BÀI DỰ THIDẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐẠI SỐ 8 Tên bài dạy: LUYỆN TẬP GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH A.. Kiến thức: - Học sinh tiếp tục được luyên tập giải một bài t
Trang 1PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM DỰ THI
- SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ YÊN
- PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN SƠN HOÀ
- Trường PT DTBT La Văn Cầu
- Địa chỉ: Tân Hội, Sơn Hội, Sơn Hoà, Phú Yên
- Điện thoại:
- Email: pt.lavancau.pgdsonhoa@phuyen.edu.vn
Họ và tên giáo viên thực hiện :
Lê Quốc Sĩ - Giáo viên tổ chuyên môn Tự Nhiên
Điện thoại: 0972 726 329
Email : Lqsi.lvc.shoa@gmail.com
Trang 2BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
ĐẠI SỐ 8
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
A Mục tiêu:
1 Kiến thức:
- Học sinh tiếp tục được luyên tập giải một bài toán bằng cách lập phương
trình, giải thành thạo phương trình đưa về dạng ax + b = 0.
- Biết vận dụng kiến thức vào các môn học:
2 Kỹ năng:
- Học sinh được rèn luyện kỹ năng phân tích bài toán, chọn ẩn, biểu thị các đại lượng để lập phương trình
- Biết vận dụng kiến thức liên môn học vật lí, môn hoá học , để giải một số bài toán có nội dung khác nhau bằng cách lập phương trình
- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn và hiểu biết về tự nhiên xã hội trong giai đoạn hiện nay
3 Thái độ :
- Giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học Thông qua đó các
em yêu thích hơn môn Toán , cũng như các môn Vật lí , Hoá học, Địa lí , Giáo dục dân số , môi trường
II Đối tượng dạy học của dự án:
* Đối tượng dạy học của dự án là học sinh khối lớp 8 trường PTDTBT La Văn Cầu – xã Sơn Hội – huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên
III Ý nghĩa của dự án:
Trang 3- Chúng tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn
đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học Đồng thời, tạo thêm được tính linh hoạt, sinh động, tránh sự khô khan, trừu tượng trong một tiết học toán
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo Từ đó học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn, vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn
Qua bài học, giúp học sinh gắn kết các kiến thức, kỹ năng thái độ các môn học với nhau, làm cho HS yêu thích môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung
IV Thiết bị dạy học và học liệu:
1 Giáo viên :
- Máy tính xách tay, máy chiếu, sử dụng phần mềm soạn BĐTD, bài soạn
- Thước, phấn màu, máy tính bỏ túi, giấy A3
- Sưu tâm các bài toán có nội dung kiến thức liên môn và hiểu biết xã hội
- Hình ảnh minh họa các nội dung trên
2 Học sinh :
- Ôn lại kiến thức các bước giải phương trình đưa về dạng ax+b = 0, các bước
giải bài toán bằng cách lập phương trình
- Chuẩn bị bút màu, thước thẳng, máy tính bỏ túi
V Hoạt động dạy học và tiến trình dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG VÀ TRÌNH
CHIẾU Hoạt động 1: Bài toán có nội dung về Trường Sa
Gv: Để có chút không khí
trước khi vào bài mới chúng
ta cùng lắng nghe bài hát nhẹ
nhàng, ấm áp lòng người
(Mở bài hát ”Gần lắm
Trường Sa”)
Trang 4tập hợp gồm nhiều đảo san
hô, cồn cát, rạn đá san hô nói
chung Hình ảnh Đảo trên đây
có tên gọi chính thức là
Trường Sa Diện tích của Đảo
khoảng bao nhiêu? Các em sẽ
có câu trả lời này sau khi giải
xong Bài tập 1
Gv: Đề bài hỏi gì?
Gv: Đảo Trường Sa có hình
dạng là tam giác vuông Nhắc
lại quy tắc tính diện tích tam
giác vuông?
Gv: Trước hết, tính độ dài 2
cạnh góc vuông Hãy lấy độ
dài một cạnh chọn làm ẩn, đặt
điều kiện thích hợp cho ẩn
Gv: Hãy biểu diễn cạnh còn
lại theo ẩn
Gv: Tính diện tích của Đảo ?
