Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại khu T20, Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế củanước ta Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng tăng, cùng với sự pháttriển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch v.v… Nềnkinh tế nước ta có những bước tăng trưởng nhảy vọt Hàng loạt các nhà máy xínghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, du lịch thi nhau ra đời, những hoạt động củachúng đã làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng Chính vì thế
mà trong quá trình phát triển đất nước hiện nay thì vấn đề bảo vệ môi trường luônđược đảng và nhà nước ta quan tâm hàng đầu Để có thể vừa phát triển kinh tế vừa
có thể bảo vệ môi trường hướng đến sự phát triển bền vững thì yêu cầu các công ty,
xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất phải thực hiện tốt việc đánh giá tác động củamôi trường và đặc biệt chú trọng đến việc thiết kế và lắp đặt các hệ thống xử lý ônhiễm môi trường trong quá trình sản xuất sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất
Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về dịch vụ, du lịchngày càng cao và trở nên phổ biến Mỗi năm lượng khách du lịch quốc tế đến ViệtNam năm 2011 rất cao 5,3 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ từ 30 - 31triệu lượt khách du lịch nội địa Do đó ngành dịch vụ du lịch đang là một ngành mũinhọn đang được chú trọng phát triển ở nước ta hiện nay Ở Đà Nẵng các vùng đấtven biển được quy hoạch dành cho việc xây dựng các tổ hợp du lịch lịch vụ - resortven biển cao cấp mang tầm vóc châu lục và thế giới, hàng loạt các khách sạn 5 saocao cấp với các dịch vụ hàng đầu ra đời Tuy nhiên đây cũng là nguồn gây ô nhiễmxấu đến môi trường nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời
Bằng những kiến thức đã được học, tôi chọn đề tài: “Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp Đề tài này sẽ giúp
tôi củng cố lại những kiến thức đã học ở nhà trường và tìm hiểu thêm về những kiếnthức thực tế
Trang 2Để góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ môi trường cho thành phố ĐàNẵng đề tài Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê –Đức Long tại Khu T20, Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵngđược thực hiện.
Nghiên cứu này sẽ góp phần trong việc cung cấp các cơ sở khoa học, tư vấncho các cơ quan chức năng bảo vệ môi trường của thành phố Đà Nẵng, đề xuấtnhững biện pháp quản lý, xử lý một cách hợp lý nhất, bảo đảm sự phát triển bềnvững của thành phố Đà Nẵng
3 Đối tượng, phạm vi, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại khu T20, Phường Phước
Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Các tác động từ quá trình thực hiện Dự án không liên quan đến chất thải làcác tác động xảy ra trong suốt quá trình chuẩn bị mặt bằng, xây dựng và cả giaiđoạn vận hành Dự án, các tác động này có tính tổng hợp, phức tạp và diễn ra trongthời gian dài Trong phạm vi thời gian thực tập hạn chế, trong báo cáo này tôi xinđược trình bày chủ yếu các tác động có liên quan đến chất thải
3.2 Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 14/2/2011 đến ngày 15/5/2011
3.3 Địa điểm nghiên cứu
Khu T20, Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
3.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam
- Phương pháp đánh giá nhanh
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học, công cụ hữu ích cung cấp cho cơ
Trang 3thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng như các địa phương khác trong nước ta nóichung.
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng là cơ sở để cơ quan chủ đầu tưthực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình thựchiện dự án
Trang 4Với vị trí Trung độ của cả nước, Đà Nẵng cách Hà Nội 765Km về phía Bắc
và Thành phố Hồ Chí Minh 964Km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú quaQuốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào
Các trung tâm kinh doanh thương mại của các nước vùng Đông Nam Á vàThái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2000Km từ Thành phố Đà Nẵng
Với những đặc điểm về địa hình, vị trí thuận lợi, khí hậu tương đối tốt, ĐàNẵng đã và đang khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình trong lĩnh vực du lịch
Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hóa thếgiới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi
rõ vai trò của Thành phố Đà Nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trungchuyển khách Không chỉ là tâm điểm của ba di sản thế giới, Thành phố Đà Nẵngcòn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp làm say lòng khách mỗi khi đến Thành phố này
Đà Nẵng có đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở, được mệnh danh là “Thiên hạ
đệ nhất hùng quan”, có khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ được ví như Đà Lạt,
Sa Pa của miền Trung, có Ngũ Hành Sơn huyền thoại là “Nam Thiên danh thắng”,
…
Đà Nẵng đã được đầu tư những khu nghỉ dưỡng chất lượng cao với nhữngdịch vụ cao cấp như: Furama, Sandy Beach,… ngày càng hấp dẫn khách du lịchtrong và ngoài nước
Thế mạnh của Đà Nẵng là tiềm năng về biển, du lịch biển đa dạng với nhiềukhu du lịch như bãi biển Bắc Mỹ An A, bán đảo Sơn Trà, Suối Đá, Bãi Bụt, BãiRạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm,… cho du khách cảm giác thú vị khi chìm đắm trong vẻhuy hoàng của bình minh và sự lặng lẽ của hoàng hôn giữa phong cảnh hữu tình
Với những điều kiện và yếu tố như vậy và được sự phê duyệt của UBNDThành phố Đà Nẵng, Công ty TNHH Đức Long – Dung Quất đã đầu tư xây dựng
Dự án “Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long” tại Khu T20, Phường Phước Mỹ - QuậnSơn Trà – TP Đà Nẵng Dự án khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần thực hiện nộidung chương trình hành động trong định hướng phát triển của Thành phố, góp phần
Trang 5xây dựng và phát triển ngành du lịch nói riêng cũng như kinh tế Thành phố ĐàNẵng nói chung.
