Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

77 576 0
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiền lương là một trong những chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô quan trọng của nhà nước nhằm phân phối, điều tiết thu nhập; phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là các nguồn nhân lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong khu vực sản xuất kinh doanh, tiền lương là giá cả sức lao động, là yếu tố đầu vào của sản xuất, tham gia vào hình thành chi phí sản xuất và phân phối theo kết quả đầu ra của sản xuất kinh doanh; thuộc quan hệ lao động giữa một bên là người sử dụng lao động và một bên là người lao động. Trong thời gian thực tập tại Nhà máy Z153, em đã tập trung tìm hiểu các thông tin về công tác lao động - tiền lương trong Nhà máy, nội dung trong đó có việc thực hiện các hình thức trả lương, em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153” để thực hiện khoá luận tốt nghiệp của mình.

Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Tiền lươngmột trong những chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô quan trọng của nhà nước nhằm phân phối, điều tiết thu nhập; phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là các nguồn nhân lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong khu vực sản xuất kinh doanh, tiền lương là giá cả sức lao động, là yếu tố đầu vào của sản xuất, tham gia vào hình thành chi phí sản xuất và phân phối theo kết quả đầu ra của sản xuất kinh doanh; thuộc quan hệ lao động giữa một bên là người sử dụng lao động và một bên là người lao động. Trong thời gian thực tập tại Nhà máy Z153, em đã tập trung tìm hiểu các thông tin về công tác lao động - tiền lương trong Nhà máy, nội dung trong đó có việc thực hiện các hình thức trả lương, em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153” để thực hiện khoá luận tốt nghiệp của mình. 1. Lý do lựa chọn đề tài: Hiện nay, công tác tiền lương ở nước ta còn nhiều bất cập: Tiền lương tối thiểu quá thấp, chưa đủ tái sản xuất lao động giản đơn, thấp hơn các nước trong khu vực 30 – 40%. Trong khí đó, tiền lương trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước chưa phản ánh đúng giá trị và giá cả trên thị trường lao động; chưa đảm bảo công bằng trong phân phối tiền lương và thu nhập giữa các ngành nghề có lợi thế so sánh với các ngành nghề khác. Trả lương trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, nhìn chung vẫn còn bình quân, chưa khuyến khích người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi,… Với Nhà máy Z153một doanh nghiệp quốc phòng, sự phát triển của Nhà máy không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội. Do đó, nghiên cứu hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy nhằm phát Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Huyền - Lớp Công nghiệp 45A 1 1 Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp huy chức năng của công tác tiền lương có tác dụng góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. 2. Đối tượng của đề tài: Nghiên cứu hoạt động trả lương tại Nhà máy Z153. 3. Phạm vi của đề tài: - Được giới hạn ở công tác trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 - Số liệu được sử dụng từ năm 2002 trở lại đây. 4. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp luận duy vật lịch sử - duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin để vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp điều tra - Phương pháp thống kê và so sánh - Phương pháp tư vấn 5. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của công tác trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153, đề tài phát hiện những tồn tại, phân tích những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại đó. Từ đó đề xuất một số giải phảp nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153. Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận được kết cấu thành 3 chương sau: Chương I: Tổng quan về Nhà máy Z153 Chương II: Thực trạng công tác tiền lương và việc vận dụng trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153. Chương III: Phương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153. Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Huyền - Lớp Công nghiệp 45A 2 2 Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY Z153 1.1. Khái quát sự hình thành, phát triển và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Z153 1.1.1. Thông tin chung về Nhà máy Z153 Tên doanh nghiệp: Nhà máy Z153 Tên giao dịch: Với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng là: Nhà máy Z153 Với các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế ngoài quân đội là: Công ty Chiến Thắng Tên tiếng Anh: Victory Company Tên viết tắt: VICCO Hình thức pháp lý: Doanh nghiệp Nhà nước Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và sửa chữa xe, máy và phụ tùng phục vụ cho quốc phòng. Địa chỉ: Thị trấn Đông Anh – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội Điện thoại: (04) 8832139 Fax: (04) 8832254 Theo Quyết định của Bộ Quốc phòng, Nhà máy Z153một đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng tại ngân hàng. Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Huyền - Lớp Công nghiệp 45A 3 3 Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp 1.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Z153 1.1.2.1. Giai đoạn từ 1965 đến1975 Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, được cấp trên trực tiếp chỉ đạo, chi viện, từ ngày 20 tháng 4 năm 1968 Nhà máy Q153 (tên gọi lúc bấy giờ của Nhà máy Z153 hiện nay) chính thức đi vào hoạt động theo nhiệm vụ thiết kế Công trình 75127, có chức năng nhiệm vụ sửa chữa lớn xe tăng - thiết giáp, xe xích kéo pháo với trang bị đồng bộ của Liên Xô. Đây là cột mốc đánh dấu bước phát triển mới của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam và của ngành xe máy quân đội. Ngay từ khi thành lập, Ban Giám đốc Nhà máy đã tập trung xây dựng 5 khâu quản lý: quản lý kế hoạch, quản lý lao động, quản lý vật tư, quản lý kỹ thuật và quản lý tài chính. Trong ba năm (1969 – 1971) Nhà máy vừa tập trung xây dựng, cải tạo, khôi phục nhà xưởng bị bom đạn Mỹ tàn phá lần thứ nhất (1966), vừa tổ chức tiếp nhận, lắp đặt thiết bị, đưa dây chuyền sửa chữa xe vào hoạt động. Những chiếc xe tăng đầu tiên đạt tiêu chuẩn sửa chữa lớn ở nước ta lần lượt được xuất xưởng, đánh dấu bước trưởng thành về trình độ kỹ thuật, mở ra khả năng sửa chữa lớn các loại xe tăng - thiết giáp ở Nhà máy Q153. Từ đầu năm 1972, cục diện chiến trường có nhiều thay đổi, Nhà máy đổi phiên hiệu thành A153. Nhà máy đã giữ vững sản xuất trong mọi tình huống, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuát, phục hồi phụ tùng và sửa chữa xe tăng, xe xích, bảo đảm chi viện thiết bị, nhân lực cho các nhà máy bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ; đã hoàn thành xuất sắc chiến dịch cải biên xe phục vụ chiến đấu và kế hoạch sản xuất đột xuất bảo đảm cho nhiệm vụ vận tải quân sự. Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Huyền - Lớp Công nghiệp 45A 4 4 Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp Trong các năm 1973 – 1975, nhiệm vụ của Nhà máy tăng lên rất nhanh, khối lượng xây dựng nhà xưởng do bom đạn Mỹ tàn phá lần thứ hai (1972) rất nặng nề, toàn bộ thiết bị được di chuyển từ nơi tán về Nhà máy để tập trung cho nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa, đáp ứng kịp thời yêu cầu của các chiến trường, đồng thời đào tạo gấp thợ sửa chữa bổ sung cho Nhà máy và chi viện cho các quân khu, binh chủng. Tháng 7 năm 1975, Tổng cục Kỹ thuật thực hiện quản lý hai cấp, các nhà máy mang phiên hiệu A chuyển sang phiên hiệu Z. Với hơn 7 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà máy Z153 đã bám sát chức năng nhiệm vụ, huy động toàn bộ nhân tài, vật lực cho nhiệm vụ bảo đảm sản xuất, sửa chữa phục vụ bộ đội chiến đấu và xây dựng, khôi phục nhà xưởng quan hai lần bom đạn Mỹ tàn phá, từng bước xây dựng Nhà máy thành cơ sở sửa chữa xe tăng - thiết giáp hiện đại của quân đội. 1.1.2.2. Giai đoạn từ 1976 đến 1986 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cách mạng nước ta bước sang thời kỳ lịch sử mới với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhà máy chuyển dần từ cơ chế hành chính, bao cấp