1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiến thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)

84 768 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 613,07 KB

Nội dung

Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiến thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiến thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiến thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiến thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiến thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiến thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiến thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiến thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiến thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiến thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiến thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiến thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC LINH

TỘI HIẾP DÂM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

VIỆT NAM TỪ THỰC TIẾN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự

Mã số : 60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN TRUNG THÀNH

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất

kỳ công trình nào

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Ngọc Linh

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH

SỰ VỀ TỘI HIẾP DÂM 6

1.1 Những vấn đề lý luận về tội hiếp dâm 6 1.2 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự quy định về tội hiếp dâm đến trước khi ban hành BLHS năm 1999 21

Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ TỘI HIẾP DÂM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 28

2.1 Quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội hiếp dâm 28 2.2 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội hiếp dâm tại thành phố Hà Nội 38

Chương 3 CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐÚNG ĐỐI VỚI TỘI HIẾP DÂM……… 63

3.1 Điều kiện bảo đảm cho hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đúng đối với tội hiếp dâm 63 3.2 Các giải pháp đảm bảo định tội danh và quyết định hình phạt đúng đối với tội hiếp dâm 65

KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined PHỤ LỤC 79

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế không ngừng tăng trưởng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được củng cố Song, bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường đặc biệt là những mặt trái của nó đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống

xã hội làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp như vấn đề về dân số, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung trong đó có tội hiếp dâm

Tội hiếp dâm là hành vi xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của con người, đến giá trị đạo đức thiêng liêng, cao quý mà pháp luật bảo vệ Điều 20

Hiến Pháp 2013 khẳng định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm” [5] Bảo

vệ danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe của con người, của công dân là nhiệm vụ của xã hội Nhưng, thực tế cho thấy, bên cạnh những người có ý thức tôn trọng danh dự nhân phẩm của người khác thì vẫn còn một số cá nhân cố ý xem thường pháp luật, thực hiện những hành vi sai trái, chà đạp danh dự nhân phẩm của người khác Vì thế, việc đấu tranh chống loại tội phạm này ngày càng được các cấp, các ngành, nhất là các ngành tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội quan tâm và đạt được những kết quả nhất định, song vẫn không tránh khỏi những khó khăn khi áp dụng pháp luật xử lý tội phạm này Việc khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn hạn chế, thiếu sót, ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội hiếp dâm nói riêng Nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót này có cả nguyên nhân xuất phát từ quy định của pháp luật, có cả nguyên nhân từ thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý tội phạm Thực trạng này đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu

Trang 6

để có giải pháp hoàn thiện pháp luận và đảm bảo áp dụng đúng đắn pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội hiếp dâm nói riêng, nhất là sau khi BLHS năm

2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) có hiệu lực thi hành Với lý do trên, tác giả lựa

chọn đề tài: “Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiến thành phố Hà Nội” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn được góp

phần hoàn thiện những quy định của pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong thời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tội hiếp dâm là tội được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều cấp

độ khác nhau vì đây là tội gây nguy hại cao cho xã hội, nó xâm hại trực tiếp đến quyền con người là khách thể được pháp luật hình sự đặc biệt bảo vệ Vì vậy cho tới nay đã có nhiều công trình khoa học đã được công bố về chủ đề này Ở

cấp độ luận văn thì có: Trịnh Thị Thu Hương (2004), “Các tội phạm tình dục và đấu tranh chống các tội này ở Việt Nam trong gia đoạn hiện nay, Luận văn thạc

sỹ luật học, Hà Nội” [6]; Nguyễn Minh Nhật (2008), Đấu tranh phòng chống tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hồ Chí Minh [11]; Phạm Thị Ngoan (2013), Đấu tranh phòng, chống tội hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội [10]; Cao Hữu Sáng (2015), Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội [18]

Ngoài ra, còn có một số bài báo khoa học khác, điển hình là: “Một vài ý kiến trao đổi về tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự”, Ths

Đỗ Việt Cường, Tạp chí Kiểm sát số 23, năm 2008 [3]; “Trao đổi về tội hiếp dâm theo điều 111 Bộ luật hình sự”, Ths Đặng Xuân Nam, Tạp chí kiểm sát số

07, năm 2009 [9]

Thêm vào đó, tội hiếp dâm còn được đề cập trong các cuốn: “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - phần các tội phạm” do Nhà xuất bản thành phố Hồ

Trang 7

Chí Minh xuất bản năm 2002 của thạc sĩ Đinh Văn Quế [14] Hoặc trong các Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Phần các tội phạm cụ thể của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2003; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2008 v.v

Mặc dù có khá nhiều các công trình nghiên cứu khoa học về tội hiếp dâm nhưng do mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu nên chưa có công trình khoa

học nào nghiên cứu về: “Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội” Chính vì vậy, đề tài này là một đề tài mới, lần

đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ luận văn Thạc sĩ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề về lý luận, các quy định của pháp luật liên quan đến tội hiếp dâm, và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nhất là thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt khi xét xử tội hiếp dâm để tìm ra những hạn chế, thiếu sót từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định của

pháp luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm

Thứ hai, bình luận các quy định về tội hiếp dâm trong Bộ luật hình sự

hiện hành của Việt Nam; đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về tội hiếp dâm, chỉ ra những tồn tại, hạn chế thiếu sót xung quanh việc áp dụng pháp luật

và những nguyên nhân hạn chế của nó

Trang 8

Thứ ba: Đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định về tội hiếp dâm

trong Bộ luật hình sự năm 2015 cũng như những giải pháp để nâng cao hiệu quả

áp dụng trong thực tiễn xét xử tội phạm này

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Những vấn đề về lý luận qui định của pháp luật về tội hiếp dâm và thực tiễn áp dụng trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn chỉ nghiên cứu tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong phạm vi chuyên nghành Luật hình sự Các số liệu nghiên cứu được dùng trong luận văn chủ yếu là các số liệu thống kê tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong thời gian 5 năm từ năm 2011 đến năm 2016

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp

luận của triết học Mác – Lê nin; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tội phạm và hình phạt, các tri thức của khoa học luật hình sự, tội phạm học, tâm lý học và khoa học điều tra tội phạm

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể để làm rõ đối tượng nghiên cứu như:

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp

+ Phương pháp diễn dịch, quy nạp

+ Phương pháp thống kê so sánh đối chiếu

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

+ Phương pháp đánh giá

Trang 9

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về tội hiếp dâm

cả phương diện lý luận và thực tiễn Do vậy:

* Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và làm

phong phú thêm kho tàng lý luận chuyên ngành luật hình sự về một tội danh cụ thể - tội hiếp dâm

* Về thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể tham khảo

hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội hiếp dâm và nâng hiệu quả áp dụng trong thực tiễn

- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, học tập tại các

cơ sở đào tạo chuyên ngành luật hình sự

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Những vấn đề lý luận và lịch sử lập pháp về tội hiếp dâm Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội hiếp dâm và

thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội

Chương 3: Điều kiện và giải pháp đảm bảo hoạt động định tội danh và

quyết định hình phạt đúng đối với tội hiếp dâm

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ

VỀ TỘI HIẾP DÂM

1.1 Những vấn đề lý luận về tội hiếp dâm

1.1.1 Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm

1.1.1.1 Khái niệm

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì: “Hiếp dâm là dùng sức mạnh buộc phụ

nữ cho thỏa mãn dâm dục” [30, tr 700] Theo từ điển bách khoa Công an nhân

Việt Nam thì hành vi hiếp dâm được hiểu là: “ Dùng sức mạnh cưỡng bức người khác để thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình”