2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
2.1 Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật
1) Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủnghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, ban hành theoquyết định số 52/2005/QH11
2) Luật xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Namkhóa XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 quy định về hoạt động xây dựng,quyền và nghĩa vụ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt độngxây dựng
3) Luật phòng cháy chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủnghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 29/06/2001 quy định về phòng cháy, chữacháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòngcháy và chữa cháy
4) Nghị định số 35/2003/NĐCP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy
5) Thông tư số 04/2004/TT – BCA ngày 31/03/2004 của Bộ Công An vềviệc hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ – CP ngày 04/04/2003 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật của Luật PCCC
6) Nghị định số 59/2007/NĐ – CP của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 09/04/2007 về Quản lý chất thải rắn
7) Nghị định số 88/2007/NĐCP của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủnghĩa Việt Nam ban hành ngày 28/05/2007 về thoát nước Đô thị và Khu côngnghiệp
8) Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việcquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường
9) Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28/02/2008 về việc sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP
10) Chiến lược Bảo vệ Môi trường Thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 vàQuy hoạch Môi trường công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010
11) Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT ngày 08/12/2008 Bộ Tài nguyên vàMôi trường về hướng dẫn Đánh giá Tác động Môi trường, Đánh giá Môi trườngChiến lược và Cam kết Bảo vệ Môi trường
Trang 612) Quyết định số 04/2008/QĐ – XD 03/4/2008 của Bộ xây dựng về việcban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- TCVN 5949 – 1998: Mức ồn tối đa cho phép tại khu công cộng và dân cư
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượngkhông khí xung quanh
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nướcmặt
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nướcngầm
- QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nướcbiển ven bờ
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinhhoạt
3 Tài liệu tham khảo
1) Lê Thạc Cán và tập thể tác giả, Đánh giá Tác động Môi trường – Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, 1993;
2) Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB KH&KT,
2001;
3) Luật Bảo vệ Môi trường, NXB Chính trị Quốc gia, 2006;
4) Niên giám thống kê Thành phố Đà Nẵng 2009;
5) Lê Trình, Phùng Chí Sỹ, Nguyễn Quốc Bình, Các phương pháp giám sát
và xử lý ô nhiễm môi trường;
6) Giáo trình xử lý nước thải, NXB xây dựng Hà Nội, 1996;
7) Trần Hiếu Nhuệ - Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, 1990; 8) Lê Đức Phẩm, Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học,
NXB Giáo dục, 2003;
9) Kỹ thuật bảo hộ lao động, NXB ĐH và Trung học Chuyên nghiệp, 1979; 10) Trần Hiếu Nhuệ, Cấp thoát nước – NXB KH và KT, 2004;
11) Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KH và KT, 1997;
12) Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế công trình xử lý nước thải, NXB xây
Trang 713) Ban Khoa giáo Trung ương, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuậtViệt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, trung tâm nghiên cứu Giáo dục Môi trường vàphát triển, Bảo vệ Môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Chính trịQuốc gia, 2003;
14) Lê Văn Nãi, Bảo vệ Môi trường trong xây dựng cơ bản, NXB KH và KT,
1999;
15) GVC Đinh Đắc Hiền, GS.TS Trần Văn Địch, Kỹ thuật An toàn và Môi trường, NXB KH và KT, 2005;
16) TS Nguyễn Khắc Cường, Giáo trình môi trường trong xây dựng, NXB
Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
4 Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ Dự án tự tạo lập
1 Dự án đầu tư Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long
2 Hồ sơ khảo sát địa chất Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long
5 Các phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu nhập và xử lý các sốliệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự kiến xây dựng
dự án
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thínghiệm: Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, độ ồn tạikhu vực dự kiến xây dựng Dự án và khu vực xung quanh
- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này dựa theo hệ số ô nhiễm do
tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạtđộng của Dự án
- Phương pháp so sánh tiêu chuẩn: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sởcác tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
- Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng: Phương pháp này tranh thủ được
ý kiến đóng góp về các hoạt động, các biện pháp thực hiện và các đề xuất của ỦyBan nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam Phường Phước Mỹ, nơi thực hiện
Dự án
Trang 8CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 Tên Dự án
- Công trình: Dự án Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long
- Địa điểm: Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, cáchtrung tâm Thành phố khoảng 2km
- Cơ quan đầu tư: Công ty TNHH Đức Long Dung Quất
1.2 Cơ quan chủ Dự án
- Cơ quan đầu tư: Công ty TNHH Đức Long Dung Quất
- Địa chỉ liên lạc: Cụm CN Nam Chu Lai – Xã Bình Chánh – Huyện BìnhSơn – Tỉnh Quảng Ngãi
1.3 Vị trí thực hiện Dự án
1.3.1 Vị trí địa lý của Dự án
Dự án Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long được xây dựng tại khu T20 thuộcPhường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm Thành phốkhoảng 2km
- Diện tích khu đất thực hiện Dự án là: 9.339m2
- Ranh giới khu đất có các mặt tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp: Khu T20 hiện có
+ Phía Tây giáp: Khu dân cư quy hoạch thuộc Phường Phước Mỹ.+ Phía Nam giáp: Khách sạn Mỹ Khê II
+ Phía Đông giáp: Đường Trường Sa
1.3.2 Các đối tượng xung quanh khu vực Dự án
- Đường giao thông: Giáp về phía Đông của khu vực Dự án là đường venbiển Trường Sa, là tuyến đường du lịch ven biển nối liền Thành phố Đà Nẵng vàphố cổ Hội An và là tuyến đường chiến lược trong phát triển du lịch của Thành phố
Dự án nằm cách khu thắng cảnh Ngũ Hành Sơn khoảng 3km, cách trung tâm Thànhphố Đà Nẵng khoảng 5km, các công trình hạ tầng quan trọng như cảng biển Tiên
Sa, cảng biển Liên Chiểu, sân bay Quốc tế Đà Nẵng đều nằm trong khoảng từ 5 đến7km Với vị trí thuận lợi như vậy nên việc đón khách từ sân bay, bến cảng đến Dự
Trang 9- Đồi, núi: Cách Dự án về phía Tây Nam khoảng 2km có núi Ngũ Hành Sơn.
- Khu dân cư: Tại khu vực này được Thành phố quy hoạch để xây dựng cáckhu nghỉ mát cao cấp Khu dân cư gần Dự án nhất cách Dự án khoảng 50m về phíaTây, nằm trên trục đường ven biển Trường Sa, đường Hồ Xuân Hương
- Cơ sở dịch vụ, công nghiệp: Khu vực xây dựng nằm trên tuyến đườngTrường Sa Đây là tuyến đường du lịch của Thành phố Đà Nẵng, nên hiện tại vàtương lai các khu vực lân cận của Dự án hầu hết là các khu nghỉ mát
1.4 Nội dung chủ yếu của Dự án
1.4.1 Đặc điểm hiện trạng tại khu vực xây dựng Dự án
a Hiện trạng sử dụng đất
- Khu đất dự kiến xây dựng có tổng diện tích: 9.339,12m2
- Khu đất thuộc trạm T20 quản lý: 7.958,82m2
- Khu đất thuộc trạm điều dưỡng T26B quản lý: 1.390,30m2
b Hiện trạng xây dựng
Trên khu đất dự kiến xây dựng hiện có những công trình sau:
1- Công trình thuộc trạm T20 quản lý
- Nhà nghỉ T18 + T15: 556m2
- Nhà vệ sinh: 56m2
- Nhà kho: 119m2
- Trạm biến áp: 28,9m22- Công trình thuộc trạm T26B quản lý
- Nhà nghỉ 4 tầng:
+ Diện tích xây dựng: 606m2+ Diện tích sàn: 2.424m2
- Nhà 2 tầng:
+ Diện tích xây dựng: 227m2+ Diện tích sàn: 454m2
Trang 10Bảng 1.1 Thống kê các công trình, vật kiến trúc hiện có trên khu đất
ST
T Hạng mục
Khối lượng
Chất lượng còn lại Ghi chú
I Công trình thuộc T20 quản lý
1
Nhà nghỉ T18 + T15(Nhà cấp 4, mái lợp tôn, nền xi
măng, cửa pano gỗ, tường gạch)
2
Nhà vệ sinh(Nhà cấp 4, tường gạch, cửa sắt
kéo, mái lợp tôn, nền bê tông xi
măng)
3
Nhà kho(Nhà cấp 4, tường gạch, cửa sắt
kéo, mái lợp tôn, nền bê tông xi
- Giao thông: Dự án nằm trên tuyến đường Trường Sa rất thuận lợi trong việc
đi lại hệ thống đường nối liền trung tâm Thành phố đã được mở rộng và đưa vào sửdụng
- Hệ thống cấp, thoát nước: Tại khu vực đã có hệ thống cấp, thoát nước tạiđường ven biển Trường Sa (giáp với Dự án về hướng Đông)
- Cấp điện, thông tin liên lạc: Hiện nay, tại khu vực đã có đầy đủ hệ thống
Trang 111.4.2.1 Hình thức đầu tư của Dự án
Tổng mức đầu tư của Dự án (bao gồm lãi vay ngân hàng trong thời gian xâydựng) là 254.839.527.000 đồng
1.4.2.2 Quy mô công trình
Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long xây dựng theo mô hình Khách sạn nghỉdưỡng hội nghị ven biển đạt tiêu chuẩn 4 sao Tổng số phòng nghỉ gần 180 phòng.Trong đó:
- Nhà hàng
+ Phòng ăn lớn : 400 chỗ+ Nhà hàng tiệc cưới : 600 chỗ
- Phòng Karaoke
- Bể bơi
- Phòng tập thể dục và các môn chơi thể thao dưới nước
- Khu Massage – Stream bath
- Các phòng dịch vụ khác (shop Souvenir, cafeteria,…)
Trang 12Bảng 1.2 Tổng hợp diện tích các hạng mục công trình tại Dự án
STT Các hạng mục công trình Số lượng Tầng cao Diện tích
II Cây xanh, thảm cỏ, mặt nước
Trang 13Sân vườn đi dạo kết hợp giải khát ngoài trời 2.142
1.4.2.3 Giải pháp chống sét, nối đất
Để việc chống sét được an toàn và hiệu quả, đảm bảo cho các thiết bị vậnhành an toàn, không xảy ra sự cố làm ngưng trệ quá trình vận hành của trung tâm.Điều đó thực hiện được bằng cách sử dụng hệ thống chống sét chủ động (ESE) Đây
là hệ thống chống sét điện tử tiên tiến và hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay đãđược Ủy ban tiêu chuẩn của Úc và New Zealand chấp nhận thành tiêu chuẩn Quốcgia chung ký hiệu NZ/AS1768/1991
1.4.2.4 Giải pháp cấp nước
Hệ thống cấp nước:
Quy mô Khách sạn 179 phòng, số người tại các phòng dự tính như sau:
- Phòng 3 giường đơn : 18 phòng × 3 người/phòng
- Phòng 2 giường đơn : 87 phòng × 2 người/phòng
- Phòng 1 giường đôi : 56 phòng × 2 người/phòng
- Phòng VIP : 18 phòng × 2 người/phòng
- Nước dự phòng để chữa cháy: 60m3
Trang 14Nước sinh hoạt
cho nhân viên
1000 ghế qnh = 24 l/suất ăn ngày Σqqnh = 24
1.4.2.5 Giải pháp thoát nước
a Hệ thống thoát nước thải
Nước thải từ công trình được phân chia thành 03 loại sau:
- Trục 01: Nước rửa gồm nước thải từ các thiết bị Lavabo, tắm, giặt và nướcrửa sàn Sau khi thu gom được dẫn vào các ống đứng thoát nước Các ống này cóđường kính từ D100 đến D150 uPVC Trên đường ống có bố trí các họng kiểm tra
và họng thông tắc Ngoài ra, trong mỗi trục thoát nước bố trí thêm 1 ống thông hơiD100 uPVC tăng cường, cứ cách 2 tầng thì ống thoát nước rửa sẽ được nối với ốngthông hơi
Trang 15- Trục 02: Nước phân tiểu là phần nước thải thoát ra từ các thiết bị vệ sinh:
Xí, tiểu, bide,… Sau khi thu gom được dẫn vào các ống đứng thoát nước Các ốngnày có đường kính từ D100 đến D150 uPVC Trên đường ống có bố trí các họngkiểm tra và họng thông tắc Ngoài ra trong mỗi trục thoát nước bố trí thêm 1 ốngthông hơi D100 uPVC tăng cường, cứ cách 2 tầng thì ống thoát nước rửa sẽ đượcnối với ống thông hơi
Nước thải từ trục 02 sẽ dẫn đến các bể tự hoại, sau khi xử lý sơ bộ sẽ dẫn đếntrạm xử lý nước thải
- Trục 03: Nước thải có mỡ là nước thải thoát ra từ các chậu rửa thực phẩm từcác khu bếp Sau khi thu gom sẽ dẫn đến bể tách dầu mỡ, sau đó dẫn đến trạm xửlý
Tất cả nước thải từ ba loại trên đều cần được xử lý sơ bộ trước khi xả vào hệthống thoát nước chung của Thành phố
b Hệ thống thoát nước mưa
