SKKN Một số kinh nghiệm dạy – học thơ trữ tình trung đại lớp 7SKKN Một số kinh nghiệm dạy – học thơ trữ tình trung đại lớp 7SKKN Một số kinh nghiệm dạy – học thơ trữ tình trung đại lớp 7SKKN Một số kinh nghiệm dạy – học thơ trữ tình trung đại lớp 7SKKN Một số kinh nghiệm dạy – học thơ trữ tình trung đại lớp 7SKKN Một số kinh nghiệm dạy – học thơ trữ tình trung đại lớp 7SKKN Một số kinh nghiệm dạy – học thơ trữ tình trung đại lớp 7SKKN Một số kinh nghiệm dạy – học thơ trữ tình trung đại lớp 7SKKN Một số kinh nghiệm dạy – học thơ trữ tình trung đại lớp 7SKKN Một số kinh nghiệm dạy – học thơ trữ tình trung đại lớp 7SKKN Một số kinh nghiệm dạy – học thơ trữ tình trung đại lớp 7SKKN Một số kinh nghiệm dạy – học thơ trữ tình trung đại lớp 7
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lí luận:
Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta Xu hướng dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đang trở thành phương châm hành động của hầu hết giáo viên Phương pháp là khâu có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng đào tạo, vì vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học được quan tâm chú trọng hơn bao giờ hết Trong quá trình nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, các nhà lý luận dạy học trên thế giới đã khẳng định vai trò to lớn và ý nghĩa quan trọng của xu hướng dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học đối với quá trình nhận thức và giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ Việc dạy văn học ở nhà trường nói chung và dạy thơ trữ tình trung đại theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học văn cũng như nhiều giáo viên giảng dạy văn học quan tâm Đặc biệt việc dạy thơ trữ tình trung đại lại càng được quan tâm hơn nữa Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, thơ trữ tình trung đại được đưa vào giảng dạy và học tập chiếm một phần không nhỏ Chính vì vậy việc dạy học thơ trữ tình trung đại sao cho có hiệu quả đang là mục tiêu phấn đấu của hầu hết các giáo viên Đã có nhiều ý kiến đưa ra khác nhau về việc dạy học thơ trung đại Trong hướng xuất phát từ kết cấu, có ý kiến cho rằng: “Với thơ Đường luật nên áp dụng theo phương pháp bổ ngang dựa theo kết cấu bài thơ mà phân tích” Ở hướng xuất phát từ ngôn ngữ thơ Đường luật có ý kiến lại cho rằng: “Thơ xưa hàm súc nên việc nghiên cứu và giảng dạy cần coi trọng khai thác từng tiếng, từng từ” Riêng điểm xuất phát từ đặc trưng thẩm mỹ có tính tổng hợp trong thơ cổ thì:
“Việc đọc phải được coi trọng đúng mức” GS Nguyễn Thanh Hùng trong bài “Tác phẩm trữ tình và phương pháp giảng dạy” đã khẳng định vị trí của thể loại trữ tình trong lịch sử, bản chất, khả năng tác động và đặc trưng riêng của thể loại trữ tình Từ
đó, tác giả nêu ra những kết luận về phương pháp: “ Cần phải lưu ý đặc biệt đến nhà thơ - tác giả khi dạy tác phẩm trữ tình và cần phải quan tâm đến bình diện diễn đạt ngôn ngữ nghệ thuật” Theo tác giả, tất cả những phương pháp trên đều nhằm mục đích hướng học sinh vào những vấn đề như: làm thế nào để thông qua chủ thể trữ tình, người đọc lĩnh hội, nếm trải “ hiện thực xã hội”, làm thế nào để học sinh hiểu được
“hiện thực nghệ thuật” của tác phẩm Như vậy, tác giả đã đặt ra vấn đề giảng dạy tác phẩm trữ tình gắn với đặc trưng thể loại của tác phẩm, song chưa đặt ra vấn đề giảng dạy tác phẩm trữ tình trung đại một cách cụ thể Tác giả Phạm Luận và Hoàng Hữu Bội cho rằng: “Muốn hiểu thơ cổ, trước tiên phải hiểu nghĩa của từ cổ” Theo các tác giả, để lĩnh hội nghĩa ngôn từ thơ cổ, người học cần phải chú ý tới các vấn đề: phải tích luỹ cho mình vốn từ phong phú, đa dạng, có tri thức về những cách dùng từ trong thơ
cổ Ngoài việc nắm vững nghĩa của từ, các tác giả lưu ý trong dạy học thơ cổ phải chú
ý đến nhịp điệu trong thơ Người viết chỉ rõ: “ thơ trữ tình tiết tấu có chức năng quan trọng, thơ có thể bỏ vần, bỏ đối, bỏ quan hệ đầu đàn về số chữ, nhưng tiết tấu thì không bỏ được” bởi trong thơ trữ tình nhịp thể hiện những diễn biến của trạng thái tâm hồn Trong công trình này, các tác giả đã cung cấp những tri thức cần thiết giúp những người dạy học văn có thêm kiến thức về thơ cổ Việc dạy học văn thơ trung đại nói
