1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức từ thực tiễn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh (tt)

25 307 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 424,78 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trong tình hình đất nước đang tiến hành công cuộc xây dựng, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường đ

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG THỊ BÌNH

TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính

Mã số: 60 38 01 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thế Tâm

Phản biện 1: Phó GS.TS Nguyễn Cảnh Hợp

Trường ĐH Luật TPHCM

Phản biện 2: TS Phạm Quang Huy

Học viện Hành chính Quốc gia

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội 10 giờ 00 ngày 10 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong tình hình đất nước đang tiến hành công cuộc xây dựng, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn có những hạn chế do sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường đối với xã hội, trong đó có đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, dẫn đến tình trạng “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc ” [1, tr.1]

Nhằm góp phần củng cố kỷ cương, kỷ luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của đội ngũ công chức, viên chức, Nhà nước có nhiều biện pháp khác nhau như tổ chức, giáo dục, xây dựng chính sách, chế độ cho công chức, viên chức như: bồi dưỡng, đào tạo, khen thưởng và đương nhiên không thể thiếu biện pháp trách nhiệm kỷ luật Tuy nhiên, hiện nay tình hình vi phạm trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức diễn ra phức tạp; hành vi vi phạm của công chức, viên chức khá tinh vi và biểu hiện có

sự liên kết với nhau giữa các đơn vị, chức vụ khác nhau nhất là ở các lĩnh vực địa chính, xây dựng, ngân sách, kinh tế Có trường hợp đã

có kết luận về hành vi vi phạm nhưng người đứng đầu cơ quan, đơn

vị không kịp thời tiến hành quy trình, thủ tục xử lý kỷ luật theo quy định dẫn đến hết thời hiệu hoặc thời hạn xử lý kỷ luật, không bảo

Trang 4

2

đảm nguyên tắc mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện và xử lý kịp thời Bởi vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học về trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng của nó, đề ra các giải

pháp sửa đổi, hoàn thiện Vì vậy, tôi đã lựa chọn Đề tài “Trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức từ thực tiễn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình nhà nước tiến hành cải cách hành chính, hướng tới một nhà nước kiến tạo, một số tác giả đã nghiên cứu về trách nhiệm kỷ luật công chức, viên chức hoặc một số khía cạnh có liên quan Các công trình đã được đăng tải trên một số sách, báo, tạp chí nghiên cứu và luận án Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, tác giả xin điểm qua một số công trình nghiên cứu như sau:

- Phạm Hồng Thái (2001) “Trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ công chức ở nước ta hiện nay”

Đề tài khoa học Học viện hành chính quốc gia

- Trần Thúy Lâm (2005) “Sự khác nhau cơ bản giữa kỷ luật lao động và kỷ luật công chức” Tạp chí Luật học, số 3 (28-32)

- PGS.TS Võ Kim Sơn (chủ nhiệm), “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng Luật công vụ Việt Nam” Đề tài Khoa học cấp Bộ, năm 2008

- Giáo trình Tổ chức bộ máy Hành chính Nhà nước, Học viện Hành chính, Hà Nội, 2010

- Nguyễn Hữu Phúc (2009) “Vai trò và trách nhiệm kỷ luật hành chính trong quản lý cán bộ, công chức” Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8,(256)

Trang 5

3

- Nguyễn Hữu Phúc (2010) “Chế định trách nhiệm kỷ luật hành chính trong pháp luật Việt Nam” Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội

- Vũ Đức Anh (2011) “Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức – qua thực tiễn Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam” Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, khoa luật

- Bùi Thị Đào (2010) “Một số vấn đề về kỷ luật cán bộ, công chức”, Tạp chí Luật học số 6

- Hoàng Thị An Khánh “Một số vấn đề về chế độ kỷ luật đối với cán bộ, công chức” http://www.vusta.vn/vi/news/Trao-doi-Thao-luan, 22/02/2012

- Nguyễn Quốc Khánh “Bao giờ hết thời hiệu xử lý kỷ luật công chức, viên chức”

http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm, 08/7/2017

Các công trình nghiên cứu có liên quan đã giải quyết những vấn

đề về chế định trách nhiệm kỷ luật, các yếu tố cấu thành, các quy định của pháp luật về trách nhiệm kỷ luật qua từng giai đoạn để tác giả tiếp thu giải quyết vấn đề lý luận và nghiên cứu thêm về những yếu tố ảnh hưởng đến thực tế thực hiện pháp luật hiện hành về trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu một cách hệ thống các vấn

