Và một trong những vấn đề mỗi khi nhận lớp khiến bản thân tôi luôn lo lắng là tìm biện pháp giúp học sinh tiếp thu bài chậm và chưa hoàn thành chương trình tiến bộ và làm giảm bớt tình t
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, trong hệ thống giáo dục quốc dân thì bậc học Tiểu học được xem là bậc học nền tảng và là nền móng khởi đầu cho quá trình học tập của một con người Các em phải hiểu, nắm bắt và vận dụng những kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương trình thì mới có thể tiếp thu, lĩnh hội tốt hơn ở các bậc học tiếp theo Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có các biện pháp sư phạm tối ưu, phải tổ chức các hoạt động học tập tích cực, phải biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các hình thức, phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh tự chiếm lĩnh các kiến thức cơ bản cần có đó
Nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người nhờ vào sự giáo dục đạo đức của gia đình, nhà trường và xã hội Do đó, khi đứng trước học sinh, mỗi giáo viên cần có những suy nghĩ, cư xử sao cho phù hợp Mỗi người cần nhận thấy mình phải có trách nhiệm hơn trong việc giáo dục học sinh, qua đó có sự tư duy
để tìm ra các cách giải quyết riêng biệt cho từng đối tượng học sinh
Thực tế hiện nay trình độ của học sinh khi vào lớp là không
đồng đều gây khó khăn cho giáo viên khi giảng dạy ở lớp Đồng thời cũng dẫn đến tình trạng phân hóa trình độ trong học sinh một cách
rõ rệt Và một trong những vấn đề mỗi khi nhận lớp khiến bản thân tôi luôn lo lắng là tìm biện pháp giúp học sinh tiếp thu bài chậm và chưa hoàn thành chương trình tiến bộ và làm giảm bớt tình trạng phân hóa trình độ học sinh của lớp Là một giáo viên có nhiều năm giảng dạy, tôi thường xuyên trăn trở về điều này Thực tế cho thấy, không phải giáo viên nào cũng có thể "thổi luồng sinh khí mới" cho học sinh, giúp học sinh năng động hơn, tích cực hơn trong học tập Tôi thấy công tác chủ nhiệm của giáo viên tiểu học là công việc không hề nhẹ nhàng vì nó chiếm rất nhiều thời gian và công sức của người giáo viên chủ nhiệm Đây là công việc hàng ngày xuyên suốt
từ đầu năm đến cuối năm học chứ không phải chỉ gói gọn trong tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu hàng tuần
Tôi nhận thức được ở trường tiểu học, giáo viên chủ nhiệm là người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách học sinh một cách toàn diện Giáo viên là người gần gũi và hiểu rõ tâm tư, tình cảm của các em, trực tiếp uốn nắn kịp thời những hành
vi sai trái và giúp các em phát triển tốt Chính vì lý do đó tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ để chia sẻ cùng đồng nghiệp về vấn đề
Trang 2: “ Một số biện pháp công tác chủ nhiệm lớp ở lớp 2D, Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1 Cơ sở lí luân của vấn đề :
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm, bởi vì “trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” Để ngày mai thế giới có những người chủ xứng đáng, xã hội có những người công dân tốt thì chỉ ngày hôm nay – khi trẻ em là những mầm non mới nhú, thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trẻ em đi đúng hướng Đúng như lời Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Thời thơ ấu rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách con người Đứa trẻ ngày hôm nay và sau này trở thành người như thế nào là tuỳ thuộc một phần ở các em đã trải qua ngày thơ ấu như thế nào, ai là người dìu dắt các
em trong những ngày thơ bé, những gì của thế giới xung quanh đi vào trái tim của em
Mặc dù nhiệm vụ giáo dục trẻ em được cả xã hội quan tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường Tiểu học Có điều này bởi vì nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em Trường Tiểu học chân chính không chỉ là nơi trẻ tiếp thu kiến thức khoa học mà còn là nơi giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội Vì vậy, trẻ em phải được giáo dục toàn diện Bác Hồ
đã nói: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó Người
có tài mà không có đức là người vô dụng” Do đó, ở nhà trường Tiểu học nhiệm vụ dạy trẻ các tri thức khoa học và phẩm chất đạo đức là hai nhiệm vụ song song không thể thiếu được
Đào tạo những con người có học thức, những người giỏi là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và chức năng chính của nhà trường là dạy học Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò
là hai hoạt động trung tâm của một quá trình dạy học và là hai hoạt động mang tính chất khác nhau trong mối quan hệ qua lại giữa thầy
và trò Hoạt động dạy và học tô đậm chức năng xã hội của nhà trường, đặc trưng cho nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động khác của nhà truờng
Trang 3Như vậy,việc nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề quan trọng, có vị trí chiến lược lâu dài Ngày nay, trong đời sống công nghệ và khoa học phát triển, những người làm công tác giảng dạy trong trường học chúng tôi hiểu một cách sâu sắc hơn ai hết về tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục nói chung và trong sự nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giúp học sinh còn tiếp thu bài chậm học tập tiến bộ nói riêng Vì vậy việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trong lớp mình chủ nhiệm là nhiệm vụ quan trọng nhất của các giáo viên Tiểu học
2 Thực trạng của vấn đề:
Trong năm học 2013 - 2014, tôi được Nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2D - một trong những lớp có sự phân hoá trình độ học sinh trong một lớp khá rõ nét Là học sinh lớp 2 của một trường trung tâm huyện, điều kiện đi lại thuận lợi, việc tiếp cận với các
thông tin đại chúng nhanh Từ đó dẫn đến việc các em tiếp cận với công nghệ thông tin, trò chơi không lành mạnh, các tệ nạn xã hội khác cũng nhanh chóng không kém
Trong dạy học, việc dạy các em đọc thông viết thạo, làm toán nhanh, là điều đương nhiên Song trong thực tế vẫn còn có những trường hợp đọc bài chưa đáp ứng được so với yêu cầu, làm toán còn chậm, Sau khi nhận lớp tôi cũng khá trăn trở về vấn đề này Đồng thời, tôi được biết học sinh lớp tôi nhiều em có hoàn cảnh hết sức khó khăn:
* Đa số các em thuộc con gia đình lao động, tổng số học sinh trong lớp là 25em nhưng có tới 19 em con gia đình lao động tự do, 6
em con gia đình hộ nghèo, cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn nên điều kiện học tập của các em vẫn còn thiếu thốn
* Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: bố mẹ
đi làm ăn xa, thậm chí có gia đình bố mẹ phó mặc hoàn toàn con cái cho ông bà nuôi dưỡng và chăm sóc Gần như mọi vấn đề học tập của học sinh gia đình đều nhờ giáo viên chủ nhiệm và nhà trường
* Trong lớp tôi có cả học sinh ở xa trường, hàng ngày phải tự
đi bộ 4- 5km để đến trường, qua sông, qua đò rất vất vả và nguy hiểm
Bên cạnh đó vẫn có học sinh còn mải chơi, nghịch ngợm, thiếu
sự quan tâm từ phía gia đình do bố mẹ các em còn mải công việc làm ăn Đó chính là lí do khiến cho tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành bài
Trang 4học ở lớp còn cao và đây chính là nỗi trăn trở cho giáo viên và nhà trường Tôi luôn suy nghĩ tìm cách khắc phục thực trạng đó ở lớp của mình Và tôi quyết tâm tìm biện pháp để giúp các em học tập tiến bộ
Tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm học, kết quả thu được như sau :
Lớp chủ nhiệm: 2D
SSHS 25
3 Giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1 Tìm hiểu tình hình của lớp:
Vào đầu năm học, sau khi nhận lớp việc đầu tiên là tôi tìm hiểu tình hình học sinh của lớp về trình độ kiến thức, khả năng tiếp thu, về sức khoẻ và hoàn cảnh gia đình thông qua hồ sơ đầu năm của học sinh Qua một thời gian giảng dạy ở lớp tôi thấy học sinh trong lớp có một số đối tượng năm trước phải rèn luyện trong hè mới hoàn thành chương trình đủ điều kiện để lên lớp Sau một thời gian nghỉ hè, cộng với đặc điiểm học sinh tiểu học " nhanh nhớ, chóng quên " nên gần như kiến thức các em đã quên tương đối nhiều
Tôi tiến hành lập danh sách học sinh, phân chia các đối tượng học sinh Trong đó, tôi đặc biệt chọn lọc và khoanh vùng những học sinh còn tiếp thu chậm để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng của từng em trong lớp
3.2 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học sinh còn tiếp thu bài chậm:
Qua trao đổi với phụ huynh, với học sinh, tôi nhận thấy học sinh trong lớp tôi tiếp thu bài chậm là do những nguyên nhân sau đây:
+ Học sinh học chậm do nhút nhát:
Đây là những em học sinh chịu ảnh hưởng từ cách giáo dục của gia đình, có trình độ tiếp thu chậm nên thường mặc cảm Từ đó hình thành sự nhút nhát trong tính cách của các em Tâm lý sợ sệt xuất hiện ngay từ những ngày đầu của năm học là không dám hỏi thầy, hỏi bạn về những điều mình chưa hiểu Điều này lâu dần sẽ
Trang 5khiến các em không hiểu bài, dẫn đến ngại học và dần dần các em học ngày một đuối hơn
+ Học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình:
Thường là những em sống trong gia đình không được sự quan tâm , động viên của bố mẹ ,bố mẹ đi làm ăn xa hay do mải mê buôn bán không quan tâm đến việc học của con Do không được quan tâm lại không có người hướng dẫn, dìu dắt thêm khi ở nhà nên các học sinh này thường trầm lặng, ít nói, ít tập trung vào giờ học Đồng thời, trong các hoạt động trên lớp ít khi thấy các em tham gia đóng góp ý kiến dù vấn đề rất đơn giản
+ Học sinh sức khỏe yếu và có tật:
Các em này có sức khỏe yếu, hay đau ốm phải thường xuyên nghỉ học Cá biệt còn có em nói ngọng do bẩm sinh Vì thế khi đến lớp thường tiếp thu bài chậm hơn lại còn hay bị các bạn trêu chọc + Học sinh ở xa, đến trường phải qua đò:
Các em này có vị trí nhà ở quá xa trường Do khoảng cách xa trường
mà mỗi lần đến trường lại phải qua đò, nên thỉnh thoảng em hay bị nhỡ đò hoặc trời mưa to quá em không thể đến trường được Vì vậy cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em
Dựa vào các nguyên nhân của từng đối tượng học sinh nói trên, tôi tiến hành lập kế hoach để giúp các em học tập tiến bộ theo các biện pháp sau:
4 Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
Một điều mà ai cũng phải thừa nhận là để dạy học hiệu quả cần
có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và gia đình Học sinh được học trong ngôi trường, được thầy cô hết lòng dạy dỗ, được sống trong mái ấm một gia đình hạnh phúc có bố mẹ quan tâm, chăm sóc chu đáo thì chắc chắn học sinh sẽ học tập tốt Đặc biệt , để giúp học sinh tiến bộ trong học tập thì rất cần sự phối hợp song song giữa hai phía: gia đình và giáo viên
4.1 Về phía gia đình học sinh:
Dạy học sinh học tập tốt không thể đạt hiệu quả nếu không
có sự kết hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh với giáo viên vì trong mỗi giờ dạy, giáo viên phải chăm lo rất nhiều học sinh trong lớp mà thời gian dạy học ở lớp cũng không đủ để kèm cặp riêng cho các
em Do vậy, trước khó khăn này tôi tìm sự giúp đỡ từ phía phụ huynh
Trang 6Trước tiên, tôi tiến hành tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, công việc của bố mẹ và cách dạy dỗ cũng như việc học hành ở nhà của học sinh thông qua những bài giảng ở trên lớp, qua tìm hiểu tâm lí và nguyện vọng của học sinh, qua cuộc nói chuyện với các bạn trong lớp của các em, trực tiếp nói chuyện với các em và cha mẹ các em Sau đó, tôi liên hệ với phụ huynh để trao đổi trực tiếp bằng cách viết thư mời hẹn gặp, trao đổi qua điện thoại hoặc đến nhà học sinh Khi trao đổi với phụ huynh về việc học của học sinh, bao giờ cũng vậy, tôi luôn nhẹ nhàng phân tích cho phụ huynh thấy được mặt mạnh, mặt còn hạn chế của con em mình và chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế đó cho phụ huynh hiểu Đối với mặt mạnh -đáng khen của học sinh, tôi đề nghị phụ huynh phát huy, bồi dưỡng còn đối với mặt còn hạn chế, tôi đề nghị phụ huynh cùng tìm các biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ
Cuối cùng, tôi đề nghị gia đình phải thực hiện kiên trì, thường xuyên, đồng bộ với giáo viên và phải có lòng tin vào sự tiến bộ của học sinh Nhưng việc thực hiện các biện pháp cần có sự thống nhất giữa giáo viên và gia đình tránh trường hợp “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” Tôi và phụ huynh cùng thống nhất mỗi ngày sẽ dành thời gian kèm cặp, hướng dẫn, theo dõi và ghi nhận lại sự tiến triển của học sinh Tuy nhiên trong quá trình gặp gỡ phụ huynh không phải lúc nào tôi cũng được phụ huynh hợp tác một cách tuyệt đối Do còn phải lo toan cuộc sống đời thường nên thời gian phụ huynh dành cho tôi gặp gỡ thường xuyên còn hạn chế nên tôi đã liên lạc bằng điện thoại hoặc thư mời
Ví dụ: Trường hợp em Lê Thị Mộng Kha học yếu do nhút nhát Gia đình em hoàn cảnh rất khó khăn: bố mẹ đi làm ăn xa, em
ở nhà với ông ngoại đã già yếu từ khi mới lên 3 tuổi, điều kiện kinh
tế lại khó khăn Đồng thời bản thân em lại nhút nhát, ốm yếu, mệt mỏi nên nhiều lúc trên lớp em không thể chủ động học được vì còn phụ thuộc vào sức khoẻ Tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Quán Hồng ( ông ngoại em ) và thường xuyên liên lạc với ông để cùng ông giúp
đỡ em trong học tập cũng như trong cuộc sống Chính vì vậy ông của em Mộng Kha đã rất tiến bộ trông thấy từng ngày Tôi đã nói cho ông em hiểu em rất thích đi học, ham học nhưng do sức khoẻ kém nên lúc nào em mệt thì để em nghỉ, còn lúc nào em khoẻ thì động viên em cố gắng học bài, chỗ nào không hiểu thì có thể hỏi thầy, hỏi bạn (tôi đã phân công em Nguyễn Thị Ngọc Diệp - một học sinh
Trang 7gương mẫu về mọi mặt của lớp kèm cặp em Kha tiến bộ) Tôi cũng động viên ông em Kha dù bận công việc thì cũng nên bớt chút thời gian buổi tối kiểm tra việc tự học ở nhà của em, do vậy về cuối học kì
1 tôi thấy em đã đọc tốt hơn, viết nhanh hơn và đẹp hơn, làm toán cũng tiến bộ hơn Ở trên lớp mỗi lần em tiến bộ tôi cùng học sinh trên lớp động viên em bằng cách tuyên dương trực tiếp hoặc ghi lại
sự tiến bộ của em vào sổ nhật kí đánh giá của giáo viên, vì thế các
em hăng hái học tập tốt hơn
Việc trao đổi với phụ huynh học sinh có thể bằng nhiều hình thức: Sổ liên lạc, lời dặn dò vào vở mỗi ngày, trực tiếp qua điện thoai, trực tiếp gặp mặt hoặc trong các buổi họp phụ huynh Nhưng đối với học sinh như em Lê Thị Mộng Kha thì việc trực tiếp gặp mặt trao đổi là cách làm tốt nhất
3.2.2 Đối với giáo viên chủ nhiệm:
3.2.2.1 Quan tâm tận tình với mọi đối tượng học sinh:
Sau khi đã tìm hiểu kỹ từng đối tượng học sinh của lớp mình tôi tiến hành dạy học nhắm vào từng đối tượng cụ thể:
* Đối với học sinh yếu do nhút nhát:
Việc đầu tiên để phát hiện ra những em nhút nhát ở trong lớp, tôi cho các em làm một cuộc trắc nghiệm nhỏ như sau Tôi phát cho mỗi em một tờ giấy có ghi: Em hãy viết vào đây:
1 Những điều em thích nhất;
2 Những điều em ghét nhất;
3 Những điều em sợ nhất
Tôi tìm cách để liên hệ với gia đình những học sinh này Thường thì phụ huynh né tránh không chịu gặp giáo viên Có trường hợp viết thư mời nhiều lần, phụ huynh không đến, tôi đã đến tận nhà Khi gặp được phụ huynh, tôi giải thích, thuyết phục cho phụ huynh thấy được những bất lợi cho gia đình nếu các cháu không hoàn thành chương trình học phải ở lại lớp Nhưng quan trọng hơn là ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này của các cháu Tôi cùng thống nhất với phụ huynh cách dạy Tiếng Việt, làm Toán cho học sinh học
ở lớp và ở nhà Tôi đề nghị phụ huynh mỗi ngày chở các em đi học sớm và đón muộn một chút (nếu có thể) Còn tôi, mỗi ngày đến lớp tôi thường dành nhiều thời gian kèm riêng cho các học sinh này Tôi chia thời gian buổi sáng kèm Tiếng Việt, còn chiều tôi kèm Toán Hàng ngày, tôi đều kiểm tra, ôn và dạy lại những gì các em đó chưa hiểu, còn chưa nắm chắc cho đến khi thấy các em vững vàng rồi bắt
Trang 8đầu dạy sang kiến thức mới Cứ kiên trì như thế, một hai tháng là học sinh sẽ theo kịp chương trình dạy Điều này cũng rất khó khăn vì không phải đơn giản "ngày một - ngày hai" mà làm được, cần có sự kiên trì thực sự và một tấm lòng nhiệt huyết của người thầy- người giao viên chủ nhiệm lớp
Ví dụ: Trường hợp em Trương Thị Hồng ở lớp tôi