Trang 2chung và thơ trữ tình trung đại nói riêng đã được các nhà nghiên cứu và nhiều giáo viên quan tâm Các tác giả trong các công trình nghiên cứu đã đóng góp những kiến thức bổ ích giúp người giáo viên vận dụng, cảm thụ, giảng dạy thơ cổ một cách có hiệu quả hơn Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong dạy học thơ cổ chưa được bàn kỹ Dựa trên cơ sở ý kiến của các nhà nghiên cứu tôi tự tìm ra một phương pháp dạy học riêng cho mình
2 Cơ sở thực tiễn:
- Chương trình Ngữ văn 7 kì I có một số lượng tương đối lớn các văn bản thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại Đó là các văn bản nghệ thuật được các nhà thơ Trung Hoa
và Việt Nam sáng tác trong thời kì phong kiến Các tác giả của các bài thơ trữ tình trung đại phần nhiều là những thi nhân nổi tiếng, tâm hồn nặng những nỗi đời Làm thơ với họ là mượn cảnh, mượn việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế
- Đối tượng để cảm và hiểu cái hay cái đẹp của các tác phẩm này lại là các HS lớp
7, có thể trong số đó, có một số em mê văn song để nắm được cái thần của bài thơ, hiểu được ý nghĩa sâu xa của bài thơ quả là rất khó
- Nhiều HS tỏ ra ngại học phần thơ trữ tình trung đại, không hứng thú Nhiều học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, còn thờ ơ, lãnh đạm với tác phẩm văn chương, nhất là thơ, thường ít hiểu, ít yêu thơ Các em học các bài thơ trong sách giáo khoa cũng bình thường như các bài học khác, ít em có một quyển sổ đẹp để chăm chút viết vào đấy những bài thơ hay mà mình yêu thích Đối với nhiều
em, thế giới thơ còn là một thế giới xa lạ Nếu có ai hỏi các em về những bài thơ hay
mà các em thích, thường khi hiểu biết của các em quanh quẩn cũng không ngoài các bài thơ đã học trong sách giáo khoa và sở dĩ các em thấy hay vì có in trong sách giáo khoa và thầy giáo bảo vậy Cá biệt không phải không có em “sợ” thơ, bởi vì có những bài thơ có phiên âm chữ Hán, từ ngữ khó hiểu, điển cố nặng nề gây cho các em nhiều mệt nhọc, mà cách giảng của người thầy nhiều lúc cũng chưa làm cho các em hiểu rõ
và thấy hay thêm được chút nào Từ đó học sinh mất hứng thú khi học văn và kéo theo chất lượng học văn ngày càng sa sút
- Với những văn bản thơ chữ Hán, một số giáo viên khi phân tích chủ yếu hướng dẫn các em phần nhiều bám vào bản dịch thơ mà sao nhãng hoặc quên lãng bản phiên
âm (bản gốc), HS không thể nhớ nổi một từ hay một câu thơ hay trong bản gốc
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xuất phát từ những vấn đề có tính lí luận và cơ sở thực tiễn trên cộng với những trăn trở của bản thân, tôi tự đặt ra câu hỏi: làm thế nào để cho các em hiểu thơ yêu thơ
và say mê với thơ hơn, đặc biệt thơ trữ tình trung đại, để từ đó hình thành thói quen ham học và cảm thụ văn thơ
- Tôi đã quyết định chon đề tài “Mốt kinh nghiệm dạy – học thơ trữ tình trung đại lớp 7 ở trường THCS Trần Phú” với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quả hơn
trong giảng dạy để dạy tốt các bài thơ trữ tình trung đại trong chương
trình Ngữ văn 7, từ đó chất lượng học văn ngày càng được nâng lên
III THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
- Thời gian: năm học 2011 - 2012
- Địa điểm: Trường THCS Trần Phú – Thị xã Gia Nghĩa – Tỉnh Đăk nông
- Phạm vi: lớp 7AB
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 3Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều phương
pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau:
1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề thơ và phương pháp giảng dạy thơ trữ tình
2 Phương pháp điều tra, quan sát: Thông qua việc dự giờ thăm lớp, qua thưc tế dạy học
3 Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm Tìm hiểu thực trạng việc dạy học của giáo viên qua các bài thơ trữ tình trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS
4 Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên trong tổ xã hội về vấn đề dạy Ngữ văn nói chung và dạy thơ trữ tình trung đại 7 nói riêng
5 Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi
và tác dụng của các ý kiến đóng góp về phương pháp giảng dạy thơ trữ tình trung đại, từ đó điều chỉnh cho hợp lý hơn
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I TỔNG QUAN