đề lý luận về trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức; đánh giá thực trạng thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh Từ đó rút ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, tăng tính hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm kỷ

Trang 6

4

luật đối với công chức, viên chức; bảo đảm việc thực hiện tốt hơn quy định pháp lý này trong thực tiễn

Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ khái niệm trách nhiệm kỷ luật

đối với công chức, viên chức; đặc điểm; các hình thức trách nhiệm

kỷ luật đối với công chức, viên chức; vai trò của trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức trong quản lý hành chính nhà nước Phân tích thực trạng thực hiện và áp dụng pháp luật về trách nhiệm

kỷ luật đối với công chức, viên chức ở huyện Hóc Môn hiện nay, bước đầu xác định những nguyên nhân mặt tích cực và hạn chế của thực trạng đó Kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: trách nhiệm kỷ luật đối với công

chức, viên chức nhà nước vi phạm kỷ luật

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quy định về trách

nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức theo nghĩa vụ pháp lý trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010; Nghị định 34/2011/NĐ-CP, Nghị định 27/2012/NĐ-CP Thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức theo Luật Cán bộ, công chức, Luật viên chức Việt Nam từ năm

2011 đến 2017

Không gian, thời gian nghiên cứu: Trong phạm vi luận văn,

đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình công chức, viên chức huyện Hóc Môn vi phạm bị áp dụng chế định kỷ luật trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010 từ năm 2011 đến

Trang 7

5

tháng 6 năm 2017

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa

duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích – tổng hợp

để nghiên cứu các quy định pháp luật về trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức; phương pháp so sánh để phân biệt trách nhiệm

kỷ luật giữa công chức với viên chức; phương pháp thống kê để tìm hiểu việc áp dụng hình thức kỷ luật trong thực tế

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận: Làm sáng tỏ hơn khái niệm, đặc điểm, vai

trò trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức; các hình thức

kỷ luật Đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức; thực trạng vi phạm và áp dụng quy định trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức vi phạm

Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm kỷ luật đối với

công chức, viên chức

Ý nghĩa thực tiễn: Nội dung đề tài có thể được sử dụng làm tư

liệu nghiên cứu phục vụ quá trình quản lý, sử dụng công chức, viên chức theo hướng hiệu quả và đảm bảo kỷ cương, phép nước trong hoạt động của bộ máy nhà nước ở huyện Hóc Môn

Trang 8

6

chức, viên chức

- Chương hai: Thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

- Chương ba: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 9

7

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT

ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

1.1 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm công chức

Theo quan điểm chung, công chức được hiểu là những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong cơ quan Nhà nước, do ngân sách Nhà nước trả lương

Luật cán bộ, công chức được Quốc hội khóa XII đã thông qua

ngày 13 tháng 11 năm 2008 quy định, “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [17, tr.01]

1.1.2 Khái niệm viên chức

Có các quan niệm khác nhau về “viên chức” như: Viên chức là những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công khác nhau, lao động của họ không mang tính chất quyền lực nhà nước, mà thuần

Trang 10

1.1.3 Khái niệm trách nhiệm kỷ luật

Trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức là một dạng trách nhiệm pháp lý, áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

1.2 1.2 Đặc điểm, vai trò và mối quan hệ giữa trách nhiệm kỷ luật với các hình thức trách nhiệm khác

1.2.1 Đặc điểm trách nhiệm kỷ luật

- Chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm kỷ luật là công chức, viên chức vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật là người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi có công chức, viên chức vi phạm

Giữa chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật với chủ thể chịu trách nhiệm kỷ luật có mối quan hệ trực thuộc nhau về mặt tổ chức

- Cơ sở phát sinh trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức là khi có hành vi vi phạm kỷ luật và có lỗi Trong những trường

Trang 11

9

hợp nhất định, việc vi phạm đạo đức, vi phạm điều lệ của tổ chức chính trị cũng là cơ sở trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức

- Mang tính cưỡng chế nhà nước nghĩa là khi công chức, viên chức vi phạm kỷ luật thì phải chịu một hình thức kỷ luật nhất định theo quy định của pháp luật

- Trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức được tiến hành chặt chẽ, theo quy trình, thủ tục do pháp luật quy định

1.2.2 Vai trò của trách nhiệm kỷ luật

Trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức là một chế định không thể thiếu trong hệ thống pháp luật để Nhà nước kiểm soát hành vi và cả thái độ của những người lao động phục vụ trong bộ máy của mình Việc thiết lập một hàng rào pháp lý về trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, công chức là một trong những công cụ pháp lý quan trọng của Nhà nước nhằm phòng, chống và xử lý nghiêm minh những vi phạm kỷ luật của công chức, viên chức, góp phần giáo dục, rèn luyện công chức, viên chức ý thức tự giác tuân thủ kỷ luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước

1.2.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm kỷ luật với các hình thức trách nhiệm khác

Trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức có mối quan

hệ tương quan với các hình trách nhiệm khác như: trách nhiệm hình sự; trách nhiệm hành chính; trách nhiệm vật chất đối với công chức, viên chức

Trang 12

Mác và Ph.Ăngghen chủ trương xây dựng Nhà nước kiểu mới

là nhà nước hợp hiến, hợp pháp; là nhà nước đảm bảo cho “tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” Những tư tưởng cốt lõi đó của các ông đã được V.I.Lênin vận dụng

và làm rõ hơn khi Người lãnh đạo nhân dân Nga xây dựng nền pháp luật kiểu mới, nền pháp chế xã hội chủ nghĩa Lênin đã khẳng định:

“Những người bônsêvích sẽ không giữ vững được chính quyền, tôi không nói được tới hai năm rưỡi, mà ngay cả đến hai tháng rưỡi cũng không được nữa, nếu Đảng ta không có kỷ luật hết sức nghiêm minh,

kỷ luật sắt thực sự”[10, tr.6] Vi phạm kỷ luật - cũng có nghĩa là phản bội lại Đảng "Kẻ nào làm yếu - dù chỉ là chút ít - kỷ luật sắt trong Đảng của giai cấp vô sản (nhất là trong thời kỳ chuyên chính của nó) là thực tế giúp cho giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản" [12, tr.34]

1.3.2 Tư tưởng Hồ chí Minh về trách nhiệm kỷ luật đối với cán

bộ, đảng viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ, đảng viên” [8, tr.311] Uy tín chung của Đảng và của mỗi đảng viên trong nhân dân bắt nguồn từ sự gương mẫu, tự giác tuân thủ kỷ luật Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của các tổ chức, đoàn thể nhân dân mà đảng viên đó tham gia Người cho rằng, nếu kỷ luật của Đảng lỏng lẻo thì những kẻ cơ hội, những phần

Trang 13

11

tử phản động dễ dàng chui vào hàng ngũ để phá hoại Đảng

Người đặc biệt yêu cầu giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, không

có sự thỏa hiệp, lơi lỏng kỷ luật, kỷ cương dưới bất cứ danh nghĩa nào; phải chú ý coi trọng, giữ vững kỷ luật, kỷ cương

Khi cán bộ vi phạm kỷ luật, tha hóa biến chất, cho dù ở vị trí công tác nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng kiên quyết xử lý, thấu tình đạt lý, giữ nghiêm kỷ luật

1.3.3 Quan điểm của Đảng về trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, công chức

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm giữ gìn kỷ luật, xử lý cán bộ vi phạm kỷ luật tiếp tục được Đảng ta thực hiện một cách nghiêm túc Có công thì thưởng, có tội thì phạt, phải xử lý đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đó là quan điểm nhất quán của Đảng ta từ trước đến nay

Trong những năm gần đây, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng Đảng, nhiều vụ việc,

vụ án lớn, phức tạp đã được khởi tố, truy tố, điều tra, xét xử với nhiều mức án, hình thức kỷ luật thỏa đáng Những cán bộ sai phạm 11ien quan đều phải chịu những hình thức kỷ luật nghiêm minh

1.4 1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm kỷ luật đối với công chức, viên chức

- Kinh tế; chính trị; văn hóa; chính sách pháp luật

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1, trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa, Nhà nước và pháp luật; về công tác cán bộ để phân

Ngày đăng: 30/11/2017, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w