1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Thực trạng và giải pháp về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xe đạp – xe máy đống đa hà nội

21 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 159,5 KB

Nội dung

Công ty đã ký kết hợp đồng hợp tácsản xuất gia công theo đơn đặt hàng với công ty FER Cộng hoà Liên bang Đức đểsản xuất các sản phẩm phục vụ cho an toàn giao thông; hợp tác kinh doanh vớ

Trang 1

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XE ĐẠP – XE MÁY ĐỐNG ĐA HÀ NỘI?

BÀI LÀM

Quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, vì “ mọi quản trịsuy cho cùng cũng là quản trị con người” Quản trị nguồn nhân lực có mặt ở tất cảcác tổ chức, doanh nghiệp và có mặt ở tất cả các phòng ban, các đơn vị của tổ chứchay doanh nghiệp đó Ở Công ty Cổ phần xe đạp – xe máy Đống Đa cũng khôngphải ngoại lệ

1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần xe đạp - xe máy Đống Đa là doanh nghiệp thuộc Tổng công

ty Cổ phần xe đạp, xe máy Hà Nội (LIXEHA) được thành lập tháng 10/1974 Công

ty là doanh ngiệp Nhà nước sản xuất, kinh doanh các phụ tùng xe đạp, xe máy, ô tô,các sản phẩm cơ khí sản xuất hàng tiêu dùng Công ty đã ký kết hợp đồng hợp tácsản xuất gia công theo đơn đặt hàng với công ty FER (Cộng hoà Liên bang Đức) đểsản xuất các sản phẩm phục vụ cho an toàn giao thông; hợp tác kinh doanh với NhậtBản - Công ty DAIWA PLASTICS để sản xuất các sản phẩm nhựa cao cấp phục vụcho các ngành công nghiệp ôtô, xe máy và điện tử

2 Môi trường kinh doanh của công ty

*Đối thủ cạnh tranh

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhànước thì việc tiêu thụ sản phẩm là một yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuấtkinh doanh Sản phẩm của công ty sản xuất ra có được tiêu thụ hay không là điềukiện sống còn của công ty

Trong bối cảnh này Công ty cũng gặp không ít khó khăn trong việc duy trìthị phần của mình và đảm bảo một cơ cấu tốt thích nghi với sự biến động của nềnkinh tế Ngoài ra công ty còn phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh trong và

Trang 2

Công ty cạnh tranh với nhiều sản phẩm trong nước có chất lượng tương tựnhư: cơ sở sản xuất kinh doanh phanh Xuân Hoà, cơ sở Thái Bình, cơ sở sản xuấtbàn đạp Việt Long, Toàn Lực, Tân Lập, một số cơ sở sản xuất của quân đội nhưZ129, Z179… Đặc biệt là các sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc với mẫu mã đẹp,giá cả rẻ, nhưng chất lượng thì không được tốt Với nhiều đối thủ cạnh tranh nhưvậy ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của công ty trên thị trường.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, Ban Giám Đốccông ty đã ký kết các hợp đồng sản xuất gia công với các đối tác nước ngoài Đồngthời công ty còn chủ trương nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh về: chất lượng sảnphẩm, mẫu mã, giá cả… để đưa ra các biện pháp cạnh tranh phù hợp Thông qua sựnghiên cứu này công ty đã đầu tư vào khâu kỹ thuật cải tiến mẫu mã, chất lượng, vàtìm các biện pháp hạ giá thành sản phẩm, đầu tư mua các thiết bị máy mới để nângcao năng suất lao động Nhờ các biện pháp này mà công ty đã từng bước đa dạnghoá được các sản phẩm của mình, nâng cao chất lượng, giảm chi phí tối thiểu vàtừng bước chiếm lĩnh được một số thị trường trong nước

*Các nhà cung cấp

Công ty sản xuất kinh doanh các phụ tùng xe đạp – xe máy cho nên nguyênliệu chủ yếu dùng cho sản xuất là các kim loại như: sắt, thép, và một số hoá chấtkhác…các nguyên liệu này được nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan, ngoài ra một sốnguyên liệu khác thì được nhập ở trong nước

Với các nguyên liệu nhập ngoại công ty thường nhập với giá CIF Hải Phòng.Các nguồn nguyên liệu trong nước chủ yếu là mua của công ty kim khí và cácdoanh nghiệp tư nhân khác

Đối với các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất công ty luôn giữ sựtín nhiệm thông qua việc thực hiện đúng hợp đồng và thanh toán đúng kỳ hạn mộtmặt công ty luôn duy trì các mối quan hệ sẵn có với các nhà cung cấp lâu năm, mặtkhác công ty không ngừng khai thác các nguồn hàng mới đảm bảo cho sự ổn địnhcủa quá trình sản xuất và tiết kiệm tối đa chi phí mua hàng

*Các khách hàng

Trang 3

Do đặc thù của công ty là sản xuất ra các mặt hàng thay thế do đó số lượngsản phẩm tiêu thụ phụ thuộc rất lớn vào các đơn đặt hàng của các công ty, các doanhnghiệp trong cùng nghành Điều này có nghĩa là sản phẩm của họ có tiêu thụ đượcthì sản phẩm của công ty mới tiêu thụ được Do vậy các khách hàng chính của công

ty là các công ty trong cùng Liên hiệp LIXEHA như: công ty xe đạp- xe máy ThốngNhất, công ty Viha, công ty Xuân Hoà, XN Ngọc Hân, cơ khí Cổ Loa và các cửahàng dịch vụ cửa hàng bách hoá của các tỉnh: Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình,Nam Định, Thái Nguyên, Quảng Nam Đà Nẵng

Công ty chủ yếu là bán buôn cho khách hàng Hiện nay sản phẩm của công

ty đã có mặt ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, một số sản phẩm của hợp doanh

đã có mặt ở nước ngoài như: pha đèn và cài vành xe đạp Nhờ luôn đảm bảo uy tínchất lượng, hình thức kinh doanh phù hợp cho nên công ty luôn giữ được uy tín vớikhách hàng

*Điều kiện tự nhiên địa lý

Nằm giữa phố Tôn Đức Thắng-Quận Đống Đa- Hà Nội, trên trục đườngchính công ty xe đạp- xe máy Đống Đa - Hà Nội có một vị trí địa lý rất thuận lợicho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Đồng thời đây còn là khu trung tâmtrao đổi hàng hoá của các công ty trong cùng liên hiệp như: công ty LIXEHA, công

ty xe đạp Thống Nhất, các cửa hàng đại lý bán buôn bán lẻ Đây chính là cửa ngõcho giao dịch lưu thông buôn bán hàng hoá trong thành phố Hà Nội và các vùngphụ cận

* Môi trường bên trong rất thuận lợi

Công ty có một bộ máy tổ chức phù hợp, đơn giản, không cồng kềnh Điềunày là một lợi thế của công ty Mọi quyết định trong công ty đều có sự bàn bạc cụthể và có sự nhất trí cao giữa các thành viên trong Ban Giám Đốc Công ty có mộtđội ngũ lãnh đạo năng động nhiệt tình, các công nhân lao động có tay nghề cao, rấtyêu nghề, hăng say với công việc Có thể nói công ty có một tập thể đoàn kết, vữngmạnh Bầu không khí văn hoá trong công ty rất tốt, mọi người gắn bó, đoàn kết, yêuthương nhau Trong công ty thường xuyên có sự thi đua giữa các phân xưởng và cácphòng ban để tạo điều kiện cho mọi người hiểu nhau hơn Ngoài ra công ty còn có

Trang 4

thêm một điểm khá thuận lợi đó là: công nghệ máy móc phục vụ trong sản xuất củacông ty đã dần được hiện đại hoá, do đó năng suất lao động của công nhân đượctăng nhiều hơn so với trước kia.