Trong Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm đã đưa ra

định nghĩa về khái niệm tội hiếp dâm như sau: “hiếp dâm là hành động bắt buộc người phụ nữ phải chịu sự giao cấu trái ý muốn hoặc không có ý muốn của người đó bằng cách dùng bạo lực về thể chất, hay là uy hiếp về tinh thần, hay là lợi dụng hoặc gây ra tình trạng không thể tự vệ hoặc biểu lộ ý chí của người đó” [23]

Mặc dù, BLHS Việt Nam năm 1999 ( Sửa đổi bổ sung năm 2009) chưa quy định cụ thể về khái niệm hiếp dâm nhưng kế thừa các quan điểm nêu trên có

thể khái quát khái niệm hiếp dâm như sau: Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lưc hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu trái ý muốn của họ

Về mặt pháp luật, có thể đưa ra khái niệm tội hiếp dâm như sau: “Tội hiếp dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự

cố ý dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ”

Trang 11

1.1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm

Xét về mặt cấu trúc, tội hiếp dâm được cấu thành bởi bốn yếu tố, đó là: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan Nghiên cứu bốn yếu tố này của tội hiếp dâm giúp làm sáng tỏ bản chất pháp lý của loại tội này, cho phép xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời cho phép phân biệt giữa tội phạm này và tội phạm khác Từ đó làm cơ sở pháp lý cho việc định tội và truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như làm tiền đề cho việc áp dụng hình phạt

* Khách thể của tội phạm

Cũng giống như các hoạt động khác của con người, hoạt động phạm tội cũng nhằm vào những khách thể cụ thể, tồn tại ngoài ý thức và độc lập với ý thức của chủ thể nhưng không phải là cải biến khách thể mà là gây thiệt hại hoặc

đe dọa gây thiệt hại cho chính những khách thể đó

Khách thể của tội phạm được hiểu là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo

vệ và bị tội phạm xâm hại [12]

Theo Luật Hình sự Việt Nam, những quan hệ được coi là khách thể bảo

vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định tại Khoản 1 Điều

8 BLHS, bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do,

sở hữu, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân,

Dựa vào các căn cứ trên nhận thấy khách thể của tội phạm hiếp dâm là

“quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền tự do tình dục của con người” [13]

Hành vi hiếp dâm ở mức độ nào đó đã xâm hại đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự thậm chí có thể xâm hại đến tính mạng của con người mà khách thể này được luật hình sự bảo vệ Sở dĩ, có thể khẳng định như vậy là vì khi hành vi hiếp dâm được thực hiện, tức là nó đã trực tiếp gây tổn hại đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân, thậm chí còn có thể gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân

Trang 12

Đối tượng tác động của tội phạm được hiểu chính là một bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc

đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ

Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con người, các đối tượng vật chất hay hoạt động bình thường của chủ thể Sự gây thiệt hại cho khách thể dù ở hình thức cụ thể nào cũng luôn diễn ra trên cơ sở hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng của các đối tượng tác động – các bộ phận cấu thành của quan hệ xã hội

Trong tội hiếp dâm được quy định tại Điều 11 BLHS thì đối tượng tác động của tội phạm chính là con người Mặc dù, BLHS không quy định cụ thể về giới tính của đối tượng bị xâm hại nhưng theo định kiến cho rằng: trong hành vi giao cấu giữa nam với nữ với vai trò chủ động và chi phối thuộc về nam giới với cấu tạo sinh học riêng mới có thể thực hiện được hành vi giao cấu với nữ giới

mà không cần sự tự nguyện của nữ giới Về lý luận cũng như thực tiễn, trong một số trường hợp đặc biệt, nữ giới vẫn có thể thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của nam giới Ví như trường hợp nữ giới lợi dụng đối tượng (nam giới) đang ở trong tình trạng không có khả năng biểu lộ ý muốn đúng đắn (như chịu tác động ở mức độ cao của thuốc kích dục) và thực hiện hành vi giao cấu với họ Hành vi này có thể được xem là hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân

Do đó, phụ nữ có thể trở thành chủ thể của tội hiếp dâm Tuy nhiên, dưới góc độ tiếp cận về mức độ phổ biến của hành vi do nam giới và nữ giới thực hiện và yêu cầu xử lí bằng các biện pháp hình sự, thực tiễn xét xử cho thấy những trường hợp nữ giới thực hiện là rất cá biệt, hầu như chưa từng xảy ra với nữ giới

ở nước ta vốn chịu ảnh hưởng bởi các truyền thống đạo đức và lễ nghi nho giáo

Mặt khác, trong xã hội còn tồn tại những đối tượng cũng bị xâm hại tình dục tương tự nhưng không được coi là đối tượng của loại tội này như người chuyển giới hay người phụ nữ đang trong thời kỳ hôn nhân (trong trường hợp người phụ nữ này là nạn nhân của bạo lực gia đình, bị cưỡng bức giao cấu trái ý muốn nhưng không được coi là đối tượng của tội hiếp dâm)

Trang 13

Khoản 4 Điều 111 BLHS chỉ ra cho ta thấy tuổi của nạn nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội hiếp dâm Chỉ khi nạn nhân từ đủ 16 tuổi trở lên thì mới định tội hiếp dâm đối với người phạm tội Còn nếu nạn nhân nữ từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi thì phải định tội hiếp dâm trẻ em Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều là hiếp dâm trẻ em

Đối tượng tác động là một trong những dấu hiệu được mô tả trong cấu thành của Điều 111 BLHS, nó có ý nghĩa trong việc phân biệt tội hiếp dâm với tội danh khác cũng như xác định khung hình phạt và quyết định hình phạt

* Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội hiếp dâm bao gồm các dấu hiệu sau đây:

- Dấu hiệu thứ nhất, người phạm tội có thể có một trong các hành vi sau:

Hành vi dùng vũ lực, hành vi đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể

tự vệ được của nạn nhân, thủ đoạn khác giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân

- Dấu hiệu thứ hai, việc giao cấu phải trái với ý muốn của nạn nhân Tội

phạm hoàn thành khi có hành vi giao cấu với nạn nhân

Để hiểu rõ mặt khách quan của tội phạm này cần tìm hiểu từng hành vi khách quan cụ thể:

- Hành vi dùng vũ lực giao cấu trái ý muốn của nạn nhân: trong tội hiếp

dâm cũng tương tự với hành vi dùng vũ lực ở một số tội phạm khác mà người phạm tội có dùng vũ lực, nhưng ở tội hiếp dâm, hành vi dùng vũ lực là nhằm giao cấu với người bị tấn công Hành vi này, thông thường là dùng sức mạnh thể chất tác động vào nạn nhân như: Vật lộn, giữ chân tay, bịp mồm, bóp cổ, đánh đấm, trói v.v nhằm làm tê liệt sự kháng cự của người bị hại để thực hiện được việc giao cấu Nếu thực tế, người phạm tội dùng vũ lực tới mức làm cho người bị hại

bị bất tỉnh nhưng chưa bị chết và sau khi người phạm tội đã thỏa mãn dục vọng, người bị hiếp đã chết thì người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự

về tội giết người, ngoài tội hiếp dâm mà họ đã thực hiện Bởi vì, người phạm tội

đã bỏ mặc cho hậu quả chết người xảy ra miễn là thỏa mãn được dục vọng

Trang 14

- Hành vi đe dọa dùng vũ lực giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân: là

hành vi sử dụng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe dọa sợ hãi như: dọa giết, dọa đánh, dọa bắn nên không dám chống cự buộc phải để người phạm tội giao cấu trái với ý muốn của mình Vũ lực đe dọa sẽ thực hiện có thể nhằm vào chính người bị đe dọa những cũng có thể nhằm vào người khác có quan hệ thân thuộc với người bị đe dọa Bằng sự đe dọa, người phạm tội có thể khống chế được ý chí của người bị tấn công [28]

- Hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân để giap cấu trái với ý muốn của nạn nhân: là trường hợp nạn nhân rơi vào tình trạng nếu

như bị người khác giao cấu thì không thể chống cự lại được Tình trạng này có thể do chính người phạm tội tạo ra cho nạn nhân để thực hiện việc giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân hoặc trường hợp nạn nhân rơi vào tình trạng không thể

tự vệ được do những lý do khách quan khác không do người phạm tội gây ra cho nạn nhân, nhưng người phạm tội đã lợi dụng tình trạng đó để giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ

- Hành vi dùng thủ đoạn khác giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân: là

những thủ đoạn ngoài những hành vi đã được quy định trong cấu thành (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân) Đây là quy định mở nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, bởi lẽ thực tiễn xét xử có những trường hợp hành vi phạm tội của người phạm tội không thuộc một trong các hành vi cụ thể đã được quy định trong cấu thành, nhưng hành vi này bản chất lại là hành vi hiếp dâm và việc truy cứu người phạm tội về tội hiếp dâm là cần thiết Tuy nhiên, khi xác định hành vi dùng thủ đoạn khác để giao cấu trái ý muốn của nạn nhân cần chú ý một số vấn

đề sau:

Những thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện hoặc lợi dụng phải là những thủ đoạn nhằm đưa người bị hại lâm vào tình trạng không còn khả năng làm chủ bản thân để người phạm tội giao cấu trái với ý muốn của họ như: nạn nhân bị mê

Trang 15

man bất tỉnh (do bị tật động kinh, bị say thuốc lào, bị gây mê, tiêm thuốc bị dị ứng ) ngủ mê tưởng nhầm can phạm là chồng nên không kháng cự hoặc một số trường hợp ngủ mê khác như bị say rượu nặng; bị ốm đau liệt nhược; bị lên cơn điên dại; ở trong tình trạng cô đơn yếu đuối ở nơi hẻo lánh hoặc trong mọi tình trạng không thể chống cự khác để thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân

Ví dụ: Khoảng 21h ngày 6/10/2015, đối tượng Lê Trung Kiên (45 tuổi, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) hành nghề xe ôm ở bến xe Giáp Bát, nhìn thấy chị Nguyễn Thị T (40 tuổi) ở Hai Bà Trưng đang đi bộ trên vỉa hè nên đã mời đi xe

và được chị T đồng ý Trên đường đi, đối tượng Kiên tìm cách bắt chuyện với chị T rồi sau đó rủ chị này đi uống rượu, ăn đêm tại khu vực Ngã Tư Sở

Ban đầu chị T chỉ định ăn đêm, nhưng bị Kiên mời rượu nên đành phải uống, sau đó chị T bị say và đòi về Thay vì đưa chị T về nhà, gã xe ôm thú tính

đã chở chị này tới khu vực bãi đất trống ở phường Đại Kim rồi giở trò đồi bại, mặc dù nạn nhân muốn kháng cự nhưng vì thể trạng yếu nên đành bất lực

May mắn là vào thời điểm trên, một người lái xe tải đi ngang qua nghe thấy tiếng kêu cứu nên chạy vào trợ giúp, đối tượng Kiên tìm cách bỏ chạy nhưng đã bị người dân bắt giữ và giao cho công an phường Đại Kim

Ngày 16/10/2015 Đội điều tra tổng hợp, Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Trung Kiên (45 tuổi, trú tại quận Quận Đống Đa, Hà Nội) để điều tra tội Hiếp dâm.[33]

Qua ví dụ trên ta thấy rằng hành vi khách quan của Kiên là dùng thủ đoạn khác, cụ thể là chuốc cho chị T say rượu không còn khả năng chống cự rồi Kiên thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân

- Hành vi giao cấu phải trái ý muốn của nạn nhân Để hiểu rõ hành vi khách quan này của tội hiếp dâm, cần tìm hiểu hai vấn đề lớn sau:

Vấn đề thứ nhất: Hành vi giao cấu

Trang 16

Trong BLHS Việt Nam năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), có nhiều tội danh quy định giao cấu là hành vi khách quan như: Tội hiếp dâm (Điều 111); Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), Tội loạn luận (Điều 150) Vì thế, nội hàm của khái niệm giao cấu có thể xác định chung cho những tội này

Cho đến nay chỉ có một văn bản duy nhất mô tả cụ thể hành vi giao cấu,

đó là Bảng tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục số 329/HS2 ngày 11/05/1967 của TANDTC Trên cơ

sở thừa nhận chủ thể của tội hiếp dâm chỉ có thể là nam giới và nạn nhân của tội

này chỉ có thể là nữ giới, văn bản này đã định nghĩa giao cấu là “sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức định ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không” và đây cũng là cách hiểu của những

người thực hiện công tác xét xử về tội hiếp dâm hiện nay [20]

Tuy nhiên, khái niệm trên không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay nữa Bởi những năm 1976 công nghệ cũng như bao cao su chưa phát triển rộng rãi như bây giờ, nếu như hiện tại áp dụng khái niệm trên thì chỉ cần mang bao cao

su đi thực hiện hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm, thì sẽ không bị coi là phạm tội hiếp dâm vì lúc này không được xem là cọ sát trực tiếp (đã qua lớp bao cao su) Hơn nữa, hành vi tình dục của con người rất đa dạng, không chỉ nhằm mục đích sinh sản mà còn đem lại khoái cảm Hành vi tình dục không chỉ diễn ra ở bộ phận sinh dục mà còn có thể ở những bộ phận khác trên cơ thể, Chính vì vậy,

để đảm bảo tối đa quyền tự do tình dục và danh dự nhân phẩm của con người

chúng ta không nên bó hẹp khái niệm giao cấu ở “sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ ” cũng như trong cấu thành cơ bản tội

hiếp dâm không nên chỉ bó hẹp trường hợp nam giới giao cấu trái ý muốn với nữ giới mà cần phải mở rộng ra hơn nữa để đảm bảo danh dự nhân phẩm cho người

bị xâm hại

Trang 17

Một câu hỏi đặt ra là trường hợp nam giới bắt nữ giới tự thực hiện các hành vi tình dục trên có được coi là hành vi giao cấu hay không? Tại Quyết định giám đốc thẩm số 24/2011/HS-GĐT ngày 07/12/2011 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về vụ án hình sự, các bị cáo bị kết án về các tội “cướp tài sản” và

“hiếp dâm”, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã thể hiện quan điểm cũng coi là hành vi giao cấu đối với trường hợp nam giới bắt nữ giới tự đưa dương vật vào

âm hộ Vì vậy, cũng cần coi những trường hợp sau thuộc nội hàm của khái niệm giao cấu: nam giới bắt nữ giới tự đưa dương vật vào âm hộ, hậu môn; nam giới bắt nam giới tự đưa dương vật vào hậu môn

Qua phân tích trên, có thể thấy rằng khái niệm giao cấu trong tội hiếp dâm

cần được mở rộng theo hướng: “Giao cấu được hiểu là việc đưa bộ phận sinh dục của người này chủ động tác động vào bất cứ bộ phận nào trên cơ thể người kia, không phân biệt đồng giới hay khác giới” [36]

Vấn đề thứ hai: Yếu tố trái với ý muốn của nạn nhân

Hành vi giao cấu chỉ bị coi là phạm tội hiếp dâm khi nó được thực hiện trái với ý muốn của nạn nhân Thái độ trái với ý muốn xảy ra khi nạn nhân không chấp nhận sự giao cấu hoặc hành vi giao cấu xảy ra không có ý muốn của người phụ nữ, vì họ đang trong tình trạng không thể biểu lộ được ý chí Biểu hiện của thái độ trái ý muốn là nạn nhân chống cự, khóc lóc, van xin, Vậy thái

độ trái với ý muốn của người phụ nữa xảy ra vào thời điểm nào thì hành vi giao cấu của nam giới bị coi là phạm tội hiếp dâm Mặc dù nước ta chưa có văn bản

nào quy định cụ thể về vấn đề này nhưng ở một số nước như Anh, Australia,

Xcotlen, xứ Uên, pháp luật quy định rõ thái độ trái với ý muốn của người phụ nữ phải xảy ra trước khi có hành vi giao cấu Nếu người đàn ông đang giao cấu, người phụ nữ mới biểu lộ thái độ trái ý muốn thì trường hợp này không phạm tội

hiếp dâm vì thái độ của người phụ nữ phải là trái với ý muốn thực sự [8] Tác

giả cũng đồng ý với quan điểm này Theo đó, hành vi giao cấu chỉ bị coi là trái

Trang 18

với ý muốn nạn nhân khi nạn nhân thể hiện thái độ trái ý muốn trước khi thực hiện hành vi này

Về hậu quả thiệt hại: như trên đã phân tích, hành vi khách quan của tội hiếp dâm gây ra không chỉ thiệt hại về thể chất mà còn thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của nạn nhân, đồng thời cũng gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan

hệ xã hội khác được pháp luật hình sự bảo vệ, đó là trật tự an toàn xã hội

Dấu hiệu khách quan tiếp theo đó là công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội nhưng những dấu hiệu này không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm Tuy nhiên, việc xác định những dấu hiệu này cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử

và thi hành án Bởi vì, mặc dù không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng những dấu hiệu này góp phần xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, đồng thời cũng thông qua đó xác định được những nguyên nhân và điều kiện phạm tội để từ đó tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm

* Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự hiện hành thì chỉ

có thể là con người cụ thể đang sống, bởi chỉ khi đó, họ mới nguy hiểm cho xã hội Và không phải bất kì ai cũng có thể là chủ thể của tội hiếp dâm khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chỉ những người có đủ điều kiện sau mới

có thể trở thành chủ thể của tội hiếp dâm, đó là: một người cụ thể đang sống thực hiện hành vi được mô tả trong Điều 111 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) và là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt đến một độ tuổi theo luật định

Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Điều 12 BLHS năm 1999 (sửa đổi

bổ sung năm 2009) có quy định:

“1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

Trang 19

2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”

Như vậy, nguời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi hiếp dâm của mình theo quy định của Điều 111 BLHS Còn người từ đủ

14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trong các trường hơp quy định tại các Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều

111 BLHS

Năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi là những dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể của tội hiếp dâm Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không Chỉ có người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ mới hiểu rõ hành vi của mình là đúng hay sai, mới điều khiển được, tự chủ được hành vi của minh Người không có khả năng đó là người không có năng lực trách nhiệm hình sự Khoản 1 Điều 13 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ

sung năm 2009) quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”

Tóm lại, chủ thể của tội hiếp dâm là bất kì ai đủ năng lực trách nhiệm hình sự và là người đạt đổ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều

12 BLHS [4]

* Mặt chủ quan của tội phạm

Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, do vậy có sự thống nhất giữa mặt bên trong và mặt bên ngoài Hai mặt này luôn luôn thống nhất với nhau Mặt bên trong của tội phạm không thể thấy được nếu nó không thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi nguy hiểm cho xã hội, bằng hậu quả tác hại, bằng thời gian, địa điểm, phương pháp, phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm Mặt bên

Trang 20

trong của tội phạm là trạng thái tâm lý, ý thức của người phạm tội, bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích của tội phạm

- Lỗi:

Lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm vì tội phạm nào cũng được thực hiện do cố ý hoặc vô ý Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý

Tội hiếp dâm, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý Có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp

+ Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội thấy trước hậu quả có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tôi

+ Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức và thấy trước được hậu quả có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (có ý thức chấp nhận hậu quả đó)

1.1.2 Phân biệt tội hiếp dâm với các tội xâm phạm tình dục khác

Hành vi xâm hại đến quyền bất khả xâm phại về tình dục bị coi là tội phạm và bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự Tùy từng dấu hiệu cụ thể của tội phạm như hành vi, tuổi của người bị hại, tuổi của người thực hiện hành vi, tội phạm xâm hại tình dục được chia thành các tội danh khác nhau quy định

Trang 21

trong Bộ luật Hình sự Do vậy, trong thực tiễn định tội danh đòi hỏi phải phân biệt được tội hiếp dâm với một số tội phạm khác cũng như một số trường hợp phạm tội có liên quan

1.1.2.1 Phân biệt tội hiếp dâm với tội cưỡng dâm

Trong các tội danh được áp dụng cho loại tội phạm này, tội hiếp dâm và cưỡng dâm khiến nhiều người khó hiểu về hành vi để phân biệt Tội hiếp dâm được quy định tại Điều 111 BLHS, tội cưỡng dâm được quy định tại Điều 113 BLHS

an toàn về tình dục của con người

Tội phạm xâm phạm đến quyền tự do tình dục, sức khỏe, tính mạng của con người

+ Hành vi khách quan nhằm mục đích áp đảo ý trí chống cự của nạn nhân hoặc làm cho nạn nhân không thể chống cự được sau đó thực hiện hành vi giao cấu

- Hành vi khách quan + Dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc vào mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu

+ Hành vi khách quan của tội phạm là sử dụng lệ thuộc vật chất (nuôi dưỡng, chăm sóc, ) về quan hệ công tác (cấp trên cấp dưới, nhân viên với lãnh đạo, ), về quan hệ

xã hội (giáo viên với học sinh,

Trang 22

bác sĩ với bệnh nhân, ) Người trong tình trạng quẫn bách (đang gặp khó khăn về tài chính, sức khỏe, bệnh tật, ) để ép buộc sự đồng ý miễn cưỡng của nạn nhân, từ

đó ép buộc nạn nhân đồng ý thực hiện hành vi giao cấu

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự

Chủ thể của tội phạm là bất

kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên (Khoản 1 Điều 113 BLHS) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (Khoản 2, 3, 4 Điều 113 BLHS) có năng lực trách nhiệm hình sự

Mức hình phạt thấp nhất của tội là sáu tháng tù Mức hình phạt cao nhất của tội là mười tám năm tù

So với tội cưỡng dâm, hành vi khách quan của tội hiếp dâm nguy hiểm hơn so với hành vi khách quan của tội cưỡng dâm Tuy đều là lỗi cố ý trực tiếp nhưng hành vi của tội hiếp dâm mãnh liệt hơn so với tội cưỡng dâm, ngoài việc xâm phạm về tình dục, hành vi hiếp dâm còn xâm phạm cả đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân Do đó, mức hình phạt khởi điểm của khung hình phạt thấp nhất của tội hiếp dâm là hai năm tù, cao hơn so với tội cưỡng dâm là sáu tháng tù

Trang 23

Mức hình phạt cao nhất của tội hiếp dâm là tù chung thân còn của tội cưỡng dâm

là mười tám năm tù Điều đó thể hiện chính sách pháp luật hình sự của Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá chính xác về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội hiếp dâm, từ đó nghiêm khắc trừng trị đối với loại tội phạm này [32]

1.1.2.2 Phân biệt tội hiếp dâm với tội dâm ô với trẻ em và tội giao cấu với trẻ em

Tội hiếp dâm trẻ

em (Điều 112 BLHS)

Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS)

Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116 BLHS)

Đối

tượng

tác động

Những người từ đủ

16 tuổi trở lên

Trẻ em dưới 16 tuổi

Trẻ em từ 13 tuổi đến dưới

nữ, danh dự, nhân phẩm;

Sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ

em

Danh dự, nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về tình dục

Danh dự, nhân phẩm, quyền bất

phạm về tình dục

Trang 24

sức khỏe của người phụ

nữ, trật tự an toàn xã hội

Mặt

khách

quan

- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể chống cự được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu trái

ý muốn của

họ

- Hành vi khách quan nhằm mục đích áp đảo

ý trí chống

cự của nạn nhân hoặc làm cho nạn nhân không thể chống cự

- Dùng vũ lực,

đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể chống cự được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu trái ý muốn của

họ

- Riêng đối với đối tượng tác động là trẻ em dưới 13 tuổi thì hành vi khách quan của tội phạm là giao cấu

- Hành vi của người đã thành niên giao cấu với trẻ em có độ tuổi từ 13 đến dưới 16 tuổi

và có sự thuận tình của các em

- Hành vi của người đã thành niên sờ

hít, bộ phận sinh dục của trẻ em hoặc bắt trẻ em làm những việc đồi bại với mình như hôn bộ phậ sinh dục của minh,

Trang 25

được sau đó thực hiện hành vi giao cấu

Chủ thể Chủ thể của

tội phạm là bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên

có nặng lực trách nhiệm hình sự

Bất kỳ người nào

từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình

sự

Bất kỳ người nào đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên)

có năng lực trách nhiệm hình sự

Bất kỳ người nào đã thành niên (từ đủ

18 tuổi trở lên) có năng lực trách nhiệm hình

sự Mặt chủ

quan

Thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp

Thực hiện với lỗi

cố ý trực tiếp

Thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp

Thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp

Trái với ý muốn của nạn nhân là trẻ em từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Trẻ em dưới 13 tuổi thì không xem xét

Có sự thuận tình của người bị hại

Không xem xét đến ý chí của nạn nhân

muốn hay không

1.2 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự quy định về tội hiếp dâm đến trước khi ban hành BLHS năm 1999

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước 1985

Trong những ngày đầu giành được chính quyền Nước Việt Nam dân chủ công hòa còn gặp nhiều khó khăn: nền kinh tế - xã hội lạc hậu bị chiến tranh tàn

Trang 26

phá nặng nề, tài chính cạn kiệt, thù trong giặc ngoài nên nhà nước ta chưa có

đủ điều kiện để ban hành ngay các văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng một

hệ thống pháp luật hoàn chỉnh Do tình thế hết sức khẩn trương, xã hội cần có pháp luật, mà lại không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, văn bản quy phạm pháp luật hình sự cần thiết nói riêng trong đó có những quy định về tội phạm hiếp dâm nên ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 47/SL quy định giữa tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn

quốc Theo nội dung của Sắc lệnh: “những điều khoản trong luật lệ cũ được tạm giữ lại, chỉ thi hành khi nào không trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa” [19]

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, các tòa án vẫn xử theo Luật hình

cũ được tạm thời giữ lại Tuy nhiên, sau chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954) miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ Do đó, những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền Bắc đã có những thay đổi căn bản, các luật lệ của chế độ cũ không còn phù hợp Để phù hợp với tình hình mới từ năm

1955, toàn bộ các luật cũ không còn được áp dụng nữa và các tòa án bắt đầu xử theo án lệ, theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước [21, tr 388] Cho đến thời điểm này, Nhà nước ta vẫn chưa ban hành văn bản pháp luật hình sự nào mới quy định về các tội phạm về tội hiếp dâm Việc này dẫn đến tình trạng xét xử tùy tiện

Trước tình hình thiếu thốn quy định về tội hiếp dâm và thực trạng gia tăng các tội phạm này, ngày 15/06/1960 Tòa án nhân dân tối cao ra chỉ thị số 1024 hướng dẫn xử lý tội phạm hiếp dâm nhằm khắc phục khuynh hướng coi nhẹ tính chất nghiêm trọng của tội này nhất là khuynh hướng coi nhẹ tội hiếp dâm mà nạn nhân là trẻ em

Trang 27

Trong các báo cáo tổng kết các năm sau 1961 đến 1966, TANDTC một mặt rút kinh nghiệm việc xử lý tội hiếp dâm, mặt khác hướng dẫn việc xử lý một

số hình thức phạm tội mới mà luật cũ chưa hề quy định như tội cưỡng dâm, tội dâm ô, Để các quy định của pháp luật được đầy đủ và toàn diện hơn đồng thời giúp cho việc xét xử trên thực tiễn được dễ dàng và thuận lợi Năm 1967, dựa trên

cơ sở kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xét xử, TANDTC đã thông qua Bản tổng kết

số 329/HS2 ngày 11/05/1967 và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và các tội phạm khác về tình dục, đề cập 1 cách toàn diện 4 hình thức phạm tội:

- Hiếp dâm (bao gồm cả hiếp dâm trẻ em)

- Cưỡng dâm

- Giao cấu với người dưới 16 tuổi

- Dâm ô (trái với ý muốn và không có giao cấu)

Văn bản này đã chính thức thay thế chỉ thị số 1024 năm 1960 và các đoạn trong các báo cáo tổng kết hàng năm từ năm 1961 đến năm 1966, về vấn đề này [22]

Có thể thấy trong Bảng tổng kết và hướng dẫn này, hình thức phạm tội hiếp dâm bao gồm cả hiếp dâm trẻ em, các đặc điểm riêng của hành vi hiếp dâm trẻ em cũng được nhấn mạnh ngay trong phần khái niệm của tội hiếp dâm Cụ

thể là: “Các hành vi giao cấu với các em dưới 13 tuổi nói chung, không kể các

em có thỏa thuận hay không thỏa thuận đều phải được coi là hành vi hiếp dâm

vì do trí óc non nớt của các em, phải coi các em đó là ở trong tình trạng không thể tự vệ và biểu lộ ý chí đứng đắn Riêng đối với các em từ 13 tuổi tròn đến 14 tuổi tròn, trong một số trường hợp cá biệt, có em đã dậy thì và có thể thực sự thuận tình giao cấu Cho nên, khi có sự giao cấu có thuận tình với các em đó, cần căn cứ vào mọi tình tiết của vụ án (như tính tình, thân hình, thái độ của các em, ) để nhận định xem có tội hiếp dâm trẻ em hay chỉ là tội giao cấu với ngưới dưới 16 tuổi” [24, tr.391]

Bản tổng kết số 329/HS2 đã có sự phân hóa, đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi hiếp dâm nói chung và hiếp dâm trẻ em nói riêng Chỉ ra

Trang 28

đường lối xử lý đối với hành vi xâm phạm tình dục trẻ em theo hướng xử nặng Bản tổng kết chỉ rõ những trường hợp bình thường, cụ thể: xử nặng đối với hành

vi hiếp dâm người dưới 18 tuổi, hiếp dâm người thân về trực hệ, hiếp dâm nhiều người vì động cơ đê hèn, và xử nhẹ hơn đối với những trường hợp phạm tội chưa đạt, tác hại còn hạn chế, bị cáo còn ít tuổi, có tình tiết về nhân thân bị can như có công hiến, thái độ hối cải

Trong khi chờ pháp luật có quy định đầy đủ và toàn diện hơn thì bản tổng kết này có ý nghĩa quan trọng Bản tổng kết đã chỉ ra một số điểm để hướng dẫn công tác xét xử một số loại tội phạm về mặt tình dục được tốt hơn, đồng thời sơ

bộ dùng làm cơ sở cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật góp phần đấu tranh ngăn ngừa tội phạm Tuy nhiên đây chỉ là văn bản dưới luật nên giá trị pháp lý của văn bản pháp luật này chưa cao, đồng thời các quy định còn chưa cụ thể, rõ ràng nên dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, gặp nhiều vướng mắc trong việc xét xử, làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử cũng như hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tội phạm này

Với những đặc điểm về hình thức và nội dung như trên thì một nhu cầu được đặt ra đó là phải có một văn bản tổng hợp toàn diện, thống nhất các văn bản pháp luật hình sự nói chung và các quy định về hành vi hiếp dâm nói riêng Văn bản đó chính là BLHS năm 1985 – sự pháp điển hóa các hành vi phạm tội trong đó có nội dung tội phạm hiếp dâm

1.2.2 Giai đoạn từ năm 1985 đến trước 1999

Bộ Luật Hình sự năm 1985 là Bộ luật hình sự đầu tiên của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nếu pháp luật hình sự thời kỳ trước đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hình sự đơn hành, thì việc pháp điển hóa

về hình sự lần này đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật lập pháp ở nước

ta Tội hiếp dâm đã được quy định tương đối rõ ràng, đầy đủ Điều 112 BLHS năm 1985 quy định về tội hiếp dâm bao gồm 4 điều khoản:

Trang 29

“Điều 112 Tội hiếp dâm

1- Người nào dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác giao cấu với người khác trái ý muốn của họ thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ mười ba tuổi trở lên hoặc người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chưa bệnh thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm 2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:

a) Hiếp dâm có tổ chức hoặc nhiều người hiếp một người;

b) Hiếp nhiều người hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của nạn nhân

c) Tái phạm nguy hiểm

3- Phạm tội làm nạn nhân chết, tự sát hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình

4- Mọi trường hợp giao cấu với trẻ dưới mười ba tuổi đều là phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt theo các khoản 2 và 3 Điều này” [15]

Khoản 4 Điều 12 quy định mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới mười

ba tuổi đều là phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt theo các khoản 2 và

3 của điều này, mà về lý luận chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản này nếu thỏa mãn các tình tiết định khung tăng nặng được quy định ở các khoản

đó Đây là một hạn chế cần được khắc phục để bảo vệ tối đa quyền lợi của người

bị hại Chính vì lẽ đó, tại lần sửa đổi bổ sung lần thứ hai của BLHS năm 1985 được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1992 đã tăng khung hình phạt tại Khoản 4 Điều 112 để thể hiện đường lối trừng trị nghiêm khắc hơn đối với tội hiếp dâm,

cụ thể như sau: “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt tù từ 7 đến 15 năm Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”

Trang 30

Bộ luật hình sự năm 1985 sửa đổi bổ sung lần thứ 3 (năm 1992) không có

sự sửa đổi liên quan đến tội hiếp dâm Mặc dù qua ba lần sửa đổi, bổ sung nhưng hiếp dâm trẻ em vẫn chỉ là một quy định nằm trong điều luật về tội hiếp dâm Để chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của pháp luật hình sự Việt Nam đối với việc bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm hiếp dâm, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội hiếp dâm trẻ em nên tại lần sửa đổi bổ sung lần thứ 4, Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 đã tách đoạn 2 khoản 1 và khoản e 4 Điều 112 BLHS thành một tội riêng, được quy định tại

Điều 112 a về “Tội hiếp dâm trẻ em “ với mức hình phạt rất nghiêm khắc mà

mức cao nhất là khung hình phạt tử hình [16], cụ thể như sau:

“Điều 112a Tội hiếp dâm trẻ em

1- Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Có tính chất loạn luận;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây tổn hại nặng cho sức khỏe của nạn nhân;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh

đ) Tái phạm nguy hiểm;

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

Trang 31

4- Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm

và người bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”

Có thể nói BLHS năm 1985 là một bước ngoặt đáng kể trong lịch sử lập pháp nước ta Với BLHS năm 1985 lần đầu tiên kể từ khi tuyên ngôn độc lập, nước ta có một văn bản pháp luật hình sự thống nhất, không nằm rải rác trong nhiều văn bản như trước đây nữa Qua các lần sửa đổi bổ sung, các quy định về tội hiếp dâm ngày càng được pháp luật quan tâm nhất là đối với đối tượng nạn nhân là trẻ em Về hình thức so với trước đó, tội hiếp dâm đã được tách ra thành hai tội: tội hiếp dâm và tội hiếp dâm trẻ em Cụ thể hóa hơn cách phân loại tội phạm Về mặt nội dung, thể hiện rõ ràng hơn cấu thành tội phạm của tội xâm hại đến tình dục mà đối tượng bị xâm hại là trẻ em

Kết luận chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về tội hiếp dâm theo quy định của pháp luật hình sự Việt nam, tác giả đã đưa ra được khái niệm khoa học về tội hiếp dâm, trong đó có phản ánh đầy đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội hiếp dâm, phân tích, luận giải làm rõ những dấu hiệu định tội cũng như khung tăng nặng của tội hiếp dâm Đồng thời còn phân biệt được tội hiếp dâm với các tội phạm tình dục khác, khái quát quá trình lập pháp hình sự quy định tội hiếp dâm từ năm 1954 đến trước khi ban hành BLHS năm 1999

Việc nghiên cứu sâu sắc những vấn đề trên có ý nghĩa to lớn, là tiền đề lý luận để đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đấu tranh phòng chống tội hiếp dâm, nhất là đối với hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 32

Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HIẾP DÂM

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội hiếp dâm

2.1.1 Mặt tích cực của pháp luật hình sự hiện hành về tội hiếp dâm

BLHS năm 1999 được Quốc hội Khóa X thông qua tại Kỳ họp thứ 6 ngày 21/12/1999 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2000 thay thế BLHS năm 1985 BLHS năm 1999 được xây dựng dựa trên cơ sở sửa đổi, bổ sung tương đối toàn diện BLHS năm 1985 nhưng có kế thừa những nội dung hợp lý, tích cực của Bộ luật này qua bốn lần sửa đổi trước đó

Chương XII của BLHS gồm 30 điều luật từ Điều 93 đến Điều 122 quy định 30 tội danh, trong đó tội hiếp dâm được quy định tại Điều 111 như sau:

“1 Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

Trang 33

i) Tái phạm nguy hiểm

3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp say đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên; b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

Thứ nhất, về tội phạm, Điều 111 BLHS năm 1999 quy định hành vi khách

quan của tội hiếp dâm đầy đủ và cụ thể hơn Nếu như Điều 112 BLHS năm 1985 chỉ quy định “Người nào dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác giao cấu ” thì Điều

111 BLHS năm 1999 quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu”

Thứ hai, về hình phạt, Điều 111 BLHS năm 1999 quy định 4 khung hình

phạt, còn Điều 112 BLHS năm 1985 quy định 5 khung hình phạt Đồng thời, với một số trường hợp hiếp dâm, khung hình phạt có thể áp dụng là khác nhau ở các điều luật này (như trường hợp hiếp dâm làm nạn nhân chết hoặc tự sát, )

Bên cạnh đó, Điều 111 BLHS năm 1999 cũng có những sửa đổi, bổ sung

về dấu hiệu định khung tăng nặng, so với BLHS năm 1985 Chẳng hạn, trong

khoản 2 Điều 111 BLHS năm 1999: dấu hiệu “hiếp dâm mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh” là trường hợp tách ra từ đoạn 2

Trang 34

khoản 1 Điều 112 BLHS năm 1985; bổ sung thêm dấu hiệu định khung “Đối với nhiều người”; sửa đổi dấu hiệu mang tính định tính gây tổn hại nặng hoặc rất

nặng cho sức khỏe của nạn nhân trong BLHS năm 1985 thành dấu hiệu định

lượng trong BLHS năm 1999 là gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ

thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 61% trở lên Tại khoản 3 Điêu 111 BLHS năm 1999, nhà làm luật đã đưa vào dấu hiệu định khung “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” là dấu hiệu mới được quy định trong BLHS năm 1999, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm

BLHS năm 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009) Liên quan đến tội hiếp dâm, Khoản 1 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS quy định:

1 Bỏ hình phạt tử hình ở các điều 111,

Sửa đổi cụm từ “hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” thành cụm từ

“hai mươi năm hoặc tù chung thân” tại Khoản 3 Điều 111

Xã hội tiếp tục có nhiều thay đổi, nhiều tội phạm mới xuất hiện như trong lĩnh vực công nghệ thông tin, môi trường, chứng khoán; nhiều quy định không còn phù hợp với cuộc sống ngày nay BLHS 1999 (đã sửa đổi, bổ sung 2009) đã bộc lộ nhiều hạn chế bất cập làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực và hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

Điều này đặt ra yêu cầu sửa đổi BLHS hiện hành một cách cơ bản, toàn diện nhằm đáp ứng toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh, chống tội phạm trong tình hình mới, trong đó có tội hiếp dâm [1] Chính vì thế, ngày 20/06/2017 Quốc Hội đã ký thông qua BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, lần sửa đổi, bổ sung này chưa có hiệu lực chính thức nên tác giả vẫn dựa vào các quy định của BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009)

Trang 35

2.1.2 Những hạn chế bất cập của pháp luật hình sự hiện hành về tội hiếp dâm

Ngoài những mặt tích cực nêu trên, qua hơn 10 năm áp dụng BLHS năm

1999 cho thấy, quy định của Bộ luật này về tội hiếp dâm đã bộc lộ một số bất cập hạn chế gây khó khăn, vướng mắc cho việc định tội danh cũng như quyết định hình phạt Cụ thể là:

Thứ nhất, vấn đề giao cấu với người chết

Trong thời qua, có nhiều vụ án bị Tòa án đưa ra xét xử về tội giết người

và hiếp dâm Có thể kể đến vụ án như sau:

Vụ án Nguyễn Văn Phong (1987, trú tại Miêng Thượng, Hoa Sơn, Ứng Hòa)

Khoảng 22h tối 26/01/2012, sau khi đi chơi về tới nhà, Phong ra khu vực ngôi nhà ba tầng đang xây dở của gia đình để đi vệ sinh Lúc này, Phong phát hiện một phụ nữ đang nằm ngủ trong ngôi nhà đó Phong đến chạm vào người chị này nhưng không thấy người phụ nữ này phản ứng gì nên đã thực hiện hành

vi đồi bại

Xong việc, Phong bỏ vào nhà rồi ngủ tiếp Đến khoảng 7 giờ 30 phút sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, Phong sang nhà bên kiểm tra, thấy người phụ nữ này vẫn nằm im nên đã vội vã hô hoán mọi người và báo chính quyền địa phương đến cấp cứu Tuy nhiên, khi cán bộ y tế xã Hoa Sơn đến hiện trường thì xác định nạn nhân đã tử vong

Hiện trường vụ án là tầng 1 nhà 3 tầng đang xây dựng Tử thi nằm ngửa trên bạt dứa ngay khu vực cửa ra vào Phía dưới không có quần, áo bị xô lên ngực để lộ vú bên trái Vùng ngực nạn nhân và mặt, bạt dứa tại vị trí nạn nhân nằm có một số đoạn tóc màu đen ngắn Vị trí tay phải và giữa hai chân tử thi có một áo vét nữ, 1 áo len dài tay, một quần bò màu xanh, 2 tất nữ Tư thế nạn nhân

và quần áo, tất, dép, trong đó đặc biệt là các quần áo đều bị lộn trái để lộn xộn cho thấy dấu hiệu của sự va chạm, tác động từ bên ngoài Quần áo cũ, bẩn thể hiện nạn nhân là đối tượng lang thang có biểu hiện thần kinh không bình

Trang 36

thường Qua khám nghiệm xác định trong âm đạo của người phụ nữ có nhiều máu tươi và một số vết xước

Kết quả khám nghiệm thân thể đối tượng Phong cũng phát hiện vùng cổ phải có vết xước da đã đóng vẫy, kích thước 0,7 x 0,1 cm cách bờ trên xương đòn phải 2 cm, cách đầu trong xương đòn phải 5,5 cm; vùng vai trái có vết xước

da đã đóng vẩy, cách mỏm vai trái 5,6 cm, cách đường trung tâm sau 14cm Từ những dấu vết căn cứ trên có thể kết luận khi đối tượng tiến hành giao cấu thì người phụ nữ còn sống Tuy nhiên cũng theo tài liệu điều tra ban đầu của Cơ quan công an, người phụ nữ này đã có nhiều biểu hiện bệnh lý Trong tim của người này có một khối u, phổi của chị ta cũng rất yếu Trong dạ dày thì hầu như không có thức ăn Có thể hình dung khi người phụ nữ này có mặt tại ngôi nhà đang xây dở thì chị ta đã rất yếu, chỉ còn thoi thóp Đói rét đã khiến cho chị ta lả

đi Nhưng khi phát hiện ra chị ta, thay vì tiến hành cứu giúp Phong lại đang tâm làm chuyện đồi bại [31]

Khi đọc về vụ án trên, tác giả thấy báo chí sử dụng cụm từ “hiếp dâm xác chết” Có một câu hỏi đặt ra, đó là khi nào thì định tội hiếp dâm và khi nào định

tội xâm phạm thi thể người khác (Điều 246 BLHS năm 1999)? Bởi trong nhiều trường hợp, người phạm tội giết nạn nhân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, trả thù hoặc mục đích khác, sau khi nạn nhân chết thấy có điều kiện thuận lợi thì mới nảy sinh dục vọng và có hành vi giao cấu với thi thể của nạn nhân Mà về nguyên tắc điều tra tội phạm tội hiếp dâm là nạn nhân đang sống thì mới nói đến vấn đề bảo vệ nhân phẩm, danh dự hay quyền tự do tình dục của nạn nhân Vậy, với những trường hợp người phạm tội giết người rồi giao cấu với thi thể của nạn nhân thì có phạm tội hiếp dâm hay không? Theo ý kiến của tác giả, có thể phân chia thành các trường hợp sau:

Trường hợp: với mong muốn thực hiện được việc giao cấu trái ý muốn của nạn nhân, người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhưng do nạn nhân chống cự quá dữ dội; người phạm tội đã giết nạn nhân để có thể giao cấu

Trang 37

với nạn nhân; hoặc trường hợp khi người phạm tội đang có hành vi dùng vũ lực,

đe dọa dùng vũ lực nhằm giao cấu trái ý muốn với nạn nhân, do lo sợ nạn nhân kêu cứu và bị phát hiện, người phạm tội đã giết chết nạn nhân rồi sau đó mới giao cấu với thi thể nạn nhân Những trường hợp này định tội giết người và hiếp dâm là hoàn toàn đúng

Còn nếu trường hợp, ban đầu chỉ có mục đích giết người, không nhằm mục đích giao cấu trái ý muốn với người bị giết mà sau khi thấy nạn nhân chết, với hoàn cảnh thuận lợi, người phạm tội mới nảy sinh ý định và thực hiện hành

vi giao cấu với thi thể nạn nhân, thì người đó phạm tội giết người và xâm phạm thi thể người khác

Trên thực tế, có thể xảy ra trường hợp người phạm tội, giết người để cướp tài sản, giết người để trả thù, ,sau khi nạn nhân chết, thấy điều kiện hoàn cảnh thuận lợi, người phạm tội mới giao cấu với thi thể của nạn nhân Và với những

vụ án giết người này, các cơ quan tiến hành tố tụng không nên xác định tội danh hiếp dâm

Như vậy, với những trường hợp “hiếp dâm xác chết”, để kết luận tội xâm

phạm thi thể người khác thay vì tội hiếp dâm, cần thỏa mãn những điều kiện sau:

+ Việc dùng vũ lực không có mục đích nhằm giao cấu với nạn nhân

+ Thời điểm thực hiện hành vi giao cấu là khi nạn nhân đã chết

Như vậy, việc giám định để xác định thời điểm chết của nạn nhân và thời điểm giao cấu là rất quan trọng Đây là một trong những yếu tố góp phần xác định tội danh cho phù hợp với thực tiễn khách quan và phù hợp với khoa học hình sự

Thứ hai, vấn đề dùng vũ lực giao cấu với người phẫu thuật chuyển đổi giới tính

Về vấn đề này, có nhiều ý kiến trái chiều, có thể kể đến một số ý kiến sau:

Ý kiến thứ nhất: không cần phức tạp hóa vấn đề này mà nên quy về yếu tố

cơ bản nhất của tội phạm Trước hết, tội hiếp dâm có cấu thành hình thức, tức

Trang 38

chỉ cần dùng vũ lực xé quần áo với ý định ép người khác quan hệ tình dục trái ý muốn nhưng bị ngăn chặn kịp thời cũng đã phạm tội rồi

Ý kiến thứ hai: nạn nhân của tội hiếp dâm không nhất thiết phải là nữ Điều 111 BLHS năm 1999 về tội hiếp dâm quy định “dùng vũ lực giao cấu với người khác trái ý muốn” tức xâm phạm đến quyền tự do tình dục của người

khác là phạm tội hiếp dâm Chúng ta nên hiểu “người khác” ở đây không hẳn bắt buộc là phụ nữ mà có thể là người chuyển đổi giới tính Hiện ngoài những bình luận khoa học thì chưa có một văn bản pháp quy chính thức nào giải thích cặn kẽ những trường hợp tương tự nhưng thực tế chúng ta phải vận dụng sáng tạo sao cho hợp lý nhất

Ý kiến thứ ba: theo nguyên tắc và cách hiểu thông thường hiện nay thì

nạn nhân trong các vụ án hiếp dâm phải là phụ nữ Khách thể bị xâm hại trong một vụ án hiếp dâm là quyền tự do về tình dục đối với phụ nữ

Cho nên, các vụ án mà đã thỏa mãn các dấu hiện cấu thành tội phạm hiếp dâm về hành vi, chủ thể, mặt chủ quan, chỉ còn thiếu một yếu tố là khách thể bị xâm hại thì cơ quan điều tra cần ra quyết định trưng cầu giám định giới tính của nạn nhân Nếu kết luận giám định xác định tại thời điểm bị xâm hại, nạn nhân là phụ nữ thì hoàn toàn có đủ cơ sở để xử tội hiếp dâm Ngược lại, kết quả giám định cho thấy nạn nhân vẫn là nam giới thì cơ quan tố tụng chỉ còn cách xếp hồ

sơ lại

Theo quan điểm của tác giả, với quy định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp sai lầm về khách thể thì là tội hiếp dâm chưa đạt Sai lầm về khách thể là sai lầm của chủ thể về tính chất của quan hệ xã hội là đối tượng của hành

vi mình Một trong những trường hợp sai lầm về khách thể là người phạm tội có hành vi xâm hại khách thể nhất định đã được luật hình sự bảo vệ nhưng đã không xâm hại được vì đã tác động nhầm vào đối tượng tác động không phụ thuộc vào khách thể đó

Trang 39

Khi nghiên cứu vấn đề bất cập nêu trên trong quy định của BLHS năm

1999 cũng như vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, tác giả mong muốn đề xuất

mở rộng đối tượng nạn nhân của tội phạm hiếp dâm theo hướng đối tượng tác động của tội phạm hiếp dâm là cả nam và nữ (bao gồm cả người phẫu thuật chuyển giới chưa hoàn thiện về thủ tục hành chính)

Thứ ba, vấn đề xác định tình tiết phạm tội nhiều lần

Một trong những dấu hiệu tăng nặng định khung còn được áp dụng chưa

thống nhất, đó là “phạm tội nhiều lần” (Điểm d Khoản 2 Điều 111 BLHS năm

1999) Trong thực tiễn xét xử, có Tòa án xác định trường hợp phạm tội nhiều lần bao gồm cả trường hợp người phạm tội trong một đêm đã thực hiện hành vi giao cấu từ hai lần trở lên đối với nạn nhân Nhưng Tòa án khác lại không xác định đây là phạm tội nhiều lần mà lại xác định phạm tội nhiều lần là phạm tội hiếp dâm từ hai lần trở lên, trong đó mỗi lần đều thỏa mãn cấu thành tội phạm và chưa lần nào bị xét xử Như vậy, theo các Tòa án này, người phạm tội bị áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần đối với một người, khi mà người phạm tội nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm với nạn nhân đó, tức là nhiều lần dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ

Đối với trường hợp người phạm tội đã phạm tội nhiều lần mà nạn nhân ở những lần phạm tội này là khác nhau, mỗi nạn nhân chỉ bị hiếp dâm (và bị giao cấu) một lần, quan điểm xét xử ở các Tòa án là khác nhau Có Tòa áp dụng cả hai tình tiết định khung tăng nặng; đối với nhiều người và phạm tội nhiều lần; nhưng có Tòa lại chỉ áp dụng tình tiết: đối với nhiều người

Theo quan điểm của tác giả, phạm tội nhiều lần là người phạm tội đã thực hiện hành vi hiếp dâm từ hai lần trở lên, trong đó mỗi lần đều thỏa mãn cấu thành tội phạm và chưa bao giờ bị đưa ra xét xử Còn trường hợp người phạm tội trong một lần đã dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu nhiều lần trái ý muốn

Trang 40

của nạn nhân (thời gian các lần giao cấu là ngay sát nhau) thì không áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần

2.2 Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) về tội hiếp dâm

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) sẽ có hiệu lực từ ngày 01/08/2018 Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định từ Điều 123 đến Điều 156 tại Chương XIV của BLHS So với quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) có nhiều sửa đổi bổ sung phù hợp và đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời kỳ mới,

vệ quyền này của con người thì phải coi khách thể của tội hiếp dâm là quyền tự

do về tình dục và nam giới cũng có thể là đối tượng tác động của tội phạm này Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư cùng những người quan tâm đến tội phạm này sẽ không phải phân vân trường hợp dùng vũ lực giao cấu trái ý muốn với người chuyển giới có coi là phạm tội hiếp dâm hay không

- Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trong tội hiếp dâm tại BLHS 1985 và BLHS 1999 được hiểu là nam giới Nữ giới không thể trở thành chủ thể của tội hiếp dâm thông thường bởi đi ngược với bản chất của hành vi giao cấu Nữ giới chỉ có thể trở thành chủ thể của tội phạm hiếp dâm trong trường hợp đồng phạm với vai trò người giúp sức Thực tiễn xét xử kể từ khi BLHS 1999 có hiệu lực đã thừa nhận điều này Tuy nhiên với BLHS 2015, chủ thể của tội hiếp dâm có thể

Ngày đăng: 29/11/2017, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w