1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De cuong ôn tập GDCD lớp 789

13 276 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

- Kỷ luật là những qui định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội nhà trường, cơ sở sản xuất,cơ quan… yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt c

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI - GDCD 7 Câu 1: Thế nào là sống giản dị ? Nêu những biểu hiện của tính giản dị?

TL : GV hướng dẫn HS trả lời ( Nội dung bài học SGK – Mục a ) và giúp HS nêu những biểu hiện

Câu 2: Thế nào là trung thực? Nêu vài câu tục ngữ, danh ngôn nói về tính trung thực ?

TL : GV hướng dẫn HS trả lời ( Nội dung bài học SGK – Mục a ) và giúp HS nêu một sô câu tục ngữ,

danh ngôn

Câu 3: Thế nào là tự trọng? Nêu ý nghĩa của tính tự trọng?

TL : GV hướng dẫn HS trả lời ( Nội dung bài học SGK – Mục a, b )

Câu 4: Đạo đức là gì ? Tìm những việc làm biểu hiện có đạo đức ?

TL: - Đạo đức là những qui định , những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác với công việc ,với thiên nhiên và môi trường sống được nhiều người ủng hộ

và tự giác thực hiện

- Việc làm có đạo đức: HS tự nêu

Câu 5: Kỷ luật là gì ? Nêu những biểu hiện chấp hành tốt kỷ luật ?

- Kỷ luật là những qui định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội ( nhà trường, cơ sở sản xuất,cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng ,hiệu quả trong công việc

- Biểu hiện chấp hành tốt kỷ luật : HS tự nêu

Câu 6: Có ý kiến cho rằng kỉ luật làm cho con người gò bó Mất tự do hạn chế sự phát triển của họ Theo em, ý kiến đó có đúng không ? Vì sao ?

TL: Ý kiến đó là không đúng , vì khi tôn trọng kỷ luật, con người sẽ cảm thấy vui vẻ,

thanh thản, tuân theo kỉ luật một cách tự nguyện, không bị ép buộc nên cảm thấy không gò

bó, mất tự do và do đó phát huy được sáng tạo

Câu 7: Em hiểu thế nào là yêu thương con người ?

TL: Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người

khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn

Câu 8: Thế nào là Tôn sư trọng đạo ?

TL: Tôn sư trọng đạo là: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm

thầy giáo, cô giáo, ở mọi lúc mọi nơi; Coi trọng và làm theo những đạo lí mà thầy cô dạy Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của dân tộc mà chúng ta cần phát huy

Câu 9: Em hiểu thế nào là đoàn kết tương trợ ? Theo em đoàn kết tương trợ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?

TL : - Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ mọi

người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quý

- Đoàn kết, tương trợ sẽ giúp ta dễ dàng hòa nhập,hợp tác với mọi người xung quanh

và sẽ được mọi người yêu quí

- Sống đoàn kết tương trợ sẽ giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn

Câu 10: Nêu ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đep của gia đình, dòng họ ? Có phải mọi người ai cũng cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hay không ? Hay chỉ những gia đình giàu , có người đỗ đạt,

có chức vụ mới cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?

Em hãy trả lời và giả thích vì sao ?

Trang 2

TL : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đep của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm

kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp Truyền thống tốt đẹp là sức mạnh để thế hệ sau không ngừng vươn lên Thế hệ trẻ chúng ta hôm nay đã

và đang kế tiếp truyền thống của ông cha ta ngày trước Lấp lánh trong mỗi trái tim chúng

ta là hình ảnh "Dân tộc Việt Nam anh hùng" Chúng ta phải ra sức học tập, tiếp bước truyền thống của cha, ông chúng ta mà mỗi gia đình đều có như: Truyền thống yêu nước ; chống giặc ngoại xâm ; truyền thống cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, yêu thương con người,

Câu 11: Thế nào là khoan dung ? Theo em, mỗi người phải rèn luyện như thế nào ?

TL: - Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ, luôn tôn trọng và thông cảm với

ngườ khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lấm

Rèn luyện: Chúng ta hãy sống cởi mở,gần gũi mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính sở thích,thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội

Câu 12: Nêu 4 tiêu chuẩn của một gia đình văn hóa ? Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình của mình trở thành gia đình văn hóa ?

TL: - Xây dựng kế hoạch hóa gia đình

- Xây dựng gia đình hòa thuận,hạnh phúc tiến bộ, sinh hoạt văn hóa lành mạnh

- Đoàn kết với cộng đồng

- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân

Câu 13 : Thế nào là tự tin? Tính tự tin giúp ta được những gì ? Nêu ví dụ một hành vi thể hiện tính tự tin.

