1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ CHO SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MINH DƯƠNG FURNITURE

82 319 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 546,57 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÂM NGHIỆP LÊ TRỌNG HIẾU KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ CHO SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÂM NGHIỆP

LÊ TRỌNG HIẾU

KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ CHO SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MINH DƯƠNG FURNITURE

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ CHUYÊN NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Tp Hồ Chí Minh, 7 -2007

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÂM NGHIỆP

KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ CHO SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MINH DƯƠNG FURNITURE

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ CHUYÊN NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

GVHD: PGS.TS ĐẶNG ĐÌNH BÔI SVTH: LÊ TRỌNG HIẾU

Tp Hồ Chí Minh, 7 -2007

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến:

Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh

Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp

Quý thầy, cô khoa Lâm nghiệp trường đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian học tập

Xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến:

Thầy PGS.TS Đặng Đình Bôi đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn đến ban giám đốc công ty TNHH Minh Dương Furniture, đặc biệt là các anh chị ở phòng kế hoạch đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập

Và tập thể lớp CBL29 đã giúp tôi trong suốt thời gian học tập cũng như những ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này

Tác giả

Lê Trọng Hiếu

Trang 6

TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài: “ Khảo sát và xây dựng định mức nguyên vật liệu phụ cho sản xuất một

số sản phẩm tại công ty TNHH Minh Dương” trong thời gian 30/2/2007 đến 30/5/2007 với mục đích phân tích và đánh giá mức tiêu hao nguyên vật liệu phụ tại

xí nghiệp.Từ đó đưa ra định mức tiêu hao để xí nghiệp có thể áp dụng sản xuất trong tương lai và đồng thời cũng đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế sự tiêu hao không cần thiết khi sản xuất một số sản phẩm (bàn, ghế)

Do thời gian không cho phép nên chúng tôi chỉ tập trung khảo sát 3 nguyên vật liệu chủ yếu là: keo, giấy nhám và sơn

Phương pháp chúng tôi dùng để khảo sát đó là: phương pháp thống kê và phương pháp điều tra mẫu.Trong phương pháp thống kê gồm có phương pháp rút mẫu có hoàn lại và phương pháp rút mẫu không hoàn lại

Đề tài đã đưa ra được kết quả như sau:

Về mức sử dụng keo trong quá trình sản xuất tại xí nghiệp thực tế là 434.32 (g/m2), mức này tương đối lớn so với lý thuyết (từ 150-200 g/m2)

Về mức màu lau (filler) là 13.3256 (g/m2)

Về mức tiêu hao các loại giấy nhám có các số hạt là # 80, #120, #150, #180,

#240 thì lần lượt có các giá trị là 0.00355 (g/m2),0.00503 (g/m2), 0.00268 (g/m2), 0.00443 (g/m2), 0.00356 (g/m2)

Về lượng tiêu hao sơn được thể hiện qua các khâu sau: Đối với khâu washcoat

là 178.914 (g/m2), khâu sealer (súng tay) là 294.430 (g/m2),khâu sealer tĩnh điện là 248.175 (g/m2) và cuối cùng là khâu Topcoat là 315.437 (g/m2) Với kết quả này chúng tôi huy vọng nó sẽ đem lại hữu ích cho xí nghiệp áp dụng trong quá trình sản xuất và mong muốn sự đóng góp của quí độc giả để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 7

THE SUMARY OF THE GRADUATION THESIS

The target of the topic “To suvery and construct about additive materials norm

in the producing some products at Minh Duong Furniture Limited Company from

30th Feb,07 to 30th May,07” is analyzing and evaluating the level of consuming additive material at this firm Thence, we can give consumable norm which the firm can apply to produce in the future Also, we can give some solutions to reduce dispensable consume when producing some products such as:chair, table,…ect Because of limite time, we only concentrate on three essential material: glue, abrasive paper and paint

The methods we used are statistics and investigation of samples The statistical method consist of replacement samling and without replacement sampling method The result from above topic as follows:

Using glue in production process at this firm in reality: 434.32(g/m2), which

is much more than one in theory (from 150 to 200 g/m2)

Using filler: 13.3256 (g/m2)

Using abrasive paper which have parameter by turns: #80, #120, #150, #180,

#240 are: 0.00355 (g/m2), 0.00503 (g/m2), 0.00268 (g/m2), 0.00443 (g/m2), 0.00356 (g/m2)

Using paint was shown following periods:

In washcoat period: 178.914 (g/m2)

In searler period: 294.430 (g/m2)

In sealer static electricity period: 248.175 (g/m2)

And finaly, in topcoat period: 315.437 (g/m2)

From this result, we hope it is useful for this firm to apply in production process We also hope to get more readers ideas which help this topic be more perfect