sang hạch toán, từ giao nhiệm vụ chuyển sang giao kế hoạch, thực hiện giá trị tổng sản lượng và chỉ tiêu sản lượng sản phẩm chủ yếu, từ giao việc, khoán việc sang trả lương sản phẩm… Về quản lý kế hoạch, Nhà máy từng bước nâng cao chất lượng hợp đồng sản xuất, phương pháp giao kế hoạch, xác nhận việc hoàn thành kế hoạch tháng, quý cho các phân xưởng kịp thời chính xác, duy trì đều đặn chế độ giao ban sản xuất hàng tuần, hàng tháng, Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Huyền - Lớp Công nghiệp 45A 5 5 Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp nội dung và chất lượng giao ban sản xuất ngày càng được cải tiến, việc xây dựng kế hoạch sản xuất đã dựa trên những cơ sở phân tích có căn cứ. Trong những năm 1981 – 1983, Nhà máy chú trọng thực hiện tốt các chế độ trách nhiệm, chế độ thưởng phạt, các biện pháp hành chính, đặc biệt chú ý biện pháp kinh tế, nghiên cứu vận dụng trả lương theo sản phẩm cuối cùng và bước đầu tổ chức trả lương theo sản phẩmmột số phân xưởng và linh hoạt trả lương theo thời gian có thưởng ở một số khâu khác, đồng thời áp dụng các hình thức trả lương khoán ở những khâu “căng” của các phân xưởng và đội sản xuất. Năm 1986, trong bối cảnh đất nước còn mất cân đối lớn về nhiều mặt, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách mới để tháo gỡ. Song những khó khăn chưa được thu hẹp, có mặt diễn biến rất phức tạp như giá cả, tiền tệ đã tác động chi phối đến các hoạt động của đơn vị. Đây cũng là nguyên nhân làm hạn chế đến kết quả nhiều mặt của Nhà máy đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế. 1.1.2.3. Giai đoạn từ 1987 đến nay Năm 1987 là năm đầu toàn quân và dân ta tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng VI và là năm đầu tiên đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Cũng như nhiều xí nghiệp quốc phòng khác, Nhà máy đang đứng trước những khó khăn, thử thách của cơ chế thị trường và tình hình kinh tế đất nước mất cân đối về nhiều mặt, đặc biệt là nguồn bảo đảm vật tư, tài chính… Mặt khác, Nhà máy được chuyển giao từ Tổng cục Kỹ thuật về Binh chủng Thiết giáp trong tình hình lãnh đạo, chỉ huy mất đoàn kết nghiêm trọng; đời sống cán bộ, công nhân viên có nhiều khó khăn, tư tưởng không ổn định và giảm sút niềm tin đối với một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy. Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Huyền - Lớp Công nghiệp 45A 6 6 Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp Bằng nhiều biện pháp cả về tổ chức và chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo và chỉ huy các cấp, cùng với tinh thần khắc phục khó khăn, tích cực lao động sản xuất của toàn thể cán bộ, công nhân viên, Nhà máy đã liên tục vượt mức kế hoạch các năm, nâng cao chất lượng sửa chữa, phát triển hàng kinh tế để đứng vững trên thị trường. Từ năm 1994, Nhà máy tập trung vào đầu tư chiều sâu nhằm phát huy tiềm lực kỹ thuật công nghệ, đáp ứng yêu cầu phục vụ quân đội và sản xuất hàng kinh tế. Đến nay, Nhà máy đã có hai lần thực hiện đầu tư chiều sâu giai đoạn I (1994 – 1997) và giai đoạn II (1998 – 2000). Từ năm 1998 đến nay, Nhà máy luôn chủ trương phát triển về mọi mặt, thực hiện mục tiêu “Đổi mới, hiện đại, chất lượng, hiệu quả”. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Nhà máy Z153 Nhà máy Z153 áp dụng cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng, trong đó Giám đốc được sự giúp sức của các cấp dưới; tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng (Chính uỷ) nhưng không can thiệp vào công việc quản lý điều hành. Như vậy, với cơ cấu này, chế độ một thủ trưởng được đảm bảo nhưng vẫn phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng tham mưu, đồng thời thực hiện tốt quyền làm chủ tập thể của người lao động. Ban giám đốc Nhà máy bao gồm: * Giám đốc: là người chỉ huy cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy, có nhiệm vụ nắm vững và chấp hành đầy đủ đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ và Quân đội, các thể lệ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và đề ra các phương án phát triển sản xuất kinh doanh của Nhà máy Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Huyền - Lớp Công nghiệp 45A 7 7 Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp theo đúng chủ chương và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật mà Tổng cục giao cho, kết hợp với tính năng động chủ quan của Nhà máy nhằm đảm bảo cho các kế hoạch tiên tiến và hiện thực. * Phó giám đốc Kỹ thuật: giúp việc cho Giám đốc về công tác kỹ thuật, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chỉ đạo các công tác kỹ thuật trong Nhà máy nhằm đảm bảo cho thực hiện kế hoạch nhiệm vụ hiệu quả, phục vụ cho việc phát triển sản xuất của Nhà máy; thường xuyên nghiên cứu hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật thiết bị, công nghệ chế tạo sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa vào sản xuất ngày càng nhiều mặt hàng quý phục vụ cho công tác sửa chữa xe, máy. * Phó giám đốc Sản xuất - Vật tư: giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác sản xuất; trực tiếp chỉ huy sản xuất hàng ngày, chuẩn bị sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất theo đúng kế hoạch; thực hiện các định mức, chỉ tiêu kỹ thuật, bảo đảm sản lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế; cải tiến lề lối làm việc. * Chính uỷ: là thủ trưởng công tác Đảng, công tác chính trị; trực tiếp chỉ đạo công tác hành chính, quân sự, các hoạt động của tổ chức Đảng, Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và công tác quân sự hậu cần, vận tải. Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Huyền - Lớp Công nghiệp 45A 8 8 Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp Mô hình 1.1: đồ bộ máy quản trị Nhà máy Z153 Nhà máy tổ chức thành 9 phòng và 8 phân xưởng với chức năng của từng bộ phận như sau: * Phòng Kế hoạch: là cơ quan giúp Giám đốc công tác Kế hoạch: sản xuất, tạo nguồn, tiêu thụ sản phẩm, giá thành, định hướng phát triển của Nhà máy và công tác điều độ sản xuất. Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Huyền - Lớp Công nghiệp 45A 9 9 PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT - VẬT TƯ PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT CHÍNH UỶ GIÁM ĐỐC Phòn g Tổ chức lao động Phòn g Tài chính Kế toán Phòn g Kỹ thuật Công nghệ Phòn g Cơ điện Phòn g Kiểm tra chất lượn g SP Phòn g Vật tư Phòng Hành chính Hậu cần Phòn g Chín h trị PX S/C Chuyê n ngành PX S/C Máy nổ PX Cơ khí chính xác (K10) PX S/C Tăng thiết giáp PX Cơ điện Dụng cụ PX Cơ khí chế tạo (K2) PX Cơ khí phục hồi (K1) PX Tạo phôi Phòn g Kế hoạc h Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp * Phòng Tổ chức lao động: là cơ quan giúp Giám đốc về toàn bộ các mặt công tác: quân lực, lao động - tiền lương, huấn luyện đào tạo, bảo hộ lao động và công tác chính sách. * Phòng Tài chính - Kế toán: là cơ quan giúp Giám đốc quản lý và điều hành các hoạt động tài chính - kế toán của Nhà máy, làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về nghiệp vụ của cơ quan tài chính cấp trên. * Phòng Kỹ thuật – Công nghệ: là cơ quan giúp Giám đốc tổ chức triển khai, thực hiện, quản lý và phát triển công tác kỹ thuật công nghệ và môi trường, công nghệ thông tin trong Nhà máy. * Phòng Cơ điện: là cơ quan giúp Giám đốc tổ chức quản lý khai thác sử dụng, sửa chữa thiết bị, năng lượng phục vụ trong Nhà máy. * Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm: là cơ quan giúp Giám đốc giám sát, kiểm tra, nghiệm thu, quản lý toàn diện và các điều kiện đảm bảo chất lượng sản phẩm, quản lý thống nhất công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong Nhà máy. * Phòng Vật tư: là cơ quan giúp Giám đốc quản lý, cung ứng, bảo quản toàn bộ vật tư kỹ thuật phục vụ cho sản xuất sửa chữa của Nhà máy. * Phòng Hành chính - Hậu cần: là cơ quan giúp Giám đốc về quản lý và tổ chức công tác văn thư, bảo mật, bảo vệ, thông tin liên lạc, sẵn sàng chiến đấu, tổ chức đời sống sức khoẻ, doanh trại, nuôi dạy trẻ, quản lý khu sinh hoạt và phương tiện vận tải. * Phòng Chính trị: là cơ quan giúp Đảng uỷ, Giám đốc tổ chức các hoạt động thuộc công tác Đảng, công tác chính trị trong Nhà máy, làm việc dưới sự Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Huyền - Lớp Công nghiệp 45A 10 10

