Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển nhanh chóng, nó đã, đang và sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội và đời sống, nó giúp con người làm việc với độ chính xác cao, quản lý và tổ chức công việc đạt hiệu quả, nhờ đó mà thông tin được phổ biến và cập nhật nhanh chóng, chính xác. Vì vậy việc ứng dụng nó vào trong xã hội và đời sống đã đem lại những lợi ích vô cùng to lớn. Trường THPT Hùng Vương là một trường mới được thành lập, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và nhu cầu cấp thiết về công tác quản lý đào tạo của nhà trường.Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các lĩnh vực hoạt động của mình là không thể thiếu được. Xuất phát yêu cầu muốn có một phần mềm để quản lý giáo viên học sinh để thay thế cho cách quản lý truyền thống bằng Microsoft Excel, Microsoft Word và bằng giấy tờ, giúp cho người quản lý và nhân viên có thể thao tác dễ dàng, thuận lợi, đồng thời tăng độ chính xác và tính đồng bộ của thông tin cần quản lý. Với yêu cầu từ thực tiễn như vậy, cùng với những kiến thức đã được học trong thời gian qua và với sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy giáo Vũ Song Tùng. Đã xây dựng chương trình “QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CHO TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG” để giải quyết cho bài toán Quản lý giáo đào tạo của trường THPT Hùng Vương. o Lý do chọn đề tài: Với nhu cầu cấp thiết về công tác quản lý giáo viên-học sinh của trường THPT Hùng Vương, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, một phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác này là tất yếu. o Mục đích của đề tài: Xây dựng phần mềm dễ sử dụng, có khả năng quản lý thuận lợi, đồng thời tăng độ chính xác và tính đồng bộ thông tin trong công tác quản lý đào tạo.
PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển nhanh chóng, nó đã, đang và sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội và đời sống, nó giúp con người làm việc với độ chính xác cao, quản lý và tổ chức công việc đạt hiệu quả, nhờ đó mà thông tin được phổ biến và cập nhật nhanh chóng, chính xác. Vì vậy việc ứng dụng nó vào trong xã hội và đời sống đã đem lại những lợi ích vô cùng to lớn. Trường THPT Hùng Vương là một trường mới được thành lập, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và nhu cầu cấp thiết về công tác quản lý đào tạo của nhà trường.Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các lĩnh vực hoạt động của mình là không thể thiếu được. Xuất phát yêu cầu muốn có một phần mềm để quản lý giáo viên học sinh để thay thế cho cách quản lý truyền thống bằng Microsoft Excel, Microsoft Word và bằng giấy tờ, giúp cho người quản lý và nhân viên có thể thao tác dễ dàng, thuận lợi, đồng thời tăng độ chính xác và tính đồng bộ của thông tin cần quản lý. Với yêu cầu từ thực tiễn như vậy, cùng với những kiến thức đã được học trong thời gian qua và với sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy giáo Vũ Song Tùng. Đã xây dựng chương trình “QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CHO TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG” để giải quyết cho bài toán Quản lý giáo đào tạo của trường THPT Hùng Vương. o Lý do chọn đề tài: Với nhu cầu cấp thiết về công tác quản lý giáo viên-học sinh của trường THPT Hùng Vương, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, một phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác này là tất yếu. o Mục đích của đề tài: Xây dựng phần mềm dễ sử dụng, có khả năng quản lý thuận lợi, đồng thời tăng độ chính xác và tính đồng bộ thông tin trong công tác quản lý đào tạo. o Nhiệm vụ: Quản lý đào tạo của trường THPT Hùng Vương o Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình quản lý công tác đào tạo của trường THPT Hùng Vương o Tiêu điểm của đồ án: o Quản lý giáo viên o Quản lý học sinh. o Quản lý học tập. 3 o Công nghệ sử dụng trong đề tài: o . Net Framework của bộ .Net o Công nghệ ADO.Net o Ngôn ngữ C# o CSDL XML o Cấu trúc của đồ án: o Đề tài được chia làm ba chương. o Đề tài gồm có 40 trang. o Đề tài gồm có 9 bảng biểu. o Đề tài gồm có 30 hình. o Nội dung của đồ án: o Chương I: Tổng quan về hệ thống Nội dung chính của chương trình bày về tính cấp thiết của vấn đề và các bài toán đã được giải quyết của hệ thống quản lý đào tạo trường THPT Hùng Vương. o Chương II: Lựa chọn công cụ cài đặt và giới thiệu các công nghệ đã sử dụng. Chương này giới thiệu sơ lược về công cụ và các công nghệ liên quan được lựa chọn để thực hiện bài toán. o Chương III: Xây dựng từng modul trong hệ thống. Chương này mô tả phân tích thiết kế hệ thống về mặt chức năng, dữ liệu, xây dựng sơ đồ chức năng hoạt động chi tiết của từng modul trong hệ thống, thiết kế các bảng dữ liệu nhằm xây dựng nên hệ thống quản lý công tác đào tạo của trường THPT Hùng Vương Do thời gian hạn chế và kiến thức còn hạn hẹp nên trong đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để cho đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Song Tùng, giảng viên Viện Điện tử - Viễn thông, trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này. 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG Nội dung chính của chương này trình bày về tính cấp thiết của vấn đề và các bài toán đã được giải quyết của hệ thống quản lý đào tạo trường THPT Hùng Vương, sơ đồ phân cấp chức năng, sơ đồ mức ngữ cảnh và sơ đồ mức đỉnh của toàn bộ hệ thống. 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề: Trường THPT Hùng Vương mặc dù là trường dân lập, nhưng vẫn giữ cung cách quản lý theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các đối tượng “Giáo viên” và “Học sinh” được quản lý thống nhất từ “Ban giám hiệu”. Đến nay, công tác quản lý của nhà trường vẫn được thực hiện trên giấy tờ, sổ sách và các phần mềm văn phòng MS Word và MS Excel, dẫn đến những bất cập sau: Dữ liệu không thống nhất, vẫn còn hiện tượng trùng lặp, dư thừa dữ liệu. Tốc độ làm việc và xử lý thông tin kém hiệu quả. Hồ sơ, tài liệu rất dễ bị mất mát khi gặp những sự cố do thời tiết hay cháy nổ. Quá trình thêm mới, sửa chữa, thông tin trên giấy tờ không thuận tiện. Việc tra cứu những thông tin lưu trữ là cực kỳ khó khăn. Có thể thấy rằng, với hệ thống cơ cấu tổ chức đang hoạt động, quá trình quản lý sẽ mất nhiều thời gian, cán bộ công nhân viên của nhà trường sẽ mất nhiều công sức hơn mà công việc có thể chưa đem lại hiệu quả cao. Do vậy, tin học hóa hệ thống quản lý đào tạo cho nhà trường sẽ bắt nhịp với xu thế xã hội thông tin hiện nay. 1.2. Các bài toàn cần được giải quyết trong hệ thống Các đối tượng “Giáo viên” và “Học sinh” của trường THPT Hùng Vương được quản lý thống nhất bởi “Ban giám hiệu”. “Ban giám hiệu” thông qua tổ giáo vụ có thể yêu cầu hệ thống thực hiện các chức năng “Quản lý giáo viên”, “Quản lý học sinh”, “Quản lý học tập” và nhận các báo cáo. “Giáo viên” có thể nhận lịch giảng dạy từ hệ thống hoặc yêu cầu hệ thống cập nhật thông tin cá nhân và điểm thi, kiểm tra của các môn học do mình phụ trách. “Học sinh” sẽ nhận kết quả học tập từ hệ thống hoặc thông qua giáo viên chủ nhiệm yêu cầu hệ thống thay đổi thông tin cá nhân. Sơ đồ mức ngữ cảnh của hệ thống được trình bày trên hình 1.1. Dưới đây sẽ xem xét chi tiết hơn các chức năng “Quản lý giáo viên”, “Quản lý học sinh” và “Quản lý học tập” của hệ thống. Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống được trình bày trên hình 1.2. 5 Quản lý giáo viên o Cập nhật hồ sơ của giáo viên: Công tác cập nhật hồ sơ được thực hiện theo yêu cầu của ban giám hiệu của nhà trường khi có giáo viên mới tới trường làm việc. Khi nhận được yêu cầu này cán bộ phụ trách sẽ cập nhật các thông tin của giáo viên có thể thuận cho công việc cũng như công tác quản lý của nhà trường. Nguồn thông tin về hồ sơ của giáo viên. Hình 1.1. Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống quản lý đào tạo trường THPT Hùng Vương o Phân công giảng dạy: Công tác phân công giảng dạy được thực hiện khi nhận được yêu cầu từ ban giám hiệu của nhà trường. khi nhận được yêu cầu thực hiện công tác này cán bộ phụ trách sẽ thực hiện công tác phân công giảng dạy dựa vào các thông tin của chương trình đào tạo là chương trình gì, những lớp nào đang theo học chương trình này, những môn học nào thuộc chương trình này và những giáo viên nào có thể dạy được những môn học thuộc những chương trình trên. o Công tác chủ nhiệm: Công tác phân công chủ nhiệm được thực hiện theo yêu cầu của ban giám hiệu nhà trường. Cán bộ phụ trách công tác này sẽ chọn một giáo viên và chọn một lớp để thực hiện phân công công tác chủ nhiệm. Công tác này phải 6 đảm bản sao cho một giáo viên không được chủ nhiệm nhiều hơn một lớp trong cùng một học kỳ. o Tìm kiếm giáo viên: Khi nhận được yêu cầu tìm kiếm thông tin về giáo viên. Cácn bộ phụ trách công tác này sẽ tìm thông tin về giáo viên theo họ và tên giáo viên từ hồ sơ của giáo viên được cập nhật khi làm việc tại trường. Hình 1.2. Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống quản lý đào tạo trường THPT Hùng Vương Quản lý học sinh o Cập nhật hồ sơ của học sinh: Công tác này được thực hiện khi học sinh bắt đầu vào nhập học tại nhà trường. Thông tin về học sinh do học sinh cung cấp. Cán bộ thực hiện công tác này khi nhận được yêu cầu từ ban giám hiệu của nhà trường. o Phân lớp: Công tác phân lớp gồm có các công việc sau: Được thực hiện khi có yêu cầu từ ban giám hiệu của nhà trường. Tạo mới lớp: khi muốn tạo ra một lớp thì trước hết cán bộ phụ trách công tác này cần phải chọn chương trình học của lớp muốn tạo, sau đó mới tạo ra lớp này. Phân lớp: Sau khi tạo xong lớp muốn phân các học sinh vào lớp thì cần chọn học sinh vào lớp. 7 Dồn lớp: Công tác này thực hiện khi học sinh trong các lớp quá ít. Yêu cầu đặt ra là phải dồn các lớp đó lại với nhau nhưng phải đảm bảo các lớp được dồn lại phải thuộc cùng một chương trình đào tạo. o Tìm kiếm học sinh: Khi nhận được yêu cầu tìm kiếm thông tin về học sinh. Cán bộ phụ trách công tác ngay sẽ thực hiện tìm kiếm thông tin về học sinh theo mã học sinh và theo họ tên của học sinh. Hình 1.3. Sơ đồ mức đỉnh của hệ thống quản lý đào tạo trường THPT Hùng Vương Quản lý học tập o Lập chương trình đào tạo: Khi nhận được yêu cầu lập chương trình đào tạo từ ban giám hiệu của nhà trường. Cán bộ thực hiện công tác này sẽ chọn lớp học từ các lớp của nhà trường và chọn môn học cho chương trình đó. o Cập nhật điểm: Khi nhận được yêu cầu cập nhật điểm để phục vụ cho công tác tổng kết ở cuối mỗi kỳ của năm học, cán bộ phụ trách công tác này sẽ nhận điểm từ các thầy cô giáo bộ môn và cập nhật theo điểm theo lớp học và môn học. o Tổng kết: Khi nhận được yêu cầu tổng kết điểm cán bộ phụ trách công tác này sẽ thực hiện công tác tổng kết theo lớp và môn học. 8 Quy trình thực hiện các chức năng nêu trên được thể hiện chi tiết trên hình 1.3. 