TL: - Tự tin là : Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám

tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động Người tự tin cũng là người hành động cơng quyết, dám nghĩ, dám làm

- Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn Nếu không có tự tin, con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối

Câu 14: Kỉ luật là gì? Nêu những biểu hiện chấp hành tốt kỉ luật?

Trả lời:

- Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan, ) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống về hành động để đạt chất lượng và hiệu quả trong công việc

- Biểu hiện chấp hành tốt:

+ Không nói chuyện riêng trong giờ học

+ Không uống rựu bia

Câu 15: Em hiểu như thế nào là yêu thương con người?

Trả lời:

- Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn

Câu 16: Nêu một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo? Vì sao phải tôn sư trọng đạo?

Trả lời:

Trang 3

- Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi

- Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo

- Có những hành động đền đáp công ơn đối với thầy cô giáo

* Cần phải tôn sư trọng đạo vì:

- Tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội

- Tôn sư trọng đạo giúp các thầy cô làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình

là đào tạo nên lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp sự tiến bộ của xã hội

- Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy

Câu 17: Thế nào là đoàn kết tương trợ?

Trả lời:

- Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn

- Đoàn kết tương trợ là sự liên kết đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh

để hoàn thành nhiệm vụ của mình hoặc nhiệm vụ chung

- Đoàn kết tương trợ không phải là sự kết bè kéo cánh a dua bao che cái xấu đi ngược với lợi ích chung

Câu 18: Đạo đức là gì? Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật? Ý nghĩa của đạo đức

và kỉ luật?

Trả lời:

- Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được mọi người thừa nhận và tự giác thực hiện

- Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức

- Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể và chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng quý mến

Câu 19: Thế nào là khoan dung? Theo em mỗi người cần rèn luyện lòng khoan dung như thế nào?

Trả lời:

- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng

và thông cảm cho người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm

- Tôn trọng người khác là tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen và sự khác biệt ở họ

là thái độ vô tư công bằng, không định kiến, hẹp hòi, không đối xử nghiệt ngã gay gắt

- Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những việc làm sai trái và những người cố tình làm việc sai trái cũng không phải là sự nhận nhục

- Để rèn luyện lòng khoan dung cần:

+ Không định kiến hẹp hòi

+ Biết tha thứ cho người khác khi người khác biết sửa lỗi

Câu 20: Phát biểu những tiêu chuẩn của gia đình văn hóa? Ý nghĩa của gia đình văn hóa? Em cần phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa?

Trả lời:

- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ

- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình

- Đoàn kết với xóm giềng

Trang 4

- Làm tốt nghĩa vụ công dân

* Ý nghĩa:

- Gia đình thực sự là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người Gia đình có bình yên thì xã hội mới ổn định Xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ

* Bổn phận của học sinh:

- Chăm ngoan, học giỏi

- Kính trọng, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự cho gia đình

Câu 21: Tục ngữ nói “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói về đức tính nào Tại sao con người cần có lòng tự trọng?

Trả lời:

- Tục ngữ nói “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói về đức tính tự trọng

- Con người cần có lòng tự trọng vì:

+ Đối với bản thân: Giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm

vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mỗi người, có ý chí vươn lên, tự hoàn thiện mình và tránh những việc làm xấu gây ảnh hưởng đến bản thân

+ Đối với gia đình: Giữ cuộc sống bình yên hạnh phúc cho gia đình, không ảnh

hưởng đến thanh danh trong gia đình

+ Đối với xã hội: Giữ mối quan hệ chan hoà tốt đẹp, tạo nền văn hoá, văn minh tốt đẹp cho xã hội

Câu 22: Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ?

Trả lời:

- Đối với cá nhân: Có thêm nghị lực vượt qua khó khăn gian khổ trong cuộc sống Thể hiện sự biết ơn đối với ông bà tổ tiên, có thêm kinh nghiệm và sức mạnh

- Đối với xã hội: Góp phần làm phong phú, rạng rỡ thêm truyền thống đó và được mọi người tin yêu kính trọng, làm tươi đẹp thêm bản sắc dân tộc Việt Nam

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7-HỌC KÌ 2

1) Trẻ em Việt Nam có:

a) Quyền:

•Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch Trẻ em được Nhà nước và xã hội bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự

•Quyền được chăm sóc: Trẻ em được nuôi dạy, chăm sóc để phát triển, được bảo vệ sức khỏe; được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội hỗ trợ trong việc điều trị, phục hồi chức năng

