1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyen de ngu van 6

18 3,3K 38
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 248 KB

Nội dung

Chuyªn ®Ò ng÷ Chuyªn ®Ò ng÷ v¨n: v¨n: båi d­ìng tÝnh nh©n v¨n båi d­ìng tÝnh nh©n v¨n cho häc sinh cho häc sinh qua viÖc d¹y häc t¸c qua viÖc d¹y häc t¸c phÈm phÈm v¨n häc v¨n häc trung ®¹i trung ®¹i I. Cơ sở lí luận. Môn Ngữ văn trước hết là một môn thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn ngữ văn còn là môn học thuộc nhóm công cụ. Vị trí đó nói lên mối quan hệ giữa ngữ văn với các môn học khác. Học tốt môn ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng có thể góp phần học tốt môn ngữ văn. Xuất phát từ căn cứ đó mà hình thành lên mục tiêu tổng quát của bộ môn ngữ văn đó là: Môn ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường Trung học cơ sở: góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quí trọng gia đình bè bạn; có lòng yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân thiện mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. II. Cơ sở thực tế. * Thuận lợi: Các em học sinh lớp 6 với những đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS THCS có một số thuận lợi khi tiếp nhận và cảm thụ các nội dung học tập ngữ văn như: + Khả năng cảm thụ và tiếp nhận văn học nhanh nhạy hơn. + Khả năng liên tưởng, tưởng tượng linh hoạt và lôgíc hơn. + Khả năng ghi nhớ và tái hiện hình tượng văn học vững bền hơn. + Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ lưu loát nhanh nhạy hơn. + Có một số vốn liếng về ngôn ngữ, văn hoá, văn học và đời sống phong phú hơn. - Các kiến thức dạy học thường gắn với thực tế cuộc sống, ứng dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. - Có nhiều tư liệu phong phú để các em tham khảo. - Một số HS có lòng yêu thích học tập bộ môn ngữ văn. - Xã hội phát triển, nền kinh tế thị trường đem đến sự năng động cho con người, các em cũng nhanh chóng hoà nhịp với nếp sống đó. * Khó khăn: Do sự phát triển tâm sinh lí lứa tuổi, các em cũng hiếu động hơn, dễ bị cuốn hút vào các hoạt động khác và vì thế cũng rất dễ chán nản trong hoạt động tư duy tự đọc và tự học các vấn đề về ngôn ngữ, văn học, thậm chí chỉ tự đọc tự học khi có sự thúc ép của giáo viên. Nhìn chung HS THCS có khả năng độc lập tích cực trong học tập Ngữ văn nhưng năng lực và hứng thú cá nhân chưa thật vững bền. Các phẩm chất tư duy như: Ghi nhớ - tái hiện, liên tưởng- tưởng tượng, phân tích - tổng hợp, tìm tòi -phát hiện đã có bước phát triển hơn nhưng chưa vững bền ổn định Cũng xuất phát từ đặc điểm tình hình xã hội hiện nay, thời kì kinh tế mở của giao lưu hội nhập, ngoài những giá trị tích cực mà nó mang lại thì kèm theo đó là những tác động xấu đặc biệt ảnh hưởng đến thế hệ trẻ: Đó là sự xuống cấp về đạo đức. Từ cách nói năng, đi lại, ăn mặc đến cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày đôi khi đã mất đi sự chuẩn mực cần thiết. Đáng buồn hơn là thái độ vô cảm của nhiều em trước những vấn đề trong cuộc sống. Các em bàng quan với những gì đã và đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, coi nhẹ những giá trị đạo đức vốn đã được cha ông ta vun đắp từ bao đời nay * Điều tra chung học sinh. - Đối tượng: Học sinh khối 6 trường THCS Phương Đông . - Câu hỏi : Em có thích học văn không? Vì sao? - Kết quả : 70% các em nói rằng rất thích học bộ môn ngữ văn nhưng cảm thấy sợ học bộ môn vì thấy khó khăn trong việc cảm thụ. Điều ấy cũng không phải khó hiểu, bởi học văn không chỉ học bằng ý chí mà cần có một tâm hồn đẹp, rộng mở, một nhân sinh quan đúng đắn, Vậy thì nhiệm vụ của người giáo viên là làm sao phải tạo được hứng thú cho học sinh khi học tập bộ môn, cho các em thấy tầm quan trọng ý nghĩa của bộ môn học. Và hơn thế nữa là giúp cho các em trở thành những con người có ý thức và biết cách ứng xử giao tiếp trong gia đình trong trường học và ngoài xã hội một cách có văn hoá, biết yêu quí những giá trị chân-thiện-mĩ và khinh ghét những cái xấu xa, độc ác giả dối. Hay nói cách khác là phải giáo dục cho các em trở thành những con người có nhân cách tốt đẹp. III. Nội dung đề tài. 1. Lí do chọn đề tài: Căn cứ vào cơ sở lí luận, gắn với tình hình thực tiễn tổ xã hội quyết định xây dựng Chuyên đề ngữ văn năm học 2008-2009 với đề tài: Bồi dưỡng tính nhân văn cho học sinh thông qua tiết dạy học tác phẩm văn học trung đại. Với đối tượng học sinh đầu cấp, lứa tuổi mới lớn rất cần bồi dưỡng cho các em để trước hết giúp các em không thấy sợ học bộ môn tiến tới là cảm thấy hứng thú, yêu thích môn học này. Khi đó thì mục tiêu đào tạo chung của bộ môn mới đạt được hiệu quả cao nhất. [...]... giác của các em chắc chắn khi ra trường các em bước đầu đã hình thành cho mình một nhân cách tốt, trở thành một con người vừa có tài vừa có đức 2 Nội dung cụ thể Qua nghiên cứu chương trình ngữ văn lớp 6 THCS cho thấy: Phần truyện trung đại thường được viết bằng chữ Hán, trong truyện có sự đan xen giữa yếu tố văn, yếu tố sử, yếu tố triết và thường pha tính chất kí Truyện có tính chất giáo huấn và có . dựng và bảo vệ tổ quốc. II. Cơ sở thực tế. * Thuận lợi: Các em học sinh lớp 6 với những đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS THCS có một số thuận lợi khi tiếp. đắp từ bao đời nay * Điều tra chung học sinh. - Đối tượng: Học sinh khối 6 trường THCS Phương Đông . - Câu hỏi : Em có thích học văn không? Vì sao? -

Ngày đăng: 26/07/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w