VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KDƯƠNG THỊ CẨM HẰNG QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM BÍ MẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KDƯƠNG THỊ CẨM HẰNG
QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM BÍ MẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Ngọc Hiển
hồi giờ ngày tháng năm 2017
C th t m hi u luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phát tri n mạnh mẽ, các quan hệ tiêu dùng được thiết lập ngày càng nhiều với những phương thức ngày càng đa dạng và phong phú, đi n hình là các phương thức giao dịch thương mại điện tử thì những thông tin cá nhân của NTD ngày càng trở nên quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh Những chủ th kinh doanh c được càng nhiều thông tin về NTD thì sẽ càng có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các chủ th khác và từ đ , mở rộng cơ hội đ quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, tiến tới giao kết hợp đồng với NTD Chính bởi những lợi ích nói trên, nhiều chủ th đã ngang nhiên mua bán, sử dụng thậm chí chiếm đoạt các thông tin cá nhân của NTD nhằm trục lợi một cách bất chính Hành
vi này không chỉ gây tổn thất về tài sản mà còn có khả năng xâm hại đến đời sống tinh thần của NTD
Xuất phát từ thực tiễn đ , pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của Việt Nam đã chính thức thừa nhận quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD trong nhiều văn bản QPPL khác nhau Tuy nhiên, các quy định về quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD còn chưa mang tính
hệ thống, các quy định về chế tài xử lý hành vi vi phạm, thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm, trách nhiệm của các chủ th liên quan trong việc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của NTD… chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh, thiết lập trật tự trong quan hệ tiêu dùng giai đoạn hiện tại
Mặc dù thực tiễn về quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách, nhưng cho đến nay, các công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu về đề tài này vẫn còn khá ít Với
những lý do trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quyền được bảo
Trang 4đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD theo pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
ở Việt Nam hiện nay” đ làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, mặc dù chưa c nhiều công trình nghiên cứu có quy
mô lớn về lý luận và thực tiễn thực thi quyền được bảo đảm bí mật thông tin
cá nhân của NTD, nhưng ở phạm vi nhất định, một số tác giả đã đưa ra những nghiên cứu và đánh giá liên quan đến pháp luật về quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD trong các công trình nghiên cứu của
m nh như: luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Hà Thị Thanh với đề tài
“Pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng NTD ở Việt Nam”,thực
hiện năm 2013; khóa luận tốt nghiệp của tác giả Lê Phương Hoa với đề tài
“Pháp luật về bảo vệ thông tin NTD ở Việt Nam” thực hiện năm 2015… Bên
cạnh đ , cũng c một số bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành của một
số tác giả đưa ra những phân tích về một số khía cạnh của quyền được bảo đảm
bí mật thông tin cá nhân của NTD như bài viết “Bảo vệ thông tin cá nhân trong
các giao dịch tiêu dùng” của tác giả Cao Xuân Quảng đăng trên Bản tin cạnh
tranh và NTD số 47/2014; bài viết “Bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại
điện tử theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Đinh Thị Lan Anh đăng trên tạp
chí Dân chủ và pháp luật số tháng 7/2015; bài viết “Bảo vệ dữ liệu cá nhân
trong giao dịch điện tử - Giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam” của hai tác giả Lê Minh Toàn và Phạm Thị Minh Loan
được đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học Công nghệ và Kinh tế bưu điện số
tháng 1 năm 2012
Ngoài những đề tài nghiên cứu trực tiếp đến quyền được bảo đảm thông tin cá nhân của NTD thì có một số công tr nh cũng tiếp cận đến quyền
này ở phạm vi rộng hơn, ví dụ như nghiên cứu về “Thực trạng bảo vệ dữ
liệu cá nhân tại Việt Nam” do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông
tin,Bộ Công thương phối hợp thực hiện…
Trang 5Có th thấy các công trình trên đây, mặc dù có những công tr nh đã nghiên cứu trực tiếp về quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD nhưng do những hạn chế về quy mô, điều kiện thực hiện hay do sự thay đổi trong quy định của pháp luật ở từng giai đoạn khác nhau mà đến hiện nay, các công tr nh này đã không th hiện được đầy đủ những kiến thức
về mặt lý luận và thực tiễn thực thi quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD
Tuy đề tài của luận văn không mới nhưng vấn đề bảo vệ bí mật thông tin cá nhân cho NTD lại đang là một vấn đề thời sự cấp bách Đ hoàn thiện nội dung đề tài, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quyền được bảm đảm
bí mật thông tin cá nhân của NTD, phân tích, đánh giá nội dung cũng như thực trạng quy định và thực thi các QPPL, tác giả mong muốn đưa ra những
ý kiến đ ng g p nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền bí mật thông tin cá nhân của NTD
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đ đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ th sau đây:
Thứ nhất, phân tích một cách chuyên sâu và có hệ thống về cơ sở lý
luận của quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD
Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá thực trạng các quy định hiện hành
của pháp luật Việt Nam cũng như hiệu quả thực thi các quy định về quyền
Trang 6được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD; liên hệ với pháp luật bảo
vệ quyền lợi NTD của một số quốc gia trên thế giới
Thứ ba, đưa ra các giải pháp đ hoàn thiện các quy định pháp luật