1.3. Kết luận Với yêu cầu bài toán khá phức tạp, việc lựa chọn công cụ để xây dựng ứng dụng là rất cần thiết. Hệ thống quản lý trường THPT Hùng Vương đã được xây dựng bằng ngôn ngữ C# và cơ sở dữ liệu XML, đều có thể được thiết lập bằng Visual Studio .NET 2008. Những đặc điểm chính của các công cụ này sẽ được trình bày trong chương 2. 9 CHƯƠNG II. LỰA CHỌN CÔNG CỤ CÀI ĐẶT VÀ GIỚI THIỆU CÁC CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN Dựa trên cơ sở của việc phân tích hệ thống, trong quá trình xây dựng chương trình quản lý chính là việc lựa chọn các công cụ để sử dụng để xây dựng lên chương trình. Hiện nay có rất nhiều công cụ có thể sử dụng để xây dựng chương trình. Trong đề án sử dụng các công cụ .Net Framework của bộ .Net, công nghệ ADO.Net, hệ quản trị cơ sở dữ liệu XML, ngôn ngữ C#, môi trường lập trình Visual Studio 2008. 2.1. Khái quát về .Net Framework .Net Framework là một platform mới làm đơn giản việc phát triển ứng dụng trong môi trường phân tán của InterNet .Net Framework được thiết kế đầy đủ để đáp ứng theo quan điểm sau: Cung cấp một môi trường lập trình hướng đối tượng vững chắc, trong đó mã nguồn đối tượng được lưu trữ và thực thi một cách cục bộ. Thực thi cục bộ nhưng được phân tán trên InterNet, hoặc thực thi từ xa. Cung cấp một môi trường thực thi mã nguồn mà tối thiểu được việc đóng gói phần mềm và sự tranh chấp về phiên bản. Cung cấp một môi trường thực thi mã nguồn mà đảm bảo việc thực thi an toàn mã nguồn, bao gồm cả việc mã nguồn được tạo bởi hãng thứ ba hay bất cứ hãng nào mà tuân thủ theo kiến trúc .Net. Cung cấp một môi trường thực thi mã nguồn mà loại bỏ được những lỗi thực hiện các script hay môi trường thông dịch. Khiến cho những người phát triển có kinh nghiệm vững chắc có thể nắm vững nhiều kiểu ứng dụng khác nhau. Như là từ những ứng dụng trên nền Windows đến những ứng dụng dựa trên web. Xây dựng tất cả cácthông tin dựa trên tiêu chuẩn công nghiệp để đảm bảo rằng mã nguồn trên .Net có thể tích hợp với bất cứ mã nguồn nào khác. .Net Framework có hai thành phần chính: Common Language Runtime (CLR) và thư viện các lớp, trong đó, CLR là nền tảng của . Net Framework . .Net Framework chứa số lượng lớn các kiểu dữ liệu lớp, các kiểu liệt kê, các cấu trúc, các giao diện và nhiều kiểu dữ liệu khác nữa. Các lớp này được tổ chức dưới hai hình thức: 10 Common Language Specification (CLS) . Các lớp bên trong Framework được viết với ngôn ngữ được xác nhận là chung nhất (CLR). CLS là một tập hợp các luật hay các quy tắc mà tất cả các ngôn ngữ thực hiện bên trong .Net platform phải tuân thủ theo. Tập hợp luật này cũng bao gồm kiểu dữ liệu hệ thống chung. Bằng cách đưa vào các tập luật này, môi trường thực thi chung sẽ có thể thực thi một chương trình mà không quan tâm đến cú pháp của ngôn ngữ được sử dụng. Lợi ích theo sau của CLS là mã nguồn được viết trong một ngôn ngữ có thể được gọi sử dụng bởi một ngôn ngữ khác Bởi vì thông thường bên trong Framework với CLS, chúng có thể