Trang 8

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN i

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ii

LỜI CẢM ƠN iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iv

THE SUMARY OF THE GRADUATION THESIS v

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH x

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Tính cấp thiết đề tài 1

1.3 Mục đích, mục tiêu và giới hạn đề tài 2

1.3.1 Mục đích của đề tài 2

1.3.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3.3 Giới hạn đề tài 2

1.4 Vài nét về công ty TNHH Minh Dương Furniture 3

1.4.1 Giới thiệu 3

1.4.2 Đặt điểm địa hình 3

1.4.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 4

1.5 Tình hình sản xuất tại công ty 4

1.5.1 Chủng loại nguyên liệu 4

1.5.2 Sản phẩm 5

1.5.3 Khách hàng 5

1.5.4 Lực lượng lao động 6

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

2.1 Cơ sở lý luận 7

Trang 9

2.2 Phương pháp nghiên cứu 8

2.2.1 Phương pháp thống kê 8

2.2.1.1 Phương pháp rút mẫu có hoàn lại 8

2.2.1.2 Phương pháp rút mẫu không hoàn lại 8

2.2.2 Phương pháp điều tra mẫu 8

2.3 Phương pháp xây dựng định mức 9

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10

Chương I: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM 10

1.1 Các chi tiết trên một sản phẩm 10

1.1.1.Sản phẩm khảo sát ghế PIONI CHAIR- VASU 10

1.1.2.Sản phẩm khảo sát bàn SATANA DINING TABLE-VASU 11

1.2 Qui trình công đoạn chà nhám 13

1.2.1.Chà thô 13

1.2.2.Chà tinh 14

1.2.3.Chà sau khi sealer 1 14

1.3 Qui trình công đoạn sơn 14

1.3.1 Washcoat 15

1.3.2 Lau Woodfiller 15

1.3.3 PU sealer 15

1.3.4 PU topcoat 16

1.3.5 Các điều kiện khi sơn 16

Chương II: TÍNH TOÁN NGUYÊN LIỆU 17

2.1 Tính toán diện tích sản phẩm khảo sát 17

2.1.1 Diện tích tinh của sản phẩm ghế PIONI CHAIR-VASU 17

2.1.2 Diện tích tinh của sản phẩm bàn SATANA DINING TABLE 18

2.2 Tính toán trên thực tế 19

2.2.1 Tính toán lượng keo 19

2.2.2 Tính lượng giấy nhám 21

2.2.3 Tính lượng sơn 23

Trang 10

2.3 Tính toán qui về m2 cho từng loại nguyên liệu phụ 28

2.3.1 Tính lượng giấy nhám 28

2.3.2 Tính lượng keo 29

2.3.3 Tính lượng sơn 29

2.4 Tính toán nguyên liệu trên lý thuyết 31

2.4.1 Tính toán nguyên liệu sơn 31

2.4.1.1 Washcoat 31

2.4.1.2 Woodfiller 31

2.4.1.3 Sơn 32

2.4.2 Tính lượng giấy nhám 32

2.4.3 Tính lượng keo 33

2.5 Phân tích trình trạng hao phí nguyên vật liệu phụ 33

2.5.1 Keo 33

2.5.2 Giấy nhám 34

2.5.3 Sơn 34

Chương III: ĐỀ XUẤT ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ 36

3.1 Phương pháp xây dựng định mức cụ thể 36

3.2 Định mức keo 36

3.2.1 Đối với ghế 36

3.2.2 Đối với bàn 36

3.3 Định mức giấy nhám 37

3.4 Định mức sơn 37

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39

4.1 Kết luận 39

4.2 Kiến nghị 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC 43

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 01: Qui cách tinh của ghế PIONI CHAIR- URO 10