Nước mưa mái được thu qua hệ thống ống thoát nước chịu áp lực cao có xâycác gối đỡ ống, hố gas nước mưa trước khi được thải trực tiếp ra hệ thống cốngthoát nước ngoài nhà
1.4.2.6 Hệ thống cây xanh và chất thải rắn
a Hệ thống cây xanh
Diện tích đất sân vườn, cây xanh, cảnh quan, hồ nước chiếm 35,6 % diện tíchtoàn khu, ngoài ra còn có sân vườn kết hợp hồ nước, sân vườn đi dạo kết hợp giảikhát ngoài trời
b Chất thải rắn
Dự kiến trong các khu chức năng trên toàn khu vực Dự án sẽ bố trí các điểmthu gom rác Những vị trí kín đáo không gây ảnh hưởng đến mỹ quan và môi trườngxung quanh, đảm bảo luôn sạch sẽ
Rác thải được thu gom hàng ngày tập trung tại khu chứa tạm thời và thuêCông ty Môi trường Đô thị vận chuyển tới bãi rác của Thành phố
Trang 161.4.2.7 Tổ chức quản lý Dự án trong giai đoạn vận hành khai thác
Khi Dự án đi vào hoạt động, tùy từng giai đoạn phát triển của Dự án mà sốlao động có thể thay đổi Lao động được bố trí cơ bản như sau:
Hình 1.1 Tổ chức quản lý Dự án
Tổ chức theo mô hình này thuận lợi cho việc điều hành sản xuất kinh doanh.Các bộ phận tự chịu trách nhiệm về công việc của mình và phối hợp với nhau đểgiải quyết vấn đề khi cần thiết
1.4.2.8 Nhu cầu nhân sự
Tổng cộng khoảng 300 người, trong đó:
- Giám đốc: 01 người
- Ban điều hành: 03 người
- Bộ phận kinh doanh: 05 người
Phó giám đốc nhân sự
Bộ phận kỹ thuật
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận Khách sạn
Bộ phận hội nghị
Bộ phận
Kế hoạch marketting
Trang 17- Tháng 07 – 09/2010: Hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý (phê duyệt tổng mặt bằng;thỏa thuận đánh giá tác động môi trường và thẩm định PCCC Thẩm định thiết kế
Trang 18CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1 Điều kiện về tự nhiên và môi trường
2.1.1 Điều kiện địa chất
Bãi biển Mỹ Khê nằm trong khu vực có điều kiện địa hình, địa chất, khí hậutương đối tốt
Khu đất có đặc điểm địa hình là gò cát kiến tạo của khu biển Mặt địa hìnhtương đối nhấp nhô, có các gợn cát
Địa chất có đặc điểm sau:
Nền đá gốc xuất hiện khá sâu, khoan giếng đến 60m nhưng chưa gặp chỉ gặpsản phẩm phong hóa
Lớp phủ bên trên có cấu tạo khá phức tạp bao gồm nhiều lớp đất với khảnăng chịu tải khác nhau, tuy nhiên các lớp đất nằm trực tiếp dưới đất
Lớp phủ bên trên có cấu tạo rất phức tạp bao gồm nhiều lớp đất với khả năngchịu tải khác nhau, tuy nhiên các lớp đất đá nằm trực tiếp dưới móng công trình đến
độ sâu 17,0m đều là các từ mịn, cát thô vừa đến các bụi, có khả năng chịu tải tốt
Mực nước ngầm xuất hiện và ổn định ở độ sâu từ 2,0m đến 2,5m nhưng ít cókhả năng ăn mòn bê tông
2.1.2 Điều kiện về Khí tượng – Thủy văn
2.1.2.1 Khí tượng
Khu vực thực hiện Dự án nằm trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng nên nhìnchung mang tính chất khí hậu Đà Nẵng – khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ mùađông hơi lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và vị trí kinh độ của vùng.Nhiệt độ mùa hè hơi nóng do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam và địa hình dãyTrường Sơn Khu vực thực hiện Dự án thuộc tiểu vùng 1, thuộc vùng khí hậu III vớinhững đặc trưng chung của vùng cát Đà Nẵng như: Tổng nhiệt > 9000 độ, tổnglượng bức xạ năm > 140Kcal/cm2, tổng lượng mưa trung bình là 2066mm và số giờnắng từ 1800 – 2000 giờ trong một năm Dưới đây là các đặc trưng về khí hậu từcác số liệu thống kê của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ từ 2005– 2009 của Thành phố Đà Nẵng
Trang 191- Nhiệt độ
Theo số liệu thống kê, nhiệt độ không khí trung bình tại Đà Nẵng trong năm
2009 là 26,30C, nhiệt độ cao nhất là 30,60C, nhiệt độ thấp nhất là 20,60C Biên độnhiệt ngày đêm của không khí đạt giá trị lớn nhất trong mùa có gió Tây Nam
Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng và năm
Trang 20Bảng 2.2 Số giờ nắng trung bình các tháng và năm
Độ ẩm trung bình năm tại Đà Nẵng là 82% Độ ẩm cao nhất ghi nhận được là87% vào tháng 12 Độ ẩm thấp nhất ghi nhận được là 71% vào tháng 7