3 Tình hình quản lý, đào tạo nguồn nhân lực của công ty

3.1 Công tác phát triển nguồn nhân lực

Trong 3 năm qua tổng số nhân sự của công ty thay đổi từ 320 người năm

2008 đến năm 2009 là 330 người và năm 2010 là 345 người Vì đây là một doanhnghiệp sản xuất, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn cho nên trong 3 năm quacông ty chủ yếu tuyển dụng lao động vào làm việc trong các phân xưởng Sự giatăng về tổng số lao động này tuy không lớn nhưng lại được ban giám đốc công tyrất quan tâm, vì mục tiêu mà ban giám đốc công ty đặt ra là tăng chất lượng tuyểndụng nhân sự chứ không phải đơn thuần là tăng số lượng lao động Tăng chất lượngtuyển dụng nhân sự đồng nghĩa với việc tuyển người đúng chỗ, đúng công việc, đểnhân viên có thể phát huy mọi khả năng của mình hoàn thành tốt mọi công việcđược giao, giúp công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra

3.2 Công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty

Mục đích của việc đào tạo nguồn nhân lực trong công ty là nhằm khắc phụccác tồn tại nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội ngũ laođộng chuyên môn có chất lượng cao, xây dựng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sửdụng nguồn nhân lực

Trong quá trình đào tạo mỗi một cá nhân sẽ được bù đắp những thiếu sóttrong kiến thức chuyên môn và được truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệmmới, được mở rộng tầm hiểu biết để không những hoàn thành tốt công việc đượcgiao mà còn có thể đương đầu với những thay đổi của môi trường xung quanh ảnhhưởng đến công việc

Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật được công ty tiếnhành đều đặn hàng năm cho các công nhân kỹ thuật bậc cao và cho các lao độngphổ thông

Biểu 1: Bậc thợ trong sản xuất của công ty

Trang 5

Bậc thợ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

* Một số hình thức đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho công nhân

- Do yêu cầu của kỹ thuật sản xuất cho nên tất cả các công nhân kỹ thuật trựctiếp sản xuất sau khi được tuyển dụng sẽ được đào tạo ít nhất 1 tháng ngay tại công

ty về công nghệ sản xuất, vận hành máy móc thiết bị, an toàn lao động…

- Phương pháp đào tạo tại nơi làm việc: Các lao động có tay nghề vững, bậcthợ cao sẽ kèm cặp chỉ bảo hướng dẫn các lao động mới hoặc các lao động có trình

độ thấp hơn

- Hàng năm công ty có tổ chức thi tay nghề: Tất cả mọi người đều phải thi, aitiến bộ sẽ được tăng bậc thợ và tăng lương

* Đào tạo nâng cao năng lực quản trị

áp dụng với tất cả các cấp quản trị, từ quản trị viên cấp cao đến quản trị viêncấp cơ sở

Một số phương pháp được áp dụng để nâng cao năng lực quản trị trong công

ty

- Cán bộ cao cấp trong công ty được cử đi học các lớp bồi dưỡng nâng caotrình độ quản lý

Trang 6

- Cử kế toán trưởng đi học lớp kế toán trưởng và tham gia các khoá học đểnắm bắt được các thay đổi trong các luật thuế của Nhà nước.

- Quản đốc các phân xưởng- các quản trị viên cấp cơ sở được cử đi học cáclớp bồi dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực quản lý do Liên đoàn xe đạpLIXEHA tổ chức

3.3 Chính sách đãi ngộ trong công ty

a) Đãi ngộ vật chất

Đãi ngộ vật chất trong công ty được thể hiện qua: tiền lương, tiền thưởng,một số phụ cấp và các thu nhập khác

* Tiền lương

Có hai cách tính lương khác nhau trong công ty:

- Đối với khối phân xưởng sản xuất: Bao gồm các công nhân trực tiếp sảnxuất, công nhân chế tạo khuân cối, phục vụ công nghệ và phục vụ quản lý ở phânxưởng thì sẽ sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cuối cùng

