1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DỰ ÁN XÂY DỰNG KHÁCH SAN BA SAO “MƯỜNG THANH”

11 1,5K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 829,5 KB

Nội dung

Đất nước ta đã đạt được những thành tích vượt bậc. Liên tục trong nhiều năm qua, mặc dù có những tác động xấu của nền kinh tế thế giới và đặc biệt là khủng hoảng tài chính của toàn khu vực Đông Nam Á nhưng chúng ta vẫn liên tục đạt tốc độ tăng trưởng GDP gần 8%/năm. Trong tất cả các lỉnh vực nhưng phải kể đến nghành du lịch củng góp phần không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.

NHÓM 31: DỰ ÁN XÂY DỰNG KHÁCH SAN BA SAO “MƯỜNG THANH” CHƯƠNG I. XUẤT XỨ VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH DỰ ÁN 1.1 Giới thiệu dự án: Đất nước ta đã đạt được những thành tích vượt bậc. Liên tục trong nhiều năm qua, mặc có những tác động xấu của nền kinh tế thế giới và đặc biệt là khủng hoảng tài chính của toàn khu vực Đông Nam Á nhưng chúng ta vẫn liên tục đạt tốc độ tăng trưởng GDP gần 8%/năm. Trong tất cả các lỉnh vực nhưng phải kể đến nghành du lịch củng góp phần không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Để đáp ứng nhu ngày càng cao của dịch vụ du lịch đòi hỏi phải có nhiều khu du lịch, khu vui chơi giải trí, … bên cạnh dịch vụ dụ lịch phải đi kèm theo là dịch vụ lưu trú như: nhà nghỉ, khách san,….nhằm để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Nắm bắt được tình hình đó nhóm 31 đã “ lập dự án khách san 3 sao Mường Thanh ”. Địa điểm tại 68 Ngô Quyền - Vĩnh Trại - TP. Lạng Sơn. Thành phố Lạng Sơn là một Thành phố trẻ, Thành phố thương mại cửa khẩu đang trên đà phát triển sôi động, là cửa ngõ giao lưu Kinh tế - Văn hoá của cả nước với đất nước Trung Quốc và các nước Đông Âu, là địa bàn quan trọng có mối quan hệ mật thiết với vùng tam giác kinh tế trọng điểm của miền bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. 1.2. Các văn bản định hướng: -Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 28/3/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường xúc tiến đầu tư và du licj đến năm 2010 đã vạch đường xúc tiến đầu tư- du lịch - Chương trình hành động quốc gia về phát triển du lịch. - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn đến 2010 1.3. Các văn bản pháp quy: - Theo quy định của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lí đầu tư và xây dựng, và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 16 của Chính phủ. - Căn cứ vào các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm và giá cả hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng do Nhà nước quy định. 1 CHƯƠNG II. CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI, CÁC QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC LIÊN QUAN 2.1. Tác động của sự kiện gia nhập WTO đối với ngành du lịch Việt Nam: a. Mở cửa thị trường du lịch Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006. Theo Tổng cục Du lịch, riêng trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam cam kết tất cả 11 ngành dịch vụ được phân loại theo Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS), bao gồm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin, dịch vụ xây dựng, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục, dịch vụ môi trường, dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế, dịch vụ du lịch, dịch vụ văn hoá giải trí, dịch vụ vận tải. Đối với dịch vụ du lịch, Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Những cam kết này sẽ được áp dụng tự động cho các thành viên ASEAN. a. Cơ hội: Tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành du lịch Việt Nam đứng trước 3 cơ hội lớn. Vấn đề đặt ra là việc tận dụng những cơ hội đó như thế nào? Đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia tại hội thảo “WTO – Những giải pháp phát triển du lịch Việt Nam”, do Tạp chí Du lịch và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức. Theo ông Hoàng Tuấn Anh, Phó Tổng cục trưởng (Tổng cục Du lịch), cơ hội đầu tiên và rõ nhất sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO là sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Trên thực tế, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và việc tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006 vừa qua đã gây sự chú ý lớn đối với cộng đồng quốc tế, làm sống lại thị trường du lịch quốc tế bằng hình ảnh một điểm đến an toàn, hấp dẫn và cởi mở. Ngày càng có nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam nhiều hơn và có ý định đến tìm hiểu và làm ăn với Việt Nam. Số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam cho thấy lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng trưởng mạnh. Nếu năm 2000, Việt Nam mới thu hút được khoảng 2,12 triệu lượt khách quốc tế, thì đến năm 2006, con số này đã đạt gần 3,6 triệu lượt. Dự kiến, đến năm 2010, lượng 2 khách quốc tế đến Việt Nam sẽ đạt 6 triệu lượt khách, nâng mức thu nhập từ 2 tỷ USD như hiện nay lên 4 - 5 tỷ USD. Ngoài việc gia tăng về số lượng khách, thị trường khách cũng được mở rộng. Cơ hội lớn thứ hai mà du lịch Việt Nam có thể tận dụng từ việc hội nhập với nền kinh tế quốc tế là tăng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước, đặc biệt là khách MICE (du lịch Hội nghị, hội thảo, triển lãm, khen thưởng). Bốn yếu tố đặc biệt khiến Việt Nam trở thành điểm đến nổi bật tại thị trường du lịch hội nghị và khen thưởng là bản sắc văn hóa đậm đà, món ăn ngon, sức sống dồi dào và an ninh tuyệt vời. Các sự kiện quốc tế được tổ chức tại Việt Nam đều mang đậm bản sắc văn hóa, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Việt Nam được đánh giá là một ngôi sao đang lên trong khu vực, với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm vào bậc cao nhất châu Á, chỉ sau Trung Quốc. b. Thách thức: Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn ban đầu gia nhập WTO, cho nên phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế. Vì vậy có nhiều hạn chế và khó khăn, trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Thực tế năng lực cạnh tranh của du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phong phú. Dẫn đến du lịch nước ta chưa giữ chân được khách, kéo dài thời gian lưu trú, tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp. Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn với doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Ðội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao. Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả. Ðó là một số thách thức chính đang đặt ra đối với ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói riêng. Hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu. Trong quá trình hội nhập, Nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi, còn thành công tùy thuộc vào sức cạnh tranh, vào sự năng động của doanh nghiệp. Do vậy, đã đến lúc các doanh 3 nghiệp không thể trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước mà phải bắt tay vào cuộc, thật sự tự thân nỗ lực. Ðồng thời, điều quan trọng nữa là toàn ngành phải có ý thức xây dựng những sản phẩm du lịch đặc sắc dựa trên thế mạnh tiềm năng của đất nước và từng vùng miền, nhằm tạo dựng hình ảnh Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện. Bên cạnh đó là những biện pháp trong mở rộng đào tạo nhân lực du lịch cả về bề rộng và chiều sâu để có được một đội ngũ cán bộ, lao động giỏi chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. (Nguồn www.VietnamOpentour.com.vn) d. Du lịch Việt Nam chủ động hội nhập Theo nhận định của các chuyên gia du lịch, trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh cả về chất và lượng, mở rộng hợp tác và tích cực chủ động hội nhập với khu vực và thế giới. Ngành du lịch cũng đã có quá trình chuẩn bị cho “cuộc chơi” được mong đợi này. Trong những năm qua, ngành đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào các diễn đàn hợp tác du lịch quốc tế và khu vực như Tổ chức Du lịch Thế giới, hợp tác du lịch ASEAN, Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương, hợp tác hành lang Đông-Tây. Hiện nay, Việt Nam đã ký 31 hiệp định, văn kiện hợp tác du lịch song phương; ký hiệp định hợp tác du lịch đa phương với 10 nước ASEAN, đồng thời, lập quan hệ bạn hàng với trên 1.000 hãng du lịch của trên 60 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều hãng lớn. Du lịch Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á (ASEANTA). Đồng thời, để hỗ trợ ngành du lịch trong quá trình hội nhập, Luật Du lịch đã được hoàn chỉnh và đưa vào triển khai cùng với việc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn tạo ra môi trường pháp lý rõ ràng hơn trong hoạt động kinh doanh du lịch. Xét riêng lĩnh vực du lịch, năm 2006 này đã có thêm khoảng 647 triệu USD đầu tư vào Việt Nam, là lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài nhiều thứ 2 sau lĩnh vực xây dựng khu đô thị mới. Những cơ hội, thách thức của ngành du lịch khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có