Các tháng mùa khô có độ ẩm trung bình từ 71 – 83%, độ ẩm thấp nhất có thểxuống dưới 40% Các tháng mùa mưa có độ ẩm trung bình 82 – 86%, có ngày đạttới 95%
Trang 21Hàng năm tại Đà Nẵng có một mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từtháng 9 đến tháng 12, mưa lớn tập trung vào tháng 10 và 11 Các tháng ít mưa nhấttrong năm là tháng 3, 4, 5 và 6 Tổng lượng mưa trung bình hàng năm tại Đà Nẵng
là 2066mm
Theo số liệu đo đạc, hàng năm tại Đà Nẵng có trung bình 11 ngày có lượngmưa trên 50mm, có 114 ngày có lượng mưa dưới 10mm Lượng mưa phân bố tại ĐàNẵng như sau:
- Lượng mưa năm lớn nhất là 3064,4mm
- Lượng mưa năm thấp nhất là 1400mm
- Lượng mưa ngày lớn nhất là 332mm
- Số ngày mưa trung bình trong năm là 140 – 148 ngày
Bảng 2.4 Tổng lượng mưa trung bình các tháng và năm
STT Các tháng Các năm
Trang 22Sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ gió Tốc độ gió càngnhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn Vì vậy khi đánh giátác động môi trường liên quan đến nguồn ô nhiễm không khí, mùi cần xem xét tốc
độ gió nguy hiểm
Hướng gió Thành phố Đà Nẵng bị chi phối bởi điều kiện hoàn lưu và địahình Về mùa đông, tần suất cao nhất là hướng Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc và mộtphần gió Đông Rất ít tháng có tần suất gió ở một hướng vượt quá 20% Về mùa hạ,
ở vùng ven biển phía Nam, gió thịnh hành là gió Tây Nam với tần suất phổ biến từ
20 – 30%, trong khi đó, ở vùng ven biển phía Bắc chỉ trong tháng VIII gió Tây Nammới có tần suất nhiều hơn các gió khác
Tốc độ gió trung bình năm là 3,3m/s Tần suất lặng gió khá cao, từ 25 – 50%.Trong mùa mưa, gió mạnh nhất có hướng Bắc đến Đông Bắc với tốc độ từ 15 –
Trang 23Hàng năm trung bình có từ 50 – 55 ngày có gió Tây hoạt động mạnh làm chonền nhiệt độ tăng cao và độ ẩm giảm: Nhiệt độ trung bình cao nhất là 350C và độ
ẩm thấp nhất là 55%
Bảng 2.5 Tốc độ gió – Tần suất – Hướng gió
Tháng Tốc độ gió (m/s) Hướng gió Tần suất hướng gió
cực đại (%) Trung bình Cực đại
6- Bão và áp thấp nhiệt đới
Trong suốt 12 tháng đều có khả năng có bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạtđộng trên biển Đông và có khả năng ảnh hưởng đến thời tiết Đà Nẵng Tuy nhiên,thời gian có khả năng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là từ tháng VIII đến tháng XI hàngnăm
Hàng năm trung bình có 2 – 6 cơn bão và 2 – 3 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng
trực tiếp đến khu vực miền Trung (Số liệu thống kê bão của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ từ năm 2005 – 2009).
Theo số liệu thống kê 2009, bão và áp thấp nhiệt đới tại Đà Nẵng diễn ratrong tháng IX đến tháng XI được thể hiện trong bảng sau:
Trang 24Bảng 2.6 Số bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Đà Nẵng năm
Khi gió mùa Đông Bắc tràn về thường gây ra mưa và mưa to, một số không
ít trường hợp còn phối hợp với các nhiễu động nhiệt đới ở Nam biển Đông tạo ranhững đợt rất to, kéo dài trong nhiều ngày, gây ra lũ lụt trầm trọng nhiều vùng
Theo số liệu thống kê từ năm 2005 đến 2009, ảnh hưởng của gió mùa ĐôngBắc đến Đà Nẵng như sau:
Bảng 2.7 Số đợt gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến Đà Nẵng
Trang 25a Chế độ sóng vùng biển Đà Nẵng
Bờ biển Đà Nẵng kéo dài hơn 30km, chịu chế độ bán nhật triều mỗi ngày lênxuống 2 lần với biên độ dao động khoảng 0,6m Chế độ sóng vùng biển Đà Nẵngphụ thuộc vào mùa trong năm Sóng có hướng thịnh hành là Đông Bắc từ tháng 10đến tháng 5 năm sau với tần suất ổn định vào tháng 7 là 75,21% Vào mùa đông, tầnsuất sóng theo hướng Đông Bắc giảm dần và chuyển sang hướng Đông, đạt 32,34%vào tháng 4 Từ tháng 5 đến tháng 7 hướng sóng Tây Nam chiếm ưu thế với tần suấtđạt 61,7% vào tháng 7 Vào tháng 8 sóng chuyển dần sang hướng Nam với tần suất55,37%
Trên cơ sở số liệu bão, có thể tính độ cao của sóng cực đại ứng với chu kỳ tạivùng biển Đà Nẵng và Quảng Nam Độ cao sóng cực đại có thể đạt tới mức 7,5m(chu kỳ lặp lại 5 năm) và 14,5m (chu kỳ lặp lại 100 năm)
Bảng 2.8 Độ cao sóng cực đại theo các chu kỳ tại vùng biển Đà Nẵng
Độ cao sóng cực đại Chu kỳ lặp lại (năm)
Trong quá trình di chuyển vào vùng bờ biển Việt Nam, hầu hết các cơn bão
và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam đều gây ra gió, sóng mạnhtrên vùng biển Đà Nẵng Gió mạnh trong bão gây ra nước dâng trong bão, độ caocủa nước dâng trong bão phụ thuộc vào cường độ, tốc độ di chuyển của bão và độsâu của vùng biển
b Dòng chảy
Dòng chảy trong khu vực biển Đà Nẵng chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độgió Dòng chảy vào mùa đông dao động từ 10 đến 36cm/s với hướng dòng chảythịnh hành là Đông Nam, nghĩa là chảy từ vùng biển khơi vào hướng bờ biển Tốc
độ dòng cực đại mùa đông là 71cm/s lớn gấp 2 lần tốc độ dòng chảy lớn nhất vàomùa hè
Trang 262.1.3 Hiện trạng hệ sinh thái vùng thực hiện Dự án
2.1.3.1 Tài nguyên sinh vật trên cạn
Khu vực Dự án là vùng cát ven biển nên tài nguyên sinh vật nói chung đơnđiệu và nghèo nàn so với các khu vực khác Hiện trạng tự nhiên của khu vực đã dầndần thay thế thành khu dân cư, các khu du lịch Thực vật bao gồm một số loại câybạch đàn, phi lao hoặc cây trồng phân tán trong khu dân cư Dọc theo các bờ cát venkhu vực có rau muống, xương rồng, một số các loại cây bụi và các loại cây trồngnhư dừa, phi lao,… Trong khu dân cư có trồng cây cảnh, cây tạo bóng mát, cây ăntrái
Động vật nuôi trong các hộ dân gồm các loại gia súc như heo, chó, các loạigia cầm,… Động vật hoang dã có các loại bò sát, côn trùng,…
2.1.4 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện
Dự án, Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứng dụng KHCN Đà Nẵng đã tiến hànhkhảo sát, lấy mẫu, đo đạc và phân tích một số chỉ tiêu môi trường đặc trưng tại khuvực Dự án
Tham khảo số liệu phân tích của Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứngdụng KHCN Đà Nẵng
Trang 272.1.4.1 Môi trường không khí và vi khí hậu
Bảng 2.9 Kết quả đo đạc, phân tích các thông số môi trường không khí và vi khí hậu tại
- Dấu (-): Không có trong tiêu chuẩn.
- (1) TCVN 5949 – 1998: Mức ồn tối đa cho phép tại khu công cộng và dân cư.
- (2) QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- K 1 : Mẫu khí lấy tại khu vực cổng Dự án, gần đường Trường Sa.
- K 2 : Mẫu khí lấy tại khu vực giữa Dự án.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứng dụng KHCN Đà Nẵng.
+ Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí và vi khí hậu tại khu vực Dự án cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, chỉ có độ ồn vượt so với tiêu chuẩn nhưng mức độ không đáng kể.
Trang 282.1.4.2 Môi trường nước ngầm
Bảng 2.10 Kết quả đo đạc, phân tích các thông số môi trường nước ngầm trong khu
vực Dự án
STT Các chỉ tiêu phân tích ĐVT Kết quả M 1
QCVN 09:2008/BTNMT
- M 1 : Mẫu nước giếng khoan lấy tại khu vực Dự án.
- Ngày lấy mẫu: 17/08/2010
- Thời tiết lúc lấy mẫu: Trời nắng.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứng dụng KHCN Đà Nẵng.
+ Nhận xét: Qua kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại khu vực Dự án cho thấy hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên các chỉ tiêu NO 3 - ,
NH 4 + , E.Coli, Coliform vượt giới hạn cho phép nhiều lần.
Trang 292.1.4.3 Môi trường nước biển ven bờ
Bảng 2.11 Kết quả đo đạc, phân tích các thông số môi trường nước biển ven bờ
- M 2 : Mẫu nước biển ven bờ, cách Dự án khoảng 100m về hướng Đông.
- QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (cột B – Áp dụng cho vùng bãi tắm, thể thao dưới nước).
- Ngày lấy mẫu: 17/08/2010
- Thời tiết lúc lấy mẫu: Trời nắng, gió nhẹ.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứng dụng KHCN Đà Nẵng.
+ Nhận xét: Qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu đặc trưng của nước biển ven bờ gần khu vực xây dựng Dự án cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép.
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dự án được triển khai xây dựng tại Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà,Thành phố Đà Nẵng Theo số liệu điều tra về các điều kiện kinh tế - xã hội tại khuvực đến thời điểm tháng 06/2010 như sau:
Trang 302.2.1 Điều kiện xã hội
- Tổng số dân: 15.150 người (nhân khẩu tại hộ: 13.230 người)
- Số hộ dân: 2886 hộ Trung bình 4,58 người/hộ
- Tỷ lệ tăng dân số: 3,79%
2.2.1.3 Các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng
- Trường học: 04 cơ sở Trong đó:
+ Trường THCS : 01 cơ sở+ Trường tiểu học : 02 cơ sở+ Trường mầm non : 01 cơ sở
- Cơ sở y tế: 01 trạm y tế
- Chợ: 01 cơ sở
- Toàn Phường có 02 đình, 02 chùa, 01 nhà thờ
- Cơ sở công nghiệp đang hoạt động: 04
- Tình trạng giao thông: Thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân
+ Đường nhựa : 80%
+ Đường bê tông : 20%
- Tình hình y tế, chăm sóc sức khỏe và môi trường: Thực hiện tốt các chươngtrình chăm sóc sức khỏe cộng đồng như tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịchbệnh mùa hè, dịch bệnh thiên tai gây ra 100% nhà dân có hố xí tự hoại
2.2.2 Điều kiện kinh tế
Cơ cấu kinh tế của địa phương bao gồm các ngành: Du lịch, thương mại,dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp Trong đó:
+ Nông nghiệp chiếm : 6,34%
+ Tiểu thủ công nghiệp : 2,07%
+ Thương mại – Dịch vụ : 27,09%
+ Ngành khác : 64,48%
Trang 31CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1 Giai đoạn Dự án thi công, xây dựng cơ sở hạ tầng
3.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
3.1.1.1 Môi trường không khí
a Bụi và các khí độc phát sinh trong quá trình thi công Dự án
- Tính toán tải lượng, nồng độ các chất thải:
1- Bụi khuếch tán từ quá trình đào đắp, san nền, bốc dỡ nguyên vật liệu
Khu vực xây dựng Dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi
từ 5,5m ÷ 9,5m Tuy nhiên, khi tiến hành xây dựng Dự án, toàn bộ khu đất sẽ đượcsan nền với cao độ thiết kế là 5,8m
Tổng khối lượng đất đào, đắp tính toán:
- Khối lượng đất đào tính toán: 5453,12m3
- Khối lượng đất đắp tính toán: 3432,91m3
- Khối lượng xà bần khi phá dỡ các công trình hiện trạng 100m3
- Khối lượng đất phát sinh khi đào tầng hầm: 6748,5m3
Trung bình, khi thực hiện đào hoặc đắp 1m3 đất sẽ phát sinh khoảng 0,75Kg
bụi, trong đó 10% là bụi lơ lửng (Nguồn: Giáo trình môi trường trong xây dựng –
TS Nguyễn Khắc Cường – Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh).
Với khối lượng đất đào, đắp tính toán như trên thì ước tính lượng bụi phátthải ra môi trường là 8348,3Kg trong đó có 834,83Kg bụi lơ lửng Thời gian san lấpmặt bằng dự kiến khoảng 1 tháng, thời gian làm việc một ngày 8 giờ, như vậy thảilượng bụi do hoạt động đào đắp là 34,8Kg/giờ, trong đó bụi lơ lửng là 3,48Kg/giờ
Đối với lượng bụi phát sinh do các xe vận chuyển đất, cát làm rơi vãi trênđường, bụi do các hoạt động san ủi mặt bằng, bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng có
Trang 32thể ước tính dựa vào hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế thế giới(WHO).
Bảng 3.1 Nồng độ ô nhiễm bụi do hoạt động san lấp mặt bằng
STT Nguyên nhân gây ô
nhiễm Nồng độ
QCVN 05:2009/BTNMT
0,1 – 1mg/m3
3
Xe vận chuyển cát, đấtlàm rơi vãi trên mặtđường phát sinh bụi
0,1 – 1mg/m3
Như vậy, theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới(WHO), lượng bụi sinh ra trong quá trình san ủi mặt bằng, vận chuyển bốc dỡnguyên vật liệu vượt ngưỡng cho phép đối với chất lượng không khí xung quanh
Do đặc điểm khu vực Dự án thông thoáng, bị ảnh hưởng nhiều do tác động gió, nêntác động của bụi sẽ ảnh hưởng nhiều đến khu vực xung quanh Bụi khuếch tán sẽhạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, gây ra các bệnh về hô hấp,các bệnh về mắt, đồng thời ảnh hưởng đến mỹ quan Đô thị tại khu vực
2- Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công
Thành phần các chất ô nhiễm từ các phương tiện giao thông đã được tínhtoán qua các nguồn tài liệu khác nhau, theo tài liệu thống kê của tổ chức ECO thìthành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô, xe tải như sau:
Bảng 3.2 Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô
Trang 33Theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tảilượng bụi và các chất ô nhiễm tính cho loại xe có trọng tải từ 3,5 – 16 tấn, với xechạy dầu diezen, tốc độ trung bình 8 – 10Km được xác định như sau:
Bảng 3.3 Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu
Chất ô nhiễm Tải lượng từ 01 xe
(Kg/10Km đường dài)
Tải lượng từ 04 xe (Kg/10Km đường dài)
đường sẽ được xác định theo công thức sau: (Trần Ngọc Chấn – Ô nhiễm không khí
và xử lý khí thải, tập 1 – 2002).
2 3
3 ,0
;2
2
x
z z
M: Tải lượng nguồn thải (g/m.s)
u: Vận tốc gió trung bình (lấy u = 2m/s)
σz: Hệ số khuếch tán theo phương thẳng đứng
Hệ số khuếch tán σz là hàm số theo khoảng cách x và độ ổn định khí quyểnđược tính theo công thức Slade: σz = 0,53 x0,73
H: Chênh lệch chiều cao giữa mặt đường so với mặt đất xung quanh (m).(Lấy H = 0,5m)
Trang 34Bảng 3.4 Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm từ phương tiện giao thông ra vào
- Nhận xét: Từ kết quả tính toán ở trên cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm
phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào côngtrình nằm trong giới hạn cho phép nên không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môitrường
b Tiếng ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công
Tiếng ồn trong giai đoạn này chủ yếu là do hoạt động của các phương tiệnvận chuyển và thiết bị thi công cơ giới