khái nói rằng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” Quân dân Đại Việt ta dùng chiến tranh du kích, vườn khơng nhà trống để tiêu hao sinh lực kẻ thù, đợi cho kẻ thù bị quẫn bách lương thực, khốn khổ khơng hợp thuỷ thổ Quân ta tổ chức phản công địch Đông Bộ Đầu thắng lợi, quân Nguyên phải rút chạy nước Thế đất nước ta bóng quân thù, giữ vững độc lập Tổ quốc Tháng – 1258, Ngột Lương Hợp Thai huy ba vạn quân Mông Cổ theo sông Thao tiến xuống Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên gặp tuyến chống cự Vua Trần Thái Tông Trước giặc mạnh, quân ta rút lui Thiên Mạc để bảo toàn lực lượng Ngày 24 tháng năm Mậu Ngọ - 1258, vua Trần Thái Tông nhường cho Thái tử Trần Hoảng, cách tập cho quen với việc trị nước Triều đình tơn Thái Tơng lên làm Thái Thượng hoàng để coi việc nước Năm 1277, Thái Thượng hoàng Trong kháng chiến Mông – Nguyên lân thứ này, ta chủ trương thực “vườn không nhà trống”, tạm rút koir Thăng Long để bảo tồn lực lượng, đẩy địc vào tình khó khăn, phát động chiến tranh nhân dân làm tiêu hao sinh lực địch, phản cơng lớn truy kích địch 2.1.2 Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai năm 1285 Trước âm mưu xâm lược Đại Việt Chăm-pa nhà Nguyên nhằm mục đích làm cầu nối để xâm lược nước khác Năm 1283, Hốt Tất Liệt cho quân đánh Chămpa trước đề làm bàn đạp cơng phía Nam Đại Việt thất bại Kế hoạch nhà Nguyên tan vỡ Tháng 12 – 1284, vua Nguyên sai Thái tử Thoát Hoan đem 500 nghìn qn sang xâm lược nước ta, có thêm 100 nghìn qn Toa Đơ huy từ Chiêm Thành đánh Nghệ An, kẹp ta vào bị đánh hai đầu Giúp Thốt Hoan có tả tướng Lý Hằng, hữu tướng Lý Quán làm Tham tán nhung vụ bọn đại tướng Toa Đơ, Ơ Mã Nhi, Đường Ngột Đải, Phàn Tiếp, … Trước quân Nguyên vào xâm lược nước ta, Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông vua Trần Nhân Tông sắc phong cho Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế huiy toàn quân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông Các vua Trần tổ chức Hội nghị quân Bình Than tháng – 1284, Hưng Đạo Đại Vương tổ chức tập trận Đông Bộ Đầu Người cơng bố “Hịch tướng sĩ” để khích lệ lòng yêu nước toàn quân, toàn dân Các vua Trần tổ chức hội nghị bô lão nước điện Diên Hồng để hỏi ý dân nên hàng hay nên đánh, nước đồng lòng “đánh” Quân dân ta khắc vào tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Nguyên) Với tâm giết giặc toàn quân toàn dân, huy chiến lược tuyệt vời Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ta tổ chức đánh cầm cự, bỏ kinh đô Thăng Long để bảo toàn lực lượng, dùng chiến tranh du kích, vườn khơng nhà trống để tiêu hao sinh lực địch, đợi cho quân địch khốn khổ thiếu lương thực tổ chức phản công địch phía Với chiến thắng lẫy lừng Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp… vòng