hiện hành và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực thi pháp luật về quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD; thực tiễn các hành vi vi phạm quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD
và hiệu quả thực thi pháp luật về quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD
4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về thời gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu các quy định pháp
luật Việt Nam liên quan đến quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD trong giai đoạn từ năm 1992 đến nay
*Về không gian: Luận văn nghiên cứu các hành vi vi phạm quyền
được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD và thực tiễn thực thi quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD tại Việt Nam
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan đi m duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Đề tài được thực hiện trên cơ sở tiếp cận từ g c độ lý luận và thực tiễn đ từ đ hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD
Trang 75.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ th , bao gồm các phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, phương pháp thống kê, … Các phương pháp
n i trên được sử dụng một cách linh hoạt đ đảm bảo hiệu quả và tính thuyết phục của việc nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu một cách cập nhật và tổng quan, chuyên sâu các vấn đề về lý luận và thực tiễn thực thi quyền được bảo đảm thông tin cá nhân của NTD
Về mặt lý luận, luận văn phân tích một cách hệ thống về cơ sở cũng như lịch sử các quy định về quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD trong các đạo luật cơ bản cũng như chuyên ngành Trên cơ
sở các phân tích chuyên sâu, luận văn chỉ ra những bất cập và hạn chế trong quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam
Về mặt thực tiễn, luận văn đưa ra những ý kiến đ ng g p nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền được bảo đảm bí mật thông tin
cá nhân của NTD; những nội dung trong luận văn c th được sử dụng làm tài liệu tham khảo chuyên ngành
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 03 chương:
Chương 1: Lý luận chung về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng và quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt
Nam về quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng
Trang 8Chương 3: Giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam về quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM BÍ MẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
1.1 Khái quát về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
* Khái niệm người tiêu dùng
Liên quan đến việc xác định khái niệm NTD, hiện nay, trên thế giới hầu hết các quốc gia thường nhận diện NTD dựa trên việc đánh giá 03 tiêu chí đ là (i) NTD là cá nhân; (ii) đối tượng của giao dịch là hàng hóa, dịch vụ;(iii) việc tham gia vào quan hệ không nhằm mục đích kinh doanh
Tại Việt Nam, khái niệm NTD lần đầu tiên được ghi nhận chính
thức tại Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 Theo đ , “NTD
là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức” Cho đến năm 2010, khi Luật bảo vệ
quyền lợi NTD được ban hành thay thế cho Pháp lệnh nói trên thì khái niệm này lại tiếp tục được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 3 của Luật này và nội dung không có sự thay đổi
* Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa NTD và các thương nhân khi NTD mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thương nhân đ Pháp luật bảo vệ NTD bao gồm hệ thống các
Trang 9nguyên tắc và các QPPL do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD
1.1.2 Đặc điểm của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
Thứ nhất, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là một lĩnh vực luật
công được dùng đ điều chỉnh các quan hệ tư giữa thương nhân và NTD, tác
động bằng cách trao thêm quyền cho bên yếu thế là NTD
Thứ hai, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD can thiệp khá sâu vào quá
trình giao dịch của các bên
Thứ ba, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD thiết lập những ngoại lệ so
với những nguyên tắc tố tụng dân sự truyền thống
Thứ tư, nguồn của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD rất phong phú Thứ năm, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD có nội dung cơ bản bao
gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ của NTD; trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà kinh doanh đối với NTD; ki m soát các điều khoản không công bằng trong hợp đồng; các hành vi bị nghiêm cấm và phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến quyền lợi của NTD; vai trò của nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi NTD
1.1.3 Vai trò của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
Thứ nhất, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là công cụ hữu hiệu đ
đảm bảo cho NTD được sống trong xã hội lành mạnh, an toàn
Thứ hai, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ra đời góp phần xác lập
mối quan hệ ổn định, bảo đảm sự cân bằng vị thế trong giao dịch dân sự giữa NTD với các tổ chức, cá nhân kinh doanh, góp phần ổn định trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội
Thứ ba, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD góp phần thúc đẩy quá
trình hoàn thiện th chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 101.2 Lý luận về quyền đƣợc bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD
1.2.1 Khái niệm thông tin cá nhân và quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD
* Khái niệm thông tin cá nhân
Tại Bộ “Những nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử” được các Bộ trưởng của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái B nh Dương (APEC) thông qua vào tháng 11 năm 2004 đã đưa ra định
