định của Bộ luật hình sự về tội phạm liên quan đến mại dâm và những vấn đề hoàn thiện” Tạp chí Tòa án nhân dân số 24/2007, Đỗ Đức Hồng Hà; “Tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm: Lý luận và
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LƯƠNG TUẤN ANH
CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TUNG HÌNH SỰ
HÀ NỘI, 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LƯƠNG TUẤN ANH
CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lương Tuấn Anh, Học viên cao học đợt 2 -2017 chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự tại Họcviện Khoa học xã hội, xin cam đoan
luận văn “Các tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ
cá nhân tôi Kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tác giả thực hiện
Các tàiliệu, số liệu, kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác được tham khảo, sửdụng, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc một cách trung thực.Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung đã cam đoan ở trên.
Tác giả luận văn
Lương Tuấn Anh
Trang 4MỤC LỤC Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM
7
1.1 Khái niệm tội phạm về mại dâm 7
1.2 Các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về mại dâm 14
1.3 Đường lối xử lý các hành vi về mại dâm 29
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM34 VỀ MẠI DÂM 34
2.1 Khái quát lịch sử các tội phạm về mại dâm 34
2.2 Quy định về tội phạm mại dâm trong bộ luật hình sự 2015 43
Chương 3 THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM MẠI DÂM Ở HÀ NỘI VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM 51
3.1 Thực tiễn xét xử các tội phạm mại dâm ở Hà Nội 51
3.2 Các giải pháp bảo đảm xét xử các tội phạm về mại dâm 64
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm tội phạm về mại dâm tại
Hà Nội (2014-2018) 53 Bảng 3.2 Kết quả xét xử tội chứa mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian (2014-2018) 55 Bảng 3.3 Kết quả xét xử tội môi giới mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian (2014-2018) 56
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mại dâm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, xuất hiện trong mọi xã hội, mọi quốc gia Nạn mại dâm một căn bệnh kinh niên của tất cả các nước, các xã hội khác nhau, luôn là một vấn đề đau đầu của tất cả các hệ thống pháp luật và ngày càng có xu hướng gia tăng trầm trọng hơn
Ở Việt Nam, mại dâm là một hiện tượng trái với quan điểm đạo đức của xã hội Con người không chấp nhận sự tồn tại của hiện tượng này và luôn tìm mọi biện pháp để loại trừ nó ra khỏi đời sống xã hội Tệ nạn mại dâm đã và đang làm xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống văn hóa và trật tự an ninh xã hội Nghiêm trọng hơn, nó còn là một trong những nguyên nhân lây lan căn bệnh thế kỷ HIV ra cộng đồng, chứa đựng những nguy cơ có thể làm hủy diệt sự sống của con người và gây hậu quả nghiệm trọng khác đến sự phát triển của giống nòi
Điều đáng nói là, bên cạnh những chủ thể tự nguyện hành nghề, những chủ thể do sa cơ lỡ bước vào con đường mại dâm thì hằng năm cũng
có rất nhiều các cô gái, thâm chí là trẻ em bị bắt cóc, bị bán, bị giam nhốt trong các động mại dâm Mại dâm vô hình đã trở thành một thứ kỹ nghệ kinh doanh trên thân xác phụ nữ và trẻ em, phá vỡ biết bao mái ấm gia đình
và làm lụi tàn cuộc đời của biết bao con người, cả người bán và người mua Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường, giao lưu quốc tế rộng rãi như hiện nay, nạn mại dâm đã xâm nhập vào nước ta qua nhiều con đường và bằng nhiều hình thức khác nhau, khiến cho số lượng gái mại dâm, người mua dâm, các chủ chứa và các môi giới mại dâm ngày càng tăng cao, hình thành nên những đường dây mại dâm có tính chất quốc tế và nạn buôn bán phụ nữ nhằm kinh doanh mại dâm ngày càng nghiêm trọng Hiện nay có
Trang 8nhiều hình thức hoạt động mại dâm mới: Gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng internet, facebook, Zalo… Tình trạng hoạt động mại dâm ngày càng tinh vi phức tạp, đối tượng mua dâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, cũng như hệ thống pháp luật để phòng ngừa và đấu tranh với tệ nạn này Bộ luật hình sự năm 2015 ra đời trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện các tội phạm về mại dâm, là công cụ góp phần đẩy lùi hiện tượng mại dâm, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế
Trước thực tế đó, vấn đề đặt ra là phải có một hệ thống pháp luật nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận về tội phạm mại dâm, phân tích các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật để có các giải pháp hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm mại dâm trong bối cảnh của đất nước
Xuất phát từ những thực trạng trên, tác giả nhận thấy việc chọn Đề tài:
“Các tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
thành phố Hà Nội ” làm luận văn thạc sỹ là hết sức cần thiết, việc nghiên
cứu thành công Đề tài có ý nghĩa quan trọng về lý luận cũng như thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các tội phạm về mại dâm là đề tài được các nhà hình sự học trên thế giới và trong nước quan tâm và nghiên cứu Đặc biệt trong thời gian qua, trong nước đã có những công trình nghiên cứu ở mức độ khác nhau Đó là
- Luận án Tiến sĩ Luật học “Tệ nạn mại dâm - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa” của Trần Hải Âu năm 2004 Tác giả đã đề cập những vấn đề lý luận chung về phòng ngừa tệ nạn mại dâm, quan điểm
Trang 9một số nước trên thế giới và Việt Nam, phân tích làm rõ vấn đề lý luận về hoạt động phòng ngừa tệ nạn mại dâm, tác giả đã làm rõ thực trạng, tình hình tệ nạn mại dâm, đặc điểm nhân thân người chứa mại dâm Đây là công trình khoa học đã đi sâu nghiên cứu về tệ nạn mại dâm và hoạt động phòng ngừa mại dâm [2];
- Luận án Tiến sĩ Luật học “Điều tra tội phạm về mại dâm có tổ chức” của Nguyễn Hoàng Minh 2010 [15] Tác giả đi sâu làm rõ khái niệm tội phạm
về mại dâm và tội phạm về mại dâm có tổ chức, phân tích làm rõ thực trạng của loại tội phạm này và đưa ra dự báo cũng như các giải pháp nâng cao hoạt động điều tra loại tội phạm nay
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Trường An với đề tài “Các tội phạm về mại dâm theo quy định của Luật hình sự Việt Nam - thực tiễn xét
xử trên địa bàn tỉnh Hoà Bình” bảo vệ năm 2014 [1] Tác giả làm rõ vấn đề
lý luận các tội phạm về mại dâm và ý nghĩa của việc quy định các loại tội này trong BLHS cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiệt pháp luật cũng như luật hóa một số tội mới trong BLHS đối với nhóm tội này
Ngoài ra còn một số giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau: GS TSKH Lê Cảm (Chủ biên) [4], Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2003; Ths Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 2000 [17]; GS.TS.Võ Khánh Vinh, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) [26], Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001; "Tệ nạn xã hội ở Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp" do TS Lê Thế Tiệm và Phạm Thị Phả chủ biên [22], Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1994; “Mại dâm, ma túy, cờ bạc- Tội phạm thời hiện đại” năm 2003 của PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm cùng tập thể tác giả [27] Ngoài ra còn một số các bài báo, tạp chí như “Thực tiễn áp dụng các quy
Trang 10định của Bộ luật hình sự về tội phạm liên quan đến mại dâm và những vấn
đề hoàn thiện” (Tạp chí Tòa án nhân dân số 24/2007, Đỗ Đức Hồng Hà);
“Tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm: Lý luận và thực tiễn” (Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 22/2010) [10];
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu nêu trên hầu hết là dưới góc độ điều tra tội phạm học hoặc phân tích từng tội phạm cụ thể riêng rẽ trên một
số các vụ án thực tế điển hình mà chưa có một công trình khoa học nào cấp luận văn thạc sỹ giải quyết một cách tổng thể các vấn đề về các tội phạm
về mại dâm, đồng thời tổng kết thực tiễn xét xử qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Do vậy, việc nghiên cứu một cách tổng quát về các tội phạm về mại dâm trong giai đoạn hiện nay là một công việc cần thiết và có ý nghĩa
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài trên cơ sở nhận thức toàn diện, có hệ thống về các tội phạm mại dâm và đánh giá thực tiền áp dụng, đề xuất những kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật và các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội phạm mại dâm trong thực tiễn
- Để đạt được những mục đích trên,luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu lý luận về các tội phạm về mại dâm như khái niệm, ý nghĩa của việc quy định các tội phạm mại dâm
+ Phân tích các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tội phạm về mại dâm
+ Đánh giá thực tiễn xét xử loại tội này tại các Tòa án nhân dân Hà Nội
+ Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật về các tội phạm mại dâm
Trang 114 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chế định các tội phạm
về mại dâm trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy phạm thuộc chế định này trong công tác xét xử
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến các tội phạm về mại dâm dưới góc độ luật hình sự, chủ yếu dựa trên cơ sở cac quy định của BLHS 2015 Đề tài nghiên cứu thực tiễn xét xử các Tòa án hai cấp Thành phố Hà Nội thời gian trong 05 năm từ 2014-2018
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – LêNin, tư tưởng Hồ Chính Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về pháp luật, về phòng chống tội phạm
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: so sánh, phân tích, tổng hợp, lịch sử, vụ việc điển hình các phương pháp này được sử dụng đan xen lẫn nhau để có thể xem xét một cách toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn Đồng thời, việc nghiên cứu còn dựa vào số liệu thống kê
về các vụ án mại dâm tại địa bàn thành phố Hà Nội và những thông tin được khai thác trên các tạp chí, trên mạng Internet nhằm phân tích tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề cần nghiên cứu của luận văn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Những phân tích, đánh giá và kiến nghị nêu trong luận văn có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về mại dâm, góp phần xây dựng nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chế định các tội phạm về mại dâm, góp phần đổi mới nội dung
Trang 12và phương pháp đấu tranh phòng, chống các tội phạm này trong tình hình mới
Luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo
7 Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm có ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận các tội phạm về mại dâm
Chương 2: Thực trạng pháp luật quy định các tội phạm về mại dâm Chương 3: Thực tiễn xét xử các tội phạm về mại dâm ở Hà Nội và các giải pháp bảo đảm xét xử các tội phạm về mại dâm
Trang 13Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM
1.1 Khái niệm tội phạm về mại dâm
1.1.1 Khái niệm mại dâm
Mại dâm là một tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Bên cạnh đó, nó còn là biểu hiện của một xã hội rối loạn kỷ cương, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, và là nguyên nhân lây lan các căn bệnh nguy hiểm khác, các tệ nạn
xã hội khác làm suy đồi sự phát triển của loài người Tuy nhiên, nó lại đã
và đang tồn tại trong các thời kỳ lịch sử của hầu hết các Nhà nước và xã hội, thường được gọi dưới cái tên- nghề buôn phấn bán hương Chính vì vậy, trong đại bộ phận pháp luật hình sự các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã có những quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm
về mại dâm, coi đó là một trong những hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần phải được xử lý nghiêm minh
Trước hết, mại dâm có nghĩa là gì? Thuật ngữ “ mại dâm” hay “ mãi
dâm” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “ Prostiuere” có nghĩa ban đầu là “
bày ra để bán”, chỉ việc bán thân một cách tùy tiện, không thích thú, mại
dâm đã tồn tại hàng nghìn năm trước Theo lý thuyết xã hội học thì mại dâm có thể được dịch nghĩa là việc trao đổi sự thỏa mãn tình dục để lấy tiền hoặc bất cứ một giá trị vật chất nào [15]
Có rất nhiều cách hiểu thế nào là mại dâm? Trước khi BLHS 1985,
1999, 2015 ra đời, đã có định nghĩa cho rằng, mại dâm là hoạt động nhằm cung cấp sự thảo mãn tình dục cho người khác ngoài phạm vi quan hệ vợ chồng và bạn bè Mại dâm cung cấp tình dục mang tính đồi trụy và tạo ra không khí vô đạo đức và nguy hiểm, tác dụng như thuốc kích thích đối
Trang 14với một loại người nhất định [9] Quan điểm này chủ yếu nhìn mại dâm là một hành vi suy đồi đạo đức Trong Luận án thạc sỹ Luật học của mình, tác giả Phạm Duy Quang lại nhận diện đâu là một hành vi mại dâm qua các dấu hiệu:
Thứ nhất, có sự thỏa thuận giữa hai bên là nam và nữ (ở đây không
đề cập đến dạng mại dâm cùng nam giới) về việc đáp ứng và thỏa mãn dịch vụ quan hệ tình dục thông qua giao hợp hoặc các hình thức khác như thủ dâm…
Thứ hai, việc trao đổi tình dục được thực hiện trên cơ sở người bán dâm- tức là người đáp ứng nhu cầu tình dục (thường là phụ nữ) được người mua dâm- người cần được đáp ứng nhu cầu tình dục (thường là nam giới) trả hoặc hứa trả một giá trị vật chất nhất định như tiền, đồ trang sức hoặc các vật có giá trị khác…
Thứ ba, hành vi trao đổi tình dục đó xảy ra ngoài phạm vi hôn nhân Như vậy, theo tác giả Phạm Duy Quang, thì hành vi mại dâm bắt buộc phải xảy ra giữa những người không có quan hệ hôn nhân (giữa vợ
và chồng), và mục đích của người bán dâm hướng đến phải là tiền hoặc giá trị vật chất nào đó Nếu mục đích không phải là giá trị vật chất mà do nhu cầu, sở thích…thì chỉ được coi là hành vi thông dâm
Trong quá trình nghiên cứu các lĩnh vực phòng ngừa tệ nạn mại dâm, đấu tranh với tội phạm về mại dâm, các nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn đã đưa ra khái niệm mại dâm, nhưng các khái niệm đó còn có những điểm khác nhau, thiếu thống nhất Nghiên cứu các văn bản pháp luật chúng tôi nhận thấy, tuy chưa có khái niệm cụ thể về mại dâm, nhưng Pháp lệnh Phòng chống mại dâm số 10/2003/PL UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 có những quy định liên quan đến mại dâm Cụ thể: – Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm (khoản 3 Điều 3)
Trang 15+ Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu (khoản 2 Điều 3)
+ Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác (khoản 1 Điều 3) [25] Như vậy, mua dâm hoặc bán dâm đều là mại dâm Hành vi mua dâm là nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục còn hành vi bán dâm nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất Sẽ không phải là mại dâm nếu hai người giao cấu với nhau chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục Do đó, có thể nói, mua dâm và bán dâm là hai mặt của mại dâm
Cũng theo Pháp lệnh, việc thoả mãn tình dục của người mua chỉ bằng hình thức giao cấu Cho nên việc mua bán dâm để thoả mãn nhu cầu tình dục bằng các hành vi quan hệ tình dục khác sẽ không cấu thành tội phạm mại dâm Quy định này đã trở nên lạc hậu cần được xem xét lại đảm bảo
sự thống nhất của hệ thống pháp luật (BLHS 2015 trong các tội phạm về tình dục như hiếp dâm, cưỡng dâm… ngoài giao cấu còn bổ sung hành vi quan hệ tình dục khác) và phù hợp với thực tiễn xã hội hiện nay (ngoài mau bán dâm truyền thống, cò có mua bán dâm đồng giới)
Trong thực tiễn, hành vi giao cấu có thể xảy ra giữa hai người trong hoặc ngoài quan hệ hôn nhân Trong đó, họ có thể cùng thỏa mãn nhu cầu tình dục cho nhau hoặc có người thỏa mãn nhu cầu tình dục, có người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất Theo quy định của Pháp lệnh Phòng chống tệ nạn mại dâm thì chỉ những quan hệ tình dục thông qua giao cấu
để nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc để thỏa mãn tình dục phải trả tiền hoặc vật chất thì mới bị coi là mại dâm, nếu chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của nhau, không nhằm mục đích vật chất thì không
bị coi là mại dâm
Trang 16Từ những khái niệm về mại dâm theo các quan niệm khác nhau, trên
cơ sở đó ta có thể đưa khái niệm về về mại dâm “Mại dâm là hành vi
quan hệ tình dục ngoài hôn nhân của người nhằm thỏa mãn dục vọng cho mình và phải trả tiền hoặc lợi ích vật chất cho người khác hoặc nhằm thỏa mãn cho người khác để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất”
1.1.2 Khái niệm tội phạm về mại dâm
Theo tác giả Trần Hải Âu: Tội phạm mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội về mua bán tình dục, được quy định trong Bộ luật hình sự
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến trật tự công cộng, đạo đức xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa, đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, ảnh hưởng đến
an ninh trật tự [2] Tương tự như trên, theo PGS.TS Nguyễn Huy Thuật: Tội phạm mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội liên quan đến mua bán tình dục, được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm hại đến trật tự công cộng, đạo đức xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa, đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, ảnh hưởng đến an ninh xã hội [33, tr 409]
Theo tác giả Nguyễn Hoàng Minh:
Tội phạm mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội trong hoạt động mua bán tình dục được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm tới trật
tự công cộng, an toàn công cộng, đến nếp sống văn minh, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm con người, cần phải xử lý nghiêm minh bằng pháp luật hình sự [14, tr 33]
Chúng tôi đồng ý với các quan điểm trên khi nói tội phạm về mại dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc lĩnh vực mua bán tình dục do
Trang 17người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý Tuy nhiên qua nghiên cứu cụ thể cho thấy tội phạm về mại dâm bao gồm nhiều hành vi khác nhau nên không thể dùng "tội phạm mại dâm" mà phải dùng
"tội phạm về mại dâm" mới bao hàm hết hành vi thuộc nhóm tội này, vì vậy để chính xác về thuật ngữ chúng tôi hoàn toàn đồng ý như tác giả Nguyễn Hoàng Minh đã sử dụng cụm từ "tội phạm về mại dâm"
Từ những phân tích trên, khái niệm tội phạm về mại dâm theo chúng
tôi được hiểu như sau: “Tội phạm về mại dâm là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội trong hoạt động mua bán tình dục (quan hệ tình dục khác) được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm trật tự xã hội, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của con người được thể hiện qua các hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên”
1.1.3 Ý nghĩa việc quy định các tội phạm về mại dâm
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước, bên cạnh các mặt tích cực của nền kinh tế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp Trong tình hình mới, Bộ luật hình sự 1985 mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung bốn lần; Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như kết cấu một số chương, điều chưa hợp lý, một số tội danh quy định chưa cụ thể; khung hình phạt trong một số điều luật quá rộng, dễ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự năm 1999 là một đòi hỏi khách quan Vì những lẽ đó, ngày 27/11/2015, Quốc hồi nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua,nhưng vì một số lý do nên đã sửa đổi bổ sung năm 2017 và chính thức có hiệu lực ngày 1/1/2018 thay thế Bộ luật hình sự 1999
Trang 18Theo Bộ luật hình sự năm 2015, tội phạm về mại dâm được quy định tại các Điều 327- Tội chứa mại dâm, Điều 328- Tội môi giới mại dâm, Điều 329- Tội mua dâm người dưới 18 tuổi của Chương XXI Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Việc quy định các tội phạm về mại dâm trong pháp luật hình sự có một ý nghĩa quan trọng và to lớn trong nhiều phương diện, thể hiện:
Thứ nhất, quy định về các tội phạm mại dâm thể hiện sự tôn trọng
các chuẩn mực đạo đức xã hội của pháp luật Pháp luật và đạo đức luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết và biện chứng, không thể tách rời Trong những giới hạn nhất định, pháp luật là sự thể hiện của các chuẩn mực đạo đức, chỉ khi tôn trọng chuẩn mực đạo đức thì pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng mới gần gũi với đời sống nhân dân, bộc lộ được hiệu quả áp dụng trong thực tiễn của mình và khiến cho người dân nghiêm minh chấp hành pháp luật Bên cạnh đó, mại dâm là một hiện tượng phi đạo đức, trái với nếp sống lành mạnh và luôn luôn không được thừa nhận trong xã hội Việt Nam, bị xã hội “ruồng bỏ”, vì vậy, việc pháp luật hình
sự điều chỉnh về hiện tượng này là điều tất yếu và phù hợp với đạo đức xã hội
Thứ hai, việc quy định về các tội phạm mại dâm là sự cụ thể hóa
nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp- đạo luật cao nhất của nước Việt Nam và nhiệm vụ của Bộ luật hình sự 2015 Trong Hiến pháp 2013 đã xác định về quyền con người là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo đảm thực hiện: “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [20] Điều này được cụ thể hóa trong nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự như sau:
“Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm
Trang 19chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” [19] Hiến pháp và pháp luật suy cho cùng cũng
là sự thể hiện ý chí của con người, do đó quyền con người luôn được coi trọng và bảo vệ Muốn như vậy thì chế độ xã hội chủ nghĩa phải được bảo
vệ, trật tự xã hội phải được giữ vững, do đó mà công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm để giúp loài người được sống trong môi trường an
ninh và trong sạch luôn luôn có vai trò và ý nghĩa quan trọng
Thứ ba, quy định các tội phạm về mại dâm cũng là sự thể chế hóa
chủ trương của Đảng và Nhà nước ta Đây được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ban ngành cũng như toàn thể nhân dân trên cả nước
trong, Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XI nêu rõ : “Tập trung giải quyết
một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trật tự, kỷ cương xã hội)” [9] Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm
quyền tại Việt Nam, là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, người lao động và lấy chủ nghĩa Mac-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, do vậy những chủ trương và đường lối, chỉ dẫn của Đảng luôn là định hướng trong tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội Vì thế, những quy định của pháp luật không được phép đi ngược lại tinh thần của Đảng, đó chính pháp luật xã hội chủ nghĩa
Thứ tư, quy định về các tội phạm mại dâm trong Bộ luật hình sự là
cơ sở pháp lý quan trọng để đấu tranh chống lại các hành vi xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng cũng như các hành vi suy đồi đạo đức, tác động tiêu cực đến thuần phong mỹ tục của dân tộc Các tội phạm
Trang 20về tệ nạn xã hội nói chung và mại dâm nói riêng luôn là một vấn đề gây nhức nhối và tồn tại dai dẳng trong đời sống xã hội, đe dọa sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước Từ xưa đến nay, nạn mại dâm có những thời kỳ được hoạt động một cách công khai và tràn lan, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến nếp sống văn minh của xã hội và hạnh phúc gia đình Điều đó là do không có cơ sở pháp luật nào để xử lý những hành vi phạm tội như vậy Chính vì vậy, việc quy định các tội phạm về mại dâm là nguy hiểm cho xã hội và phải được trừng trị nghiêm minh của pháp luật, dưới sự bảo đảm thực thi của nhà nước là nền tảng pháp lý vững chắc để đấu tranh và phòng chống nan mại dâm
Thứ năm, quy định về các tội phạm mại dâm, đặc biệt khi người
bán dâm là người dưới 18 tuổi, thể hiện sự bảo vệ của pháp luật đối với đối tượng là người dưới 18 tuổi Người chưa thành niên là đối tượng mà tâm sinh lý vẫn còn non nớt và chưa nhận thức được đầy đủ hành vi của mình thực hiện Ngoài ra, người dưới 18 tuổi là đối tượng dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm tội nên dù người bán dâm có tự nguyện nhưng nếu đã là người dưới 18 tuổi thì đối tượng mua dâm cũng đều có hành vi phạm tội Vì thế, pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ tốt nhất quyền
và lợi ích, cũng như nhằm tạo môi trường sinh sống lành mạnh cho sự phát triển của đối tượng đặc biệt này
1.2 Các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về mại dâm
Khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS 2015 theo đó,
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
Trang 21quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”[21]
Tội phạm theo nghĩa hình sự, đó là hành vi có đủ những yếu tố cấu thành tội phạm do pháp luật hình sự quy định Dấu hiệu pháp lý của tội phạm hay dấu hiệu cấu thành của một loại tội phạm có tính chất đặc trưng
và điển hình cho loại tội phạm ấy, nó phản ánh đầy đủ bản chất và dùng
để phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác Do đó việc làm rõ khái niệm và phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội phạm về mại dâm qua bốn yếu tố cấu thành tội phạm- khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng định tội danh và xét xử chính xác
1.2.1 Tội chứa mại dâm
1.2.1.1 Khách thể của tội chứa mại dâm
Khách thể của tội phạm dược hiểu là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại [ 24, tr.86]
Ngay từ khi ra đời, Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề bảo vệ trật tự công cộng, đồng thời không ngừng đổi mới, hoàn thiện việc tổ chức, quản
lý lĩnh vực này Tội chứa mại dâm trực tiếp xâm hại đến trật tự công cộng, xâm phạm đạo đức xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa, trật
tự trị an xã hội và là nguyên nhân làm phát sinh các loại tệ nạn xã hội cũng như lây lan các căn bệnh nguy hiểm cho xã hội
1.2.1.2 Mặt khách quan của tội chứa mại dâm
Mặt khách quan là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan [4,
Trang 22tr.99] Mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các biểu hiện khác bên ngoài của việc thực hiện tội phạm (công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm…)
Hành vi khách quan: Điều 427 BLHS 2015 chỉ nêu tội danh chứa mại dâm
mà không mô tả về các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm này, do
đó tại khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm quy định: Hành vi
chứa mại dâm “là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm” Điều này
được hướng dẫn chi tiết hơn tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định
178/2004/NĐ-CP: “Cho thuê, cho mượn địa điểm, phương tiện để hoạt động mại dâm”
quy đinh tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm là hành
vi của tổ chức, cá nhân có quyền quản lý, chiếm hữu, sử dụng hoặc định
đoạt tài sản mà cho thuê, cho mượn để hoạt động mại dâm” [8]
Theo quy định tại mục 1 phần II Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng
một số quy định của BLHS thì: “Trong trường hợp chủ hoặc người quản
lý khách sạn, nhà trọ gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua bán dâm ngay tại khách sạn, nhà trọ thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của người gọi gái mại dâm thì người đó chỉ phải chịu TNHS về
“tội chứa mại dâm” Trong trường hợp chủ hoặc người quản lý khách sạn, nhà trọ vừa gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua bán dâm ngay tại khách sạn, nhà trọ thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản
lý của người gọi gái mại dâm vừa còn gọi gái mại dâm khác cho khách mua dâm khác để họ thực hiện việc mua bán dâm tại nơi khác thì người
đó phải chịu TNHS về “tội chứa mại dâm” và “tội môi giới mại dâm”[13]
Trang 23Khi xác định hành vi chứa mại dâm, cần lưu ý những điều sau:
Chứa mại dâm là việc mua bán dâm, tức là phải có cả người mua lẫn người bán và hai người phải thực hiện hành vi giao cấu, bởi vì bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác, còn mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu [25] Nếu chỉ
có hành vi chứa người bán dâm mà hành vi bán dâm được thực hiện ở địa điểm khác thì không được coi là tội chứa mại dâm
Trường hợp dùng tiền thuê địa điểm, trả tiền cho ngưới bán dâm nhưng để người khác giao cấu với người bán dâm thì cũng bị coi là hành
vi chứa mại dâm
Theo Pháp lệnh phòng chống mại dâm thì trường hợp chứa hai người đồng giới để họ làm tình với nhau thì không có hành vi giao cấu và không bị coi là hành vi chứa mại dâm Quy định này của Pháp lênh là bất cập hiện nay, khi mà Bộ luật hình sự đã có cách nhìn khác về giao cấu và hành vi quan hệ tình dục, khi thực tiễn mại dâm đồng tính đang phát triển mạnh ở nước ta
Trường hợp chủ hoặc người quản lý khách sạn, nhà trọ…gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua dâm ngay tại khách sạn, nhà trọ thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của người gọi gái mại dâm thì người đó phải chịu TNHS về tội chứa mại dâm
Trường hợp chủ hoặc người quản lý khách sạn, nhà trọ… vừa gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua bán dâm ngay tại khách sạn, nhà trọ của mình vừa gọi gái mại dâm khác cho khách mua dâm khác để họ thực hiện hành vi mua bán dâm tại địa điểm khác thì người đó phải chịu TNHS về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm[25]
Trang 24Hậu quả: Đối với tội chứa mại dâm, hậu quả không phải là dấu hiệu
bắt buộc của cấu thành tội phạm Tuy nhiên nếu gây ra hậu quả nghiệm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội phải bị truy cứu TNHS theo các khung hình phạt nặng hơn của điều luật này
1.2.1.3 Mặt chủ quan của tội chứa mại dâm
Bao gồm các yếu tố: Lỗi, mục đích, động cơ phạm tội
Lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý [24, tr.136] Hành vi chứa mại dâm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội đã biết rõ việc
sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện là nhằm thực hiện hành vi mua bán dâm Người phạm tội cũng nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự công cộng được pháp luật hình sự bảo vệ nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi Nếu người cho thuê, cho mượn địa điểm không hề biết mục đích của người thuê, mượn địa điểm là để thực hiện hành vi mua bán dâm thì không bị truy cứu TNHS về tội chứa mại dâm
Động cơ và mục đích phạm tội: Đây không phải là dấu hiệu định tội
bắt buộc, nhưng khi quyết định hình phạt và xem xét tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì những yếu tố này là cần thiết Động cơ của người phạm tội chứa mại dâm chủ yếu là do tư lợi, muốn kiếm được nhiều tiền hoặc giá trị vật chất khác, ngoài ra cũng có thể là các động cơ cá nhân khác như làm vui lòng bạn bè, lấy lòng sếp, hay cũng chỉ để thỏa mãn thú vui bệnh hoạn của mình…
1.2.1.4 Chủ thể của tội chứa mại dâm
Trang 25Chủ thể của tội phạm là người không ở trong tình trạng không có năng lực TNHS khi phạm tội, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội chứa mại dâm Để xác định một người có đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm hay không thì phải xem xét đến tình trạng năng lực TNHS và độ tuổi của người đó
Tình trạng không có Năng lực TNHS: là người không ở trong tình
trạng không có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm Người
bị bênh tâm thần hay bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình khi phạm tội thì không phải là chủ thể của tội phạm Người thực hiện hành vi chứa mại dâm, nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi đó, chính là khả năng kiềm chế được hành vi nguy hiểm cho
xã hội đã thực hiện và khả năng lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội
Độ tuổi cũng là một dấu hiệu quan trọng xác định năng lực chủ thể
Chủ thể của tội chứa mại dâm không phải là chủ thể đặc biệt mà có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên Theo quy định tại điều 12 BLHS
2015 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác Cũng theo khoản 2 điều 12 BLHS 2015 thì Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa
đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa mại dâm Đây cũng là một trong những điều khác biệt của BLHS 2015 so với BLHS
1999, theo BLHS 1999 thì tội chứa mại dâm độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự là đủ 14 tuổi trở lên
1.2.2 Tội môi giới mại dâm
1.2.2.1 Khách thể của tội môi giới mại dâm
Trang 26Tương tự như tội chứa mại dâm, hành vi môi giới mại dâm xâm hại nghiêm trọng đến trật tự công cộng, an ninh xã hội, đạo đức, thuần phong
mỹ tục, truyền thống của dân tộc, lối sống văn minh lành mạnh của đất
nước
1.2.2.2 Mặt khách quan của tội môi giới mại dâm
Hành vi khách quan: Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt
của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm [25] Hành vi khách quan của tội môi giới mại dâm thường được biểu hiện theo nhiều hình thức khác nhau, phổ biên như:
- Người phạm tội có hành vi dụ dỗ: dụ dỗ là mánh khóe dùng lời hay hứa hẹn quyền lợi để thúc đẩy người khác theo ý của mình; dụ dỗ có thể được thực hiện bừng mọi thủ đoạn, nhiều hình thức khác nhau nhằm đạt được tối đa mục đích của mình Dụ dỗ có thể được tiến hành với người mua dâm hoặc người bán dâm
- Người phạm tội có hành vi dẫn dắt người bán dâm, người mua dâm đến một địa điểm nào đó để việc bán dâm và mua dâm được thực hiện Hành vi dẫn dắt thể hiện ở hành vi đưa đường dẫn lối sao cho đối tượng mua dâm và bán dâm gặp nhau Người phạm tội trở thành kẻ liên lạc, làm trung gian giữa cuộc mua bán dâm Người phạm tội là trung gian
có thể biết nhưng không nhất thiết phải biết cụ thể người bán dâm cho người nào hoặc người mua dâm với ai [11]
Qua nghiên cứu thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy hành vi môi giới mại dâm được thực hiện rất đa dạng, trực tiếp hoặc thông qua trung gian để dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm, bọn tội phạm còn sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi như nhắn tin qua điện thoại, quảng cáo trên các diễn đàn, trang web đen với các mật khẩu nhận dạng để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng; người có hành vi môi giới mại dâm
Trang 27cũng có thể đồng thời đứng ra tổ chức, chứa chấp mại dâm, nhưng cũng
có thể chỉ làm công việc môi giới, dẫn dắt cho người mua dâm, bán dâm gặp gỡ thỏa thuận, tùy từng trường hợp cụ thể họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo nguyên tắc phạm nhiều tội
Khi xác định hành vi môi giới mại dâm cần phân biệt với hành vi của người đồng phạm trong vụ án chứa mại dâm có tổ chức, nếu tách riêng hành vi của người đồng phạm thì chỉ có thể xác định là hành vi môi giới mại dâm nhưng vì hành vi này là hành vi giúp sức cho việc chứa mại dâm nên phải xác định là tội chứa mại dâm Ví dụ: Nguyễn Thu A là chủ tiệm gội đầu A được Phạm Thanh B giao nhiệm vụ nếu có khách đến tiệm gội đầu thì gợi ý cho khách để khách mua dâm, khi khách mua dâm đồng ý thì chỉ cho khách đến nhà nghỉ của Phạm Thanh B để mua dâm, B sẽ trả cho
A 100.000 đồng một khách mua dâm do A dắt mối Hành vi của A nếu tách ra để xem xét một cách độc lập thì chỉ phạm tội môi giới mại dâm nhưng nếu xét trong mối quan hệ giữa B và T thì hành vi của T là hành vi chứa mại dâm với vai trò là người giúp sức cho B
Hậu quả: Đây không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội
phạm Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi: dụ dỗ, móc nối, dẫn dắt người mại dâm
và người mại dâm đã có sự nhận lời, thỏa thuận
Các dấu hiệu khách quan khác: Thủ đoạn và phương pháp phạm tội
là cách thức, thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng nhằm đạt được mục đích của hành vi phạm tội cũng như che giấu tội phạm Các thủ đoạn mà tội phạm sử dụng thường được ngụy trang bằng một vỏ bọc bên ngoài như: bán nước vỉa hè, kinh doanh quán hát karaoke, nhà nghỉ, khách sạn,
xe ôm…Họ cũng thường xuyên thay đổi địa điểm, phương pháp phạm tội
để qua mặt các cơ quan chức năng, lẩn trốn pháp luật Những dấu hiệu
Trang 28này cần được chú ý khi xem xét, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
1.2.2.3 Mặt chủ quan của tội môi giới mại dâm
Lỗi: Theo Điều 328 BLHS 2015 thì tội môi giới mại dâm được thực
hiện với lỗi cố ý Ở đây, người phạm tội nhận thức rõ được hành vi dụ dỗ, dẫn dắt người mua dâm hoặc người bán dâm để họ mua dâm, bán dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hình sự nghiêm cấm và là hành
vi phạm tội trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn hóa đạo đức của dân tộc nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn hành vi được diễn ra thuận lợi Bên cạnh đó, tội môi giới mại dâm có cấu thành tội phạm hình thức, do đó hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội hoàn toàn có thể thấy được hậu quả xảy ra: gây ra tệ nạn xã hội, là nguyên nhân để lây truyền các căn bệnh nguy hiểm như HIV, lậu, giang mai… và người phạm tội bằng mọi cách thực hiện hành vi và mong muốn cho hậu quả xảy ra nhằm thu lợi bất chính cho bản thân Do đó, ở đây là lỗi cố ý trực tiếp Nếu vì một lý do nào đó mà họ không biết hoặc không thể biết việc mua bán dâm thì không thể coi là phạm tội môi giới mại dâm
Động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội
phạm nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội, động cơ, mục đích càng xấu thì mức hình phạt sẽ càng nặng và ngược lại Mục đích và động cơ luôn đi liền, không tách rời nhau Trong tội môi giới mại dâm, động cơ của người phạm tội chủ yếu là
do tư lợi hoặc động cơ cá nhân khác, và thực tiễn xét xử cho thấy, hầu hết các vụ môi giới mại dâm chủ yếu do động lực kinh tế thúc đẩy Vì muốn kiếm tiền, làm giàu nhanh chóng mà không cần vất vả bỏ sức lao động mà những người như: chủ quán nước, xe ôm, chủ nhà nghỉ, khách sạn, quán
Trang 29hát karaoke… sẵn sàng thực hiện hành vi trái với pháp luật và đạo đức xã hội
1.2.2.4 Chủ thể của tội môi giới mại dâm
Cũng như các tội phạm khác, chủ thể của tội phạm là người không ở trong tình trạng không có năng lực TNHS khi phạm tội, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội môi giới mại dâm Để xác định một người có đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm hay không thì phải xem xét đến tình trạng năng lực TNHS và độ tuổi của người đó
Tình trạng không có Năng lực TNHS: là người không ở trong tình
trạng không có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm Người
bị bênh tâm thần hay bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình khi phạm tội thì không phải là chủ thể của tội phạm
Trong tội môi giới mại dâm, người thực hiện hành vi phạm tội hoàn toàn có đủ năng lực TNHS, tức là người đó nhận thức rõ được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, trái với đạo đức và pháp luật hình sự, trái với lối sống văn minh dân chủ quốc gia nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi và bằng khả năng của mình thực hiện hành vi mặc dù có thể lựa chọn không thực hiện hành vi phạm tội
Độ tuổi cũng là một dấu hiệu quan trọng xác định năng lực chủ thể
Chủ thể của tội môi giới mại dâm không phải là chủ thể đặc biệt mà có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên Theo quy định tại điều 12 BLHS 2015 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác Cũng theo khoản 2 điều 12 BLHS 2015 thì Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội môi giới mại dâm [21] Đây cũng là một trong những điều khác biệt của BLHS 2015 so
Trang 30với BLHS 1999, theo BLHS 1999 thì tội môi giới mại dâm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là đủ 14 tuổi trở lên
1.2.3 Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
1.2.3.1 Khách thể của tội mua dâm người dưới 18 tuổi
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và
bị tội phạm xâm hại Xuất phát từ khái niệm khách thể của tội phạm nói chung, có thể xác đinh khách thể của tội mua dâm người dưới 18 tuổi là trật tự công cộng Hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi tác động tiêu cực đến nếp sống văn minh, huỷ hoại nhân cách con người, gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho nhiều gia đình, nhất là gia đình người bị hại, là nguyên nhân làm phát sinh nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác Đối tượng tác động của tội phạm này là người dưới 18 tuổi nhưng phải đủ từ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi và những người này phải là người thực hiện hành vi bán dâm Việc xác định độ tuổi trong tội phạm này là một vấn đề hết sức quan trọng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng Trường hợp người bán dâm là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) hoặc chưa đủ 13 tuổi thì hành vi này không cấu thành tội mua dâm người dưới
18 tuổi mà cấu thành tội phạm khác Đối với các trường hợp đã áp dụng các biện pháp điều tra hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của người bán dâm thì được quy định như sau:
a Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng đó thì lấy ngày mồng một của tháng đó làm ngày sinh của người bị hại để xem xét trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo;
b Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong quý đó thì lấy ngày mồng một của tháng đầu của quý đó làm ngày sinh của người bị hại để xem xét trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo;
Trang 31c Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào của nửa đầu năm hay nửa cuối năm thì lấy ngày mồng một tháng giêng hoặc ngày mồng một tháng 7 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của người bị hại để xem xét trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo;
d Nếu không xác định được nửa năm nào, quý nào, tháng nào trong năm, thì lấy ngày mồng một tháng giêng của năm đó làm ngày sinh của người bị hại để xem xét trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo
Nếu họ không phải là những người bán dâm thì cũng không bị truy cứu TNHS theo Điều 329 BLHS 2015 mà tùy từng trường hợp người phạm tội có thể bị truy cứu TNHS về tội Tội giao cấu hoặc thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo điều 145 BLHS 2015 Hoặc người đó chưa đủ 13 tuổi thì có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo điểm b Điều 142 BLHS 2015
1.2.3.2 Mặt khách quan của tội mua dâm người dưới 18 tuổi
Hành vi khách quan: Theo Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm
thì “Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác
trả cho người bán dâm để được giao cấu”[25] Như vậy mua dâm người
dưới 18 tuổi được biểu hiện qua hành vi: Dùng tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khác để dụ dỗ, thuyết phục, mua chuộc người dưới 18 tuổi bán dâm cho mình: Đây là trường hợp người phạm tội sư dụng tiền (VNĐ hoặc ngoại tệ) hoặc các lợi ích vật chất khác (đá quý, kim khí quý, tặng chức
vụ, mua cho quần áo, đồ đạc đắt tiền…) nhằm dụ dỗ, thuyết phục người dưới 18 tuổi vì ham tiền bạc, lợi ích vật chất mà tình nguyện thực hiện hành vi giao cấu với mình Việc xác định có hành vi dùng tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm được coi là yếu tố quan trọng
Trang 32khi quyết định tội danh Nếu việc giao cấu với người dưới 18 tuổi từ đủ
13 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng không có hành vi dùng tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khác trả cho họ thì sẽ không cấu thành tội danh này mà có thể cấu thành tội danh khác Như vậy, hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác là hành vi không thể thiếu khi xem xét định tội danh cho tội mua dâm người dưới 18 tuổi
Khi xác định hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi cần chú ý:
Bản chất của hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi là việc chủ thể của tội phạm đã dùng tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người dưới 18 tuổi để họ giao cấu với mình Như vậy, ở đây đã có sự thỏa thuận giữa hai bên, bên mua và bên bán Sự thỏa thuận này có thể là trực tiếp với người dưới 18 tuổi, bao gồm cả hành vi lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người dưới 18 tuổi hoặc gia đình họ, cũng có thể là gián tiếp thông qua người thứ ba trung gian là chủ chứa mại dâm hoặc người chuyên môi giới mại dâm
Xét về hành vi giao cấu, hành vi giao cấu ở tội mua dâm người dưới
18 tuổi được hiểu giống như các hành vi giao cấu ở các tội xâm phạm tình
dục khác như tội loạn luân,“giao cấu là sự cọ xát trực tiếp dương vật vào
bộ phận sinh dục của người phụ nữ…” [17, tr.390] Tội mua dâm người
dưới 18 tuổi là tội phạm có cấu thành hình thức, do đó không đòi hỏi phải gây ra hậu quả cho người dưới 18 tuổi, vì vậy, tội phạm được coi là hoàn thành khi người mua dâm có hành vi thỏa thuận trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho người bán dâm và được người bán dâm dưới 18 tuổi đồng ý thực hiện hành vi giao cấu với họ, hành vi giao cấu không nhất thiết phải kết thúc về mặt sinh lý
Hành vi giao cấu trong tội mua dâm người dưới 18 tuổi đòi hỏi phải
có sự thuận tình Đây được xem là yếu tố bắt buộc Người bán dâm có thể
Trang 33bị cưỡng bức, bị mua chuộc, dụ dỗ nên mới bán dâm Vì vậy, nếu trong quá trình giao cấu, người dưới 18 tuổi có biểu hiện của sự không đồng ý, chống cự, van xin hoặc miễn cưỡng để người phạm tội giao cấu thì tùy trường hợp mà người phạm tội có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm, cưỡng dâm
Hậu quả: Tội mua dâm người dưới 18 tuổi có thể gây ra những hậu
quả nghiêm trọng, không những ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển thể chất bình thường của dưới 18 tuổi mà trong nhiều trường hợp cũng gây
ám ảnh lên tinh thần, tâm lý, đặc biệt là trẻ em Bởi lẽ, ở độ tuổi này, họ chưa nhận thức được hoàn toàn đầy đủ hành vi của mình, chưa có sự nhìn nhận đúng đắn về pháp luật và đạo đức xã hội, cũng có khi chỉ vì sa chân lầm lỡ hoặc bị dụ dỗ, lôi kéo đi vào con đường này Do đó, dù họ có tình nguyện, ưng thuận bán dâm thì vẫn sẽ để lại hậu quả cả về thể xác và tinh thần sau này Tuy nhiên, khi xem xét tội phạm này, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nên không có ý nghĩa khi định tội danh
Các dấu hiệu khách quan khác: Phương tiện và thủ đoạn phạm tội
cũng như các dấu hiệu khách quan khác không phải là dấu hiệu bắt buộc khi định tội danh, nhưng sẽ có ý nghĩa quan trọng khi quyết định hình phạt Thủ đoạn phạm tội là yếu tố nói lên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Thủ đoạn xấu có thể là người phạm tội
cố tình tạo ra hoàn cảnh khó khăn cho người dưới 18 tuổi hoặc gia đình của họ để buộc họ phải giao cấu với mình
1.2.3.3 Mặt chủ quan của tội mua dâm ngươi dưới 18 tuổi
Lỗi : Như đã phân tích ở trên, hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi
được diễn ra giữa người mua với người bán sau khi đã trải qua quá trình thỏa thuận, trao đổi về giá cả, lợi ích mà các bên mong muốn đạt được Trên thực tế không phải trường hợp nào cũng do người mua dâm chủ
Trang 34động gạ gẫm, tìm gái bán dâm mà nhiều trường hợp, chính gái bán dâm lại cố tình lôi kéo, dụ dỗ khách Tuy nhiên, dù có chủ động hay bị động để gái bán dâm lôi kéo thì hành vi mua dâm dưới 18 tuổi ở đây đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp Khi người mua dâm chủ động gạ gẫm người dưới 18 tuổi bán dâm cho mình thì rõ ràng đã thể hiện sự cố ý, mong muốn thực hiện hành vi giao cấu Còn khi người bán dâm lại chủ động gạ gẫm, lôi kéo khách đến mua dâm thì tuy rằng ban đầu người mua dâm chưa có ý định mua dâm nhưng họ có thời gian cân nhắc, tự mình lựa chọn nên hay không nên đồng ý với lời mời chào đó Tuy nhiên, dù biết hành vi mua dâm người chưa thành niên là trái với pháp luật và đạo đức
xã hội, trái với nếp sống văn minh dân tộc thì người phạm tội cũng đã lựa chọn thực hiện hành vi mua dâm, mặc dù có thể tự mình lựa chọn cách xử
sự khác Vì vậy, ở cả hai trường hợp, người phạm tội đều nhận thức được hành vi của mình không được pháp luật, xã hội cho phép những vẫn cố tình lựa chọn thực hiện và mong muốn hành vi được diễn ra, Như vậy, lỗi
ở đây là lỗi cố ý trực tiếp
Mục đích, động cơ phạm tội: Động cơ của người phạm tội chủ yếu là
để thỏa mãn dục vọng của mình
1.2.3.4 Chủ thể của tội mua dâm ngươi dưới 18 tuổi
Căn cứ theo điều 329 BLHS 2015 “Người nào đủ 18 tuổi trở lên
mua dâm người dưới 18 tuổi…”.Như vây, ngoài các điều kiện chung về
điều kiện chủ thể, thì chủ thể của tội mua dâm người dưới 18 tuổi phải là
người đủ 18 tuổi Bên cạnh đó, vấn đề giới tính của chủ thể cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi Theo quy định của Điều luật thì cũng không ám chỉ bất kỳ một giới tính nào mà chỉ chung cho cả nam lẫn nữ Do đó, kể cả người mua dâm là nữ và người bàn dâm là nam giới chưa thành niên thì vẫn bị coi là phạm tội mua dâm người dưới 18 tuổi
Trang 35Như vậy, chủ thể của tội mua dâm người dưới 18 tuổi là chủ thể người đủ 18 tuổi và không ở trong tình trạng không có năng lực TNHS khi phạm tội Chủ thể này không phân biệt giới tính
1.3 Đường lối xử lý các hành vi về mại dâm
Tệ nạn mại dâm hiện nay là một trong những vấn đề nhức nhối của
xã hội, Đảng và Nhà nước ta có thái độ kiên quyết và dứt khoát là không chấp nhận sự tồn tại của tệ nạn mại dâm dưới bất kỳ một hình thức nào, kiên quyết đấu tranh và loại trừ tệ nạn xã hội này ra khỏi đời sống xã hội Quan điểm của Nhà nước là đấu tranh không khoan nhượng với loại tệ nạn mại dâm Huy động lực lượng của các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và mọi công dân sử dụng mọi biện pháp chung của toàn
xã hội bao gồm các biện pháp kinh tế - hành chính - pháp luật và các biện pháp của cơ quan chuyên môn Sử dụng đồng bộ các lực lượng, biện pháp
để từng bước hạn chế đẩy lùi và loại trừ tệ nạn mại dâm ra khỏi đời sống
xã hội
Tội phạm hay vi phạm hành chính đều là vi phạm pháp luật, do đó giữa tội phạm và vi phạm có những nét tương đồng, rất khó để xác định ranh giới Vấn đề cần đặt ra đó là cần phải phân biệt và xác định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính, vì nó không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng luật mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng và giải thích pháp luật
Trước tiên cần xác định về khái niệm giữa tội phạm và vi phạm hành chính
Theo điều 8 Bộ luật hình sự 2015 thì: “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
Trang 36thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”[21] Tổng
quát lại, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt
Theo điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì “vi phạm
hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính”
Một hành vi chỉ cho dù đã cấu thành một hay nhiều tội đã quy định trong Bộ luật hình sự mà vẫn chưa bị xét xử thì hành vi đó vẫn chưa bị coi
là tội phạm Chỉ khi nào hành vi đó bị tòa án tuyên án là tội phạm thì bắt đầu từ thời điểm đó, hành vi đó mới gọi là tội phạm Như vậy, một hành
vi bị coi là tội phạm khi hành vi đó phải chịu hình phạt - tòa tuyên án
Vi phạm hành chính thì khác, một hành vi đã thõa mãn: do cá nhân,
tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước; không phải tội phạm hình sự thì hành vi đó đã là hành vi vi
phạm hành chính Dấu hiệu “theo quy định pháp luật phải bị xử phạt
hành chính” nói lên rằng bị xử phạt không phải là dấu hiệu để coi một
hành vi đã bị coi là hành vi vi phạm hành chính hay chưa mà chỉ là biện pháp cưỡng chế nhà nước nhằm trừng phạt hành vi vi phạm đó
Tội phạm là loại vi phạm pháp luật nặng nhất và được quy định trong
Bộ luật hình sự và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tôi phạm và hình phạt Ngay từ điều 2 Bộ luật hình sự đã quy định về cơ
sở của trách nhiệm hình sự: “Chỉ người nào phạm một tội được Bộ luật
Trang 37hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” Như vậy Bộ luật
hình sự là căn cứ pháp lý duy nhất để xem xét xem một hành vi vi phạm
có bị coi là tội phạm hay không - không có trong luật thì không có tội,
“vô luật bất hình”
Vi phạm hành chính không được quy định trong một bộ luật cụ thể nào mà được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư… Luật ở đây là các bộ luật là nguồn của luật hành chính chứ không phải là bộ luật hành chính, ví dụ: hiến pháp, luật tổ chức chính phủ… nguyên nhân mà chúng ta không có riêng một bộ luật hành chính đơn giản vì nó quá rộng, quá nhiều lĩnh vực với quá nhiều các văn bản pháp luật và chúng ta không thể pháp điển hóa thành bộ luật Các văn bản dưới luật ở đây có thể là nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban thường vụ Quốc hội, hội đồng nhân dân; pháp lệnh của ủy ban thường vụ quốc hội; nghị định của Chính phủ; các quyết định, chỉ thị, thông tư
Tội phạm và vi phạm hành chính về hành vi mại dâm cũng vậy, những hành vi về mại nào nào bị coi là tội phạm thì phải được quy định trong Bộ luật hình sự còn nhưng hành vi mại dâm khác không quy định trong bộ luật hình sự thì chỉ bị chế tài là xử phạt hành chính về các hành
vi đó
Ngày 15/4/2003, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm đã được công bố, trong pháp lệnh phòng chống mại dâm đã quy định những biện pháp phòng chống mại dâm và trong đó quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm
cấm như: “ Mua dâm; Bán dâm; Chứa mại dâm; Tổ chức hoạt động mại
dâm; Cưỡng bức bán dâm; Môi giới mại dâm; Bảo kê mại dâm; Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm và các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật như các hành vi tiếp
Trang 38tay che giấu, dung túng để tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động mại dâm”[25] Các hành vi trên, củ thể hóa thành tội phạm được quy định
trong Bộ luật hình sự năm 2015 chỉ có những hành vi Chứa mại dâm, môi giới mại dâm và mua dâm người dưới 18 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, còn lại các hành vi mại dâm khác chỉ bị xử phạt hành chính Trong thực tế việc mại dâm diễn ra rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội
nó làm phát sinh nhiều các tệ nạn khác, nhưng những chế tài xử lý còn rất nhẹ, chưa đủ tính răn đe và nhiều hành vi khác tiếp tay cho mại dâm có tính chất rất nguy hiểm nhưng lại không được cụ thể hóa trong Bộ luật hình sự như: Cưỡng bức mại dâm, bảo kê mại dâm… như vậy các hành vi này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là một trong những điểm bất cập của pháp luật hình sự hiện nay
Chế tài là một hình thức cưỡng chế của nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng Chế tài xử lý các hành vi về mại dâm có hai loại, một là chế tài hình sự hai là chế tài xử phạt hành chính Chế tài hình
sự được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và được áp dụng với người thực hiện hành vi phạm tội Chế tài xử phạt hành chính được quyết định và thi hành bởi các chủ thể trong lĩnh vực quản lý hành chính Thủ tục áp dụng với chế tài hành chính hoàn toàn khác với chế tài hình sự bởi quyền lực áp dụng không thuộc về tòa án, tuy nhiên trong một vài trường hợp, thủ tục nửa tư pháp có thể được áp dụng
Hình phạt được quy định đối với các tội phạm về mại dâm được quy định khá nghiêm khắc Mặc dù các tội phạm này được quy định tại khoản
1 các điều luật tương ứng là tội ít nghiệm trọng (Tội môi giới mại dâm) hoặc tội nghiêm trọng (Tội chứa mại dâm, Tội mua dâm người dưới 18 tuổi), nhưng chế tài được quy định chỉ là hình phạt tù; mà không phải là chế tài lựa chọn với các hình phạt khác Và hình phạt cao nhất được quy
Trang 39định có thể lên đến Tù chung thân (Tội chứa mại dâm) hoặc 15 năm tù (Tội môi giới mại dâm, Tội mua dâm người dưới 18 tuổi)
Thông thường, các tội phạm được thực hiện do động cơ vụ lợi, vì lợi ích vật chất hoặc dùng tiền làm phương tiện phạm tội, cho nên người làm luật quy định phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với các tội phạm này Quy định hình phạt trong các chế tài tội phạm về mại dâm thể hiện đường lối xử lý kiên quyết, nghiêm khắc; đồng thời coi trọng tính phòng ngừa của Đảng và Nhà nước ta đối với tệ nạn mại dâm nói chung, với các tội phạm về mại dâm nói riêng
Tiểu kết chương
Nội dung Chương 1 đã nêu được một cách khái quát khái niệm về mại dâm Dù không đưa ra được một khái niệm cụ thể nào nhưng các khái niệm hoàn toàn thống nhất với nhau, hành vi mại dâm phải có tình dục ngoài hôn nhân của người nhằm thỏa mãn dục vọng cho mình và phải trả tiền hoặc lợi ích vật chất cho người khác hoặc nhằm thỏa mãn cho người khác để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất đó là những đặc điểm nổi bật cốt lõi để nhận biết hành vi mai dâm
Trong Chương 1 cũng đã làm rõ được các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về mại dâm, quy định các tội phạm về mại dâm trong Bộ luật hình sự, đường lối xử lý đối với các loại tội phạm này
Tội phạm về mại dâm là đối tượng đặc biệt được Đảng và Nhà nước
ta đặc biệt quan tâm Hệ thống pháp luật nước ta và đặc biệt là Bộ luật hình sự đã quy định khá chi tiết và chặt chẽ, các hình phạt về tội mại dâm
có tính dăn đe giúp họ nhận thức được những sai lầm của mình mà còn tác động đến ý thức tuân thủ pháp luật Ý nghĩa của việc quy định các tội phạm về mại dâm là hết sức quan trọng, cần thiết, để từng bước hạn chế đẩy lùi và loại trừ tệ nạn mại dâm ra khỏi đời sống xã hội
Trang 40Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM
VỀ MẠI DÂM
2.1 Khái quát lịch sử các tội phạm về mại dâm
2.1.1 Quy định về tội phạm mại dâm giai đoạn 1945 đến 1985
Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Từ khi nhà nước ta ra đời phải dốc toàn lực cho cuộc kháng chiến thực dân Pháp, nên trong giai đoạn này hệ thống pháp luật của nước ta còn sơ sài vẫn còn bị ảnh hưởng của pháp luật chế độ cũ và thời Phong kiến nên pháp luật hình sự thời đó chưa có một văn bản nào điều chỉnh các hành vi mại dâm vi tệ nạn mại dâm chưa phát triển mạnh, tỉnh tổ chức còn hạn chế mà chủ yếu hoạt đông mang tính chất đơn lẻ
Thời kỳ 1954-1975 đất nước ta bị chia thành hai miền Nam, Bắc Ở miền Nam, giai đoạn đầu chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn cho duy trì một số đạo luật của chế độ thuộc Pháp trước đây về vấn đề mại dâm Các nhà chứa và gái mại dâm được cấp phép là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho tệ nạn mại dâm bùng phát nhanh chóng Ngày 17/10/1955, Chính quyền Sài Gòn
đã ban hành Dụ số 64 về bài trừ nạn mại dâm và quy định các hành vi bán dâm, môi giới mại dâm và chứa mại dâm đều bị coi là tội phạm Tiếp theo đó Luật số 12/62 ngày 22/5/1962 còn bổ sung hành vi mua dâm cũng là phạm tội, đặc biệt luật này coi các tình tiết mua dâm người dưới 16 tuổi; người mua dâm là người đảm nhiệm chức vụ bài trừ tệ nạn mại dâm hoặc có phận sự giữ gìn sức khỏe cho dân chúng là các tình tiết định khung Dưới thời chế độ cũ ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã ban hành Bộ hình luật theo Sắc luật số