Việc phân phối tiền lương trực tiếp cho người lao động được giao cho quảnđốc phân xưởng chịu trách nhiệm trên nguyên tắc:

+ Gắn với hiệu quả lao động

+ Sản phẩm làm ra phải đạt chất lượng đến khâu cuối cùng và dựa trên đơngiá tiền lương công nghệ

+ Phân phối tiền lương hàng tháng phải được thực hiện công khai tránh sựbình quân chủ nghĩa

+ Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động phải được ghi vào

sổ lương theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

+ Không được sử dụng quỹ tiền lương vào các mục đích khác ngoài việcphân phối tiền lương cho người lao động

- Đối với khối phòng ban: Đối tượng áp dụng là các cán bộ quản lý, phục vụ,bảo vệ, công nhân kho công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, thanhtoán trực tiếp cho từng người lao động

Trang 7

* Tiền thưởng và phụ cấp

- Công ty có quỹ khen thưởng phụ cấp cho các cá nhân, các đơn vị hoànthành tốt nhiệm vụ được giao

- Ngoài ra công ty còn có một số quỹ khác: quỹ phúc lợi và phụ cấp cho cán

bộ công nhân viên khi bị đau ốm, phụ cấp cho các trường hợp làm thêm, phụ cấpđộc hại…

Biểu 2: tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty

Đvị:1000đ

2008

Năm2009

Năm2010

So sánh(%)2009/2008 2010/2009

- Năm 2010 so với năm 2009: do có sự khởi sắc trong hoạt động sản xuấtkinh doanh , doanh thu của công ty tăng mạnh cho nên tiền lương bình quân của cán

bộ công nhân viên tăng 12.5% so với năm 2009 do vậy tổng thu nhập bình quân củacán bộ công nhân viên trong công ty cũng tăng 12.1% đạt 7.400.000đ

Trang 8

Qua biểu trên ta thấy thu nhập chủ yếu của cán bộ công nhân viên trong công

ty chủ yếu là tiền lương, tiền thưởng trong công ty rất thấp Công ty nên cải thiệnchế độ tiền thưởng để khuyến khích hơn nữa các cán bộ công nhân viên

b) Đãi ngộ tinh thần

- Thường xuyên tổ chức các phong trào trong nội bộ công ty như:

+ Phong trào người tốt, việc tốt

+ Phong trào lao động giỏi trong sản xuất

+ Phong trào phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà

+ Phong trào sinh đẻ có kế hoạch

+ Phong trào thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ

- Tổ chức các cuộc vui chơi, liên hoan, tham quan nghỉ mát cho các cán bộcông nhân viên Công tác này được tổ chức hàng năm nhằm tạo cho các cán bộcông nhân viên có được những giờ phút nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc căngthẳng, mệt mỏi và tạo sự đoàn kết giữa các khối phòng ban, các tổ sản xuất

- Cuối năm họp biểu dương gương người tốt, việc tốt, tặng các giấy khen đểkhuyến khích tinh thần

3.4 Hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong 3 năm (2008-2009-2010)

a) Năng suất lao động

So sánh năm 2009 so với năm 2008 ta thấy: năng suất lao động năm 2009giảm 16.6% Năm 2010 so với năm 2009 thì năng suất lao động tăng 11.9%

Chỉ tiêu năng suất lao động là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệuquả sử dụng lao động của một công ty Năng suất lao động thể hiện sức sản xuất củalao động và được đo lường bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vịthời gian Năng suất lao động mà cao thì sẽ giảm được thời gian lao động cần thiết

để thực hiện một đơn vị hàng hoá tiêu thụ, giảm được hao phí lao động và giảmđược giá thành sản xuất

Trang 9

Thông qua chỉ tiêu năng suất lao động ta thấy hiệu quả sử dụng lao độngnăm 2008 là cao nhất và thấp nhất là năm 2009 Đi sâu vào phân tích nguyên nhângiảm năng suất lao động ở năm 2009 ta thấy:

+ Doanh thu thuần năm 2009 giảm, tỷ lệ giảm là 9.6%, điều này làm chonăng suất lao động giảm theo vì doanh thu thuần là một trong các yếu tố có sự ảnhhưởng quyết định tới năng suất lao động

+ Trong khi doanh thu thuần có sự giảm sút thì tổng số nhân viên trong công

ty có sự gia tăng Năm 2009 tổng số nhân viên trong công ty tăng thêm 10 người, tỷ

lệ tăng là 8.3% so với năm 2008 Tuy tỷ lệ tăng này không cao nhưng trong tìnhtrạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn cho nên nócũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của công ty

Sang năm 2010 năng suất lao động của công ty tăng 11.9% Đạt được tỷ lệtăng này là do doanh thu thuần năm 2010 của công ty tăng đáng kể so với năm

2009, tỷ lệ tăng 24.8% trong khi đó tỷ lệ tăng về tổng số nhân viên là 11.5%

Do vậy, nếu so sánh năm 2010 và năm 2009 thì hiệu quả sử dụng lao độngcủa năm 2010 được đo lường bằng chỉ tiêu năng suất lao động là tốt

b)Khả năng sinh lời của một nhân viên

So sánh năm 2009 và năm 2008 ta thấy khả năng sinh lời của một nhân viênnăm 2009 giảm 41.8% so với năm 2010 Nguyên nhân của sự giảm sút này là dotổng lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 37% trong khi đó tổng số lao động lạităng 8.3%

Năm 2010 so với năm 2009 khả năng sinh lời của một nhân viên tăng 74%.Năm 2010 khả năng sinh lời của một nhân viên tăng vì do tổng lợi nhuận sau thuếtăng 94% trong khi đó tổng số nhân viên trong công ty cũng có sự gia tăng nhưngvới số lượng nhỏ hơn 11.5%

Đây là một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của công

ty, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao Vậy qua sự phântích trên ta thấy: thông qua khả năng sinh lời của một nhân viên để đánh giá hiệu

Trang 10

quả sử dụng lao động qua từng năm ta thấy hiệu quả sử dụng lao động năm 2009 làthấp nhất còn năm 2008 và năm 2010 là bằng nhau.

c) Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng chi phí tiềnlương Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao

Năm 2009 hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương giảm 13.3% so với năm 2008.Nguyên nhân giảm là do doanh thu thuần năm 2009 giảm mạnh trong khi đó tổngquỹ lương lại tăng vì tổng số lao động tăng, do vậy hiệu quả sử dụng chi phí tiềnlương là không tốt

Năm 2010, hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương giảm 0.5% so với năm 2009.nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của tổng quỹ lương là 25.5% tăng cao hơn tỷ lệ tăngcủa doanh thu thuần là 24.8%

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động của công tytrong 3 năm qua, năm 2008 hiệu quả sử dụng lao động của công ty là tốt nhất, sau

đó giảm dần vào 2 năm sau

4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty

4.1 Đánh giá về công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty

a) Ưu điểm:

* Ban lãnh đạo

- Ban lãnh đạo trong công ty có trình độ năng lực cao do vậy đã nhận địnhđúng đắn, thấy được hết khó khăn mà công ty phải vượt qua đặc biệt là cuộc cạnhtranh gay gắt có phần thiếu cân sức với sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc, bêncạnh đó còn phải cạnh tranh không kém phần quyết liệt với các sản phẩm của nhiềuđơn vị trong nước nên đã đề ra các chính sách rất hợp lý cho sự phát triển của công

ty

- Có sự phân công mỗi đồng chí trong Ban Giám Đốc phụ trách từng côngviệc cụ thể để nắm vững tiến độ sản xuất kinh doanh hàng ngày, chỉ đạo phòng banchức năng sử lý kịp thời những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh

Ngày đăng: 01/12/2017, 09:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w