nửa năm, quân Nguyên bị đánh tơi bời, phải rút chạy Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán bị chém đầu trận, Thốt Hoan phải chui vào ống đồng cho người khiêng chạy nước thoát chết Ngày 06 tháng 06 năm 1285, quân dân ta tiến giải phóng kinh Thăng Long, mở hội ca khúc khải hồn Trong chiến thắng qt qn Mơng – Ngun lần khỏi bờ cõi, có cơng lao to lớn hai anh em tù trưởng dân tộc người miền núi Phú Thọ Hà Đặc Hà Chương dùng mưu trí, tổ chức dân binh địa phương, phân phối với quân triều đình, đánh quân Nguyên – Mông sau lưng địch, làm cho chúng ăn ngủ Hà Đắc anh hùng hi sinh A Lạp đánh quân giặc bắc cầu phao Chiến thắng qn Mơng – Ngun lần thứ (1285) thể sức mạnh đoàn kết kháng chiến chống ngoại xâm toàn thể cộng đồng dân tộc Đại Việt thời 2.1.3 Các anh hùng chiến trận văn “Hịch tướng sĩ” Mở đầu hịch, tác giả nêu gương sử sách để khích lệ ý chí lập cơng danh, hi sinh nước tướng sĩ Kỷ Tín võ tướng Hán vương Lưu Bang Trong chiến Hán sợ tranh hùng, Lưu Bang bị Tây Sở Bá vương Hạng Vũ vây ngặt thành Huỳnh Dương, khó thốt, nhờ Kỷ Tín đóng giả làm Hán vương để luầ Hạng Vũ, nhờ Lưu Bang nạn Sử chép Kỷ Tín có thân hình tướng mạo tương tự Lưu Bang, thế, Lưu Bang bị Hạng Vũ vây khốn thành Huỳnh Dương, Kỷ Tín giả làm Lưu Bang, thành trá hàng quân Tây Sở Do cảnh giác, qn Tây Sở nới lỏng vòng vây, nhờ Lưu Bang trốn thoát Khi Hạng Vũ phát người bị bắt giữ tướng qn Kỷ Tín, Hạng Vũ ban đầu đối tử tế, ngỏ ý chiêu hàng, nhiên bị Kỷ Tín cự tuyệt Cuối cùng, Hạng Vũ xử thiêu chết Kỷ Tín Sau Lưu Bang thống Trung Ngun, lên ngơi Hồng đế, luận cơng ban thưởng, xét thấy Kỷ Tín trung nghĩa, cho xây mộ lập đền thờ Dân chúng Trịnh Châu mến ông người trung liệt, nên tôn ông làm Thành hoàng Do Vu tướng Sở Chiêu Vương thời Xuân Thu Theo Tả Truyện, Sở Chiêu Vương bị nước Ngô đánh phải lánh sang phương Đông, đêm bị cướp vây đánh Do Vu người chìa lưng đỡ giáo cho vua mình, tức lúc Chiêu Vương lánh nạn gặp bọn kẻ cướp đuổi theo phải nấp vào bụi rậm Bọn kẻ cướp lấy giáo đâm vào bụi Do Vu tay chìa lưng đỡ cho Chiêu Vương lấy đất vuốt máu lưỡi giáo Nhờ mà Chiêu Vương thoát nạn Nhân vật thứ ba mà Trần Quốc Tuấn nhắc đến Dự Nhượng, người nước Tấn sống vào cuối thời Xuân Thu Trung Quốc Dự Nhượng người đời sau biết tới vai trò thích khách tiếng bậc thời Xuân Thu Chiến Quốc Truyện Dự Nhượng kiên trì ám sát Triệu Tương tử để trả thù cho Trí Bá Dao (tức Tuân Dao) Tư Mã Thiên ghi lại tác phẩm Sử ký ông Trong Sử ký ghi lại, Dự Nhượng vốn người Tần đến nước Tấn Trước ông theo hầu họ Phạm, sau lại thờ họ Trung Hàng baachj khách thường, tới Họ Phạm họ Trung Hàng bị diệt, Dự Nhượng tới thờ Trí Bá Dao khoản đãi bậc thượng khách Năm 455 TCN, Trí Bá đem quân đánh họ Triệu, gia tộc lớn khác nước Tấn, bị Triệu Tương tử lập kế