Nghiên cứu định tính nhằm khám phá các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm về hoạt động quản trị nguồn nhân lực của tổ chức.
Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với thành phần gồm 10 người được lựa chọn từ 9 đơn vị trong Ban như phòng Tổng hợp 2 người, phòng Kế hoạch 1 người, phòng Vật tư 1 người, phòng Tài chính Kế toán 1 người, phòng Quản lý Công trình điện 3 người, phòng Thẩm định 1 người và phòng Đền bù 1 người nhằm phân tích dữ liệu thứ cấp về hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển, công tác duy trì nguồn nhân lực trong những năm qua.
Dàn bài thảo luận được trình bày trong phụ lục 4-Dàn bài thảo luận nhóm.
2.3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm, chúng tôi đã xác định được 19 chỉ tiêu cần thiết để xây dựng bản câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức. (Xem phụ lục 5).
2.3.2. Nghiên cứu định lượng
- Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng số liệu báo cáo thực tế tại Ban QLDAĐLMN. - Dữ liệu sơ cấp: Thu thập từ kết quả khảo sát điều tra NNL thực tếđang làm việc tại Ban QLDAĐLMN. Bản câu hỏi điều tra dựa vào kết quả phân tích chương 1, kết quả thảo luận nhóm và lấy ý kiến của các chuyên gia.
Để thu thập dữ liệu, tác giả thiết kế Bản câu hỏi (chi tiết trình bày tại phụ lục 6) với 06 thành phần bao gồm: - Hoạch định nguồn nhân lực - Phân tích công việc - Hoạt động tuyển dụng - Đào tạo và phát triển - Đánh giá kết quả thực hiện công việc - Trả công lao động 2.3.2.2. Xây dựng bản câu hỏi Căn cứ kết quả thảo luận nhóm, tác giả tiến hành lập bảng câu hỏi để tổng hợp đánh giá của các CBCNV về các nhân tố tác động đến chất lượng quản trị NNL. Bảng câu hỏi được thiết kế theo hình thức thang đo do Rennis Likert giới thiệu. Loại thang do được dùng có 5 mức độ từ 1 – 5 để tìm hiểu mức độđánh giá của người trả lời.
Các câu hỏi được dùng để tìm hiểu mức độ đánh giá của CBCNV Ban QLDAĐLMN về từng nhóm chức năng của quản trị NNL. Chi tiết các câu hỏi có nội dung thể hiện như sau:
Bảng 2.8: Thang đo các hoạt động tác động đến quản trị NNL Ban Quản lý Dự án Điện lực miền Nam
Stt Mã hóa Diễn giải
HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC
1 HDNNL1 Cđang làm viơ cấu lao độệc ng hiện nay là phù hợp với yêu cầu của bộ phận anh/chị
2 HDNNL2 Anh/Chịđược bố trí công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo
3 HDNNL3 Anh/Chị hài lòng với công việc được bố trí
PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
4 PTCV1 Anh/Chị hiểu rõ nội dung công việc mà anh/chịđang thực hiện
5 PTCV2 Anh/Chị có các kỹ năng và phẩm chất cần thiết khi thực hiện công việc
6 PTCV3 Anh/Chthực hiệịn công vi hiểu rõ chệc ức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn khi
7 PTCV4 Anh/Chị có chuyên môn và kinh nghiệm khi thực hiện công việc
TUYỂN DỤNG
8 TDUNG1 tin Việc tuyển dụng được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông
9 TDUNG2 Quy trình tuyển dụng của Ban là phù hợp, khoa học
10 TDUNG3 Anh/Chị hài lòng với hoạt động tuyển dụng của đơn vị
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
11 DTPT1 Anh/Chcông việịc được đào tạo nhiều hình thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện
12 DTPT2 Anh/Chịđược tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn
13 DTPT3 Anh/Chnâng lên mị nhộật cách rõ rn thấy kết quệt ả giải quyết công việc của bản thân được
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
14 DG1 Theo anh/chị việc đánh giá nhân viên là công bằng, khách quan
15 DG2 Anh/chị tin tưởng vào kết quảđánh giá của đơn vị
16 DG3 Các tiêu chí đánh giá hợp lý
TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG
17 TCONG2 Anh/Chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ Ban
18 TCONG2 Ticủềa anh/chn lương mà anh/chị ị nhận được tương xứng với kết quả làm việc
2.3.2.3. Mẫu nghiên cứu
- Thông tin mẫu: mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện.
- Kích thước mẫu: kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng (Bollen, 1989). Nghiên cứu này chọn mẫu theo tiêu chuẩn 5:1. Mô hình nghiên cứu trong luận văn gồm 19 biến quan sát và một biến phụ thuộc vì vậy kích thước mẫu tối thiểu phải là 20 x 5 = 100 mẫu.
Để có được mẫu như dự kiến (100 mẫu) phục vụ cho nghiên cứu, có 130 phiếu điều tra được phát ra cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của đơn vị.
Sau khi thu hồi bản khảo sát, tác giả loại các bản câu hỏi được trả lời không hợp lệ, còn lại đưa vào xử lý, phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0.
Kết quả phân tích mẫu khảo sát được trình bày trong Phụ lục 7
• Về giới tính: nam giới có 83 người trả lời khảo sát (chiếm tỷ lệ 83%) và nữ giới có 17 người trả lời khảo sát (chiếm tỷ lệ 17%).
• Về trình độ học vấn: trình độ phổ thông có 18 người (chiếm tỷ lệ 18%), trình độ trung cấp có 4 người (chiếm tỷ lệ 4%), trình độ cao đẳng có 2 người (chiếm tỷ lệ 2%), trình độđại học có 74 người (chiếm tỷ lệ 74%) và còn lại là trình độ trên đại học có 2 người (chiếm tỷ lệ 2%).
• Về tuổi tác: dưới 30 tuổi là 7 người (tỷ lệ 7%), tuổi từ 30-44 có 65 người (tỷ lệ 65%), từ 45-54 tuổi có 26 người (tỷ lệ 26%) và còn lại từ 55 tuổi trở lên có 2 người (tỷ lệ 2%).
• Về thời gian làm việc: có 28 người làm việc từ 3-5 năm chiếm tỷ lệ 28%, 45 người là việc từ 6-10 năm, chiếm tỷ lệ 45%, còn lại số người làm việc trên 10 năm là 27 người, chiếm tỷ lệ 27%.
• Về thu nhập hàng tháng: thu nhập dưới 3 triệu có 3 người tham gia trả lời bản câu hỏi (3%), từ 3-5 triệu có 34 người (34%), từ 5-10 triệu có 55 người (55%) và thu nhập trên 10 triệu có 8 người (8%).
• Về chức vụ công tác: qua khảo sát số lành đạo cấp trung tham gia trả lời câu hỏi có 21 người (chiếm tỷ lệ 21%), chuyên môn, nghiệp vụ có 35 người (35%) và công nhân viên có 44 người tham gia trả lời khảo sát (44%).
Bảng 2.9: Thống kê mẫu khảo sát
Diễn giải Tần số Tỷ lệ % % tích lũy
Giới tính Nam 83 83.0 83.0 Nữ 17 17.0 100.0 Tổng cộng 100 Trình độ học vấn Cấp 2 2 2.0 2.0 Cấp 3 16 16.0 18.0 Trung cấp 4 4.0 22.0 Cao đẳng 2 2.0 24.0 Đại học 74 74.0 98.0 Trên đại học 2 2.0 100.0 Tổng cộng 100 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 7 7.0 7.0 Từ 30-44 tuổi 65 65.0 72.0 Từ 45-54 tuổi 26 26.0 98.0 Từ 55 tuổi trở lên 2 2.0 100.0 Tổng cộng 100
Thời gian làm việc
Từ 3-5 năm 28 28.0 28.0 Từ 6-10 năm 45 45.0 73.0 Trên 10 năm 27 27.0 100.0 Tổng cộng 100 Thu nhập hàng tháng Dưới 3 triệu 3 3.0 3.0 Từ 3-5 triệu 34 34.0 37.0 Từ 5-10 triệu 55 55.0 92.0 Trên 10 triệu 8 8.0 100.0 Tổng cộng 100 Chức vụ công tác Lãnh đạo cấp trung 21 21.0 21.0
Chuyên môn, nghiệp vụ 35 35.0 56.0
Công nhân viên 44 44.0 100.0
Tổng cộng 100 100.0
2.3.2.4. Đánh giá thang đo
Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Hệ số của Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà
các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang đo không phù hợp. Theo Nunnally và Bernstein (1994) thì khi Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 là chấp nhận được; từ 0,7 đến 0,9 là tốt; và khi Cronbach’s Alpha > 0,9 là chấp nhận được, không tốt.
Từ đó tác giả kiểm định thang đo dựa trên cơ sở các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên.
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép (xem chi tiết tại phụ lục 8), do đó đều được sử dụng trong các bước phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 2.10 Kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha Biến qua sát thang đo nếu Trung bình
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Tương quan biến-tổng điều chỉnh Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Hoạch định nguồn nhân lực Cronbach’s Alpha: .691
HDNNL1 7.67 1.698 .399 .723 HDNNL2 7.54 1.382 .523 .576 HDNNL3 7.47 1.343 .607 .463
Phân tích công việc Cronbach’s Alpha: .884
PTCV1 12.42 2.630 .768 .845 PTCV2 12.41 2.669 .761 .847 PTCV3 12.40 2.990 .753 .850 PTCV4 12.33 3.112 .729 .861
Hoạt động tuyển dụng Cronbach’s Alpha: .673
TDUNG1 6.79 1.299 .439 .669 TDUNG2 7.12 1.278 .669 .326 TDUNG3 7.05 1.826 .392 .690
Đào tạo và phát triển Cronbach’s Alpha: .790
DTPT1 7.64 1.081 .720 .636
DTPT2 7.69 .923 .630 .729
DTPT3 7.59 1.133 .568 .779
Đánh giá kết quả công việc Cronbach’s Alpha: .846
DG1 6.73 1.674 .686 .813 DG2 6.78 1.749 .716 .783 DG3 6.79 1.723 .739 .761
Trả công lao động Cronbach’s Alpha: .666
TCONG1 7.13 1.023 .583 .461 TCONG2 6.99 1.465 .589 .417 TCONG3 6.20 2.343 .376 .715
Phân tích nhân tố khám phá EFA (xem phụ lục 9)
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha sau khi loại biến
Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha sau khi loại biến “Nhân viên được hưởng tất cả các phúc lợi theo quy định của pháp luật”, như sau:
Bảng 2.11 Kiểm định lại độ tin cậy sau khi loại biến
STT Nhân tố quan sát Số biến
Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất 1 Hoạch định nguồn nhân lực 3 0,691 0,399 2 Phân tích công việc 4 0,884 0,729 3 Hoạt động tuyển dụng 3 0,673 0,392 4 Đào tạo và phát triển 3 0,790 0,568 5 Đánh giá kết quả thực hiện công việc 3 0,846 0,686 6 Trả công lao động 2 0,715 0,575
Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha các nhân tố cho thấy thang đo đều đạt yêu cầu vềđộ tin cậy. (xem chi tiết tại phụ lục 10)