tác động không nhỏ đối với dự án bởi du lịch có tác động rất lớn đối với sự hoạt động của 4 khách sạn và những cơ hội, thách thức của ngành du lịch cũng chính là những cơ hội, thách thức của chính hệ thống các khách sạn và của chính dự án đang xem xét. 2.2 Các chính sách kinh tế xã hội và quy hoạch định hướng của quốc gia liên quan đến phát triển ngành: Chiến lược phát triển của ngành Du lịch Việt Nam với phương châm hành động “Việt Nam - Điểm đến của Thiên Niên Kỷ mới” đặt ra mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng lượt khách quốc tế hàng năm là 15%. Để đạt được mục tiêu trên trong những năm qua với hàng loạt các chính sách cải cách kinh tế xã hội, mở rộng môi trường đầu tư kết hợp với các chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc, gặt hái được nhiều thành công trong mọi lĩnh vực. Các chương trình hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã tham dự trong những năm qua như: + Tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ký kết và triển khai các chương trình hợp tác ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc. + Tham gia diễn đàn tài chính của ASEAN, ASEAN + 3, ASEM, APEC. + Việt Nam vừa chính thức ký kết tham gia chương trình “Thẻ đi lại doanh nhân APEC” (ABTC) tại Gyongju, Hàn Quốc. Chương trình gồm 17 nước tham gia: Úc, Brunei, Chile, Hồng Kông, Trung Quốc, Inđônêsia, Nhật bản, Hàn Quốc, Malaysiam, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippin, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Các doanh nhân là công dân của các nền kinh tế thành viên APEC được sử dụng thẻ này để nhập cảnh và xuất cảnh vào các nền kinh tế thành viên tham một cách thuận lợi, được miễn thị thực nhập cảnh, được làm thủ tục nhập cảnh ở khu vực riêng, có lối đi riêng, được miên thu tục đăng ký lưu trú, được nhập - xuất cảnh nhiều lần vào các nền kinh tế thành viên tham gia. + Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu về việc tiếp tục chủ động hội nhập, thực hiện có hiệu quả các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị tốt các điều kiện để sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. + Đặc biệt năm 2006 Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị APEC tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển. 5 Những hoạt động trên đã làm cho môi trường hoạt động kinh doanh giữa các nước trở nên sôi nổi hơn, sẽ có nhiều doanh nhân nước ngoài vào Việt Nam đầu tư kinh doanh cũng như doanh nhân Việt Nam có thể phát triển đầu tư ra nước ngoài tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển tốt hơn, mở rộng quan hệ quốc tế, điều kiện sống được nâng cao, giúp cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh. 6 CHƯƠNH III. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 3.1.Mục đích và vai trò của nghiên cứu thị trường: a)Mục đích: Nghiên cứu thị trường sản phẩm dự án nhằm xác định được thị phần mà dự án dự kiến sẽ chiếm lĩnh trong tương lai và cách thức chiếm lĩnh thị trừờng đó.Để thực hiện được mục tiêu trên ,nghiên cứu thị trường gồm những nội dung sau: -Phân tích và đánh giá thị trường tổng thể -Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu của dự án -Dự báo cung cầu thị trường sản phẩm của dự án trong tương lai -Lựa chọn biện pháp tiếp thị và khuyến mãi cần thiết giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ của dự án được thuận lợi (bao gồm cả chính sách giá cả,hệ thống phân phối,các vấn đề về quãng cáo ,mẫu mã bao gói….) -Phân tích đánh giá khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường về sản phẩm của dự án b)Vai trò của nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường có vai trò và ý nghĩa hêt sức to lớn.Nghiên cứu thị trường cho phép người soạn thảo phân tích đánh giá nhu cung cầu thị trường ở hiện tại và dự báo cung cầu thị trường trong tương lai về loại sản phẩm của dự án.Kết quả nghiên cứu thị trường cho phép người soạn thảo đi đến quyết định có nên đầu tư hay không và xác định quy mô đầu tư cho thích hợp.Bởi vì dự án chỉ được thực hiện hay chấp nhận khi đạt hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội. c) Yêu cầu nghiên cứu thị trường: Để nghiên cứu thị trường chính xác phục vụ cho việc xác định thị phần và quy mô của dự án,nghiên cứu thị trường phải đảm bảo các yêu cầu sau: -Thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết co nghiên cứu thi trường tiêu thụ sản phẩm của dự án -Thông tin phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy Các dữ liệu thông tin cần thiết để nghiên cứu thị trường sản phẩm trong tương lai: Các dữ liệu về kinh tế tổng thể: 7 -Tổng sản lượng,tổng sản phẩm quốc nội,tốc độ tăng trưởng -Thu nhập bình quân và thu nhập đầu người -Cơ cấu sản xuất của nền kinh tế -Các kế hoạch định hướng lớn về phát triển kinh tế và xã hội của đất nước Các dữ liệu thông tin về thị trường sản phẩm -Giá cả sản phẩm theo thời gian,biểu thuế của sản phẩm ,sự khác biệt về giá cả giữa các sản phẩm cùng loại nhưng do các nhà sản xuất khác nhau Các dữ liệu khác của nền kinh tế đối với từng loại sản phẩm 3.2. Đánh giá nhu cầu hiện tại: *Phân đoạn thị trường khách đến Lạng Sơn và định hướng thị trường mục tiêu của dự án: Để phân đoạn thị trường, người ta chia nhỏ thị trường tổng thể thành nhiều đoạn cụ thể có thể quyết định những phân đoạn nào cần tập trung nỗ lực maketing- qua đó mỗi yếu tố thị trường được xác định và trong mỗi phân đoạn này có thể có các phân đoạn nhỏ hơn được chia theo: chất lượng, giá cả, điều kiện hoàn vốn… những phân đoạn phụ này cũng có thể được chia nhỏ hơn nữa. Để phân đoạn thị trường khách đến và tiến hành kết hợp giữa địa lý và mục đích chuyến đi. *Cơ cấu khách du lịch: Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 1- doanh thu XH từ Dlịch Tr đồng 135.000 162.500 228.000 288.000 2- Khách du lịch: - Tổng khách DL L. người 520.000 543.000 781.000 960.000 + Khách quốc tế L. người 76.000 68.000 106.500 127.000 + Khách nội địa L. người 444.000 475.000 674.500 833.000 3.3. Hoạt động kinh doanh du lịch của Lạng Sơn: a. Dịch vụ lưu trú: Giai đoạn từ năm 2001-2008, hoạt động kinh doanh khách sạn phát triển nhanh, thu hút được các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, mạng lưới kinh doanh du lịch được mở rộng, có xu hướng nâng cao chất lượng trang thiết bị và đa dạng dịch vụ bổ sung. 8 Năm 2001 toàn tỉnh có 14 khách sạn, nhà khách, với tổng số phòng là 409 phòng/789 giường, đến năm 2008 tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh hiện nay: 35 cơ sở lư trú, trong đó 01 khách sạn 4 sao, 01 khách sạn 03 sao, 03 khách sạn 2 sao, 04 khách sạn 1 sao và 26 khách sạn đạt tiêu chuẩn. Tổng số phòng: 956 phòng/1.740 giường, trong đó: số phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế: 423 phòng/733 giường. Dịch vụ bổ sung trong các khách sạn chưa thật sự phong phú nhưng trong những năm gần đây các khách sạn đã chú trọng nâng cao chất lượng trang thiết bị, đầu tư các dịch vụ: nhà hàng, “massage”, khiêu vũ, bar, tennic. đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu lưu trú của khách du lịch đến tỉnh. b. Dịch vụ lữ hành: Hoạt động kinh doanh lữ hành phát triển chậm, khách quốc tế đi du lịch theo “tour” tăng không đáng kể. Doanh thu lữ hành chiếm tỷ trọng 10% trong tổng doanh thu du lịch. Hoạt động lữ hành đang từng bước khắc phục những yếu kém để vươn ra khai thác các chương trình du lịch ở một số nước trong khu vực. Du lịch sinh thái-văn hóa là loại hình du lịch đặc trưng của địa phương: tham quan bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số, dã ngoại, cưỡi voi, đi bộ xuyên rừng, thăm chiến trường xưa, lễ hội, làng nghề… Hiện nay, cả tỉnh chỉ có 2 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành (Cty CP Dịch vụ-Du lịch và Cty CP Văn hóa-Du lịch), trong đó 01 công ty có đăng ký chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế (Cty CP Dịch vụ-Du lịch) tuy nhiên cho đến hoạt động ở lĩnh vực này còn ở mức khiêm tốn. Trên thực tế chỉ có 01 công ty (CP Dịch vụ-Du lịch) hoạt động mảng lữ hành, mọi hoạt động về xây dựng chương trình, kết nối tour đều thông qua công ty này. Đội ngũ hướng dẫn viên, kinh doanh lữ hành gồm 16 người, đã qua đào tạo về ngoại ngữ, chuyên môn đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách, tuy nhiên số lượng còn quá ít và có khả năng thông thạo 2 ngoại ngữ không nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm du lịch. Các điểm du lịch hiện đang khai thác gồm: 9 + Chợ Đông Kinh +Khu kinh tế mở cưa khẩu Tân Thanh +Cửa Khẩu Hữu Nghị 10 . NHÓM 31: DỰ ÁN XÂY DỰNG KHÁCH SAN BA SAO “MƯỜNG THANH” CHƯƠNG I. XUẤT XỨ VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH DỰ ÁN 1.1 Giới thiệu dự án: Đất nước ta. nay: 35 cơ sở lư trú, trong đó 01 khách sạn 4 sao, 01 khách sạn 03 sao, 03 khách sạn 2 sao, 04 khách sạn 1 sao và 26 khách sạn đạt tiêu chuẩn. Tổng số

Ngày đăng: 24/07/2013, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w