liên kết họ Hàn họ Nguỵ đánh cho đại bại Họ Trí bị diệt, phần đất họ Trí bị ba họ lại chia lập nên Tam Tấn, riêng Trí Bá Dao bị Triệu Tương tử giết lấy đầu lâu sơn lại để làm đồ đựng rượu ốn hận Trí Bá Dao Dự Nhượng biết tin chủ bị giết đành phải trốn vào núi thề trả thù cho họ Trí, Sử ký chép lại lời ông sau: “Than ôi! Kẻ sĩ chết người tri kỷ! Người gái làm dáng kẻ yêu Nay Trí Bá biết ta, ta phải liều chết báo thù để đền ơn, hồn phách ta khỏi xấu hổ!”2 2Sử ký Tư Mã Thiên, pdf Phiên âm chữ Hán câu “Ta hồ! Sĩ vi tri kỉ giả tử, nữ vi duyệt kỉ giả dung Kim trí bá tri ngã, ngã tất vi báo thù nhi tử, dĩ báo trí bá, tắc ngơ hồn phách bất quý hĩ Quyết trả thù nên Dự Nhượng thay tên đổi họ xin vào làm người hầu cung, người mang theo chuỷ thủ để tìm hội hành thích Triệu Tương tử Tuy nhiên Triệu Tương tử cảm thấy bất an bắt Dự Nhượng tra hỏi phát âm mưu báo thù ông, coi Dự Nhượng hành động kẻ hiền, Triệu Tương tử tha chết cho ông thả cho Dự Nhượng Nhưng Dự Nhượng lại tiếp tục huỷ hoại dung nhan giọng nói khiến vợ ơng khơng thể nhận chồng, Dự Nhượng giả làm người ăn xin chợ Biết tin Triệu Tương tử khỏi cung, Ông giả làm ăn mày nấp cầu định thừa hành thích ngựa Tương tử tới nơi sợ hãi Triệu Tương tử đoán Dự Nhượng định hành thích Dự Nhượng bị bắt trước chết Dự Nhượng xin Tương tử đưa áo mặc để ơng đâm vào cho thoả lòng báo thù, chết khỏi ân hận, đâm áo xong, Dự Nhượng đâm cổ tự Nhân vật thứ tư mà Hưng Đạo Đại Vương trích dẫn Thân Khối, ơng người giữ ao cá Tề Trang Công thời Xuân Thu Trang Công bị Thôi Trữ giết, Thân Khối chặt tay tỏ lòng trung thành chết theo chủ Nhân vật thứ năm Kính Đức, là võ tướng công thần khai quốc nhà Đường Bằng can đảm sức mạnh người, hình tượng Uất Trì Kính Đức lưu truyền câu truyện dân gian mang đậm màu sắc tín ngưỡng tơn giáo Trung Quốc, với Tần Thúc Bảo trở thành vị thần gác cổng Còn Cảo Khanh người họ Nhan, bề trung nhà Đường Khi An Lộc Sơn loạn, đánh đuổi Đường Huyền Tông Dương Qúy Phi, ông gan chưởi mắng An Lộc Sơn bị cắt lưỡi Vương Công Kiên tướng tài nhà Tống, người Đặng Châu, Nam Dương3, tướng lĩnh kháng Mông cuối đời Nam Tống Tháng năm Gia Định thứ 11 (1218), Vương Kiên vạn tráng sĩ châu Đường, Đặng, Thái đến Tảo Dương, hưởng ứng lời kêu gọi Kinh Ngạc thống chế Mạnh Tông Chánh nhà Nam Tống, đặt hiệu "Trung Thuận quân" Trong năm Gia Hi (1237 - 1240), Vương Kiên quyền Mạnh Củng (con trai Tông Chánh), đến Hạnh Sơn làm ruộng luyện binh Khi người Mông Cổ ven bờ Đan Giang, Thuận Dương chế tạo thuyền bè, chuẩn bị tiến xuống phía nam Nắm rõ địch tình, tháng năm Gia Hi thứ (1239), ông tuyển chọn binh sĩ tinh tráng, nhân đêm tối đến đốt Sau Kiên nhiều lần đánh bại quân Mông Cổ, thu lại đất đai mất, thăng nhiệm Quận đoàn luyện, trấn thủ Hợp Châu4 Nay trấn Bành Kiều, thành