Bảng 02: Qui cách tinh của bàn SANTANA DINING TABLE-VASU 11

Bảng 03: Qui trình chà nhám các chi tiết của ghế PIONI CHAIR –URO 13

Bảng 04: Qui trình chà nhám các chi tiết của bàn 14

Bảng 05: Diện tích của ghế PIONI CHAIR – URO 18

Bảng 06: Diện tích của bàn SANTANA DINING TABLE – VASU 19

Bảng 07: Định mức keo thực tế 20

Bảng 08: Định mức keo của ghế PIONI CHAIR – URO 20

Bảng 09: Định mức keo của bàn SANTANA DINING TABLE – VASU 21

Bảng 10 Qui cách của nhám 21

Bảng 11: Định mức giấy nhám 80 22

Bảng 12: Định mức giấy nhám 120 22

Bảng 13 Định mức giấy nhám 150 22

Bảng 14: Định mức giấy nhám 180 23

Bảng 15: Định mức giấy nhám 240 23

Bảng 16: Định mức khâu washcoat 24

Bảng 17: Định mức khâu woodfiller 25

Bảng 18: Định mức khâu sealer.(Súng tay) 26

Bảng 19: Định mức sealer (tĩnh điện) 27

Bảng 20: Định mức Topcoat 28

Bảng 21: So sánh tiêu hao lượng nhám trên lý thuyết và trên thực tế 34

Bảng 22: So sánh lượng sơn trên thực tế và trên lý thuyết 35

Bảng 23: Định mức keo đối với ghế 36

Bảng 24: Định mức keo đối với ghế 37

Bảng 25: Định mức giấy nhám 37

Bảng 26: Định mức sơn 38

Bảng 27: Mức tiêu hao nguyên vật liệu phụ 39

Bảng 1.1: Định mức nhám 80 44

Bảng1.2: Định mức nhám 80 46

Bảng 1.3: Định Mức Nhám 120 50

Bảng 1.4: Bảng Định Mức Nhám 120 52

Bảng1.5: Định Mức Nhám 150 54

Bảng1.6: Định Mức Nhám 150 59

Bảng1.7: Định Mức Nhám 180 60

Bảng 1.8: Định Mức Nhám 180 62

Bảng 1.9: Định Mức Nhám 240 64

Bảng 1.10: Định Mức Nhám 240 66

Bảng 1.11: Bảng Định Mức Keo Ghép Tấm 69

Trang 12

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

Sơ đồ 1: So đồ cơ cấu tổ chức của công ty 4 Hình 1: Ghế PION CHAIR- URO 12 Hình 2: Bàn SANTANA DINING TABLE-VASU 12

Trang 13

Phần I PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Để đạt được đến mức chuẩn hoá lượng tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm mộc, đi dến định mức chung cho sản xuất là một vấn đề mà hầu hết các xí nghiệp hiện nay chưa có hướng giải quyết rõ rệt Mức tiêu hao được xây dựng trên dây chuyền sản xuất sản phẩm mộc Mỗi loại sản phẩm mộc có dây chuyền công nghệ sản xuất khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều có mức tiêu hao chung Mức tiêu hao trên từng công đoạn là khác nhau, nó phụ thuộc các yếu tố chính sau: khuyết tật tự nhiên của gỗ, tay nghề công nhân, lượng dư gia công không hợp lý và máy móc thiết bị trên dây chuyên sản xuất

Với tình hình sản xuất hiện nay và triển vọng trong thời gian sắp tới, công ty ngày càng được mở rộng sản xuất với qui mô khối lượng Công ty đã tìm các biện pháp nhằm giảm giá thành sản phẩm nhằm đem lại lợi nhuận tối đa Vậy việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu phụ cho các sản phẩm (bàn, ghế) là hướng giải quyết ưu tiên của xí nghiệp Kết hợp với vấn đề trên, được sự gợi ý của xí nghiệp, sự đồng ý của Bộ Môm Chế Biến Lâm Sản và được sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Đặng Đình Bôi chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Khảo Sát Và Xây Dựng Định Mức Nguyên Vật Liệu Phụ Cho Sản Xuất Một Số Sản Phẩm tại công ty TNHH Minh Dương Furniture”

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh của thị trường đồ gỗ ngày càng gây gắt và quyết liệt Chúng ta đã biết trong kết cấu giá thành sản phẩm ngoài nguyên liệu chính thì nguyên liệu phụ chiếm tương đối lớn trong kết cấu giá thành sản

Trang 14

liệu phụ một cách hợp lý cho từng loại sản phẩm ở các xí nghiệp khác nhau Đây là một vấn đề mà các nhà sản xuất đang quan tâm nhằm xây dựng những định mức hợp lý nhằm giảm giá thành sản phẩm và tính giá thành một cách nhanh nhất.Với lý

do đó chúng tôi chọn đề tài “Khảo Sát Và Xây Dựng Định Mức Nguyên Vật liệu Phụ Cho Sản Xuất Một Số Sản Phẩm tại công ty Minh Dương Furniture” Qua đề tài này chúng tôi mong muốn khảo sát quy trình sử dụng một số vật liệu phụ(keo, nhám,sơn) tại nhà máy và xây dựng được những định mức có cơ sở các vật liệu phụ này nhằm giảm giá thành sản phẩm

1.3 Mục đích, mục tiêu và giới hạn đề tài

1.3.1 Mục đích của đề tài

Đề tài nhằm phân tích và đánh giá tiêu hao nguyên vật liệu phụ giúp cho xí nghiệp có định mức các nguyên vật liệu phụ trong tương lai

1.3.2 Mục tiêu đề tài

Đề tài có các mục tiêu sau:

— Xác định các bước công nghệ sản xuất sản phẩm gỗ (bàn, ghế) tại nhà máy

— Khảo xát, tính toán vật liệu phụ(keo, nhám, sơn) sử dụng để sản xuất quy về

bề mặt m2 bề mặt chi tiết một số sản phẩm (bàn, ghế) tại nhà máy

— Phân tích đánh giá trình trạng nguyên vật liệu phụ do ảnh hưởng các yếu tố

Tại xí nghiệp hiện đang sản xuất nhiều loại sản phẩm Nhưng để đưa ra định mức cho nhiều loại sản phẩm, tôi chọn hai loại sản phẩm chủ yếu đó là bàn, ghế

Trang 15

Bởi vì sản phẩm bàn, ghế là những sản phẩm mà công ty đã và đang sản xuất với số lượng lớn và thường xuyên

1.4 Vài nét về công ty TNHH Minh Dương Furniture

1.4.1 Giới thiệu

Công ty TNHH Minh Dương Furniture được thành lập vào cuối năm 2002 với khả năng tài chính cùng với sự phát triển, công ty quyết định tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất cho phát triển kịp thời với yêu cầu ngày càng nhiều của khách hàng Bên cạnh đó công ty cũng rất quan tâm tới việc đầu tư chất xám, công ty phát triển

bộ phận để tìm kiếm những cơ hội, hợp tác với những chuyên gia chế tạo đồ gỗ ở nước ngoài

Phương châm hoạt động của công ty là“chất lượng trung thực, hạ giá thành, duy trì danh tiếng qua việc chất đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm và uy tín đối với khách hàng ”

Công ty luôn xem khách hàng là cơ sở để công ty tồn tại và phát triển Trong suốt quá trình hoạt động luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng để kịp thời có những chính sách sản xuất, kinh doanh hợp lý ngày càng phục vụ tốt hơn

Triển vọng phát triển thị trường của công ty là giá cả thấp, năng lực đảm bảo,

cơ sở hạ tầng tốt (giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước…) và đặc biệt là nguồn nguyên liệu gỗ cao su dồi dào và có ngay trong khu vực sản xuất của nhà máy và những vùng phụ cần như : Đồng Nai, vùng Đông Bắc và các tỉnh Tây Nguyên

1.4.2 Đặc điểm địa hình

Công ty Minh Dương được xây dựng tại ấp 1 B, xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương Với tổng diện tích gần 15000 m2 Công ty cách sân bay Tân Sơn Nhất thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 Km và nằm gần cảng Sài Gòn và cảng Đồng Nai Đây là một vị trí rất quan trọng, rất thuận lợi trong việc lưu thông hàng hoá bằng nhiều phương tiện Thuận lợi cho việc nhập nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hay xuất sản phẩm ra nước ngoài, đồng thời cũng rất thuận tiện trong việc phát triển kinh doanh, quan hệ hợp tác và tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật mới cũng như huy động nguồn nhân lực

Trang 16

1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Bộ máy quản lý của công ty được thực hiện theo cung cách quản lý kiểu gia đình đó là cán bộ điều hành trực tiếp xuống xưởng Vì thế nên bộ máy quản lý gọn nhẹ và linh động Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ 1

Sơ đồ1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Tổng số nhân viên và công nhân của xí nghiệp có tất cả là 1367 người.Trong đó ban giám đốc gồm có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc Khối văn phòng có 52 người (phòng kế hoạch 24 người, phòng kỹ thuật 18 người, phòng xuất nhập khẩu 10 người) Khối sản xuất có 1315 người làm việc ở 6 xưởng của công ty

1.5 Tình hình sản xuất tại công ty

1.5.1 Chủng loại nguyên liệu

Gần 90% sản phẩm của công ty làm từ gỗ cao su

Gỗ cao su được dùng phổ biến ở Việt Nam hiện nay, nhất là tại khu vực địa bàn Bình Dương Đây là cây công nghiệp thế mạnh của vùng, có trữ lượng rất lớn,

Giám đốc

Khối sản xuất Khối văn phòng

Kế

toán Tài vụ doanh Kinh Nhân sự Vật tư hoạch Kế thuật Kỹ

Chủ tịch HĐQT

Trang 17

bởi vì khả năng khai thác và chế biến gỗ cao su phù hợp với chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, tạo lá phổi xanh cho đô thị và các khu công nghiệp, cải thiện môi trường sinh thái

Sự thuận lợi mà công ty có được đó là nguồn gỗ cao su khu vực xung quanh nhà máy rất đa dạng và phong phú như ở Đồng Nai, các tỉnh phía Đông Nam và Tây Nguyên

Công ty chỉ nhập gỗ của những nhà cung cấp có uy tín, Ở đó gỗ được xẻ ra và sấy khô trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí thích hợp với hệ thống điện tự động trong suốt quá trình sấy khô Để đảm bảo chất lượng công ty luôn kiểm tra gỗ khi nhận từ các nhà cung cấp

Ngoài ra,trong điều kiện đa dạng hoá sản phẩm và với những yêu cầu của khách hàng thì sản phẩm cũng có sự thay đổi Công ty nhập khẩu khoảng 10% gỗ thông, sồi đỏ… từ New Zealanh, Nga, Mỹ…

1.5.3 Khách hàng

Hiện nay sản phẩm mang thương hiệu Minh Dương đã có mặt tại thị trường Châu Á, Âu, Mỹ và đó cũng là định hướng thị trường chính của công ty trong thời gian tới Hiện nay công ty đã ký nhiều hợp đồng xuất khẩu dài hạn với các đối tác tại châu Á, châu Âu và Mỹ như: Công ty Mao Year Shing (Đài Loan), công ty

Trang 18

Yaeram, công ty Dae Hae, công ty Hàn Việt, công ty Shinil (Hàn Quốc), công ty A.Y, công ty Taimei (Nhật Bản), công ty Homebase (Anh), công ty Lapeyre (Pháp), công ty Direct Sourcing Alliance, LLC (Mỹ),…

Bên cạnh đó công ty đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ các quốc gia và tổ chức thế giới như chương trình hợp tác và phát triển từ Hà Lan, Đan Mạch, quỹ hỗ trợ

Mê Kông…Họ đã cử những chuyên gia hàng đầu đến tư vấn và hướng dẫn công ty

về cách thức tổ chức sản xuất, hiệu quả lao động, chất lượng sản phẩm,…

1.5.4 Lực lượng lao động

Khoảng 65% lao động nam và 35% lao động nữ, đội ngũ lao động tại công ty với độ tuổi từ 18 đến 25 Họ là những người năng động và sáng tạo trong công việc Trong sản xuất những công nhân này luôn hăng say và nghiêm túc

Công ty luôn đảm bảo đúng với những quy định của pháp luật về điều kiện lao động và an toàn lao động cho người lao động như tổng số giờ mỗi tuần bao gồm cả tăng ca không quá 66 giờ, mỗi tuần được nghỉ ít nhất một ngày

Trang 19

M= p +H

Trong đó:

M: lượng tiêu hao nguyên liệu để sản xuất một sản phẩm

P: lượng nguyên liệu kết cấu chuyển vào sản phẩm

H : lượng nguyên liệu hao phí trong quá trình sản xuất

Lượng hao phí nguyên liệu H có thể phân thành nhiều thành phần khác nhau

Lượng tiêu hao nguyên liệu phụ thuộc vào lượng tiêu hao nguyên liệu trên từng công đoạn Vì vậy khi xác định lượng tiêu hao nguyên liệu cần xác định lượng hao phí do công nghệ trên từng khâu và lượng hao phí tổng cộng là tổng của các hao phí trên các khâu

Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu hao nguyên liệu đó là đặc thù của sản phẩm, trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ tổ chức quản lý và các điều kiện tự nhiên của sản xuất

Trang 20

Xác định mức tiêu hao nguyên liệu:

Để xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu phải căn cứ vào từng yếu tố ảnh hưởng, tiến hành khảo sát lượng hao phí công nghệ trên các khâu theo từng đặc thù của nguyên liệu và sản phẩm Dựa vào tính toán kích thước tinh của sản phẩm và lượng hao phí tổng cộng, chúng ta sẽ tính mức tiêu hao có căn cứ

Có thể xác định mức tiêu hao nguyên liệu theo kinh nghiệm, nhưng phương pháp này thường không chính xác nên dễ gây nên lãng phí nguyên liệu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thống kê (khảo sát)

Ta tiến hành khảo sát là sự ghi nhận một cách đầy đủ và chính xác (các hiện tượng) đúng như đã xãy ra trong thực tế Phương pháp này có 4 ưu điểm đó là được tiến hành nhanh và ít tốn kém, kết quả khả quan và chính xác (kết quả này hoàn toàn ngẫu nhiên không phù thuộc vào ý muốn người làm phương pháp điều tra), tiết kiệm được thời gian và kinh phí nên thường áp dụng nghiên cứu với qui mô lớn và

đa dạng, sai số không đáng kể

Tổng thể là toàn bộ đối tượng mà ta cần nghiên cứu Ta tiến hành khảo sát một

số mẫu được rút ra từ tổng thể một cách ngẫu nhiên

2.2.1.1 Phương pháp rút mẫu có hoàn lại

Là lấy một phần tử hay một cá thể xem xét xong, sau đó hoàn lại tổng thể và rồi lấy lại phần tử khác

2.2.1.2 Phương pháp rút mẫu không hoàn lại

Là lấy phần tử khác xem xét xong, rồi lấy tiếp các phần tử hoặc lấy luôn một lần

2.2.2 Phương pháp điều tra mẫu

Khi tiến hành điều tra mẫu tức là quan sát và đo đạc các dấu hiệu cần quan tâm ở các cá thể có trong mẫu Dấu hiệu cần quan sát có thể biểu thị bằng số đo hay

số đếm

Từ một mẫu nhỏ suy ra kết luận cho toàn bộ tổng thể, nên mẫu lấy phải đại diện cho tổng thể và được chọn một cách khách quan Theo đó những kết luận cho

Trang 21

tổng thể đúng hay sai, sai nhiều hay sai ít hoàn toàn phụ thuộc vào tính đại diện và tính khách quan của mẫu điều tra

Để mẫu mang tính đại diện cho tổng thể, thì số cá thể trong mẫu tức là dung lượng mẫu hay kích thước mẫu phải đủ lớn Dung lượng mẫu càng lớn thì tính đại diện càng cao Do đó việc ước lượng giữa các tham số cho tổng thể càng chính xác Thường với một mẫu ngẫu nhiên đơn giản, số dung lượng mẫu cần thiết được tính theo công thức:

 

2

2 2

%) (

%) ( 96 , 1

e

S

Trong đó: (1,96)2: Là giá trị ứng với độ tin cậy 95%

S%: Hệ số biến động của chỉ tiêu nghiên cứu

e%: Là sai số tương đối cho trước

Dung lượng mẫu được tính theo công thức trên chỉ mang tính chất ước lượng Thường trong thực tế dung lượng mẫu thích hợp cho phân tích thống kê phải lớn hơn hay bằng 30

Do đó tôi chọn dung lượng mẫu là 30 để tiến hành khảo sát

2.3 Phương pháp xây dựng định mức

Để xây dựng định mức cho sản phẩm, ta tiến hành thực hiện các bước sau: Chọn bàn ghế sản phẩm khảo sát

Theo dõi quy trình sản xuất sản phẩm

Lấy số liệu từ thực tế sản xuất

Tính toán xử lý số liệu

Đề xuất định mức cho sản phẩm

Trang 22

Phần III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương I

SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM

1.1 Các chi tiết trên một sản phẩm

1.1.1 Sản phẩm khảo sát ghế PIONI CHAIR- URO (Hình 1)

Đối với ghế PIONI CHAIR được cấu tạo từ chi tiết được thể hiện ở bảng số 01

Bảng 01: Qui cách tinh của ghế PIONI CHAIR- URO

Stt Tên chi tiết Dày

(mm)

Rộng (mm)

Dài (mm)

Số lượng (Chi tiết)

Trang 23

Bảng 02: Qui cách tinh của bàn SANTANA DINING TABLE-VASU

(mm)

Rộng (mm)

Dài (mm)

Số lượng (Chi tiết)

Trang 24

Hình 1: Ghế PIONI CHAIR- URO

Hình 2: Bàn SANTANA DINING TABLE-VASU

Trang 25

1.2.Qui trình công đoạn chà nhám

1.2.1 Chà thô

Đối với ghế PIONI CHAIR – URO thì qui trình chà nhám được thể hiện trong

bảng 03 Ứng với các chi tiết khác nhau thì có qui trình khác nhau

Bảng 03: Qui trình chà nhám các chi tiết của ghế PIONI CHAIR –URO

Stt Tên chi tiết Loại nhám chà máy

( máy nhám thùng)

Loại nhám chà tay

1 Chân sau # 80, #120, #150, #180 , #240 #100, #180

2 Vai tựa # 80, #120, #150, #180 , #240 #100, #180

3 Lưng tựa(Nan tựa mây) Nhám chổi #240, #320 #320

4 Kiềng dưới lưng tựa # 80, #120, #150, #180 , #240 #100, #180

5 Kiềng giữa # 80, #120, #150, #180 , #240 #100, #180

6 Kiềng mặt ngồi sau # 80, #120, #150, #180 , #240 #100, #180

7 Kiềng hông trên # 80, #120, #150, #180 , #240 #100, #180

8 Kiềng hông dưới 1 # 80, #120, #150, #180 , #240 #100, #180

9 Kiềng hông dưới 2 # 80, #120, #150, #180 , #240 #100, #180

10 Kiềng trước trên # 80, #120, #150, #180 , #240 #100, #180

11 Kiềng trước dưới # 80, #120, #150, #180 , #240 #100, #180

12 Chân trước # 80, #120, #150, #180 , #240 #100, #180

15 Mặt ngồi # 80, #120, #150, #180 , #240 #100, #180

Trang 26

Đối với bàn SANTANA DINING TABLE – VASU

Bàn SANTANA DINING TABLE – VASU thì có qui trình chà nhám được thể hiện trong bảng 04

Bảng 04: Qui trình chà nhám các chi tiết của bàn

Stt Tên chi tiết Loại nhám chà máy

( máy nhám thùng)

Loại nhám chà tay

8 Kiềng chân ngang # 80, #120, #150, #180 , #240 #100, #180

9 Kiềng dọc(Giăng chân) # 80, #120, #150, #180 , #240 #100, #180

Khi chà các chi tiết, ta chà xuôi theo chiều thớ gỗ

1.3 Qui trình công đoạn sơn

Chà thô washcoat ráp thành các cụm (cụm bàn và cụm ghế như trên)

putty  chà nhám washcoat  lau wood filler PU sealer  chà sealer

shading topcoat

Trang 27

Pha hỗn hợp, khuấy trộn kỹ hỗn hợp trước khi sử dụng

Dùng chổi quét lên bề mặt sản phẩm, sau khi lấy vải trắng hoặc vải không màu lau đều trên toàn bộ sản phẩm

Để khô sau 1 – 2 giờ Chà nhám bằng giấy nhám #240, #320 Phải lau sạch bụi trước khi tiến hành bước kế tiếp

1.3.2 Lau woodFiller

( 32: 08: 1002 +20% Dung môi 36:05)

Pha hỗn hợp, khuấy trộn kỹ hỗn hợp trước khi sử dụng

Dùng chổi quét lên bề mặt sản phẩm, sau khi lấy vải trắng hoặc vải không màu lau đều trên toàn bộ sản phẩm

Quậy kỹ thùng PU sealer trước khi pha

Pha hỗn hợp, quậy kỹ hỗn hợp trước khi sử dụng

Phun đều tay

Để khô sau 4-6 giờ, chà nhám # 320, #400

Trang 28

Pha hỗn hợp quậy kỹ hỗn hợp trước khi sử dụng

Phun đều tay

Sau 30 phút thì ráo mặt, sau 24 giờ thì đóng gói

1.3.5 Các điều kiện khi sơn

Khi sơn cần chú ý các điều kiện bên ngoài

Nếu thời tiết lạnh, không khí ẩm (75-85%, nếu quá 90% thì không được sơn) Nhiệt độ môi trường cao (30-38oC), hay phun những mặt hàng có các chi tiết phức tạp, bề mặt lớn thì phải pha vào hỗn hợp trên 10-15% thinner 36:05

Thao tác khi lau: Đặt chi tiết cần lau lên bàn Lau chi tiết cho hết bụi Dùng chổi nhúng vào thùng, sau đó quét lên trên bề mặt chi tiết Lấy vải lau khô chi tiết Kiểm tra cho đạt yêu cầu Đưa vào phòng sơn

Thao tác khi sơn: Chỉnh súng và chỉnh tia súng cho phù hợp Điều chỉnh lượng sơn cho phù hợp Chỉnh áp suất hơi cho lượng sơn đẩy ra Thực hiện động tác sơn

đó là cầm súng vuông góc với mặt sản phẩm cần sơn Sơn trừ trong ra ngoài Sơn các cạnh trước, mặt sau, sơn đều tay theo chiều thớ gỗ Sau khi sơn xong một hoặc hai chi tiết đầu ta phải thử màu có đúng với mẫu thử hay không Nếu đúng thì ta thực hiện sơn hàng lọt còn nếu sai ta điều chỉnh lại cho đúng

Trang 29

Chương II TÍNH TOÁN NGUYÊN LIỆU PHỤ

2.1 Tính toán diện tích sản phẩm khảo sát

Để tính diện tích của sản phẩm, ta tính diện tích của từng chi tiết Qua khảo sát trên thực tế sản xuất

Ssp = Sct (1) Trong đó:

Ssp : Diện tích sản phẩm khảo sát

Sct : Diện tích các chi tiết của sản phẩm khảo sát

Đối với những chi tiết thẳng ta tính bình thường theo diện tích hình chữ nhật, hình thang, hình tròn…

Đối với những chi tiết cong ta dùng một cây thước đo theo biên dạng cong của chi tiết Sau đó ta tính theo diện tích hình chữ nhật

2.1.1 Diện tích tinh của sản phẩm ghế PIONI CHAIR – URO

Diện tích tinh của ghế PIONI được thể hiện trong bảng 05 và được tính qua công thức (1)

Trang 30

Bảng 05: Diện tích của ghế PIONI CHAIR – URO

Stt Tên chi tiết Dày

(mm)

Rộng (mm)

Dài (mm)

Số lượng ( chi tiết)

D/Tích (m 2 )

11 Kiềng trước dưới 20 20 390 1 0.032

2.1.2 Diện tích tinh sản phẩm bàn SANTANA DINING TABLE – VASU

Diện tích tinh của bàn SATANA DINING TABLE được thể hiện trong bảng 06

thông qua công thức (1)

Trang 31

Bảng 06: Diện tích của bàn SANTANA DINING TABLE – VASU

TT Tên Chi Tiết Dày

(mm)

Rộng (mm)

Dài (mm)

Số lượng (chi tiết)

A: Lượng keo cân trước khi quét (g)

B: Lượng keo cân sau khi quét (g)

C: Lượng keo dùng cho một sản phẩm (g)

C=A-B (2)

Theo kết quả khảo sát ta có: ( Bảng phụ lục 1.11 trang 69)

Định mức lượng keo trong thực tế được thể hiện trong bảng 07 sau khi được tính

Trang 32

Bảng 08: Định mức keo của ghế PIONI CHAIR – URO

STT Tên Chi Tiết

Chiều rộng (mm)

Chiều dài (mm)

Số lượng ( Cái)

Diện tích (m 2 )

Trang 33

Bảng 09: Định mức keo của bàn SANTANA DINING TABLE – VASU

STT Tên Chi Tiết

Chiều rộng (mm)

Chiều dài (mm)

Số lượng (Cái)

Diện tích (m 2 )

Khi thay nhám ta bắt đầu theo dõi số sản phẩm (bàn, ghế), cho tới khi nhám hư

thì ta bắt đầu thống kê lại

Khâu chà phá: Đều dùng loại giấy nhám có cùng qui cách được thể hiện trong

bảng 10 Qui cách giấy nhám này dùng cho máy nhám thùng lớn

Bảng 10 : Qui cách của nhám

(mm)

Chiều rộng (mm)

Diện tích (mm 2 )

Đối với nhám 80 (Bảng phụ lục 1.1 và 1.2 trang 44 và 46 )

Định mức giấy nhám #80 được thể hiện trong bảng 11 sau khi khảo sát thực tế

Trang 34

Bảng 11: Định mức giấy nhám 80

STT Diện tích gỗ chà

(m 2 )

Diện tích giấy nhám(m 2 )

Định mức giấy nhám (m 2 giấy nhám/m 2 gỗ)

1 1233.002072 5.016 0.00406812

2 1649.33446 5.016 0.00304123

Đối với nhám 120 (Bảng phụ lục 1.3 và 1.4 trang 50 và 52)

Định mức giấy nhám #120 được thể hiện trong bảng 12 sau khi khảo sát thực tế

Bảng 12: Định mức giấy nhám 120

chà(m 2 )

Diện tích giấy nhám(m 2 )

Định mức giấy nhám (m 2 giấy nhám/m 2 gỗ)

1 785.140384 5.016 0.00638867

2 1364.95954 5.016 0.00367483

Đối với nhám 150 (Bảng phụ lục 1.5 và 1.6 trang 54 và 59)

Định mức giấy nhám #150 được thể hiện trong bảng 13 sau khi khảo sát thực tế

Bảng 13: Định mức giấy nhám 150

chà(m 2 )

Diện tích giấy nhám(m 2 )

Định mức giấy nhám (m 2 giấy nhám/m 2 gỗ)

Trang 35

Đối với nhám 180 (Bảng phụ lục 1.7 và 1.8 trang 60 và 62)

Định mức giấy nhám #80 được thể hiện trong bảng 14 sau khi khảo sát thực tế

Bảng 14: Định mức giấy nhám 180

chà(m 2 )

Diện tích giấy nhám(m 2 )

Định mức giấy nhám (m 2 giấy nhám/m 2 gỗ)

 Đối với nhám 240 (Bảng phụ lục 1.9 và 1.10 trang 64 và 66)

Định mức giấy nhám #240 được thể hiện trong bảng 15 sau khi khảo sát thực tế

Bảng 15: Định mức giấy nhám 240

chà(m 2 )

Diện tích giấy nhám(m 2 )

Định mức giấy nhám(m 2 giấy nhám/m 2 gỗ)

2.2.3 Tính lượng sơn

Để tính lượng sơn dùng cho sản phẩm ta tính như phần tính lượng keo

Qua quá trình khảo sát ta có kết quả như sau:

Định mức khâu washcoat được thể hiện trong bảng 16 bên dưới

Trang 36

Bảng 16: Định mức khâu washcoat

STT Tên Chi Tiết

Số lượng (Cái)

Diện tích (m 2 )

Số lượng dung dịch (Kg)

Định mức (g/m 2 )

Trang 37

Định mức khâu woodfiller (lau màu) được thể hiện trong bảng 17

Bảng 17: Định mức khâu woodfiller

STT Tên chi tiết

Chiều dày (mm)

Chiều rộng (mm)

Chiều Dài (mm)

Số Lượng (Chi tiết)

Diện Tích (m 2 )

Số

Kg màu

Định Mức (g/m 2 )

Trang 38

Định mức khâu sealer.(Súng tay) được thể hiện trong bảng 18

Bảng 18: Định mức khâu sealer.(Súng tay)

STT Tên chi tiết

Số Lượng (Chi tiết)

Diện Tích (m 2 )

Số Kg Sơn

Định Mức (g/m 2 )

Trang 39

Định mức sealer (tĩnh điện) được thể hiện trong bảng 19

Bảng 19: Định mức sealer (tĩnh điện)

STT Tên Chi Tiết Số lượng

(Chi tiết)

Diện tích (m 2 )

Dung dịch dùng (kg)

Định mức (g/m 2 )

Trang 40

Định mứcTopcoat được thể hiện trong bảng 20

Bảng 20: Định mứcTopcoat

STT Tên chi tiết

Số Lượng (Chi tiết)

Diện Tích (m 2 )

Số Kg Sơn

Định Mức (g/m 2 )

Ngày đăng: 28/11/2017, 15:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w