•Quyền được giáo dục: Trẻ em có quyền được nuôi dạy, được dạy dỗ Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động thể thao và văn hóa

b) Bổn phận với gia đình và xã hội:

•Yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa

•Tôn trọng pháp luật và tôn trọng tài sản của người khác

•Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn

•Chăm chỉ học tập và hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập

Trang 5

•Không đánh bài, uống rượu, hút thuốc và sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe

2) Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội (ăn cắp tài sản),

em sẽ nhất quyết không nghe theo và báo với cha mẹ, thầy cô, các cơ quan chức năng Mục đích của việc làm ấy là:

- Thể hiện bổn phẩn của trẻ em: Tôn trọng pháp luật và tôn trọng tài sản của người khác

- Thể hiện quyền mình được hưởng: quyền được bảo vệ

3) Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên Những điều kiện ấy hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (sông, suối, rừng, đồi núi,…) hoặc do con người tạo

ra (đường sá, cầu cống, công trình thủy lợi, rác bụi, khí thải,…)

Môi trường có ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên

Một số việc làm gây ô nhiễm môi trường:

- Xả rác bừa bãi

- Bẻ cành cây

- Nhà máy xả chất thải, khí độc chưa qua xử lí

- Lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu

- Sử dụng phân bón chưa ủ kĩ

- Phá rừng làm nương rẫy

4) Những biện pháp bảo vệ môi trường:

- Tắt bớt đèn khi không cần thiết

- Không bẻ cành cây

- Trồng thêm cây xanh

- Không xả rác bừa bãi

- Tuyên truyền với mọi người xung quanh không xả rác bừa bãi

- Không sử dụng phân khi chưa ủ kĩ

- Không lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu

- Nuôi cá vàng diệt bọ gậy

5) Ta phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa vì: Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các vị tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trong các lĩnh vực Các di sản văn hóa cần được bảo vệ và phát huy để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp phần đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới

6) Những việc làm của mọi người xung quanh mà em cho là

•Bảo vệ di sản văn hóa:

- Phát hiện cổ vật, nộp cho cơ quan có trách nhiệm

- Giúp đỡ các cơ quan chức năng sưu tầm cổ vật

- Trùng tu lại các di tích lịch sử đã bị hỏng hóc

•Phá hoại di sản văn hóa:

- Chỉ cho bọn buôn lậu chỗ có cổ vật

- Đào bới trái phép địa điểm thuộc khu vực khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh

Trang 6

- Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

7) Quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo có nghĩa là: công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay tôn giáo có quyền bỏ không theo nữa hay bỏ để theo một tin ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức, cản trở

Để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, chúng ta cần:

- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ,…

- Không gây bài xích, gây mất đoàn kết giữa những người không có tín ngưỡng, tôn giáo va những người có tín ngưỡng, tôn giáo, những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau

8) Nhà nước ta đổi tên thành Nhà nước CHXHCN Việt Nam vào năm 1976 Sở dĩ lại đổi tên như vậy là vì sau khi đánh đuổi Đế quốc Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam vào năm 1975, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, bước vào thời kì quá độ Nhà nước ta là nhà nước “của dân, do dân và vì dân” và vì nhà nước ta được thành lập là do cuộc cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân

9) Bộ máy nhà nước ta gồm những loại cơ quan:

- Cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp

- Cơ quan hành chính: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân các cấp, các Tòa án quân sự

- Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, các Viện kiểm sát quân sự

10) Theo em công dân có quyền giám sát, góp ý vào hành động của các cơ quan đại biểu do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ

11) Nhiệm vụ và quyền hạn của:

a) Quốc hội:

- Làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật

- Quyết định những chính sách đội nội và đối ngoại của đất nước

- Quyết định những nguyên tắc cơ bản về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của nhân dân

b) Chính phủ:

- Bảo đảm việc tôn trọng và thi hành hiến pháp, pháp luật của nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Thống nhất việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước

- Bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân

12) Một số việc mà gia đình em đã làm đối với cơ quan hành chính ở xã (phường, thị trấn):

- Đăng kí kết hôn

- Xin cấp lại giấy khai sinh

- Sao chép giấy khai sinh

- Đăng kí hộ khẩu

- Xác nhận lí lịch

Trang 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD 8 HKI Câu 1: Pháp luật là gì ? Kỉ luật là gì ? Ý nghĩa ?