phố Đặng Châu, tỉnh Hà Nam Nay Hợp Xuyên, Trùng Khánh Năm Thuần Hữu thứ 11 (1251), tham gia đánh bại quân Mông Cổ, giành lại phủ Hưng Nguyên5 Cốt Đãi Ngột Lang tức Uriyangqadai, vị tướng giỏi Mông Cổ, viên tướng tiếng Subutai Cốt Đãi Ngột Lang nhận lệnh Mông Kha, Hốt Tất Liệtđánh chiếm nước Nam Chiếu Ông viên tướng đạo quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ (1258) Sau biện pháp dụ dỗ đe dọa nhà Trần không thành công, Uriyangqatai định công Đại Việt vào tháng 12 năm Đinh Tỵ (tức tháng năm 1258) Qn Uriyangqatai có vạn người vạn quân Đồn Hưng Trí6 đường từ Vân Nam dọc theo sông Hồng vào Đại Việt Ngày 12 tháng Chạp (17 tháng năm 1258), lực lượng tiên phong Uriyangqatai Aju Cacakdu huy đến Bình Lệ Nguyên giao chiến với quân Đại Việt đích thân vua Trần huy đây.7 Kế hoạch bắt sống huy nhà Trần đánh tan quân Đại Việt trận Uriyangqatai thất bại Quân Uriyangqatai tiếp tục công ạt, khiến quân Đại Việt phải bỏ kinh đô Thăng Long Thiếu lương thực, khí hậu bất lợi, kháng cự quân Đại Việt khiến quân Uriyangqatai gặp nhiều khó khăn Chỉ 12 ngày sau trận giao chiến đầu tiên, tức ngày 29 tháng năm 1258, quân Đại Việt phản công, đánh bật quân Uriyangqatai khỏi Thăng Long Uriyangqatai định rút quân Vân Nam Giữa đường bị lực lượng Hà Bổng tập kích gây tổn thất nặng.8 Sau thoát Vân Nam, Uriyangqatai lệnh hội sư công Tống bị tước giải binh quyền khơng lâu sau đó.9 Quyền huy giao lại cho trai Uriyangqatai Aju Mặc dù Uriyangqatai kẻ thù Đại Việt, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn Hịch tướng sĩ ghi nhận phẩm chất lãnh đạo Uriyangqatai Cuối Xích Tu Tư tức chép Xích theo Hoàng Việt Văn Tuyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép Cân Hai chữ gần giống nhau, chép nhầm Hiện nay, chưa có tài liệu nói viên tướng này, việc khơi phục lại tên Mông Cổ từ Hán tự chuyện đơn giản 10 Tất nhân vật mà Trần Quốc Tuấn nêu gương trung thần nghĩa sĩ bỏ mình, hi sinh chủ, nước để tì tướng ngẫm nghĩ: Nay Hán Trung, Thiểm Tây Hà Văn Tấn Phạm Thị Tâm (1972), Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông kỉ XIII, Nhà xuất Quân đội Nhân dân, in lại năm 2003, trang 71 Hà Văn Tấn Phạm Thị Tâm (1972), trang 75-76 Bình Lệ Nguyên theo tác giả vùng huyện Bình Xuyên (Phú Thọ) ngày Hà Văn Tấn Phạm Thị Tâm (1972), trang 82 Wu Liang Đài Loan (dịch từ tiếng Trung) “兀兀兀兀” 10 http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/vua/tranhungdao_hichtuongsi.htm Các bậc trung thần Việc làm Ý nghĩa Kỷ Tín Chết thay cho Cao Đế Do Vu Chịu giáo cho Chiêu Vương Dự Nhượng Nuốt than báo thù cho chủ Thân khoái Chặt tay cứu nạn cho nước Kính Đức Giúp vua vòng vây Cảo Khanh Mắng chu nghe theo mưu kế nghịch tặc Vương Công Kiên Nguyễn Văn Lập Đánh thắng quân Mông Kha - Cách nêu từ xa đến gần, từ xưa đến nay, ngắn gọn tập trung làm bật tinh thần quên chủ, vua, nước bậc trung thần Trung Quốc nhằm mục đích khuyên răn, động viên, khích lệ lòng tự tơn dân tộc, lòng tự trọng tướng sĩ quyền Đây cách nói khéo léo Trần Quốc Tuấn Cốt Đãi Ngột Lang Xích Tu Tư 2.2 Đánh bại giặc Nam Chiếu Tích hợp Địa lí Trong “Hịch tướng sĩ” có đề cập đến địa lí nơi cư trú, vương quốc Nam Chiếu, hay thành Điếu Ngư Cảo Nhai Trước tiên thành Điếu Ngư gọi "Mecca phương Đông" hay "Nơi bẻ roi Thượng đế" (Thượng đế chiết tiên xứ), ba chiến trường lớn thời Trung cổ Trung Quốc Nó tiếng kháng cự kiên cường quân dân Trung Quốc trước công quân Mông Cổ nửa sau thời đại nhà Tống Một kiện đáng ý chết thủ lĩnh quân Mông Cổ, đại hãn Mông Kha năm 1259, điều buộc quân Mông Cổ phải rút lui khỏi nhiều nơi châu Âu châu Á ngăn chặn không cho đế quốc Mông Cổ mở rộng sang châu Phi Người Mông Cổ tiến hành chiến dội chống lại nhà Tống kỷ 13 Trong giai đoạn từ năm 1243 tới năm 1279, thành Điếu Ngư trải qua 200 đối đầu quân với kỳ công "kháng cự dai dẳng" kéo dài 36 năm, huy Vương Kiên, Mã Thiên, Trương Giác, Vương Lập Thành cổ Điếu Ngư có diện tích khoảng 2,5 km² Nằm núi thấp tên, phía nam sơng Gia Lăng , bao quanh nước ba phía, nằm cách khoảng km phía đơng quận Hợp Xun (thành phố Trùng Khánh), gần nơi hợp lưu sơng Cừ, Phù Gia Lăng Địa hình vách đá nên thơ Năm 1242, chế trí sử Tứ Xuyênkiêm tri phủ Trùng Khánh Dư Thủy/Giới cho xây pháo đài để chống lại người Mông Cổ thời kỳ Nam Tống (1127-1279) Mặc dù có qn đội đơng đảo tới vài chục ngàn người đích thân đại hãn Mơng Kha huy người Mông Cổ chiếm pháo đài nhỏ Vương Kiên (?-1264) huy Vương Kiên thắng nhiều trận, lên tới đỉnh điểm chết Mông Kha tướng tiên phong Uông Đức Thần Được biết đến 'nơi bẻ roi Thượng đế' roi dấu hiệu huy trận đánh Mơng Kha Ơng bị thương Điếu Ngư cuối chết ngày 11 tháng (tức 21 tháng âm lịch) năm 1258 chùa Ơn Tuyền Vì lý này, Điếu Ngư nhà sử học châu Âu châu Á biết đến "Nơi bẻ roi Thượng đế" Do chứa nhiều di tích lịch sử bao gồm cầu tàu thủy quân, chỗ tập luyện, tháp canh, pháo đài với pháo bên nên năm 1982 Điếu Ngư Quốc vụ viện Trung Quốc xếp "Khu phong cảnh danh thắng trọng điểm quốc gia" năm 1996 xếp "đơn vị bảo hộ văn vật trọng điểm toàn quốc".11 Việc tích hợp địa điểm địa lí thứ hai, Nam Chiếu, vương quốc người Bcahj người Di phát triển rực rỡ Đông Nam Á kỉ VIII kỉ IX Vương quốc nằm khu vực mà ngày tỉnh Vân Nam Trung Hoa, phần phía tây Bắc Bộ Việt Nam Vương quốc tồn từ năm 738, Mông Xá quốc quân Mông Bì La thống Lục Chiếu, đạt đến độ cực thịnh vào năm 860 ôm gọn vùng Vân Nam ngày nay, giáp với đông nam Qúy Châu, Tây Tạng, Tứ Xuyên; tây bắc Việt nam bắc Lào Miến Điện Quốc gia bị diệt vong vào năm 902, quyền thần Trịnh Mãi Tự giết toàn vương thất Nam Chiếu tự lập