sử dụng không chỉ ngôn ngữ Lập trình visual basic mà còn bất cứ ngôn ngữ tương thích với CLS như là Visual Basic.Net và JScript.Net. Namespace. Mã nguồn bên trong Framework được tổ chức bên trong các namespace. Có hàng trăm namespace bên trong Framework được sử dụng để tổ chức hàng ngàn lớp đối tượng và các kiểu dữ liệu khác nhau. Một vài namespace thì được lưu trữ bên trong namespace khác. 2.2. Công nghệ ADO.Net ADO .Net là một tập hợp các công nghệ truy cập cơ sở dữ liệu gồm hai thành phần chính là Data Provider và Dataset. Data Provider cung cấp khả năng kết nối giữa một chương trình ứng dụng với nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau, còn Dataset là một cơ sở dữ liệu trong bộ nhớ. Mô hình ADO .Net được biểu hiện trên hình 2.1 [2]. Các lớp quan trọng của ADO.Net bao gồm: Connection: tạo kết nối tới CSDL. Command: thực hiện một truy vấn tới CSDL. Parameter: Biểu diễn các tham số cho truy vấn. DataAdapter: cầu nối cho việc trao đổi dữ liệu giữa nguồn dữ liệu và Dataset. DataReader: bộ đọc dữ liệu cho việc truy xuất từ nguồn dữ liệu Dataset: đóng vai trò là một bộ đệm dữ liệu tạm thời cho chương trình. Trên hình 2.2 thể hiện các lớp cơ bản của ADO .Net. Các lớp được sử dụng để khai thác cơ sở dữ liệu được xây dựng trên MS SQL Server bao gồm: SqlCommand : thực thi SQL queries, câu lệnh hoặc lưu trữ thủ tục. SqlConnection : tạo kết nối tới SQL Server. 11 SqlDataAdapter : cầu nối trung gian giữa dataset và data source. SqlReader : cung cấp một data stream tới kết quả. SqlError : lưu trữ thông tin về lỗi và cảnh cáo (warning). SqlException : các ngoại lệ trong trường hợp SQL Server lỗi và cảnh báo. SqlParameter : tham số command. SqlTransaction : transaction của SQL Server. Hiện nay, có rất nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu đang được sử dụng với những tính năng cơ bản giống nhau, chỉ phân biệt về quy mô sử dụng, như các hệ quản trị Microsoft Access, MySQL, Microsoft SQL Server, Oracle v. v…. Chương trình quản lý trong đề tài được xây dựng cơ sở dữ liệu trên nền CSDL XML. Mặc dù hệ quản trị CSDL XML có rất nhiều ưu điểm, nhưng người sử dụng ngoài kiến thức về nghiệp vụ, cần trang bị thêm hiểu biết về cơ sở dữ liệu và bản thân về XML. Sau đây em xin trình bày một số đặc điểm của XML. 2.3. Giới thiệu sơ lược về CSDL XML XML (Extensible Markup Language) là một loại CSDL dạng text đơn giản, có thể xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau. có khả năng mô tả nhiều loại dữ liệu khác nhau. Mục đích chính của XML là đơn giản hóa việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau, đặc biệt là các hệ thống được kết nối với Internet. Các ngôn ngữ dựa trên XML (thí dụ: RDF, RSS, MathML, XHTML, SVG, GML và cXML) được định nghĩa theo cách thông thường, cho phép các chương trình sửa đổi và kiểm tra hợp lệ bằng các ngôn ngữ này mà không cần có hiểu biết trước về hình thức của chúng. Lịch sử ra đời của XML Trước khi XML ra đời đã có nhiều kiểu định dạng văn bản điện tử như GML (Generalized Markup Language) của IBM, SGML (Standard Generalized Markup Language) của ANSI vào năm 1980 và HTML (Hyper Text Markup Language). Tuy nhiên các phương pháp này có nhiều nhược điểm như GML và SGML không thích hợp để truyền dữ liệu trên Web, HTML chủ yếu chú trọng vào việc làm cách nào hiển thị thông tin hơn là chú trọng nội dung truyền tải. Chính vì vậy XML (eXtensible Markup Language) được tạo ra để giải quyết các nhược điểm trên. 12