Hoạt động thu hút nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Ban quản lý dự án điện lực miền Nam thuộc Tổng Công ty điện lực miền Nam (Trang 43)

2.2.3.1. Hoạch định nguồn nhân lực

Căn cứ nhu cầu công tác trước mắt và lâu dài, hàng năm phòng Tổng hợp xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động đảm bảo các yêu cầu về số lượng ngành nghề cần tuyển dụng trình Tổng Công ty duyệt vào kỳ duyệt kế hoạch hàng năm. Tuy nhiên, công tác hoạch định NNL chưa có những phân tích, đánh giá về thực trạng NNL của tổ chức để dự báo nhu cầu phục vụ cho công tác quản lý dự án mà cấp trên giao. Nhân sự được tính toán, cân đối từ các đơn vị trong Ban, sau đó đề xuất với phòng Tổng hợp để yêu cầu tuyển người cho một vị trí nào đó. Nhìn chung chỉ mới đáp ứng nhu cầu về số lượng qua đề nghị trước mắt của các phòng.

Công tác của phòng Tổng hợp Ban QLDAĐLMN cụ thể là: theo dõi hồ sơ nhân viên, theo dõi việc trả lương, thưởng cho CBCNV, ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm - quản lý tài sản, thanh tra bảo vệ pháp chế, tuyên truyền và thi đua khen thưởng.

Từ cách thực hiện như trên của công tác hoạch định NNL tại Ban QLDAĐLMN đã cho thấy những hạnchế sau:

- Công tác hoạch định NNL chưa được thực hiện theo khoa học, Phòng Tổng hợp còn ôm đồm nhiều việc nên công tác hoạch định NNL làm còn qua loa chưa thật sự làm công tác quản trị NNL mà chỉ thực hiện công tác quản trị nhân sự.

ứng kịp thời nhu cầu của các của các đơn vị trang Ban. Cơ cấu nhân sự còn chưa hợp lý, gây ra tình trạng nơi thừa người nơi thiếu người.

- Chưa làm công tác dự báo nguồn lao động thay đổi trong ngắn hạn và dài hạn, với số lượng người lao động có thể nghỉ việc, thuyên chuyển và tuyển mới.

2.2.3.2. Phân tích công việc

Tại Ban QLDAĐLMN việc thực hiện phân tích công việc được tiến hành theo định kỳ. CBCNV định kỳ mỗi quý một lần tiến hành lập bản Mô tả công việc, lập Phiếu khảo sát nội dung lao động và Nhật ký làm việc trong vòng thời gian thực hiện một tháng để người quản lý đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao như thế nào, qua đó làm cơ sở đánh giá năng lực nhân viên, hoàn thiện tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh công việc, lập kế hoạch đào tạo,…

Nhìn chung công tác Phân tích công việc tại Ban QLDAĐLMN được thực hiện tương đối hoàn chỉnh giúp cho CBCNV nhận thức đầy đủ về khả năng và trách nhiệm để thực hiện công việc. Đồng thời giúp cho bản thân được đào tạo thêm để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng khó hơn thông qua Phiếu khảo sát nội dung lao động mà từng cá nhân đã điền thông tin. Hơn nữa, sử dụng Nhật ký công việc rất hữu dụng khi phân tích các công việc khó quan sát như công việc do những kỹ sư hay nhà quản lý cấp cao thực hiện. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là người viết Nhật ký công việc có thể ngại viết trung thực những lỗi sai do chủ quan cá nhân trong quá trình thực hiện công việc (xemmu biu ti ph lc 2).

2.2.3.3. Tuyển dụng

Hàng năm căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ lập kế hoạch sử dụng lao động chuyển lên Phòng Tổng hợp để đơn vị này xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động đảm bảo các yêu cầu về số lượng ngành nghề cần tuyển dụng trình Tổng Công ty duyệt vào kỳ duyệt kế hoạch hàng năm.

Ban QLDAĐLMN căn cứ tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ và tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật làm cơ sở tổ chức thi tuyển hoặc kiểm tra. Nhưng khi chưa có kế hoạch sử dụng lao động được Tổng công ty phê duyệt thì chưa được tổ chức tuyển lao động. Đối với viên chức có trình độ đại học trở lên của các đơn vị khác xin chuyển đến hoặc sinh viên mới tốt nghiệp các Trường Đại học, sau Đại học đều phải thực hiện chế độ thi tuyển. Còn đối với học sinh tốt nghiệp từ

các Trường Cao đẳng, Trung cấp, Trường Đào tạo nghề chuyên ngành Điện của Tập đoàn, hoặc CBCNV từ các đơn vị khác thuộc ngành điện chuyển đến đều phải thực hiện chếđộ kiểm tra trước khi thực hiện chếđộ ký hợp đồng lao động tiếp nhận vào Ban.