nên Đại Trường Hòa Chiến cục sau Nam Chiếu bất ổn định thời gian, sau trải qua ba thời đại thức hình thành nên quốc gia cường thịnh khác Vân Nam, Vương quốc Đại Lý 2.3 Tích hợp mơn Giáo dục cơng dân Bùi Văn Ngun có nói “ở văn Hịch tướng sĩ, tác giả tự liên hệ thân để làm gương cho tướng sĩ muốn khơi bùng lửa yêu nước, căm thù giặc lòng tướng sĩ trước hết phải tự khơi bùng lửa lòng mình”.12 11https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BA%BFu_Ng%C6%B0 12 Hồng Thị Thu Hiền, Hướng dẫn học làm – làm văn Ngữ văn (tập 2), Nxb Đại học sư phạm, HCM, tr.63 Dạy cho người lòng căm thù giặc sâu sắc, điều thể rõ văn “Hịch tướng sĩ”: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau cắt, nước mắt đầm đìa; căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.13 Ý nghĩa căm giận sục sơi mãnh liệt, chất chứa tình cảm tha thiết trái tim vĩ đại ngày đêm vận nước, tồn vong dân tộc Giọng văn hùng tráng thiết tha Giáo dục cho quân tử có ý chí chiến đấu nghĩa lớn Nó thể câu: “Dẫu cho tram than phơi nội cỏ, nghìn xác gói da ngựa, ta vui lòng” Đây câu thể tâm giết giặc cao độ sắt đá khơng lay chuyển Quyết lấy máu để trả nợ nước, lấy xác để dẹp n qn thù Khí phách Trần Quốc Tuấn khí phách cuộn song dân tộc Việt Nam Trần Quốc Tuấn gương yêu nước tiêu biểu dân tộc CHƯƠNG 3: TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN TRONG VĂN BẢN “HỊCH TƯỚNG SĨ” 3.1 Sử dụng linh hoạt cách thức tổ chức tích hợp liên mơn văn “Hịch tướng sĩ” 3.1.1 Tích hợp thơng qua việc kiểm tra cũ Kiểm tra cũ bước tiến hành tổ chức hoạt động dạy học cụ thể Mục đích hoạt động để kiểm tra việc học nhà mức độ hiểu học sinh Ngoài ra, hoạt động có tính chất kết nối học học (bài mới) Vì vậy, việc thực tích hợp q trình kiểm tra cũ vơ cần thiết thuận lợi Với việc kiểm tra cũ “Chiếu dời đơ” giáo viên cần đưa câu hỏi chiếu gì? Và hồn cảnh đời “Chiếu dời đô” chuyển qua hỏi “Em hiểu hịch?” Hay câu hỏi tích hợp từ chiếu em rút cho học kinh nghiệm cho thân?, giáo viên phải người kích thích tư học sinh, kích thích lối suy nghĩ, lực, kiến thức thực tiễn để áp dụng vào sống, khơng nên gò bó học sinh theo cách học lối mòn, đọc thuộc văn cách mạch lạc điểm tối đa 13 Ngữ Văn (tập 2), nxb Giáo dục Việt Nam, tr.57 Giáo viên nên chủ động cho học sinh tự sáng tạo, tự tư với việc hình thành kiến thức cho “Hịch tướng sĩ” Trần Quốc Tuấn Đây bước việc hình thành cách thức áp dụng tích hợp vào dạy học văn bản, học định 3.1.2 Tích hợp thơng qua việc giới thiệu “Hịch tướng sĩ” Giới thiệu thao tác nhỏ, chiếm lượng thời gian không đáng kể tiết dạy nào, tiết dạy cần giới thiệu vào cách công phu Tuy nhiên thao tác lại có ý nghĩa lớn việc chuẩn bị hứng thú cho học học sinh trước bước vào học Vì vậy, giáo viên vận dụng thao tác để thực tích hợp 3.1.3 