I Nhìn chung về bộ phận thơ trữ tình trung đại lớp 7:
Dạy đọc hiểu thơ trữ tình, đặc biệt thơ trữ tình trung đại đòi hỏi một cách tiếp cận riêng khác với dạy các văn bản tự sự, miêu tả hay nghị luận Cho nên, trước khi dạy, người thầy cần nắm được hệ thống các bài thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7 để từ đó có định hướng, cách khai thác riêng cho từng cụm bài, từng bài Ta có thể theo dõi các tác phẩm thơ trữ tình trung đại lớp 7 qua bảng hệ thống sau:
1 Sông núi nước Nam Khuyết danh Thất ngôn tứ tuyệt Việt Nam
2 Phò giá về kinh Trần Quang Khải Ngũ ngôn tứ tuyệt Việt Nam
4 Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra Trần Nhân Tông Thất ngôn tứ tuyệt Việt Nam
6 Sau phút chia li
Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm dịch)
Song thất lục
7 Qua đèo Ngang Bà huyện ThanhQuan Thất ngôn bát cú đường luật Việt Nam
8 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Thất ngôn bát cú Đường luật Việt Nam
9 Xa ngắm thác núi Lư Lí Bạch Thất ngôn tứ tuyệt. Trung Quốc
10 Phong Kiều dạ bạc Trương Kế Thất ngôn tứ tuyệt. Trung Quốc
11 Cảm nghĩ trong đêm thanh Lí Bạch Ngũ ngôn tứ Trung Quốc
Trang 4tĩnh tuyệt
12 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương Thất ngôn tứ tuyệt Trung Quốc
13 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ Cổ phong Trung Quốc
Như vậy, phần chương trình thơ trung đại lớp 7 bao gồm cả phần thơ Việt Nam
và thơ Trung Quốc Tuy nhiên, giữa chúng có điểm chung bởi các bài thơ Việt Nam thời kì này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Phong cách thơ Đường của Trung Quốc Chính vì vậy, trong qúa trình dạy, cần bám sát đặc trưng thể loại, các tín hiệu nghệ thuật (chủ yếu là các thể thơ cổ điển, nghệ thuật đối, ước lệ, cách sử dụng từ ngữ) để trên cơ sở đó, dẫn dắt HS đi tìm cái hay, cái đẹp trong tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm
II Đặc trưng của thơ trữ tình trung đại lớp 7:
- Để dạy tốt thơ trữ tình trung đại, ta cần hiểu thế nào là thơ trữ tình Trung đại Đây
là một khái niệm còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên, trong phạm vi khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, tôi xin được cắt nghĩa ngắn gọn, đơn giản: Thơ trữ tình trung đại là các văn bản nghệ thuật mẫu mực, đạt đến độ hoàn thiện về hình thức (kết cấu, nghệ thuật sử dụng ngôn từ) và có giá trị cao ở nội dung (mượn cảnh hoặc việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế)
- Thơ trữ tình trung đại ở chương trình Ngữ văn 7 (xét theo phạm vi lãnh thổ) gồm thơ trữ tình trung đại Việt Nam và thơ trữ tình trung đại Trung Quốc
+Thơ trữ tình trung đại Việt Nam bao gồm các tác phẩm thơ viết trong thời kì phong kiến, từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, bao gồm bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm Bộ phận văn học chữ Hán chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc thời Đường Bộ phận văn học chữ Nôm ra đời sau (từ thế kỉ XVIII đến nửa cuối thế kỉ XIX) nhìn chung vẫn còn ảnh hưởng bởi phong cách thơ Đường song đã có nhiều sáng tạo (sự phá cách) về kết cấu bố cục, niêm luật, ý thơ
+Thơ trữ tình trung đại Trung Quốc: chủ yếu là các bài thơ thời Đường, đó là thành tựu tiêu biểu nhất của văn học đời Đường (từ thế kỷ VII đến thế kỷX) Đối với lịch sử văn học, thơ Đường ra đời trước nền văn học trung đại Việt Nam gần 3 thế kỷ Đối với bạn đọc Việt Nam, nhất là học sinh THCS, thơ Đường là sản phẩm tinh thần vừa xa về khoảng cách thời gian vừa xa về mặt ngôn từ Thông qua việc tiếp nhận , học sinh sẽ hiểu được những nột độc đáo của thơ ca đời Đường và có tác dụng rất lớn trong quá trình liên hệ học tập các tác phẩm thơ của dân tộc (đặc biệt là thơ ca thời kì Trung đại)
- Tuy nhiên, dù là thơ trữ tình trung đại Việt Nam hay Trung Quốc thì đều mang những nét đặc trưng cơ bản sau:
+ Về nội dung, gồm hai tầng nghĩa: nghĩa bề mặt (nghĩa phản ánh) và nghĩa hàm
ẩn (nghĩa biểu hiện), tương ứng với nó là bức tranh cảnh hoặc việc và bức tranh tâm trạng, trong đó, tâm trạng con người là mục đích chính của biểu cảm nghệ thuật
+ Về thể thơ: thơ trữ tình trung đại được tổ chức theo quy ước của các thể thơ tiêu biểu: lục bát, song thất lục bát, các thể thơ Đường, gồm:
Thất ngôn tứ tuyệt (Bốn câu, mỗi câu bẩy chữ), Ngũ ngôn tứ tuyệt (Bốn câu, mỗi câu năm chữ), Thất ngôn bát cú (Bốn câu, mỗi câu tám chữ) … Song chung quy lại , thơ Đường thường gồm 2 loại chính là Ngũ ngôn (mỗi câu 5 chữ) và Thất ngôn (mỗi câu 7 chữ) Các câu 1 ,2 , 4 hoặc chỉ có câu 2 , 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối Hai thể
Trang 5thơ chính của Thơ Đường là Cổ thể (gồm Cổ phong và Nhạc phủ) và Cận thể (hay Kim thể, gồm Luật thơ và Tuyệt cú) Thơ Cổ thể thường linh hoạt về số câu, không gò bó
về niêm luật, về cách gieo vần …; Thơ Cận thể (còn gọi là thơ Đường luật), tuy có gò
bó về niêm luật song lại có cấu trúc cân đối hài hoà, mỗi bài thơ giống như một bài toán giải đáp tình cảm, cảm xúc hay một vấn đề xã hội bằng hình tượng nghệ thuật Khai thác thơ trung đại cần căn cứ vào thể thơ để từ đó tìm hiểu cách biểu đạt đặc sắc của tác giả trong bố cục của bài
+ Nhịp thơ, âm điệu: trong thơ trữ tình, nhịp điệu có vai trò quan trọng Nó giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc Cách ngắt nhịp được xem là một từ đa nghĩa, có thể biểu hiện được các trạng thái cảm xúc: khi căm thù tột đỉnh, lúc xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn buồn tẻ, lúc xúc động dâng trào Những cung bậc tình cảm ấy nhiều khi không được mô tả bằng chữ nghĩa, sự ngắt nhịp là một trong những phương tiện hữu hiệu để thể hiện “sự im lặng không lời”, tạo nên ý tại ngôn ngoại + Vần thơ, thanh điệu: tiếng Việt rất giàu tính nhạc, hệ thống vần và thanh điệu là những yếu tố cơ bản tạo nên tính nhạc của tiếng Việt nói chung và ngôn từ văn học nói riêng, cho nên cần chú ý đến yếu tố này khi phân tích thơ trữ tình Gieo âm a (trong bài
“Qua Đèo Ngang”)gợi âm hưởng buồn bã, bâng khuâng, nỗi buồn như lan tỏa, thấm vào cảnh vật của người nữ sĩ; gieo vần “âu” (trong bài “Chinh phụ ngâm khúc”) “Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu – ngàn dâu xanh ngắt một màu ” gợi sự u sầu, đau khổ của người chinh phụ trước cảnh li biệt Sự phối hợp các thanh bằng trắc cũng góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ
+ Ngôn từ, chi tiết, hình ảnh thơ: văn học là nghệ thuật của ngôn từ, ngôn từ có giá trị biểu cảm cao trong các bài thơ trữ tình, đặc biệt hệ thống các từ láy; với các bài thơ mang phong cách cổ điển thì càng cần chú ý đến hệ thống từ ngữ, những chữ được coi
là “nhãn tự” của bài thơ, làm nổi bật được cái thần của tác phẩm
+ Phép tu từ: điệp từ, điệp ngữ, nhân hóa, đặc biệt phép đối là những biện pháp nghệ thuật góp phần thể hiện nội dung văn bản một cách hiệu quả Trong thể thơ thất ngôn bát cú, phép đối phải có ở các câu 3 và 4, 5 và 6; trong thể thơ tứ tuyệt, phép đối xuất hiện ở câu 3 và 4, cũng có khi xuất hiện ở câu 1 và 2, hay ngay trong câu thơ cũng phép đối (gọi là tiểu đối) Phép đối trong thơ cổ điển thường đối cả ý, từ loại lẫn thanh điệu, điều đó khiến cho ý thơ vượt ra ngoài tác phẩm, “ý tại ngôn ngoại”
+ Không gian và thời gian trong thơ trữ tình: là nơi tác giả hay nhân vật trữ tình xuất hiện để thổ lộ tấm lòng mình Không gian thường gắn với các địa điểm như núi cao, biển rộng, sông dài Cho nên, cần chú ý xem nhà thơ mô tả không gian đó có gì đặc biệt, không gian ấy có ý nghĩa gì trong việc phản ánh nội dung miêu tả và biểu cảm của bài thơ
Xác định được các đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình trung đại để có phương pháp phù hợp khi hướng dẫn học sinh khai thác, cảm thụ tác phẩm thơ là điều hết sức quan trọng
CHƯƠNG II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I Thực trạng:
a) Về phía nội dung chương trình thơ trữ tình trung đại 7:
- Phần nội dung chương trình Ngữ văn 7 kì I có nhiều bài thơ trung đại rất tiêu biểu, đặc sắc Trước đây, một số bài thơ này được học trong chương trình 9 nhưng theo
Trang 6quan điểm đổi mới, các tác phẩm này đã được đưa xuống chương trình văn 7 Vì vậy
để học sinh nắm được cái thần của bài thơ, hiểu được ý nghĩa sâu xa của bài thơ quả là rất khó
b) Về phía học sinh:
- Nhiều HS tỏ ra ngại học phần thơ trữ tình trung đại, không hứng thú, nhất là các bài thơ có bản phiên âm chữ Hán Nhiều học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, còn thờ ơ, lãnh đạm với tác phẩm văn chương, nhất là thơ, thường ít hiểu, ít yêu thơ Các em học các bài thơ trong sách giáo khoa cũng bình thường như các bài học khác, ít em có một quyển sổ đẹp để chăm chút viết vào đấy những bài thơ hay mà mình yêu thích Đối với nhiều em, thế giới thơ còn là một thế giới xa lạ Nếu có ai hỏi các em về những bài thơ hay mà các em thích, thường khi hiểu biết của các em quanh quẩn cũng không ngoài các bài thơ đã học trong sách giáo khoa và sở dĩ các em thấy hay vì có in trong sách giáo khoa và thầy giáo bảo vậy Cá biệt không phải không có em “sợ” thơ, bởi vì có những bài thơ có phiên âm chữ Hán,
từ ngữ khó hiểu, điển cố nặng nề gây cho các em nhiều mệt nhọc, mà cách giảng của người thầy nhiều lúc cũng chưa làm cho các em hiểu rõ và thấy hay thêm được chút nào Từ đó học sinh mất hứng thú khi học văn và kéo theo chất lượng học văn ngày càng sa sút
c) Về phía giáo viên:
- Với những văn bản thơ chữ Hán, một số giáo viên khi phân tích chủ yếu hướng dẫn các em phần nhiều bám vào bản dịch thơ mà sao nhãng hoặc quên lãng bản phiên
âm (bản gốc), HS không thể nhớ nổi một từ hay một câu thơ hay trong bản gốc
- Tiếp cận với những bài thơ mĩ lệ, mang tính mẫu mực, một số giáo viên
tham phần bình, bình quá nhiều khiến thiếu thời gian để học sinh phát huy năng lực sáng tạo của mình trong quá trình cảm nhận
- Một số giáo viên lại lại chỉ chú ý đến hệ thống câu hỏi mà chưa chú ý đến phần bình, giờ dạy khô khan, điều đó khiến cho năng lực cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm với học sinh chưa hoàn toàn đúng mức
II Một số biện pháp dạy thơ trữ tình trung đại lớp 7
Thơ trữ tình trung đại là một vườn hoa rộng lớn, mỗi bài thơ mang trong mình một dáng vẻ độc đáo riêng về mặt nội dung, song nếu đi sâu phân tích, bình giá có tính lí luận, chúng ta có thể thấy được trong mỗi bài thơ vẫn chất chứa những hơi thở chung, gộp lại thành những nét của một phong cách thơ mẫu mực Đó là chất cổ điển trong vẻ đẹp, trong màu sắc không gian và thời gian; là bút pháp chấm phá như muốn ghi lại linh hồn của tạo vật; là điểm nhấn nghệ thuật rộng mở, tĩnh trong cái động, động chìm trong tĩnh Để giúp học sinh có thể tiếp thu tốt hơn những tác phẩm thơ Đường tôi xin nêu một số cách dẫn dắt để học sinh tiếp cận và cảm thụ tác phẩm thơ theo hướng tích cực:
1 Đối với khâu chuẩn bị
- Về phía giáo viên: tìm hiểu bài kĩ lưỡng nhuần nhuyễn đến mức thuộc thơ, sống với bài thơ, tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để hiểu được thấu đáo nội dung tư tưởng của tác phẩm Hướng dẫn HS soạn kĩ ở nhà, kiểm tra kĩ bài soạn của
HS, có biện pháp nhắc nhở, phê bình hay báo với giáo viên chủ nhiệm nếu HS có biểu hiện soạn chống đối như soạn sơ sài, soạn nhưng chỉ là chép lại mà không hiểu, không nhớ
Trang 7- Về phía học sinh: cần chuẩn bị bài soạn chu đáo trên cơ sở hướng dẫn của hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên Với HS học tốt, cần đọc thêm tư liệu để bước đầu hiểu được tác phẩm, sưu tầm các câu thơ, bài thơ có nét tương đồng với tác phẩm sắp học hay các nhận định về tác phẩm
2 Đối với hoạt động dạy học trên lớp lớp:
Bước 1 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: giáo viên nên hết sức coi trọng khâu kiểm tra sự chuẩn bị của HS, bởi đây chính là tiền đề quan trọng để HS cảm thụ được tác phẩm ngay trên lớp
Bước 2 Vào bài: giáo viên cần chú ý khâu vào bài để tạo không khí phù hợp với
bài học Có thể là một bài hát, một bản nhạc, một bức tranh mang nội dung tư tưởng tương đồng với tác phẩm chuẩn bị học
Ví dụ: khi học bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch, giáo viên có thể cho HS nghe bài hát “Quê hương” của Đỗ Trung Quân Âm điệu ngọt ngào cùng lời bài hát đằm thắm, thiết tha khiến HS cảm nhận dễ dàng hơn, cụ thể hơn về tình yêu quê hương trong mỗi con người, và như vây, cách tiếp cận với bài thơ sẽ học trở nên
dễ dàng hơn
Bước 3: Đọc văn bản – tiếp xúc văn bản:
- Đọc thơ: Đọc thơ là để tạo tâm thế ban đầu cần thiết cho học sinh cũng chính là bước đầu tiếp cận hình tượng thơ Cần đọc cả bản phiên âm, dịch nghĩa (nếu có), dịch thơ
- Đọc diễn cảm là tạo điều kiện cho cảm xúc của học sinh được khởi động theo âm-vang của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ thơ, và ngôn ngữ nhân vật, cái mà đọc bằng mắt nhiều khi không đạt được Đọc chính là tạo lên rung động thơ, tạo lên sự đồng điệu về tâm hồn để rồi tiến tới sự đồng tình và đồng ý với tác giả
Bước 4: Đọc – tìm hiểu nội dung văn bản:
Thơ trữ tình Trung đại thường mượn cảnh tả tình, nên nội dung của bài thường là bức tranh cảnh và bức tranh tâm trạng (nội dung chính) Vì vậy các văn bản TTTĐ thường đạt giá trị cao về nghệ thuật ngôn từ Bởi vậy, khi phân tích, giáo viên cần cho
HS phát hiện và phân tích về giá trị nghệ thuật của bài để hiểu được nội dung tư tưởng
mà tác giả gửi gắm kín đáo, giáo viên cần chú ý khai thác:
+ Xác định Bố cục của bài (theo đặc trưng thể loại hoặc diễn biến tình cảm, tâm
trạng nhân vật) Giáo viên cần căn cứ vào đó để có cách tìm hiểu linh hoạt:
Ví dụ, khi dạy bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà huyện Thanh Quan), đây là một bài thơ tuân theo các quy định nghiêm ngặt của phong cách thơ Đường, vì vậy, giáo viên nên hướng dẫn HS khai thác theo bố cục của bài thất ngôn bát cú, gồm 4 phần đề -thực – luận – kết, ở mỗi phần luôn có sự song hành bức tranh cảnh và bức tranh tâm trạng, giáo viên cần chú ý hướng dẫn HS khai thác tìm hiểu
+ Nhịp thơ, vần thơ, thanh điệu, âm hưởng: giáo viên cần chú ý hướng dẫn HS
khai thác các yếu tố này, bởi chúng góp phần thể hiện cảm xúc của chủ thể hay nhân vật trữ tình
Với bài thơ “Nam quốc sơn hà”, cần để HS thấy nhịp thơ chậm thể hiện nội dung
tư tưởng của bài, đó là lời tuyên bố dõng dạc, đanh thép về quyền tự chủ của dân tộc
Với bài “Tụng giá hoàn kinh sư”, cần hướng dẫn HS thấy được tác dụng của việc
sử dụng nhịp thơ nhanh, dồn dập nhằm diễn tả khí thế chiến thắng của tướng sĩ nhà Trần
Trang 8 Với bài “Thiên trường vãn vọng”, HS cần phát hiện cách gieo vần ở bản phiên
âm (vần “iên”) để thấy được âm hưởng của bài: êm đềm, yên ả
+ Ngôn từ, chi tiết, hình ảnh thơ: khi khai thác bài, giáo viên cần chú ý đến hệ
thống từ ngữ được sử dụng, đó là các tính từ, các từ láy gợi hình gợi cảm, các động từ, các hình ảnh thơ để thể hiện sâu sắc, rõ nét bức tranh cảnh và bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình
Trong bài “Qua Đèo Ngang, đó là hệ thống các từ láy mang giá trị gợi hình gợi cảm: “lom khom”, gợi lên hình ảnh những tiều phu bóng dáng nhỏ bé, nhạt nhòa như muốn chìm lắng vào trong không gian núi rừng hui hắt, vắng lặng; “lác đác” gợi lên sự thưa thớt, vắng vẻ của những ngôi nhà chợ ven sông Tất cả đều nhằm làm nổi bật lên bức tranh thiên nhiên đèo Ngang heo hút lúc chiều tà, ẩn trong đó là tâm trạng buồn bã
cô đơn của người “lữ khách”
Trong bài “Chinh phụ ngâm khúc”, một số tính từ được sử dụng có giá
trị biểu cảm cao: “xanh xanh”, “xanh ngắt”, cần cho HS thấy sự có mặt của các tính từ này khiến cho mức độ màu xanh ngày càng đậm lại, cả một không gian như thấm đẫm sắc xanh vời vợi, mênh mông, thăm thẳm Đó không chỉ là màu xanh cụ thể
mà là màu xanh trừu tượng (màu xanh tâm trạng): màu xanh nhung nhớ, màu xanh cô đơn, màu xanh của sự chia lìa, buồn khổ và hoàn toàn tuyệt vọng Chính màu xanh ấy
đã góp phần làm nổi bật tâm trạng cô đơn trĩu nặng của người chinh phụ
Trong bài “Tụng giá hoàn kinh sư”, HS cần thấy được dụng ý của việc dùng các động từ mạnh đứng đầu, “đoạt”, “cầm”, đó là thế chủ động tiến công mạnh mẽ, là chiến thắng oanh liệt, vẻ vang của quân dân nhà Trần, là đòn thua thảm hại của giặc
Trong bài “Thiên Trường vãn vọng” (Trần Nhân Tông), tìm hiểu 2 câu cuối, giáo viên nên chú ý hướng HS vào khai thác 2 hình ảnh mà tác giả lựa chọn: “mục đồng” và
“cò trắng”: trên những con đường nhỏ quanh co trở về thôn xóm, từng đàn trâu nối đuôi nhau trong âm thanh tiếng sáo chiều réo rắt, văng vẳng; trên những cánh đồng quê yên ả, từng đôi cò trắng bay liệng, nối tiếp hạ xuống Ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ đầy
âm thanh và màu sắc, thanh tao và dào dạt sức sống Bút pháp điểm nhãn, lấy động tả tĩnh, cảnh đồng quê thanh bình, êm đềm, tĩnh lặng và tràn đầy sức sống
Đặc biệt, giáo viên cần chú ý hướng dẫn HS khai thác triệt để những từ được coi
là “nhãn tự” của bài thơ
+ Phép tu từ: điệp từ, điệp ngữ, nhân hóa, đặc biệt phép đối Nên hướng dẫn HS
phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật cơ bản và từ đó cảm nhận được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó đem lại
Ví dụ, câu thơ “Hương âm vô cải mấn mao tồi” (trong bài “Hồi hương ngẫu thư”), ta thấy có phép tiểu đối: giọng quê không đổi >< mái tóc đã thay đổi Phép đối càng làm nổi bật tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình: cho dù thời gian có làm cho mái tóc thay đổi nhưng tình cảm với quê hương không hề đổi thay, trước sau như một, vẫn nguyên vẹn, thắm thiết, bền chặt
Nghệ thuật so sánh, điệp từ trong bài “Côn Sơn ca” (Nguyền Trãi) khiến khung cảnh thiên nhiên trở nên thanh cao, khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ Thiên
nhiên đã trở thành người bạn tri kỉ, gắn bó, hòa vào tâm hồn Nguyễn Trãi
+ Phân tích tác phẩm phải gắn liền với thân thế, phong cách tác giả và hoàn cảnh xã hội nảy sinh tác phẩm, điều đó sẽ giúp học sinh hiểu tác phẩm một cách đúng
đắn, sâu sắc hơn
Trang 9 Chẳng hạn, phong cách thơ Lý Bạch là phong cách của một thi tiên Ông là người thông minh, biết làm thơ từ thuở nhỏ, giao du rộng rãi, thạo kiếm thuật.Từ trẻ ông đã
xa gia đình đi du ngoạn tìm đường lập công danh sự nghiệp Chính vì điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách thơ của ông: một tâm hồn phóng khoáng, tự do, hình ảnh thơ tươi sáng kỳ vĩ ,một người thích viễn du, thích thưởng ngoạn cái đẹp Đặc trưng này trong con người ông đã ảnh hưởng đến các tác phẩm của ông Vì vậy , dạy thơ ông, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh cảm nhận theo hướng trên ,chẳng hạn trong 2 câu thơ :
Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị ngân hà lạc cửư thiên
( Vọng Lư Sơn bộc bố )
Dịch thơ : Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước
Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây
Lý Bạch đã xây dựng một hình tượng thiên nhiên kì vĩ và diệu xảo nhờ trí tưởng tượng mạnh mẽ, kì lạ, đạt đến mức điêu luyện Chính sự lãng mạn, phóng túng
ấy đã tạo nên nét riêng trong thơ Lý Bạch
Dạy Tĩnh dạ tứ ( Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) học sinh phải nắmđược: Thuở
nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng.Từ 25 tuổi, ông đã xa quê
và xa mãi Bởi vậy cứ mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà da diết
Còn dạy thơ Đỗ Phủ, giáo viên cần hướng học sinh vào chất thánh trong con người ông, phong cách thơ ông khác hẳn với Lý Bạch, ông viết về mọi đề tài và không
đề tài nào thoát ly thời cuộc vì cuộc đời ông nhiều gian nan vất vả Ông đã có một thời gian ngắn làm quan song từ quan vì xảy ra sự biến An Lộc Sơn, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm Gần như suốt cuộc đời ông sống trong cảnh nghèo đói bệnh tật Ông là đại diện của khuynh hướng thơ hiện thực , ngòi bút của ông luôn hướng vào phía dân nghèo:
… Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
( Bài ca nhà tranh bị gió thu phá )
Men theo chặng đường thơ Đỗ Phủ sẽ giúp học sinh thấy được bức tranh hiện thực đời Đường đậm nét Qua đó hiểu thêm về phong cách thơ của tác giả
+ Luôn có sự kết hợp hài hoà giữa phiên âm, dịch nghĩa với dịch thơ (với những
văn bản chữ Hán) để HS hiểu đầy đủ dụng ý nghệ thuật của tác giả:
Dạy thơ nói chung đã khó, dạy thơ tiếng nước ngoài qua bản dịch ( đặc biệt là thơ chữ Hán ) lại càng khó hơn Bởi lẽ một thực tế , giữa nguyên tác và bản dịch vẫn có độ chênh: Hao hụt hoặc sai lệch ít nhiều … Vì lẽ đó, khi dạy những tác phẩm loại này, giáo viên thường gặp rất nhiều lúng túng Cho học sinh cảm nhận theo hướng nào ? Phân tích bài thơ ra sao ? Bắt đầu khai thác từ đâu ? Kết quả là không ít giáo viên khi dạy mảng văn thơ dịch mới chỉ đưa học sinh vào những hướng cảm thụ một cách
sơ sài, đôi khi còn chưa sát ý
Việc đối chiếu phần dịch nghĩa và dịch thơ với nguyên âm trong quá trình giảng văn là một thao tác hết sức cần thiết để giải mã tác phẩm một cách có hiệu quả Để tiến hành, trong quá trình dạy giáo viên cần định hướng cho học sinh vào với không khí của
sự so sánh, đối chiếu
Chẳng hạn ,dạy bài "Vọng Lư Sơn bộc bố" ( Xa ngắm thác núi Lư ) của Lí Bạch, giáo viên cần đưa ra cho học sinh các câu hỏi dạng như:
Trang 10- Ở mỗi câu trong phần dịch thơ có gì khác với bản phiên âm?
- Từ nào, ý nào đã bị mất trong bản phiên âm đã bị mất khi chuyển sang bản dịch thơ ?
Câu 1 - Phiên âm: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
- Dịch nghĩa: Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khóii tía
- Dịch thơ: Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Chủ thể của hai động từ "chiếu" và "sinh" là mặt trời Do đó, quan hệ giữa 2
vế câu là quan hệ nhân - quả Nghĩa là mặt trời chiếu ánh nắng vào hơi nước trên đỉnh Hương Lô làm cho hơi nước biến thành màu tía Tác giả đem đến cho nó một vẻ đẹp mới: vẻ đẹp dưới ánh nắng mặt trời Câu thơ vẽ lên một cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ, vừa rực rỡ ,vừa huyền ảo Trong bản dịch thơ bỏ mất từ "sinh" làm cho quan hệ nhân-quả này bị phá vỡ, chủ thể là khói tía Cho nên cảnh tượng kì vĩ trên cũng bị giảm đi phần nhiều
Câu 2 - Phiên âm: Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
- Dịch nghĩa: Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước.
- Dịch thơ: Xa trông dòng thác trước sông này
Bản dịch thơ đó bỏ đi từ "quải" (treo ) làm mất ảo giác về dòng thác như một tấm vải treo từ đỉnh núi rủ xuống Ảo giác này rất phù hợp với vị trí đứng ngắm dòng thác từ xa của tác giả Nhìn từ xa dòng thác tuôn trào liên tục giống như dải lụa trắng
rủ xuống, bất động treo trên vách núi rủ xuống phía trước dòng sông Bản dịch đã làm
cho ấn tượng về dòng thác trở nên mờ nhạt và liên tưởng ở câu sau ( Nghi thị ngân hà
lạc cửu thiên - Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây) trở nên thiếu cơ sở Nếu dịch được từ
“quải” thì sẽ làm cho dòng thác trở nên sinh động hơn rất nhiều
Từ những dẫn chứng cụ thể trên , chúng ta rất dễ dàng nhận thấy là giữa bản phiên âm và bản dịch thơ đôi khi còn có sự chênh lệch khá xa Nếu chỉ chú trọng đến việc phân tích bản dịch thơ mà quên đi nguyên tác e rằng học sinh chỉ hiểu được cái hay trong văn bản thơ của dịch giả mà không hiểu hết những nét riêng, những thông điệp mà nhà thơ muốn gửi tới độc giả qua sáng tạo nghệ thuật của mình
Trong bài “Côn Sơn ca” (Nguyễn Trãi), đây là một bài thơ được viết bẵng chữ Hán, theo thể điệu ca khúc cổ điển gồm 36 câu thơ chữ Hán, câu ngắn nhất 4 chữ, câu dài nhất 10 chữ, phần lớn là câu ngũ ngôn và thất ngôn Tuy nhiên, khi dịch, dịch giả
đã chuyển điệu, chuyển thể thành 26 câu thơ lục bát, một thể thơ do người Việt Nam sáng tác với số câu trong bài không hạn định, đây là bản dịch vừa sát ý, vừa thể hiện cái hay của tác phẩm qua phần dịch đầy sáng tạo Chính vì vậy, bài thơ “Côn Sơn ca” được độc giả biết nhiều qua bản dịch hơn
+ Chú ý đến cảnh và tình được thể hiện trong tác phẩm: các thi nhân xưa thường
tức cảnh sinh tình, nhìn cảnh mà nghĩ đến mình, cảnh là cái cớ để bộc lộ tình cảm trong lòng, tâm cảnh chi phối cái nhìn ngoại cảnh Cảnh và tình có liên hệ mật thiết với nhau, vì vậy, khi khai thác, giáo viên cần bám chắc vào đặc trưng này
Dạy bài “Qua Đèo Ngang” (Bà huyện Thanh Quan), cần chú ý hai bức tranh ngoại cảnh và tâm cảnh song song: ẩn bên trong bức tranh một Đèo Ngang hoang sơ, hiu hắt, vắng lặng khi chiều tà là nỗi lòng nhớ nước thương nhà của một con người cô đơn, nặng lòng hoài cổ
+ M ột trong những biểu hiện tích cực của đổi mới phương pháp dạy học trong giờ Đọc – hiểu thơ trữ tình là giảng bình