Bảng số liệu 2.2 bên dưới sẽ cung cấp những con số thực tế tuyển dụng so với nhu cầu cần tuyển trong các năm từ 2008 đến 2012.

Bảng 2.2 Số liệu tuyển dụng nhân sự qua các năm

Năm Nhu cầu tuyển dụng Thực tế tuyển dụng Ghi chú

2008 10 10 2009 0 0 2010 8 8 2011 0 0 2012 9 9 Tổng cộng 27 27

Nguồn: Phòng Tổng hợp Ban QLDAĐLMN

¾ Nguồn tuyển dụng:

• Nguồn ứng viên từ bên ngoài đơn vị: Ban QLDAĐLMN được phép tuyển dụng thông qua việc ký hợp đồng lao động với các ứng viên từ bên ngoài tổ chức thông qua các phương tiện thông tin. Phần lớn ứng viên được chọn là con, em của CBCNV đang làm việc trong ngành giới thiệu. Ngoài ra, Ban QLDAĐLMN còn tiếp nhận nhân viên từ các đơn vị trong ngành điện chuyển về.

• Nguồn ứng viên từ nội bộ đơn vị: đối với những nhân viên đang làm việc tại Ban QLDAĐLMN được trưởng phòng xem xét phân công thêm, giảm bớt hay chuyển đổi công việc trong nội bộ một phòng nhằm sắp xếp lại nhân sự cho phù hợp và nâng cao năng suất lao động. Ban QLDAĐLMN cũng thực hiện thuyên chuyển nhân viên giữa các phòng để điều phối lại lao động nhằm giúp nhân viên thay đổi vị trí công tác tránh tạo ra sự nhàm chán trong công việc, đồng thời giúp cho người CBCNV hiểu công việc của phòng khác để có thể hỗ trợ nhau làm việc khi quay lại vị trí công tác ban đầu,... Riêng đối với các vị trí lãnh đạo như: Phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, Ban QLDAĐLMN không có chính sách tuyển dụng từ nguồn lao động cao cấp trên thị trường mà áp dụng quy chế quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trên cơ sở các nghị quyết, chỉ thị, quy định và quy chế hiện hành của Đảng, Chính phủ, Tập đoàn và của Tổng Công ty.

Nhìn chung quy trình tuyển dụng tại Ban QLDAĐLMN (biểu đồ bên dưới)

Biểu đồ 2.2: Quy trình tuyển dụng của Ban QLDAĐLMN

Nguồn: Phòng Tổng hợp Ban QLDAĐLMN

tương đối khoa học. Tuy nhiên, sau khi thông báo tuyển dụng trên các phương tiện Lập kế hoạch tuyển dụng Trình TCT phê duyệt Chưa chấp thuận Chấp thuận Thông báo tuyển dụng Tổ chức thi tuyển hoặc kiểm tra Ra quyết định tuyển dụng Đề xuất nhu cầu tuyển Tổng hợp nhu vầu tuyển dụng Thực hiện tuyển dụng Xét duyệt Không Lập và lưu hồ sơ nhân sự

thông tin thì việc thu nhận, nghiên cứu hồ sơ các ứng viên chưa được thực hiện từ trước đến nay. Chưa thực hiện bước phỏng vấn sơ bộ các ứng viên trước khi tiến hành thi tuyển hay kiểm tra. Còn nữa việc xác minh, điều tra ứng viên thành công sau khi có quyết định tuyển dụng cũng chưa thực hiện được.

Tóm lại, công tác tuyển dụng của Ban QLDAĐLMN là hợp lý và khoa học. Tuy nhiên còn một số những hạn chế cần khắc phục để công tác này hoàn thiện hơn như sau:

- Cần thực hiện bước phỏng vấn sơ bộ các ứng viên trước khi tiến hành thi tuyển .

- Công tác tuyển dụng chủ yếu còn ưu tiên cho con em đã làm việc trong ngành nên dẫn đến việc ứng viên bên ngoài không có nhiều cơ hội đến việc nộp đơn tìm việc làm ở ngành điện mặc dù có thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đôi khi điều này đẫn đến tình trạng thiếu công khai, minh bạch và công bằng trong tuyển dụng vì tình trạng quen biết diễn ra.

- Cơ cấu lao động chưa họp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Ban quản lý dự án điện lực miền Nam thuộc Tổng Công ty điện lực miền Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)