Tích hợp thơng qua câu hỏi tìm hiểu bài: Trong hoạt động dạy học Ngữ văn, hình thức hỏi – đáp đóng vai trò quan trọng, thể tính tích cực, chủ động người học vai trò chủ động dạy – học Nếu giáo viên biết lồng ghép tích hợp thơng qua hệ thống câu hỏi hình thức tích hợp phong phú Văn – Văn, Văn – Tiếng Việt, Văn – Tập làm văn hiệu nâng cao 3.1.4 Tích hợp thơng qua việc sử dụng phương tiện dạy học, nội dung hệ thống tập Phương tiện dạy học bảng phụ, tranh ảnh,….Khi dạy văn có tranh minh họa, sử dụng kênh hình để tích hợp, giúp học sinh cách cảm thụ văn học tốt Đây yêu cầu quan trọng đổi phương pháp dạy học Điều quan trọng để thực hình thức đòi hỏi người dạy phải có chuẩn bị cơng phu, biết đầu tư trí tuệ, cơng sức vật chất Mặt khác, phụ thuộc vào điều kiện sở vật chất trường Việc tổng kết lại nội dung tiểu tiết hay tổng kết học hình thức tích hợp thơng qua lời giảng giáo viên, vừa có ý nghĩa khái quát lại vấn đề vừa có ý nghĩa chuyển tiếp Giáo viên tích hợp dạng liên hệ, so sánh đối chiếu Hệ thống tập lớp nhà, điều kiện thuận lợi để giáo viên tiến hành phương pháp tích hợp sau học xong tiết học học xong học, giúp học sinh nắm kiến thức để tích hợp việc rèn luyện kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết 3.1.5 Tích hợp thơng qua hình thức kiểm tra gắn kiến thức vào đời sống xã hội Chương trình Ngữ văn xây dựng theo tinh thần tích hợp, ơn tập tiến hành kiểm tra, giáo viên cần giúp học sinh nắm vấn đề: - Các kiến thức Văn, tiếng Việt, Tập làm văn dựa vào hệ thống văn chung để khai thác Khi ôn tập, cần liên hệ gắn kiến thức phân môn với văn chung sách giáo khoa - Do yêu cầu đổi kiểm tra đánh giá nên hướng dẫn học sinh ôn tập giáo viên cần lưu ý học sinh không nên học tủ, học lệch mà phải học toàn diện, đầy đủ Giáo viên cần lưu ý xây dựng đề kiểm tra 15 phút, tiết, học kỳ theo yêu cầu tích hợp Việc gắn văn học, kiến thức vào đời sống xã hội điều tất yếu: Tác phẩm văn học kết trình nhà văn trải nghiệm, gắn bó với thực đời sống xã hội Sự tích hợp tự nhiên văn học xuất phát từ sống xã hội trở với sống 3.2 Tác dụng việc vận dụng tích hợp liên môn vào văn “Hịch tướng sĩ” Trần Quốc Tuấn 3.2.1 Tác dụng nội dung văn Trong văn “Hịch tướng sĩ” Trần Quốc Tuấn thể nội dung phê phán Đó phê phán thái độ bang quan với vận nước tướng sĩ “không biết nhục, thẹn, tức, khơng biết căm” họ bị đắm chìm cõi mê bị tê liệt toàn cảm giác, khơng biết Phê phán thú ăn chơi hưởng lạc tầm thường chọi gà, đánh bạc, săn bắt, uống rượu… sa vào hưởng thụ cá nhân, lo vun vén cho lợi ích thân, gia đình mà thờ với vận mệnh đất nước Chính thú ăn chơi dẫn tới hậu khơn lường: thái ấp bổng lộc khơng còn, gia quyến vợ tan tác, tổ tong bị giày xéo, danh bị ô nhục, nước nhà tan Nội dung khẳng định “Hịch tướng sĩ” thể sau đưa