Hình thức trả lương sảnphẩm cá nhân trực tiếp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 (Trang 40 - 42)

I. Hàng kinh tế

b) Trả lương theo sảnphẩm

2.2.3.1. Hình thức trả lương sảnphẩm cá nhân trực tiếp

Đây là hình thức trả lương được tính dựa vào số lượng sản phẩm có chất lượng theo đúng quy định và đơn giá tiền lương cố định cho một sản phẩm. Hiện nay Nhà máy còn áp dụng trả lương cho từng bước công việc hoàn thành dựa vào đơn giá tiền lương nhất định cho từng bước công việc đó, đơn giá này được

xác định dựa trên định mức và đơn giá lao động cho từng bước công việc. Như vậy tiền lương trả cho lao động phục thuộc vào số lượng sản phẩm và khối lượng công việc hoàn thành.

Đối tượng áp dụng hình thức trả lương này là các công nhân sản xuất trực tiếp, trong điều kiện lao động được xác định các định mức và kiểm tra nghiệm thu một cách cụ thể, riêng biệt được.

Trong đó:

TLSPTT: là tiền lương sản phẩm của một công nhân trực tiếp QTTi: là số lượng sản phẩm thứ i thực tế hoàn thành

TLĐGi: Đơn giá tiền lương một đơn vị sản phẩm i n: là số lượng loại sản phẩm mà công nhân đó sản xuất

Do đặc thù là một doanh nghiệp quốc phòng cho nên số lượng sản phẩm tiêu thụ được còn hạn chế. Nhà máy Z153 đã áp dụng hai loại trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp sau:

Loại 1: Trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp không hạn chế: Là việc trả lương cho toàn bộ sản phẩm hoặc khối lượng công việc mà công nhân hoàn thành, không có sự khống chế về khối lượng sản phẩm hay công việc đó. Loại này có tác dụng khuyến khích người lao động hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động, nâng cao tay nghề sao cho hoàn thành sản phẩm và công việc với khối lượng lớn nhất. Nhưng nhược điểm của loại này là người lao động quá quan tâm đến số lượng mà không chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều khi không tiết kiệm các loại chi phí sản xuất và thường có tâm lý chọn những

n

TLSPTT = QTTi x TLĐGi i =1

phần việc dễ hoàn thành với thời gian ngắn, còn các công việc khó hơn hoặc các sản phẩm phức tạp thì để lại.

Loại 2: Trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân có hạn chế: là việc đưa ra một giới hạn số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc tối đa cho mỗi lao động. Điều này có ưu điểm là giúp Nhà máy không lo lắng cho sản phẩm tồn kho khi việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn và giảm bớt chi phí cho Nhà máy. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không khuyến khích người lao động hăng say làm việc, năng suất lao động thấp và không giữ chân được người lao động nếu như tiền lương cho họ không đúng với khả năng của họ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w