1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 31. Kiểm tra phần tiếng việt

35 514 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

1/ Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:- Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tái được nói đến trong câu -Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia diễn đạt nghĩ

Trang 3

1/ Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:

- Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tái được nói đến trong câu

-Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia

diễn đạt nghĩa sự việc trong câu

+Thành phần gọi- đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp

+Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một

số chi tiết cho nội dung chính của câu

I- Phần lí thuyết:

Trang 4

2/ Liên kết câu và liên kết đoạn văn:

+Phép lặp: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước

+Phép đồng nghĩa: sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước.

+Phép trái nghĩa: sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ trái nghĩa với

từ ngữ đã có ở câu trước.

+Phép liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

Trang 5

I- Phần lí thuyết:

3/ Nghĩa tường minh và hàm ý:

-Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

-Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy

Trang 6

Câu 1: Xác định khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong các câu sau:

a- Cho biết thành phần in đậm trong đoạn văn sau là thành phần gì? “ Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó” (Kim Lân- “Làng”)

=> “Xây cái lăng ấy” là khởi ngữ

b- Tìm thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần gì?

“Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó Những cái đó ở thật xa…”

(Lê Minh Khuê- “Những ngôi sao xa xôi”)

Trang 7

II- Phần bài tập:

Câu 2/ Xác định các phép liên kết trong đoạn văn sau:

a- “Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ Tôi đi đường này ba

mươi hai năm Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như Bác Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này.”

(Nguyễn Thành Long)

=>- Phép lặp từ ngữ”: “Họa sĩ”

- Phép thế: “ở đấy” thế “Sa Pa”

b- “Thật ra thời gian không phải một mà là hai: đó vừa là một định luật tự

nhiên, khách quan , bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết và biết rằng thời gian là liên tục”

=> Phép lặp từ ngữ : “thời gian”; “con người”

Trang 8

Câu 2/ Xác định các phép liên kết trong đoạn văn sau:

d- “Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành Muốn ác phải là kẻ mạnh”

=> Phép trái nghĩa : “yếu đuối” trái nghĩa “mạnh”; “hiềnlành” trái nghĩa

với “ác”

Trang 9

II- Phần bài tập:

Câu 3/ Tìm hàm ý

a-Xác định hàm ý trong câu in đậm của đoạn văn và cho biết người nghe

có hiểu được hàm ý của người nói không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? “ …Bác và cô vào trong nhà Chè đã ngấm rồi đấy.

Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà” (Nguyễn Thành Long).

- Hàm ý của câu in đậm: “mời bác và cô vào trong nhà uống chè”

- Người nghe hiểu được hàm ý, thể hiện qua chi tiết: “Ông theo liền

anh thanh niên vào trong nhà”

b- Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hi vọng” với “con

đường” trong các câu sau:

“ Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là

hư Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường Người ta đi mãi thì thành đường thôi”

=> Hi vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư, nhưng nếu kiên trì, cố găng thì có thể biến hi vọng thành hiện thực, có thể đạt được điều mơ ước

Trang 10

Câu 3/ Tìm hàm ý

c- Từ “nhỏ bé” trong câu thơ sau đây mang hàm ý gì?

“Người đồng mình tuy thô sơ da thịt

Chẳng có ai nhỏ bé đâu con”

(Y Phương- “Nói với con”)

=> Từ “nhỏ bé” trong câu thơ không phải nói về sự nhỏ bé của thể chất

mà chỉ về sợ nhỏ bé của tâm hồn, của ý chí, nghị lực Hàm ý của câu thơ

là ca ngợi tâm hồn phóng khoáng, rộng mở và ý chí nghị lực kiên cường của người đồng mình

Trang 11

II- Phần bài tập:

Câu 4/ Viết đoạn văn ngắn :

a- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất:

- một câu chứa khởi ngữ.

- một câu chứa thành phần tình thái.

- sử dụng một phép liên kết

(gạch dưới các chi tiết thực hiện các yêu cầu trên của đoạn văn)

“Sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu có những tìm tòi quan trọng về tư

tưởng và nghệ thuật để góp phần đổi mới nền văn học nước nhà

Những tìm tòi ấy, người đọc nhận thấy được qua từng trang viết của ông, tiêu biểu là truyện ngắn “Bến quê” Qua cảm nhận của Nhĩ, nhân vật chính trong tác phẩm, nhà văn nói lên những suy ngẫm có tính triết

lí về cuộc đời Có lẽ chỉ có trong những ngày cuối đời, con người mới

có những trãi nghiệm sâu sắc đến vậy

- Khởi ngữ: “Những tìm tòi ấy”

- Tình thái: “có lẽ”

- Phép thế: “ông” thế “Nguyễn Minh Châu”

“nhà văn” thế “Nguyễn Minh Châu”

- Phép liên tưởng: “văn học”- “Truyện ngắn”- “tác phẩm”, “nhà văn”

Trang 12

Câu 4/ Viết đoạn văn ngắn :

b- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, trong đó có ít nhất:

- một câu chứa khởi ngữ.

- một câu chứa thành phần tình thái.

- sử dụng một phép liên kết

Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Thanh Hóa, là một cây bút nữ

chuyên viết truyện ngắn Trước năm 1975, bà viết về cuộc sống, chiến đấu của thế hệ trẻ trên tuyến đường Trường Sơn Sau năm 1975, nhà văn phản ánh những chuyển biến về đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những truyện ngắn đầu tay của bà Anh hùng, gan dạ nhưng vẫn trẻ trung, nữ tính, điều đó làm nên vẻ đẹp lấp lánh của ba “ngôi sao” Thao, Nho, Phương Định Chắc hẳn nhà văn đã có những năm tháng sống và chiến đấu ở tuyến đường Trường Sơn mới có thể có những trang viết sinh động mà chân thực đến vậy

- Khởi ngữ: “Điều đó” - Tình thái: “chắc hẳn”

- Phép thế: “bà” thế “Lê Minh Khuê”; “nhà văn” thế “Lê Minh Khuê”

- Phép liên tưởng: “cây bút”- “truyện ngắn”- “nhà văn” –“ trang viết”

Trang 13

III- Phần bài tập tham khảo:

Câu 1: Tìm thành phần biệt lập trong đoạn văn sau:

mới lên được đến đây, vất vả quá!

=>Trong câu có hai thành phần biệt lập:

Thành phần gọi – đáp: “Thưa ông”

Thành phần cảm thán: “vất vả quá”

Câu 2: Phát hiện và chữa lỗi về phép liên kết trong đoạn văn sau:

hút thổi Núi đồi, thúng lũng, làng bản chìm trong biển mây mù Nhưng mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi”

=>Trong đoạn văn đã dùng phép nối : “nhưng”

=>Dùng từ “nhưng” trong trường hợp này là sai Vì từ “nhưng” dùng

để nối những câu có quan hệ đối lập, tương phản, trong khi câu 3 và câu 4 là quan hệ bổ sung, tương đồng

=>Cách sửa: bỏ từ “Nhưng” giữa hai câu đó.

Trang 14

“Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay Tiếng

“ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang hai tay ôm lấy cổ ba nó”

a/ Đoạn văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

b/ Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết nào?

=> a/ Đoạn văn đã sử dụng biện pháp so sánh “nhanh như một con sóc” b/ Đoạn văn đã sử dụng phép lặp từ ngữ: “nó” “tiếng “ba””

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

phản đối ngay”

a/Tìm phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

b/Câu “Hay là quay về làng”, xét về cấu tạo, đó là loại câu gì?

c/ Tìm thành phần biệt lập trong đoạn văn và cho biết đó là thành phần biệt lập nào?

=> a- Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là phép thế: “như vậy” thế cho câu “hay là quay về làng”

b/ Câu “Hay là quay về làng”, xét về cấu tạo, đó là loại câu rút gọn, chủ

ngữ đã rút gọn.

c/ Thành phần biệt lập là “Hay là” Đó là thành phần tình thái

Trang 15

III- Phần bài tập tham khảo:

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

nước mắt chảy ra Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít Lão hu hu khóc”.

a/ Các câu trong đoạn văn được liên kết chủ yếu bằng các phép liên kết nào?

b/ Những từ ngữ nào trong đoạn văn cũng trường từ vựng? Đặt tên cho những trường từ vựng đó.

=> a/ Các câu trong đoạn văn được liên kết chủ yếu bằng các phép liên kết:

Phép lặp từ ngữ: “lão”.

Phép liên tưởng: nước mắt->mếu máo->khóc

- Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể: mặt, mắt, đầu, miệng

- Trường từ vựng chỉ hoạt động: co rúm, xô lại, ép, ngoẹo, mếu máo,

khóc

Trang 16

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

không biết Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang Có cái gì

vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn Gió Và tôi thấy đau, ướt

ở má”

a/ Tìm phép liên kết trong đoạn văn trên.

b/ Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn.

=> a/ Trong đoạn văn có sử dụng phép nối: “Nhưng”; “nhưng rồi”; “và”.

b/ Các câu đặc biệt trong đoạn văn là:

- Mưa.

- Nhưng mưa đá

- Gió

Câu 7: Người xưa thường nói “Chị ngã, em nâng” là có hàm ý gì?

khuyên nhủ tình cảm anh em, chị em trong gia đình Anh em, chị em trong cùng một gia đình phải thương yêu, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau.

Trang 17

III- Phần bài tập tham khảo:

Câu 8: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Nghe mẹ nó bảo gọi ba vô ăn cơm thì nó bảo lại:

- Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngòi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ba vô ăn cơm” Con bé cứ đững trong bếp nói vọng ra:

- Cơm chín rồi!

Anh cũng không quay lại…”

a/ Câu nói nào của con bé sử dụng hàm ý? Đó là hàm ý gì? Con bé sử dụng hàm ý

có thành công không? Chi tiết nào thể hiện điều đó?

b/ Con bé đã vi phạm phương châm giáo tiếp nào? Vì sao có sự vi phạm đó?

muốn bảo ông Sáu vào ăn cơm Nhưng con bé đã không thành công, vì ông Sáu

“cũng không quay lại…”

muốn bảo ông Sáu vào ăn cơm Nhưng con bé đã không thành công, vì ông Sáu

“cũng không quay lại…”

b/ Con bé đã vi phạm phương châm lịch sự vì nói với người lớn mà lại nói trổng Con bé cố tình nói trổng là để thể hiện thái độ xa lánh ghét bỏ ông Sáu vì nó vẫn chưa nhận ông là cha

Trang 18

Câu 9: Từ “nhỏ bé” trong câu thơ sau đây mang hàm ý gì?

“Người đồng mình tuy thô sơ da thịt

Chẳng có ai nhỏ bé đâu con”

=>Từ “nhỏ bé” trong câu thơ không phải nói về sự nhỏ bé của thể chất

mà chỉ về sợ nhỏ bé của tâm hồn, của ý chí, nghị lực Hàm ý của câu thơ là ca ngợi tâm hồn phóng khoáng, rộng mở và ý chí nghị lực kiên cường của người đồng mình

Câu 10: Chỉ ra lỗi diễn đạt trong câu văn sau và chữa lỗi:

“Qua trận đấu đã mang đến cho người xem nhiều giây phút hồi hộp,

thú vị”

=>Lỗi diễn đạt trong câu văn trên: câu không có chủ ngữ Sau trạng

ngữ “Qua trận đấu” mà sử dụng dấu chấm là sai

=>Chữa lỗi: có 2 cách

+ bỏ từ “qua” và dấu chấm: “Trận đấu đã mang đến cho người xem

nhiều giây phút hồi hộp, thú vị” Trong câu này từ “trận đấu” là chủ ngữ

của câu.

+ Thay dấu chấm bằng dấu phẩy và thêm chủ ngữ “các cầu thủ”: “Qua

trận đấu, các cầu thủ đã mang đến cho người xem nhiều giây phút hồi hộp, thú vị”

Trang 19

III- Phần bài tập tham khảo:

Câu 11:Tìm thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành

phần gì?

(Lê Minh Khuê- “Những ngôi sao xa xôi”)

=>Trong câu có sử dụng thành phần biệt lập là “chao ôi” Đó là thành

phần cảm thán

Câu 12: Tìm thành phần biệt lập trong câu văn sau và cho biết đó là thành phần biệt lập nào?

“Thì ra, ngày thường, ở nhà một mình, nàng hay đùa con, trở bóng

mình trên vách mà bảo là cha Đản”

(Nguyễn Dữ-“ Chuyện người con gái Nam Xương”)

=> Thành phần biệt lập trong câu là “Thì ra” Đó là thành phần tình thái.

Câu 13: Tìm thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là phần biệt lập nào?

rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh”

=>Thành phần biệt lập trong đoạn văn là: “buổi chiều sau một ngày mưa

rừng” Đó là thành phần phụ chú

Trang 20

I Phần trắc nghiệm : Khoanh tròn vào phương án có câu trả lời đúng nhất

Câu 1 : Câu văn nào sau đây có khởi ngữ ?

A Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.

B Nó là một học sinh thông minh.

C Về thông minh thì nó là nhất.

D Người thông minh nhất lớp là nó.

Câu 2 : Thành phần biệt lập của câu là gì ?

A Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

B Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu.

C Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.

D Bộ phận tách khởi ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, chỉ thời gian, địa

điểm, được nói tới trong câu

Câu 3 : Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú ?

A Này,hãy đến đây nhanh lên.

B Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn

C Chao ôi, đêm trăng đẹp quá !

D Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh ta cũng đến

C

A

B

Trang 21

IV- Các đề bài tham khảo:

Đề 1:

I Phần trắc nghiệm : Khoanh tròn vào phương án có câu trả lời đúng nhất

Câu 4 : Những từ in đậm ở câu nào sau đây là tính từ ?

A Xin các bạn vui lòng hình dung bộ dạng của tôi dưới đây.

B.Tôi mặc một chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng

chừng hai bắp đùi.

C Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng trên vai,và giương trên đầu một

chiếc dù lớn

D Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì

Câu 5 : Câu nào sau đây là câu đặc biệt ?

A Tôi, một quả bom trên đồi B.Đất nóng.

C Cây còn lại xơ xác D.Vắng lặng đến phát sợ.

Câu 6 : Quan hệ giữa các vế trong câu ghép sau là quan hệ gì?

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

A Quan hệ điều kiện B.Quan hệ tương phản

C Quan hệ nguyên nhân D Quan hệ nhượng bộ.

D

B

C

Trang 22

b, Chỉ ra các phép liên kết câu mà em đã sử dụng trong đoạn văn

* Đáp án :

Câu 1 :

Xác định hàm ý của câu tục ngữ sau : “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

=>Hàm ý của câu tục ngữ : Phẩm chất đạo đức, nhân cách của con người quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp hình thức bên ngoài.

Câu 2 :

a, Viết đoạn văn

Khổ thơ cuối cùng là cảm xúc của tác giả trước lúc ra về

Mai về miền Nam tương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Trang 23

Vẫn còn bên cạnh Bác nhưng nghĩ đến ngày mai trở về miền Nam thì nỗi xót xa của người con miền Nam trào rơi nước mắt Điệp từ “Muốn làm” tạo sự luyến láy cho khổ thơ, thể hiện tâm trạng lưu luyến không muốn không muốn rời xa của tác giả Trong niềm lưu luyến ấy, tác giả đã nảy sinh bao điều ước muốn: muốn làm con chim, đóa hoa, cây tre Mọi ước muốn đều qui tụ vào một điểm là mong được gần Người mãi mãi

b, Chỉ ra các phép liên kết câu đã sử dụng:

-Phép lặp từ ngữ: “tác giả”; “ước muốn”; “lưu luyến”

-Phép thế: “người con miền Nam” thế “tác giả”; “Người” thế “Bác”

Trang 24

Câu 1

Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?

Xác định hàm ý trong trường hợp sau:

- Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm

tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

(Tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 2

Cho biết mối quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau:

a Nhờ thời tiết tốt mà mùa màng bội thu.

b Tuy tôi đã nói nhiều lần nhưng nó vẫn không nghe lời.

Câu 3

Chỉ ra thành phần biệt lập trong những câu sau và giải thích ý nghĩa mà

nó đem lại cho câu chứa nó:

a Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm

gì cho nó nhục (Kim Lân, Làng)

b Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Trang 25

IV- Các đề bài tham khảo:

Đề 2:

Câu 4

Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn trích sau đây:

- Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ Tôi đi đường này ba mươi hai năm Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa

sĩ như bác Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Câu 5:

Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời dạy của

Bác Hồ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời” Trong đó có 2 thành phần biệt lập, 2 phép liên kết đã học (Chỉ rõ các thành phần và các phép

liên kết đó.)

Ngày đăng: 12/12/2017, 22:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w