lời phê phán nghiêm khắc với nhiều góc độ khác nhau, tác giả việc cần làm cho tướng sĩ: - Phải đề cao cảnh giác, thấy hiểm họa tới gần, hiểm họa going “đặt mồi vô lửa vào đống củi làm nguy cơ, kiềng canh nóng, thổi rau nguội làm răn sợ” - Phải huấn luyện tập dượt quân sĩ nêu cao tinh thần chiến đấu đánh tan giặc mạnh, tập dượt cung tên khiến cho người giỏi Bàng Mông, nhà nhà Hậu Nghệ - Phải học tập làm theo binh thư yếu lược để đạo thần chủ, đường đến với lẽ phải Trần Quốc Tuấn xác định vấn đề tập trung lúc vấn đề chống giặc ngoại xâm (tướng sĩ mà ham ăn chơi nước, tướng sĩ phải tập dượt cung tên để đánh giặc) vấn đề mà tác giả quan tâm lý để Hịch viết 3.2.2 Tác dụng mặt nghệ thuật 3.2.2.1 Giọng văn: Trần Quốc Tuấn nói với tướng sĩ dựa hai mối quan hệ, quan hệ chủ tớ quan hệ người cảnh ngộ giọng văn thể hai điều Khi lời chủ sối nói với tướng sĩ quyền nghiêm khắc cảnh báo, người cảnh ngộ lời khuyên răn bày tỏ thiệt Giọng văn có tác dụng đứng phía tướng sĩ lời lẽ chủ tướng vừa mệnh lệnh bắt buộc phải thực hiện, thức tỉnh lương tâm ý thức trách nhiệm người nhà vua đất nước lại vừa có tác dụng khơi dậy tình cảm gắn bó cốt nhục người Giọng văn “Hịch tướng sĩ” đa dạng, phong phú ôn tồn thống thiết, chì chiết chua cay, mỉa mai, châm chọc, vặn hỏi riếng róng, đánh thức tinh thần thượng võ tướng sĩ 3.2.2.2 Lập luận Bài “Hịch tướng sĩ” văn nghị luận mẫu mực, làm nên thành cơng nhờ vào yếu tố lập luận chặt chẽ, lí lẽ tình cảm hài hòa cân xứng trí tuệ sáng suốt sắc bén tình cảm yêu thương dạt dào, thấu tình đạt lí Cách triển khai lập luận hịch logic chặt chẽ đoạn, câu: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ để tướng sĩ trông người mà ngẫm đến ta Từ nỗi nhục quốc thể, thái độ ngang ngược kẻ thù khơi ngợi long căm thù, ý chí chiến đấu Vẽ nên hai viễn cảnh bên nước nhà tan, thân bại danh liệt bên quốc gia hưng thịnh nhà cửa yên ấm, công thành danh toại để tướng sĩ lựa chọn Từ tướng sĩ xác định việc cần làm trước mắt Khích lệ long yêu nước, ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm tướng sĩ (giết giặc rửa nhục) ... kiểu văn học trung đại HTS Nhìn nhận văn Hịch Tướng Sĩ từ số dạng tích hợp liên mơn 2.3.1 Tích hợp Hịch Tướng Sĩ từ góc độ lịch sử Văn hóa học 2.3.2 Tích hợp văn Hịch Tướng Sĩ từ địa lí, âm nhạc... khác Từ nhìn nhận việc vận dụng tích hợp vào trình giảng dạy cần thiết quan trọng - Phương pháp thẩm bình: Dùng lời bình để làm sáng tỏ tư tưởng thái độ Trần Quốc Tuấn qua Hịch Tướng Sĩ thái độ. .. phẩm phê bình, nghiên cứu Hịch Tướng Sĩ Trần Quốc Tuấn Trong đề tài, tác giả nghiên cứu nhìn nhận từ góc độ thi pháp khác Bản thân tơi tìm hiểu đọc số nghiên cứu sau: - Phương pháp dạy học tác

Ngày đăng: 12/12/2017, 22:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w