Ngày đăng: 26/07/2013, 17:04

Hình ảnh liên quan

Mô hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản trị Nhà máy Z153 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

h.

ình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản trị Nhà máy Z153 Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 1.1: Thị phần sảnphẩm của Nhà máy Z153 tại 3 miền - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 1.1.

Thị phần sảnphẩm của Nhà máy Z153 tại 3 miền Xem tại trang 14 của tài liệu.
Mô hình 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chế tạo sảnphẩm cơ khí - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

h.

ình 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chế tạo sảnphẩm cơ khí Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy (2003 – 2006)                           Năm - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 1.2.

Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy (2003 – 2006) Năm Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 1.3: Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy (2003 – 2006) - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 1.3.

Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy (2003 – 2006) Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng thời gian lao độn g1 công nhân sản xuất - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 2.1.

Tình hình sử dụng thời gian lao độn g1 công nhân sản xuất Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 2.2: Giá trị sản lượng hàng hoá năm 2005 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 2.2.

Giá trị sản lượng hàng hoá năm 2005 Xem tại trang 33 của tài liệu.
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng quỹ lương thực hiện của 3 năm 2003 – 2005 đều thấp hơn tổng quỹ lương kế hoạch - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

h.

ìn vào bảng trên ta thấy, tổng quỹ lương thực hiện của 3 năm 2003 – 2005 đều thấp hơn tổng quỹ lương kế hoạch Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng quỹ lương các năm 2003 – 2005 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 2.3.

Tình hình sử dụng quỹ lương các năm 2003 – 2005 Xem tại trang 35 của tài liệu.
2.2.3.2. Hình thức trả lương sảnphẩm gián tiếp - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

2.2.3.2..

Hình thức trả lương sảnphẩm gián tiếp Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.4: Một số loại phụ cấp tiền lương cho lao động tại Nhà máy Z153 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 2.4.

Một số loại phụ cấp tiền lương cho lao động tại Nhà máy Z153 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.5: Mức lao động của một số sảnphẩm - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 2.5.

Mức lao động của một số sảnphẩm Xem tại trang 47 của tài liệu.
2.2.4.2. Tình hình xây dựng đơn giá tiền lương - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

2.2.4.2..

Tình hình xây dựng đơn giá tiền lương Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.6: Bảng đơn giá tiền lương cá nhân trực tiếp - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 2.6.

Bảng đơn giá tiền lương cá nhân trực tiếp Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.8: Bảng đơn giá tiền lương sảnphẩm tập thể - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 2.8.

Bảng đơn giá tiền lương sảnphẩm tập thể Xem tại trang 50 của tài liệu.
tính cho một đơn giá thấp hơn, ít thay đổi theo thời gian dù tình hình lạm phát ở nước ta vẫn còn khá cao. - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

t.

ính cho một đơn giá thấp hơn, ít thay đổi theo thời gian dù tình hình lạm phát ở nước ta vẫn còn khá cao Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.10: Bảng lương sảnphẩm của Phân xưởng cơ khí chế tạo tháng12/2005 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 2.10.

Bảng lương sảnphẩm của Phân xưởng cơ khí chế tạo tháng12/2005 Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.11: Bảng chia lương sảnphẩm tổ 1– Phân xưởng Cơ khí 11/2006 Họ và tênSố  điểmTiền lương (đồng) - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 2.11.

Bảng chia lương sảnphẩm tổ 1– Phân xưởng Cơ khí 11/2006 Họ và tênSố điểmTiền lương (đồng) Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.12: Bảng lương sảnphẩm của công nhân tổ 3 - Phân xưởng Cơ khí chế tạo tháng 12/2006 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 2.12.

Bảng lương sảnphẩm của công nhân tổ 3 - Phân xưởng Cơ khí chế tạo tháng 12/2006 Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp tiền lương của toàn Nhà máy tháng12/2005 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 2.13.

Bảng tổng hợp tiền lương của toàn Nhà máy tháng12/2005 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu để đánh giá mức độ đóng góp của lao động - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 3.1.

Các chỉ tiêu để đánh giá mức độ đóng góp của lao động Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 3.2: Bảng chia lương cho từng công nhân theo hệ số - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Bảng 3.2.

Bảng chia lương cho từng công nhân theo hệ số Xem tại trang 71 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan