Theo quan điểm cải cách tiền lương năm 1993 ở Việt Nam, tiền lương là giá cả lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu lao động.
Thu nhập của người lao động bao gồm các khoản: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi. Mỗi yếu tố có cách tính riêng và có vai trò khác nhau đối với việc kích thích, động viên người lao động trong công việc. Do đó, xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương, thiết lập và áp dụng các chính sách lương bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiền thưởng, phúc lợi, phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là những hoạt động quan trọng nhất của chức năng kích thích, động viên.
Giao cho nhân viên những công việc mang tính thách thức cao, cho nhân viên biết sựđánh giá của cán bộ lãnh đạo về mức độ hoàn thành và ý nghĩa của việc hoàn thành công việc của nhân viên đối với hoạt động của doanh nghiệp, trả lương cao và công bằng, kịp thời khen thưởng các cá nhân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, có đóng góp làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp… là những biện pháp hữu hiệu để thu hút và duy trì được đội ngũ lao động lành nghề cho doanh nghiệp.
Tóm lại, những nhóm chức năng trên là ba nội dung chính về quản trị nguồn nhân lực. Những nội dung này được thiết kế và quản lý như thế nào còn phụ thuộc vào các điều kiện nguồn nhân lực mà tổ chức phải đối mặt và những mục tiêu đã đề ra. Tất cả các quyết định về các hoạt động này hợp thành chiến lược nguồn nhân lực của tổ chức.
1.3. Các chỉ số then chốt đo lường kết quả thực hiện công việc (Key Performance Indicators – KPI)
1.3.1. Khái niệm về KPI:
KPI – Key Performance Indicators trong tiếng Anh được hiểu là các chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu, hay chỉ số đo lường sự thành công (Key Success Indicators), hay còn được gọi bằng tên phổ biến là chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động, được xây dựng nhằm đánh giá được hiệu quả, sự tăng trưởng của các hoạt
động trong doanh nghiệp so với mục tiêu đã đề ra. Nó giúp doanh nghiệp định hình và theo dõi quá trình hoạt động và tăng trưởng so với mục tiêu của doanh nghiệp15.
1.3.2. Mục tiêu của KPI
Các chỉ số KPI đo lường kết quả hoạt động theo toàn bộ các quá trình và theo các chức năng thực hiện nhằm so sánh với mức chuẩn của công ty, ngành, khu vực,...hoặc so sánh với kết quả năm trước trong việc xác định vị trí của công ty và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực.
1.3.3. Các chỉ số then chốt đo lường kết quả thực hiện công việc KPI16
1.3.3.1. KPI trong tuyển dụng và bố trí
• Chi phí tuyển dụng bình quân một ứng viên
• Tổng số hồ sơ trong đợt tuyển dụng (đối với từng chức danh)
Chỉ số này đo lường mức độ truyền thông của công ty, có thể do sự nổi tiếng, do sự hấp dẫn từ công việc, sự truyền thông tốt.
• Mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
• Tỷ lệ nghỉ việc trong nhân viên mới tuyển
15Trích từhttp://www.marketingchienluoc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2075:ch- s-o-lng-hiu-sut--key-performance-indicator-kpi&catid=39:articles&Itemid=12
16 Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp TP.HCM, trang 421 đến 426
Tổng số tuyển mới nghỉ việc
Tổng số nhân viên mới tuyển (trong vòng một năm) Số lượng ứng viên được ký hợp đồng chính thức
Tổng số nhu cầu tuyển do từng chức danh Tổng chi phí tuyển dụng
1.3.3.2. KPI trong đào tạo
• Tỷ lệ nhân viên được đào tạo
• Tổng số giờ hoặc ngày đào tạo, huấn luyện trung bình cho một nhân viên hoặc chức danh
Đo lường số giờ hoặc ngày đào tạo, huấn luyện trung bình cho một nhân viên thuộc một chức danh hoặc nhóm chức danh. So sánh số liệu này với kết quả thực hiện công việc ở các chức danh khác nhau sẽ cho biết mức độ hợp lý của việc phân phối thời gian đào tạo theo nhóm chức năng.
1.3.3.3. KPI trong hệ thống lương, thưởng, phúc lợi
• Chi phí nhân sự bình quân
Tiêu chí này cho biết trung bình tổ chức đã đầu tư bao nhiêu cho một nhân viên theo từng nhóm chức danh. Có thể thực hiện so sánh theo bộ phận gián tiếp, trực tiếp sản xuất và một số bộ phận đặc trưng.
• Thu nhập bình quân theo chức danh
Nếu chỉ số này thấp hơn thị trường có thể làm CBCNV bất mãn, nghỉ việc. Ngược lại, nếu chỉ số này cao quá so với thị trường, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp về lợi thế cạnh tranh đối với giá sản phẩm, dịch vụ.
1.3.3.4. KPI về tỷ lệ nghỉ việc
Đây là tiêu chí then chốt và nhạy cảm đối với hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Tỷ lệ nghỉ việc cao dẫn đến tăng chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới.
Số lượng nhân viên nghỉ việc Số lượng nhân viên trung bình
Tổng (lương+thưởng+phúc lợi+phụ cấp+đào tạo) Tổng số nhân sự bình quân từng nhóm chức danh
Tổng số nhân viên được đào tạo, huấn luyện Tổng số nhân viên cần đào tạo
Số lượng nhân viên trung bình năm được tính như sau:
Các nguyên nhân nghỉ việc có thể phân làm 3 nhóm chính: • Không hài lòng với chếđộđãi ngộ của công ty, bất mãn • Đau ốm, tai nạn, nghỉ hưu, chết,...
• Kết quả làm việc của nhân viên không tốt, lý do về kinh tế, do hoàn cảnh gia đình,...khiến doanh nghiệp phải cho nhân viên thôi việc.
Tóm tắt chương 1
Trong chương này tác giả đã giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về
nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực, khẳng định vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội và đối với các tổ chức. Đặc biệt chương 1
đã nêu ra nội dung của hoạt động quản trị nguồn nhân lực như sau: - Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực
- Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực
Ngoài ra còn đề cập đến việc đo lường kết quả thực hiện công việc bằng các chỉ số then chốt KPI nhằm xác định công tác quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả
hay không.
Những điểm cơ bản trên sẽ là cơ sởđể phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực ở chương 2.
Số lượng nhân viên đầu năm + số lượng nhân viên cuối năm 2
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐIỆN LỰC MIỀN NAM
2.1. Thực trạng về quản trị nguồn nhân lực tại Ban Quản lý Dự án Điện lực miền Nam
2.1.1. Giới thiệu về Ban Quản lý Dự án Điện lực miền Nam
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Ban QLDA Điện lực miền Nam là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam, tiền thân trước đây là Ban QLDA Lưới điện, được thành lập vào ngày 01/08/1995 với cấp điện áp 35 kV trở xuống. Đến ngày 03/07/2000 được thành lập lại với tên gọi cũ là Ban QLDA Lưới điện với cấp điện áp được nâng lên đến 110kV. Từ ngày 25/06/2007 được thành lập lại lần nữa trên cơ sở sáp nhập 03 Ban QLDA là Ban QLDA Lưới điện, Ban QLDA Năng lượng Nông thôn khu vực miền Nam và Ban QLDA ADB trực thuộc Công ty Điện lực 2 và đổi tên thành Ban QLDA Điện lực miền Nam. Đến ngày 28/4/2010 Ban QLDA Điện lực miền Nam được thành lập lại theo quyết định số 170/QĐ-EVN SPC với mô hình tổ chức mới của Tổng công ty Điện lực miền Nam. Ban QLDA Điện lực miền Nam hoạt động trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam từ Lâm Đồng, Ninh Thuận đến Cà Mau trừ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tên gọi: Ban Quản lý dự án Điện lực miền Nam
- Tên giao dịch quốc tế: Southern Power Project Management Board - Tên viết tắc: SPPM
- Logo
- Trụ sở chính: 16 Âu Cơ, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (08) 22200480 - Fax: (08) 22200493
Từ khi thành lập cho đến nay Ban QLDA Điện lưc miền Nam đã quản lý hàng trăm công trình, dự án cho ngành điện (chi tiết theo phụ lục 1).
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA Điện lực miền Nam gồm Ban lãnh đạo và các phòng chức năng.
• Ban lãnh đạo gồm:
9 Giám đốc:
- Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Ban, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Công ty Điện lực miền Nam và Tập đoàn Điện lực miền Nam về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các phòng: Tổng hợp, Kế hoạch, Tài chính Kế toán và Thẩm định
9 01 Phó Giám đốc thường trực:
- Thay mặt Giám đốc điều hành các công việc của Ban khi Giám đốc đi vắng và được ký thay Giám đốc các thay các văn bản (trừ công tác cán bộ).
- Trực tiếp chỉđạo, điều hành các phòng: Vật tư và Quản lý công trình điện 2. - Thực hiện các công việc khác do Giám đốc phân công
9 01 Phó Giám đốc thứ 2:
- Thay mặt Giám đốc điều hành các công việc của Ban khi Giám đốc đi vắng và được ký thay Giám đốc các thay các văn bản (trừ công tác cán bộ).
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các phòng: Quản lý công trình điện 1 và Quản lý Công trình Kiến trúc.
9 01 Phó Giám đốc thứ 3:
- Thay mặt Giám đốc điều hành các công việc của Ban khi Giám đốc đi vắng và được ký thay Giám đốc các thay các văn bản (trừ công tác cán bộ).
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành phòng Đền bù giải phóng mặt bằng. • Các phòng chức năng:
¾ Phòng Tổng hợp:
Phòng Tổng hợp trực thuộc Ban QLDA Điện lực Miền Nam, là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo Ban trong việc chỉ đạo và điều hành các công tác liên quan bao gồm: công tác văn phòng, tổ chức nhân sự và đào tạo, tiền lương, ứng dụng
công nghệ thông tin, mua sắm - quản lý tài sản, thanh tra bảo vệ pháp chế, tuyên truyền và thi đua khen thưởng.
¾ Phòng Tài chính Kế toán:
Phòng tài chính Kế toán là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc điều hành dự án trong việc tổ chức thực hiện các mặt công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán của Ban; Tổ chức kế hoạch tiếp nhận hồ sơ, thực hiện và thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) các công trình được giao kế hoạch theo đúng thể lệ hiện hành của Nhà nước và các chếđộ về tài chính kế toán của Tập đoàn, Tổng công ty.
¾ Phòng Vật tư:
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý vật tư thiết bị (VTTB) của các công trình, dự án do Ban quản lý và thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được phân công. Các chức năng chính bao gồm:
- Kiểm tra phần VTTB trong hồ sơ Dự án đầu tư, Thiết kế bản vẽ thi công, Tổng dự toán (trừ vật liệu xây dựng); Chủđộng yêu cầu đơn vị Tư vấn sử dụng lại VTTB tồn kho của Tổng Công ty và của Ban còn sử dụng được và đưa vào hồ sơ Dự án đầu tư, Thiết kế BVTC – TDT công trình, điều chỉnh số lượng, chủng loại và đặc tính kỹ thuật cho phù hợp với VTTB tồn kho đưa vào sử dụng.
- Tham gia lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu VTTB;
- Tổ chức tiếp nhận, nghiệm thu, bảo quản, cấp phát VTTB kể cả VTTB A cấp sử dụng thừa mà đơn vị thi công hoàn trả lại;
- Theo dõi và quản lý VTTB tồn kho, thường xuyên áp dụng các biện pháp giảm tồn kho VTTB;
- Chủ trì tổ chức thực hiện công tác mua sắm VTTB phục vụ cho Chuẩn bị sản xuất của các công trình.
- Chủ trì tổ chức công tác hợp đồng thuê kho bãi của các Công ty Điện lực để bảo quản VTTB của các dự án.
- Tổ chức kiểm tra và kiểm kê kho định kỳ tại Tổng kho và tại các kho của Ban ở các Công ty Điện lực, phát hiện các thiếu sót để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. - Tổ chức kiểm tra hiện trường việc bảo quản VTTB của nhà thầu thi công, kiểm tra VTTB lắp đặt cho công trình, đảm bảo chất lượng, chủng loại, xuất xứ của VTTB
đã mua sắm (kể cả phần VTTB B cấp); Nghiệm thu và quyết toán VTTB các công trình.
¾ Phòng Kế hoạch:
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý điều hành hoạt động của Ban và thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụđược phân công. Phụ trách các công tác chính sau:
- Công tác kế hoạch;
- Công tác lập các hồ sơ, thủ tục vềđầu tư xây dựng; - Công tác tổ chức đấu thầu;
- Công tác hợp đồng tư vấn, hợp đồng xây dựng và lắp đặt thiết bị, các hợp đồng liên quan khác.
¾ Phòng thẩm định:
Phòng Thẩm Định là phòng trực thuộc Ban QLDA Điện Lực Miền Nam, có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Ban trong việc chỉ đạo và điều hành công tác kiểm tra, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Ban thực hiện việc quản lý A theo quyết định đầu tư của Tổng công ty Điện lực miền Nam và Tập Đòan Điện lực Việt Nam .
Triển khai các dự án theo trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng trên cơ sở tuân thủ đúng các qui định Nhà nước và pháp luật theo phân cấp ủy quyền của Tổng công ty.
¾ Phòng Quản lý Công trình điện 1, 2 và kiến trúc:
Phòng Quản lý công trình điện 1 là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành hoạt động của Ban và thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được phân công. Phụ trách các công tác chính sau:
- Quản lý chung tiến độ thực hiện, khối lượng xây lắp, chất lượng, nhu cầu VTTB, quyết toán phần xây lắp của các công trình và tham gia quyết toán phần VTTB. - Tổ chức thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, công tác đóng cắt điện phục vụ thi công, công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh VTTB.
- Tổ chức thực hiện nghiệm thu từng phần và tổng nghiệm thu, bàn giao các công trình đưa vào vận hành khai thác.
- Đầu mối đôn đốc các đơn vị liên quan ở trong và ngoài Ban để đảm bảo cho các công trình được thi công đúng tiến độ yêu cầu, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường.
- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thi công, tư vấn thiết kế, giám sát thi công xây dựng trong việc thực hiện các hồ sơ phát sinh, hồ sơ quyết toán VTTB, quyết toán phần xây lắp theo đúng các trình tự, thủ tục quy định. Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra nội dung và xác nhận tính chính xác và tính pháp lý của hồ sơ trước khi trình duyệt.
¾ Phòng Đền bù GPMB:
Phòng Đền bù GPMB là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc QLDA Điện lực Miền Nam trong công tác bồi thường GPMB. Liên hệ với các cơ quan, ban ngành liên quan và tham gia làm thành viên Hội đồng bồi thường địa phương để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng của các công trình do Ban làm quản lý A.
Sơđồ 2.1: Sơđồ tổ chức bộ máy Ban QLDA Điện lực miền Nam
Nguồn: Phòng Tổng hợp Ban QLDA Điện lực miền Nam GIÁM ĐỐC Phòng Tài chính Kế toán Phòng Quản lý công trình điện 1 Phòng Vật tư Phòng Thẩm định Phòng Quản lý công trình điện 2 Phòng Đền bù PHÓ GIÁM ĐỐC THỨ 1 PHÓ GIÁM ĐỐC THỨ 2 PHÓ GIÁM ĐỐC