Gv: Độ dài cạnh góc vuông
lớn sau khi thêm 40m ?
Gv: Diện tích của Đảo sau
khi thay đổi?
Hs: Diện tích Đảo Trường Sa
Hs: Nửa tích hai cạnh góc vuông
Hs: Gọi x (m) là độ dài cạnh góc vuông bé
(ĐK: x > 0)
Hs: Độ dài cạnh góc vuông lớn:
x+100 (m) Hs: Diện tích của Đảo:
1
2x(x+100) (m2) Hs: Độ dài cạnh góc vuông nhỏ sau khi thêm 40m: x + 40 (m)
Hs: Diện tích của Đảo sau khi thay đổi:
Sa có hình dạng là một tam giác vuông với hai cạnh góc vuông hơn
kém nhau 100m Nếu
tăng độ dài cạnh góc
vuông nhỏ thêm 40m
thì diện tích của Đảo Trường Sa sẽ tăng
12000m 2 Tính diện tích Đảo Trường Sa
(Lấy đơn vị km 2)
Bài giải:
Gọi x (m) là độ dài cạnh góc vuông bé (ĐK: x > 0)
Độ dài cạnh góc vuông lớn: x+100 (m)
Diện tích của Đảo: 1
2 x(x +100) (m2)
Độ dài cạnh góc vuông nhỏ sau khi thêm 40m: x+40 (m)
Diện tích của Đảo sau khi thay đổi cạnh góc vuông nhỏ:
1
2(x+40)(x+100) (m2) Theo đề bài ta có
40 100
2 x x 2x x 100 12 000
Trang 5Gv: Ta có mối quan hệ thế
nào giữa diện tích cũ và diện
tích nếu thay đổi?Ta viết
được phương trình
Gọi 1 HS lên bảng trình
bày còn lại làm bài vào phiếu
học tập
1
2(x+40)(x+100) (m2)
Hs: Ta có phương trình:
40 100
2 x x 2x x 100 12 000
40x = 20 000
x = 500 (thoả mãn) Cạnh góc vuông lớn là:
500 +100 = (m) Vậy diện tích của Đảo Trường Sa là
1 500.600 150000
2) = 0,15 (km2)
* Tích hợp nội dung Địa Lý, Lịch Sử, GDCD:
1 Tích hợp nội dung Địa Lý
Quần đảo Trường Sa trải dài từ 6o2’ đến 111o28’ vĩ Bắc, từ kinh độ 112o đến
115o độ Đông, gồm 15 đảo và hơn 130 bãi đá nổi và chìm Với tổng diện tích khoảng 180.000 km2 Tổng diện tích phần nổi các đảo thuộc quần đảo khoảng 11 km2
2 Tích hợp nội dung Lịch sử
Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam, điều đó đã được minh chứng bằng rất nhiều tài liệu lịch sử, hiện vật có sức thuyết phục cao và không chối cãi được:
- Các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng
và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi
Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
-Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền
1/5/2014, Trung Quốc, một đất nước láng giềng với Việt Nam, núi liền núi, sông liền sông, danh giới lãnh thổ được định hình rõ ràng mà lại ngang nhiên kéo giàn khoan
981 xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta
Trang 6Các chiến sĩ hải quân của ta đã ngày đêm canh giữ bầu trời, kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình, bằng nhiều biện pháp đấu tranh trong nước, ngoại giao, dư luận quốc tế và trên thực địa Thế nên ngày 16/7/2014 giàn khoan 981 của Trung Quốc đã di chuyển khỏi vùng kinh tế và thềm lục địa của chúng ta Đó là sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng ta, đặc biệt
là tinh thần anh dũng kiên cường của các chiến sỹ hải quân chúng ta Chúng ta càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ kính yêu
3 Tích hợp nội dung GDCD
Và hơn ai hết, mỗi cá nhân chúng ta cần phải trau dồi những kiến thức nhất định
về biển đảo thân yêu, phải bằng tất cả tình yêu và lòng nhiệt huyết của mình để học tập, phấn đấu xây dựng cho gia đình mình và cho Tổ Quốc Việt Nam Cùng hướng
về Trường Sa, Hoàng Sa yêu dấu, cùng sáng suốt, văn minh, nhận thức rõ về chủ quyền thiêng liêng của biển đảo Việt Nam Không nghe theo sự lôi kéo, xúi giục của
kẻ xấu; không hành động bạo lực, không làm mất mát tài sản, luôn thực hành tiết kiệm
* Đặc biệt, hiện nay Việt Nam chúng ta đang bồi đắp, mở rộng đảo Trường Sa lớn
(Mở Video)
Hoạt động 2: Bài toán có nội dung về An Toàn Giao Thông
Gv: Hàng ngày đến
trường, các em đều tham
gia giao thông Chắc hẳn,
không ít em ngồi đây đã
từng chứng kiến các vụ tai
nạn xảy ra
Con số đó không hề nhỏ,
và đang báo động Các em
theo dõi Bài tập 2.
Tai nạn ở đèo Trà Kê – Sơn Hội – Sơn Hoà – Phú
Yên
Gv: Hãy chọn ẩn và đặt Hs: Gọi x( vụ) là số vụ tai Bài tập 2: Năm 2015
Trang 7điều kiện cho ẩn.
Gv: Số vụ tai nạn giao
thông năm 2014?
Gv: Từ đề bài ta có pt?
Gv: Gọi 1hs lên bảng làm
nạn giao thông năm 2015 (ĐK: x N*)
Hs: Số vụ tai nạn giao thông năm 2014 là x + 2.842(vụ) Hs: Theo đề bài ta có pt:
x + x + 2842 = 48 496
số vụ tai nạn giao thông trên cả nước so với năm 2014 giảm 2 842
vụ Tính số vụ tai nạn giao thông năm 2015 Biết rằng tổng số vụ năm 2014 và 2015 là 48
496 vụ
Giải:
Gọi x( vụ) là số vụ tai nạn giao thông năm 2015(ĐK: x N*)
Số vụ tai nạn giao thông năm 2014 là
x + 2842(vụ) Theo đề bài ta có pt:
x + x + 2 842 = 48 496
x = 22 827(thỏa đk)
Vậy năm 2015 có số vụ tai nạn giao thông là
22 827(vụ)
* Tích hợp nội dung GDCD:
Thực tế, tai nạn giao thông là một “sự cố bất ngờ” xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông Hậu quả của tai nạn giao thông vô cùng đau thương và nặng nề Đó là sự mất mát về tính mạng con người, là gánh nặng cho gia đình người bị nạn và những người liên quan về cả tinh cảm lẫn vấn đề kinh tế Đặc biệt, đó là hậu quả mà bản thân người bị tai nạn gánh chịu khi không thể trở lại
là những lành lặn bình thường mà trở thành phế nhân Những hậu quả trên cho thấy tai nạn giao thông hiện nay là mối nguy hiểm khôn cùng, là kẻ thù vô cùng nguy hiểm đối với mỗi người tham gia giao thông chúng ta cần phải coi việc thực hiện luật an toàn giao thông là vô cùng quan trọng trong đời sống Mỗi người trong xã hội
Trang 8cần thực hiện tốt an toàn giao thông không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn vì lợi ích của mọi người, của cộng đồng Thực tốt An toàn giao thông là đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng một cộng đồng văn minh, phát triển và an toàn cho mỗi chúng ta
Hoạt động 3: Bài toán có nội dung về tật của mắt
GV: Đôi mắt là cửa sổ tâm
hồn, là cội nguồn của bao
nhiêu bài thơ lãng mạn
Thế nhưng, tại Việt Nam,
bệnh cận thị học đường
đang rất phổ biến và ngày
càng gia tăng.Tại trường
chúng ta số học sinh bị
cận thị tăng hay giảm qua
các năm? Chúng ta xem
xét Bài tập 3
Gv chia lớp thành 4 nhóm
cho hs hoạt động nhóm
Gv nhận xét kết quả thực
hiện của các nhóm
GV: Làm thế nào để
phòng tránh tật cận thị?
Hs: Thảo luận theo nhóm
Ghi kết quả vào phiếu học tập
HS: Nêu một số hiểu biết của mình
Bài tập 3:
Trường PTDTBT La Văn Cầu năm học 2007 – 2008
có số học sinh bị cận thị
bằng 1
17 số học sinh cả trường Năm học 2016
-2017 có số học sinh bị cận thị nhiều hơn năm học
2007 – 2008 là 23 học sinh,
do đó bằng 1
8 số học sinh
cả trường Tính số học sinh
bị cận thị năm học 2016
-2017, biết số học sinh cả 2 năm là 534 học sinh
Giải:
Gọi x(học sinh) là số học
sinh bị tật cận thị năm học
2016-2017 (ĐK x N*)
Số học sinh cả trường năm
2016-2017 là: 8x(học sinh)
Số học sinh Cận thị năm học 2007-2008 là:
x – 23(học sinh)
Số học sinh năm học
Trang 92007-2008 là: 17(x-23)(học sinh) Theo đề bài ta có pt:
8x + 17(x – 23) = 534
Giải PT ta được:
x = 37(thỏa đk) Vậy số học sinh cận thị năm học 2016-2017 là 37 học sinh.
* Tích hợp nội dung môn Sinh Học, Giáo dục kỹ năng sống.
Cho mắt nghỉ ngơi từng lúc: Khi chúng ta hoạt động gì về mắt quá lâu như đọc
truyện, đọc sách báo… quá lâu sẽ khiến mắt chúng ta mỏi và làm cho thị lực bị giảm
đi Chính vì vậy nhìn gần quá lâu chúng ta lên cho mắt nhìn xa 1-2′, hoặc nhắm mắt thư giãn trong khoảng 30s
Chú ý đến ánh sáng: ánh sáng cũng là 1 tác nhân dẫn đến cận thị Khi phòng học
hoặc nơi làm việc có ánh sáng kém, không đủ sáng cho mắt cũng khiến cho mắt phải
cố nhìn lên dẫn đến thị lực bị kém đi Vậy nên tìm nơi nào có ánh sáng đủ sáng để làm việc, hoặc lên sử dụng các loại bóng đèn có ánh sáng trắng, không nên sử dụng các loại bóng đèn vàng nó sẽ làm cho mắt bị chói và nhanh mỏi mắt
Chú ý khoảng cách khi đọc và viết: Khoảng cách đọc và viết từ 25cm đến 40 cm
tùy theo độ tuổi lớn nhỏ Còn khoảng cách sử dụng màn hình máy tính khoảng
60cm Chúng ta không nên đọc và viết khoảng cách gần quá vì khi đó mắt sẽ phải cố gắng điều tiết thị lực để đọc được, chính vì vậy sẽ làm thị lực bị giảm đi
Không nên xem tivi quá gần, quá lâu: Ánh sáng tivi quá sáng cũng khiên cho
mắt chúng ta hay bị mỏi Lên xem tivi với lượng thời gian vừa phải để có thời gian cho mắt được
Ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin A: Vitamin A có tác dụng làm sáng mắt chính
vì vậy nên bổ sung các loại thức ăn có chứa nhiều vitamin A như: cà chua, cà rốt, gấc…
Nên cung cấp cho cơ thể chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các vi chất vitamin
E, C, chất khoáng có trong rau củ quả, thịt, cá biển, trứng để duy trì các môi trường trong suốt của mắt
Trang 10* Ngoài ra nên đi khám mắt định kì để sớm phát hiện các bệnh về mắt để có hướng điều trị kịp thời
VI Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Kết quả hoàn thành các bài tập qua phiếu học tập của cá nhân, của nhóm học sinh ghi nhận kiến thức tốt
- Áp dụng kiến thức toán học vào bài toán có nội dung thực tế Đồng thời tìm hiểu một
số vấn đề nóng bỏng của thời sự, tin tức xã hội
- Đánh giá thái độ của HS về ý thức, tinh thần tham gia học tập, tình cảm của HS với các môn học có liên quan
VII Sản phẩm của học sinh
- Phiếu học tập làm của mỗi cá nhân
- Phiếu học tập của 4 nhóm