Đầu năm học khi tôi nhận lớp em Hồng tiếp thu bài rất chậm, chữ viết xấu và cẩu thả Em còn một tật là nói ngọng nữa Em là một trong số học sinh phải rèn luyện thêm trong hè mới đủ điều kiện lên lớp Tôi đã liên hệ và trao đổi thường xuyên với mẹ của em Về tật nói ngọng là do bẩm sinh, sau này lớn dần em sẽ khỏi Để tránh sự trêu trọc của các bạn trong lớp tôi đã quan triệt học sinh ngay từ đầu năm học để các em không trêu trọc bạn,nhạo báng bạn mà phải có trách nhiệm giúp đỡ bạn Tôi cử em Lê Anh Đức kèm cặp , nhắc nhở
em học tự hoàn thành bài , không làm thay , làm hộ
Sau khi làm trắc nghiệm nhỏ như vậy tôi phần nào đã nắm bắt được tâm lý của các em Từ đó tôi đã giúp các em dần dần bớt đi được những điều các em cảm thấy sợ bằng các việc làm cụ thể sau: Tôi liên hệ, trao đổi với phụ huynh về những biểu hiện tâm lý của học sinh khi ở lớp và ở nhà để nắm bắt nguyên nhân khiến các
em nhút nhát, thụ động Sau đó tôi cùng phụ huynh trao đổi những biện pháp giải quyết tình trạng đó của các em Chẳng hạn, ở nhà: phụ huynh cần khuyến khích con mình nói, nhận xét nêu ý kiến trước mọi vấn đề mà các em quan tâm hoặc khi đọc bài thì yêu cầu các em đọc thật to, rõ Nếu các em làm tốt thì khen ngay, không nên chê, nhạo báng khi các em làm chưa tốt vì như thế lần sau các em sẽ không hứng thú để làm nữa Còn ở lớp, vào giờ chơi, tôi thường xuyên gọi học sinh lên để hỏi han, trò chuyện tạo sự thân thiện với các em, xua tan dần khoảng cách giữa cô và trò, không còn ngại ngùng khi nói ngọng, phát âm chưa chuẩn Trong mọi tiết học, tôi thường gọi các em phát biểu những câu hỏi dễ, lặp lại lời bạn và nhất là khuyến khích gọi học sinh lên bảng làm bài một cách thường xuyên để giúp các em bớt nhút nhát trước đám đông Khi học sinh làm tốt, tôi liền cho cả lớp tuyên dương, còn khi các em làm chưa tốt thì tôi hướng dẫn các em làm lại và nhắc nhở học sinh trong lớp chia sẻ và giúp đỡ bạn nhiều hơn
+ Học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình:
Trang 9Trường hợp em Nguyễn Thị Phương Linh lớp tôi là đối tượng học sinh chưa được gia đình quan tâm Bố em bị ung thư não phải nằm tại chỗ Mẹ em thì bận lo làm ăn để nuôi và chăm sóc chồng , vì thế công việc học hành của con là phó mặc cho cô giáo Em thường xuyên quên sách vở , đồ dùng học tâp, đầu tóc, quần áo không gọn gàng sạch sẽ; Tôi đã nhiều lần đến nhà động viên em và gặp gỡ trao đổi với mẹ em Đầu tiên mẹ em do quá mặc cảm với hoàn cảnh của mình nên đã chán nản với cuộc sống gia đình Bằng sự chân thành của bản thân tôi đã giúp mẹ em nguôi ngoai được phần nào nỗi buồn , dành một ít thời gian quan tâm đến con Đến cuối học kì I em đã tiến bộ rõ rệt Đi học đầy đủ, đúng giờ; sách vở đầy đủ; quân áo sạch sẽ, gọn gàng
+ Học sinh ở xa, đến trường phải qua đò:
Trường hợp em Dương Nhật Huy, nhà ở cách trường 4km, hàng ngày em phải đi bộ do gia đình không có điều kiện đưa đón hơn thế nữa mỗi lần đi học em phải đi đò, nếu trời mưa to quá em không qua sông được lại phải nghỉ học.Hoặc có đến trường thì quần
áo, sách vở cũng bị ướt hết Lý do khách quan đó đã ảnh hưởng đến kêt quả học tập của các em Tôi đã trực tiếp nhiều lần động viên gia đình em cố gắng đưa đón em vào những ngày mưa to, gió lớn, phân tích và chỉ ra những rủi ro mà em gặp phải trên dường đi học.Đến nay gia đình em đã thay đổi rất nhiều trong việc quan tâm , chăm sóc đên việc học tập Em đã tiến bộ rõ rệt và gia đinh em đã đưa đón em trong những ngày mưa gió