nghĩa: “Thông tin cá nhân là bất kỳ thông tin nào để xác định được hay có
thể xác định được danh tính của một cá nhân cụ thể” [2, tr.14]
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, khái niệm “thông tin cá nhân”
đã được quy định trong nhiều văn bản QPPL khác nhau Trong đ , tại Thông tư số 25/2010/TT - BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông ngày 15/11/2010 quy định về việc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin
điện tử của cơ quan nhà nước, Khoản 3 Điều 3 quy định: “Thông tin cá
nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm
ít nhất một trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu”
* Khái niệm quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD
Căn cứ đ quy định trách nhiệm của các chủ th liên quan đến việc bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD chính là sự ghi nhận quyền được bảo đảm bí mật thông tin cho NTD Có th hi u quyền được bảo đảm bí mật
thông tin cá nhân của NTD là “quyền của NTD khi tham gia vào quan hệ
với chủ thể kinh doanh được bảo đảm giữ an toàn, bí mật các thông tin cá nhân mà mình đã cung cấp cho chủ thể kinh daonh đó, không bị sử dụng
Trang 11hay tiết lộ thông tin cho bất kỳ một bên thứ ba nào khác khi chưa được NTD đồng ý (trừ trường hợp ngoại lệ do pháp luật quy định)”
1.2.2 Sự cần thiết phải ghi nhận quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng
Trước khi được quy định là một quyền cụ th của NTD khi tham gia vào các quan hệ với chủ th kinh doanh thì quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD đã quy định một cách tổng quát hơn tại Hiến pháp và Bộ luật Dân sự dưới g c độ là quyền bí mật đời tư
Đối với các chủ th kinh doanh, thông tin của NTD giữ vai trò rất quan trọng trong mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh Việc nắm giữ thông tin, nhu cầu của NTD sẽ là cơ sở quan trọng đ hoạch định kế hoạch sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ xúc tiến thương mại trên thị trường
Ghi nhận và bảo vệ quyền được bảo đảm thông tin cá nhân của NTD góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD, thông qua đ , g p phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, cân bằng sự b nh đẳng trong quan hệ giữa chủ th kinh doanh và NTD
1.2.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng
Một là, quy định về trách nhiệm của các chủ th kinh doanh đối với
việc bảo vệ quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD
Hai là, quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và các tổ chức xã hội đối với việc bảo vệ quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD
Ba là, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, xâm hại đến quyền
được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD
Bốn là, quy định về các cơ chế giải quyết tranh chấp giữa NTD và
tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan đến việc bảo vệ bí
Trang 12Năm là, quy định về chế tài xử lý đối với các hành vi xâm hại đến
quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng
1.2.4 Ý nghĩa của việc ghi nhận quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD
Thứ nhất, việc ghi nhận quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá
nhân của NTD góp phần đảm bảo an toàn cho NTD; cân bằng mối quan hệ giữa nhà kinh doanh và NTD; tạo lập hành lang pháp lý cho các chủ th tham gia vào quan hệ tiêu dùng thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc đảm bảo bí mật thông tin cá nhân của NTD
Thứ hai, quy định về quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân
của NTD góp phần ngăn chặn sự lạm dụng vị thế, trục lợi bất hợp pháp từ
những nhà kinh doanh bất chính; tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh
Thứ ba, ghi nhận quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của
NTD sẽ góp phần gây dựng, củng cố niềm tin của khách hàng đối với nhà kinh doanh, thúc đẩy NTD tham gia vào các quan hệ mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ
Trang 13Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM VỀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM BÍ MẬT THÔNG
TIN CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
2.1 Nội dung các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam
về quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD
2.2.1 Quy định ghi nhận quyền được bảo đảm bí mật thông tin
cá nhân của NTD
Quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD đã được ghi nhận một cách gián tiếp, với tính chất phổ quát thông qua những quy định về quyền bí mật đời tư của cá nhận tại Hiến pháp và Bộ luật Dân sự và các văn bản QPPL chuyên ngành như Luật Giao dịch điện tử năm 2005 (Điều 46 quy định về bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử); Luật Công nghệ thông tin năm 2006 (Điều 21 quy định về thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng và Điều 22 quy định lưu trữ, cung cấp thông tin cá nhân trên môi trường mạng); Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (Điều 14 quy định về bảo mật thông tin); Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 (Điều 16 quy định về nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng)…
Tuy nhiên, đối với việc ghi nhận một cách đầy đủ và trực tiếp nhất quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của NTD thì văn bản quy định đầy đủ nhất hiện nay là Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010, trong đ , tại Khoản 1, Điều 6, văn bản quy phạm này ghi nhận quyền được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của NTD được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản
của Luật Cụ th , điều luật này quy định: “NTD được bảo đảm an toàn, bí
mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ,