IV. Sản xuất vật tư kỹ thuật (cái)
3.2.1. Xây dựng định mức lao động chi tiết tới từng nhóm sảnphẩm
Việc xây dựng định mức lao động cho những sản phẩm sửa chữa lớn chỉ nhằm mục đích tổng hợp lại kết quả sửa chữa, trên cơ sở cân đối chi phí và doanh thu. Thực tế, Nhà máy có thể áp dụng xây dựng định mức cho từng cụm chi tiết của sản phẩm, cụ thể như sau:
Đối với những sản phẩm sửa chữa lớn như các loại xe tăng thiết giáp T-54, T-55, T-59, BMP-1 thì phân chia thành từng cụm chi tiết riêng biệt, sau đó xây dựng định mức cho từng cụm chi tiết này để đến khi có sản phẩm nhập sửa chữa, hỏng đến đâu sửa chữa đến đó và áp dụng định mức cho phần máy móc sửa chữa đó.
Đối với sửa chữa vừa xe tăng thiết giáp, Nhà máy có thể quy định mức độ sửa chữa khoảng bao nhiêu phần trăm để vừa áp dụng định mức cho cả xe, vừa áp dụng định mức cho từng động cơ hay cụm chi tiết.
Biện pháp này giúp cho Nhà máy giảm những chi phí không cần thiết đến mức tối thiểu, tránh hiện tượng lãng phí sức lao động, định mức không tương xứng với trình độ, cấp bậc của người lao động. Định mức lao động cũng phải phù hợp với từng loại công việc, từng bước công việc trong cả giai đoạn sản xuất, điều này sẽ giúp cho Nhà máy sử dụng lao động cho từng bước công việc hợp lý cả về số lượng và trình độ chuyên môn. Do đó, Nhà máy cần xây dựng
định mức dựa trên những phương pháp khoa học, đồng thời liên tục kiểm tra lại định mức đó hàng kỳ để có thể có những thay đổi kịp thời, phù hợp với thực tế hơn, tránh việc xác định dựa chỉ trên kinh nghiệm của người lao động và những cán bộ chuyên môn.
Để thực hiện biện pháp này, Nhà máy cần phải phân công những cán bộ xây dựng định mức có kinh nghiệm, dựa trên các cơ sở tính toán số liệu khoa học để xây dựng nên định mức cho từng bộ phận riêng biệt. Do đó, một loạt những biện pháp liên quan đến công tác thống kê trong Nhà máy cần được thực hiện ở mục 3.2.2 sau.
3.2.2. Công tác thống kê phải được thực hiện thường xuyên và được kiểm tra chặt chẽ