Trả lời:

1 Pháp luật là : - Các qui tắc xử sự chung;

− Có tính bắt buộc;

− Do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế

2 Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng, một tập thể nhằm đảm bảo

sự phối hợp thống nhất và chặt chẽ

3 Qui định của một tập thể :

− Phải tuân theo qui định của pháp luật;

− Không được trái với pháp luật

4 Ý nghĩa:

- Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất hành động;

- Xác định trách nhiệm, quyền lợi của mọi người;

Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển theo một hướng chung

Câu 2: Thế nào là tình bạn trong sáng ?

Trả lời:

1 a) Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người cùng giới hoặc khác giới

trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc quan niệm sống…

b) Đặc điểm cơ bản của tình bạn trong sáng, lành mạnh là:

- Phù hợp quan niệm sống, Bình đẳng tôn trọng nhau

- Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau

- Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau

2 Ý nghĩa :

- Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp:

- Cuộc sống ấm áp, tự tin hơn;

- Biết tự hoàn thiện để sống tốt hơn

Câu 3 : Hoạt động chính trị - xã hội là gì ? ý nghĩa và cách rèn luyện ?

Trả lời

1 Hoạt động chính trị - xã hội

- Hoạt động trong việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, trật tự

an ninh xã hội;

- Hoạt động giao lưu giữa con người với con người;

- Hoạt động của các đoàn thể quần chúng và tổ chức chính trị …

2 Ý nghĩa : Hoạt động chính trị - XH là điều kiện để:

− Cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng;

− Đóng góp trí tuệ, công sức vào công việc chung

3 Rèn luyện: Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị - XH để :

- Hình thành phát triển thái độ tình cảm, niềm tin trong sáng;

- Rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử, năng lực tổ chức và hợp tác

Trang 8

Câu 4 : Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là gì ? Ý nghĩa? Trách nhiệm của học sinh ?

Trả lời :

1 - Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền VH của các dân tộc

- Tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trên mọi lĩnh vực

- Luôn thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng

2 Ý nghĩa :

- Thành tựu của mỗi dân tộc là vốn quí của loài người

-Tạo điều kiện để nước ta phát triển nhanh và phát triển bản sắc dân tộc

3 Trách nhiệm của học sinh:

- Tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền VH của các dân tộc

- Tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống dân tộc ta

Câu 5 : Cộng đồng dân cư là gì ? Tiêu chuẩn nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân

cư ? Ý nghĩa ?

Trả lời :

1 Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính… có sự liên hệ và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích chung và riêng

2 Tiêu chuẩn nếp sống VH ở cộng đồng dân cư:

- Làm cho đời sống VH tinh thần ngày càng lành mạnh;

- Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp;

- Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng;

- Bài trừ mê tín dị đoan, phòng chống tệ nạn xã hội

3 Ý nghĩa :

- Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc

- Bảo vệ và phát huy truyền thống VH tốt đẹp của dân tộc

Câu 6 : Thế nào là tự lập ?

Trả lời :

1 a) Tự lập là :

-Tự làm lấy, tự giải quyết lấy công việc, tự tạo dựng cho cuộc sống của mình;

-Không trông chờ, dựa dẫm vào người khác

b) Biểu hiện: -Thể hiện sự tự tin bản lĩnh trước thử thách, khó khăn;

-Có ý chí, nỗ lực vươn lên trong cuốc sống

2 Ý nghĩa : Người có tính tự lập sẽ thành công trong cuộc sống, được mọi người kính trọng

Lưu ý :

- Xem lại các câu ca dao, tục ngữ ở các bài

- Xem lại các bài tập đã cho

ĐỀCƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - MÔN GDCD 8

Câu 1/ Tại sao nói tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến cái ác ? Qui định của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội như thế nào?

a/Tệ nạn xã hội: là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã

hội, vi phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội

Trang 9

b/ Một số quy định của pháp luât về phòng, chống tệ nạn đánh bạc,ma túy mại dâm.

− Tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới mọi hình thức;

− Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy… Người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện

b/ Đối với trẻ em : Không được đánh bạc ,uống rượu, hút thuốc , dùng chất kích

thích

c/Nghiêm cấm hành vi : Lôi kéo, dụ dỗ trẻ em sa vào tệ nạn xã hội

Câu 2/ Hiện nay tệ nạn xã hội đang là một vấn đề bức xúc Em hãy cho biết :

a Tệ nạn xã hội là gì ?

b Học sinh THCS có cần tham gia phòng chống tệ nạn xã hội không ? Vì sao ?

a/ Tệ nạn xã hội: là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã

hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội

b/ Học sinh THCS cần có tham gia phòng chống tệ nạn xã hội không? Vì sao?

- Tệ nạn xã hội hết sức nguy hiểm, không loại trừ bất cứ một ai, nếu không biết cách phòng chống

- Pháp luật nước ta đã có những quy định về phòng chống tệ nạn xã hội nên trách nhiệm của công dân là phải tuân theo pháp luật, trong đó có học sinh THCS

- Tham gia vào các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội là để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần làm cho xã hội ngày càng lành mạnh hơn, tốt đẹp hơn

Câu 3/ Em hiểu gì về câu nói: “Đừng chết vì thiếu hiểu biết AIDS”.Theo em vì sao phải phòng chống HIV/AIDS?

a/Mọi người hãy tự bảo vệ mình trước hiểm họa của AIDS/,sống lành mạnh ,có hiểu

biết ,có ý thức phòng ngừa

b/Vì HIV/AIDS : đang là một đại dịch của thế giới và củaVN.Đó là căn bệnh vô

cùng nguy hiểm đối với sức khỏe , tính mạng của con người và tương lai giống nòi dân tộc

,ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội đất nước .

Câu 4/ Vì sao phải phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ? Có ý kiến cho rằng bất kì ai cũng có thể bị nhiễm HIV/AIDS Theo em đúng hay sai ?Vì sao?

a/Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS vì:

-HIV/AIDS đang là đại dịch của thế giới và của Việt Nam -Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đến sức khỏe, tính mạng

-Phá hoại hạnh phúc gia đình,hủy hoại tương lai nòi giống dân tộc

-Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế ,xã hội của đất nước

b/ Ý kiến đó là đúng.

-Nhưng không phải là dể dàng , nếu chúng ta có hiểu biết về cách phòng tránh và có

ý thức chủ động phòng tránh thì không thể bị nhiễm HIV/ AIDS

Câu 5/ Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì ? Tại sao phải tôn trọng tài sản của người khác?

* Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân: là quyền của công dân( chủ sở

hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.

*Tại sao phải tôn trọng tài sản của người khác: Vì đó là nghĩa vụ của công dân ,

nếu xâm phạm tài sản của người khác là vi phạm pháp luật và bị pháp luật xử lí theo luật định

Trang 10

Câu 6/ Tài sản nhà nước là gì ? Lợi ích công cộng là gì ?

a/Tài sản nhà nước : Là những tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lí b/Lợi ích công cộng :Là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội

Câu 7/ Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì ?Quyền nào là quan trọng nhất? Tại sao ?

a/Quyền sở hữu tài sản của công dân :là quyền của công dân( chủ sở hữu) đối với

tài sản thuộc sở hữu của mình.

b/-Quyền định đoạt là quan trọng nhất.

-Chỉ khi người sở hữu về tài sản mới có quyền định đoạt

Câu 7/ Căn cứ vào đâu để khẳng định : Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam ?

Căn cứ thứ nhất: Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật.Các quy định

của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ pháp lí cho tất cả các ngành luật Luật và các văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến pháp.Các văn bản pháp luật trái với Hiến pháp đều bị bãi bỏ

- Căn cứ thứ 2:Việc soạn thảo,ban hành hay sửa đổi,bổ sung Hiến pháp phải tuân

theo thủ tục đặc biệt, được quy định trong Điếu 147 của Hiến pháp

Câu 8/ Pháp luật là gì ?Vì sao mọi người “phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” ?

a/Pháp luật : Là những quy tắc xử sự chung , có tính bắt buộc , do Nhà nước ban

hành , được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế

b/Vì sao mọi người “phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”?

+ Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

+ Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

+ Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trước pháp luật Vì vậy, mỗi công dân cần phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật, bắt buộc sống và làm theo Hiến pháp

và pháp luật.

Câu 9 / Em hãy nêu các đặc điểm của pháp luật và vai trò của pháp luật?

* Pháp luật có đặc điểm:

- Tính quy phạm phổ biến

- Tính xác định chặt chẽ:

- Tính bắt buộc

*Vai trò : Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa

xã hội;

- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,

- Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của công dân,

- Đảm bảo công bằng xã hội

Câu 10: Vì sao tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật ? Sử dụng

quyền tự do ngôn luận nhằm mục đích gì ?

-Tự do ngôn luận phải tuân theo qui định của pháp luật là vì:

Như vậy mới phát huy tính tích cực quyền làm chủ công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội, theo yêu cầu chung của xã hội

-Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm:Xây dựng và bảo vệ lợi ích chung của tập

thể, đất nước

Ngày đăng: 01/12/2017, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w