3.2.2.2 Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm:
* Lập kế hoạch cụ thể:
Vào đầu năm học, tôi thường lập kế hoạch dạy học cụ thể cho
cả năm học Ngay từ đầu năm, sau khi tìm hiểu tình hình học tập, đặc điểm về thể chất, tâm sinh lí của học sinh, tôi tiến hành sắp xếp chỗ ngồi, chia tổ, bầu và bồi dưỡng đội ngũ cán sự lớp Lập danh sách phân chia các đối tượng: học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu, học sinh tiếp thu chậm để có kế hoạch cùng với Tổng phụ trách Đội
và nhà trường bồi dưỡng, phụ đạo thêm cho học sinh Điều đó giúp tôi thuận tiện trong việc theo dõi tình hình học tập, hạnh kiểm của học sinh từng tuần, từng tháng Tôi đã lập ra nội quy cụ thể của lớp
và gắn ở gần cửa ra vào để tất cả học sinh đều nắm bắt được những việc nên làm và không nên làm
Trang 10* Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp với học sinh :
Khi sắp xếp chỗ ngồi, điều thứ nhất cần tránh là xếp những học sinh học tiếp thu chậm ngồi cùng bàn hoặc ngồi ở vị trí cuối lớp vì khả năng tập trung, chú ý và tiếp thu của các học sinh thường rất kém Đồng thời việc kèm cặp trong giờ học cũng khó khăn cho giáo viên Điều thứ hai cần tránh là cho học sinh học đó ngồi “cách ly” hoặc ngồi “ưu tiên” trên bàn giáo viên vì như thế làm cho học sinh bị cô lập, mặc cảm
* Chia tổ:
Trong lớp, đảm bảo các đối tượng học sinh được chia đều cho các tổ Giáo viên cần tạo sự thi đua học tập tích cực giữa các tổ ngay từ đầu năm học bằng cách phổ biến rõ nhiệm vụ, nội qui, cách thưởng, phạt thật rõ ràng Tôi đã giao cho mỗi tổ một quyển sổ theo dõi thi đua, tổ trưởng theo dõi và xếp loại cụ thể từng tuần, từng tháng Ngoài việc theo dõi nề nếp tôi còn khuyến khích học sinh học tập bằng thi đua " vườn hoa việc tốt " Khi các em làm được một việc tốt sẽ được tặng hoa, cuối tuần tổng kết thi đua Nhờ có sự thi đua trong học tập, học sinh có động lực để cố gắng trong học tập, tạo được sự hỗ trợ, động viên, nhắc nhở cùng nhau học tập tốt giữa các thành viên trong tổ, giữa các tổ trong lớp
* Xây dựng đội ngũ cán sự lớp giỏi:
Sau khi bầu cán sự lớp, cùng với các chi Đội trưởng tôi đã
hướng dẫn, bồi dưỡng đội ngũ cán sự lớp giỏi vì đây là những trợ thủ đắc lực có khả năng giúp đỡ giáo viên trong vấn đề quản lý và xây dựng nề nếp lớp Đây là những học sinh “mũi nhọn” trong học tập, trong các phong trào thi đua của lớp, của trường Mặt khác, cán sự lớp còn là người có khả năng giúp đỡ các học sinh tiếp thu bài còn chậm của lớp, hỗ trợ tôi trong việc kiểm tra, kèm cặp các em
* Xây dựng đôi bạn cùng học tập tiến bộ:
Một điều mà ai cũng thừa nhận là: “Học thầy không tày học bạn” Ngay trong những ngày đầu tiên của năm học mới, sau khi sắp xếp chỗ ngồi, tôi cho học sinh tự làm quen, tự tìm hiểu nhau về tên, tuổi, sở thích một cách thoải mái Qua đó các em sẽ tự tìm thấy người bạn phù hợp, thân thiết của mình, giúp các em cảm thấy vui, mạnh dạn hơn mỗi khi đến lớp Phối hợp với Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên, tôi thành lập Câu lạc bộ “Đôi bạn học tập cùng tiến bộ" Tôi phân công nhiệm vụ cụ thể và có phần thưởng vào cuối tuần đối với đôi bạn có tiến bộ: đọc bài to, viết chữ đẹp, làm toán nhanh