1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung.docx

72 912 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 196,05 KB

Nội dung

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triểncủa sản xuất xã hội Nền sản xuất xã hội càng phát triển kế toán càng trở nênquan trọng Để quản lý và điều hành nên sản xuất xã hội có rất nhiều công cụkhác nhau, kế toán là một công cụ quan trọng để quản lý các hoạt động củasản xuất kinh doanh, quản lý tài sản, quản lý lao động, vật tư, tiền vốn; làcông cụ thu nhận, cung cấp và xử lý các thông tin kinh tế.

Có thể nói chất lượng của tổ chức công tác kế toán trong các doanhnghiệp là khâu trọng tâm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin đượcthu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp cho nhà quản trị để quyết định cácphương án kinh doanh tối ưu mang lại hiệu quả kinh doanh nhanh cao nhấtcho doanh nghiệp Do vậy tổ chức hợp lý và khoa học công tác kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất có ýnghĩa đặc biệt.

Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Minh Trung, nhận thấytầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, em

đã mạnh dạn đề cập đến đề tài “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung” làm đề tài

nghiên cứu cho bản luận văn tốt nghiệp cuối khoá của mình.

Nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

Chưong II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung.

Chương III: Kết luận và một số đề nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công

tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Minh Trung.

Trang 2

Do thời gian thực tập ngắn, cùng với nhận thức của bản thân còn hạnchế nên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhậnđược sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các anh chị PhòngKế toán nhằm hoàn thiện hơn nữa bài luận văn tôt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

1.1.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.

Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất.

Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trìnhsản xuất Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắnliền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất.Nói cách khác, quá trình sản xuất là quâ trình kết hợp của ba yếu tố: tư liệulao động, đối tượng lao động và sức lao động Đồng thời quá trình sản xuấtcũng là quá trình tiêu hao các yếu tố trên và quá trình đó tạo ra các loại sảnphẩm lao vụ và dịch vụ Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuấtkinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu laodộng, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống Trên phươngdiện này chi phí được xác định là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinhtế trong kỳ kế toán, dưới hình thức các khoản chi ra, các khoản khấu trừ tàisản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu.

Các loại chi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, nó luôn vận động, thay đổi trong quá trình tái sản xuất.Tính đa dạng của nó luôn được biểu hiện cụ thể gắn liền với sự đa dạng, phứctạp của các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, của các giai đoạn côngnghệ sản xuất khác nhau và sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa họckỹ thuật Để quản lý chi phí một cách có hiệu quả chúng ta phải nắm vữngđược bản chất chi phí Cần phải xác định một điều rằng không phải mọi chi

Trang 4

định mục đích phạm vi và nội dung của chi phí sản xuất, do đó ta có thể chiacác loại chi phí gồm hai loại: Các chi phí bỏ ra để tạo nên một giá trị sử dụngnào đó cũng như để thực hiện giá trị sử dụng đó và các loại chi phí không liênquan đến việc tạo ra giá trị sử dụng

Vậy chi phí sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vậthoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ dùngvào sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền

Xét về bản chất thì chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn kinh doanh củadoanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốtquá trình tồn tại và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp theo từng thời kỳ:tháng, quý, năm phù hợp với kỳ báo cáo Chỉ những chi phí mà doanh nghiệpbỏ ra trong thời kỳ mới được đưa vào chi phí sản xuất trong kỳ.

Khái niệm, bản chất giá thành sản phẩm.

Xuất phát từ mục đích và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thịtrường thì mọi sản phẩm khi nó được tạo ra luôn được các doanh nghiệp quantâm đến hiệu quả nó mang lại Vì vậy, để quản lý có hiệu quả và kịp thời đốivới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp luôn cần biếtsố chi phí đã chi ra cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ làbao nhiêu, số chi phí đã chi ra đã cấu thành trong số sản phẩm, lao vụ, dịch vụhoàn thành là bao nhiêu, tỷ trọng từng loại chi phí, khả năng hạ thấp các loạichi phí này… Chỉ tiêu thoả mãn được những thông tin mang các nội dung trênchính là giá thành sản phẩm.

Giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những haophí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác được dùng để sảnxuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng

Trang 5

trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanhnghiệp đã thực hiện, nhằm mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩmnhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành Giá thành còn làcăn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp Tuy nhiên không phải có chi phí sản xuất là đã tính ngay đượcgiá thành mà cần thấy rằng, giá thành là chi phí kết tinh trong một quá trìnhsản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định.

Chỉ tiêu giá thành luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có bên trongnó là: chi phí sản xuất đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thànhtrong khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành Như vậy, bản chấtcủa giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch của các yếu tố chi phí vào nhữngsản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành Chưa có sự chuyển dịch này thìkhông thể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm Trong điều kiện nền kinh tếthị trường, giá thành bao gồm toàn bộ các khoản hao phí vật chất thực tế cầnđược bù đắp bất kể nó thuộc bộ phận nào trong cấu thành giá trị sản phẩm.Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượnggiá trị của những hao phí lao động vật hoá đã được thực sự chi ra cho sản xuấtvà tiêu thụ sản phẩm Những chi phí đưa vào giá thành phải phản ánh đượcgiá trị thực của các tư liệu lao động tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và cáckhoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao độngsống.

1.1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh Chi phí sảnxuất phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kếtquả sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoảnchi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra bất kể ở thời kỳ nào nhưng chưa có liên

Trang 6

xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm các hao phí về lao động sống và laođộng vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong suốt quá trình sản xuất.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm khác nhaunhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau Chi phí sản xuất là tiền đề để tínhgiá thành sản phẩm, ngược lại giá thành sản phẩm là mục tiêu để tập hợp chiphí sản xuất Rõ ràng chúng có mối quan hệ qua lại với nhau, là tiền đề, độnglực cho nhau cùng phát triển.

1.1.3 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Chúng ta đều biết cái mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm đó là hiệuquả sản xuất kinh doanh, nghĩa là chi phí bỏ ra ít nhất và phải thu được lợinhuận cao nhât Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu quantrọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanhnghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lỗ, lãi) hoạt độngsản xuất kinh doanh, do vậy được chủ doanh nghiệp rất quan tâm Trong môitrường kinh tế cạnh tranh toàn cầu như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệpphải quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tối đa hoá lợinhuận Vì vậy, tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cáchkhoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chiphí, giá thành sản phẩm Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chiphí phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăngcường quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệuquả Mặt khác tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sảnphẩm Đó là một trong những điều quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưuthế cạnh tranh.

Mặt khác giá thành sản phẩm còn là cơ sở để tính giá bán sản phẩm,còn là cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thờicòn là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh kế toán chi phí và tính giá thànhsản phẩm với nội dung chủ yếu thuộc về kế toán quản trị, cung cấp thông tin

Trang 7

phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp Song nó lại là khâu trung tâm củatoàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng của cácphần hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lýkinh tế tài chính của doanh nghiệp.

Điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là phải hạch toán chi phí sảnxuất một cách chính xác, tính đúng và tính đủ giá thành Kế toán chính xác chiphí sản xuất không chỉ là việc tổ chức ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, trungthực về mặt lượng chi phí mà cả việc tính toán các chi phí bằng tiền theo đúngnguyên tắc và phản ánh từng loại chi phí theo từng địa điềm phát sinh, thời điểmxảy ra, xác định đối tượng chịu chi phí để biết được chi phí lãng phí ở khâu nào,từ đó có biện pháp khắc phục.

Mặt khác, muốn tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm phải dựa trên cơ sở của việc tính chính xác chi phí để sản xuất ra sảnphẩm Tính đủ giá thành là tính toán đầy đủ mọi hao phí bỏ ra theo đúng chếđộ quy định Tính đủ cũng đòi hỏi phải loại bỏ chi phí không liên quan đếngiá thành sản phẩm như các khoản chi mang tính chất tiêu cực Việc tínhđúng, tính đủ giá thành sản phẩm của doanh nghệp, giúp cho việc phản ánhtình hình và kết quả thực hiện giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng đắnkết quả tài chính, tình trạng lãi giả, lỗ thật Điều này có ý nghĩa hết sức quantrọng và thiết thực với việc tăng cường, cải tiến công tác quản lý giá thành nóiriêng và quản lý tài sản doanh nghiệp nói chung

1.1.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm

Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lànhững chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệpquan tâm Vì thế chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêuphản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 8

Do vậy, kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụcủa mình trong việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nhưsau:

- Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí vàtính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mốiquan hệ với các bộ phận kế toán khác có liên quan, trong đó kế toán các yếutố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành.

- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình côngnghệ sản xuất, loại hình sản xuất đặc điểm sản xuất của sản phẩm, khả nănghạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác địnhđúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương án phù hợp vớiđiều kiện của doanh nghiệp.

- Căn cứ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sảnphẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đốitượng tính giá thành cho phù hợp.

- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phâncông rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liênquan đặc biệt bộ phận kế toán các yếu tố chi phí.

- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổkế toán phù hợp với các nguyên tắc chẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đápứng được yêu cầu thu nhận - xử lý - hệ thống hoá thông tin về chi phí, giáthành của doanh nghiệp.

- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sảnphẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúpcác nhà quản trị doanh nghệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng,phù hợp với quá trình sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.

1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Trang 9

Chi phí sản xuất của các doanh nghệp sản xuất gồm rất nhiều loại nhiềuthứ khác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán kiểm tra chi phícung như phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất trong từng doanh nghiệpcũng như việc ra các quyêt định sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất cầnphải được phân loại theo các tiêu thức phù hợp

Tuỳ theo điều kiện từng doanh nghiệp mà có các cách phân loại khácnhau Các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những cách phân loại chi phísản xuất thích hợp để đảm bảo rằng tất cả các chi phí đều được tập hợp tronggiá thành và nhanh gọn đối với doanh nghiệp mình Có các cách phân loại chiphí sản xuất theo nhũng tiêu thức sau:

a) Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế.

Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng kinh tế củachi phí để sắp xếp những chi phí có cùng một mục đích và công dụng vàocùng một khoản mục chi phí Không xem xét nội dung kinh tế ban đầu của chiphí Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành các khoảnmục chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử

dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp bỏ ra ( vật liệu chính,vật liệu phụ, …)

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ,

phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất để hoàn thành sản phẩm.vàcác khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ theo quyđịnh.

- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ

sản xuất chung cho toàn ộ phận sản xuất của doanh nghiệp Loại chi phí nàygồm: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng tổ đội sản xuất; chi phí vật liệu,công cụ dụng cụ phục vụ quản lý và sản xuất của bộ phận sản xuất; chi phí

Trang 10

khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phíkhác bằng tiền.

Phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức này có tác dụng phục vụ yêu cầuquản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hìnhthực hiện kế hoach giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau

b) Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Căn cứ

vào nội dung kinh tế ban đầu để sắp xếp những chi phí có cùng một nội dungkinh tế ban đầu vào cùng một yếu tố chi phí Không xem xét đến công dụng,địa điểm phát sinh chi phí Theo cách phân loại này có các yếu tố chi phí sau:

- Yếu tố CPNVL: Bao gồm các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,

nhiên liệu, phụ tùng thay thế mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt độngsản xuất trong kỳ.

- Yếu tố CPNC: Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoản trích

theo lương của người lao động theo quy định trong kỳ.

- Yếu tố CP khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ

dùng cho sản xuất của Doanh nghiệp.

- Yếu tố CP dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả

cho các dịch vụ mua từ bên ngoài như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,tiền thuê máy móc, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

- Yếu tố CP khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ chi phí bằng tiền khác

ngoài các yếu tố chi phí đã kể trên mà doanh nghiệp đã chi cho hoạt động sảnxuất kinh doanh trong kỳ.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu, tỷtrọng từng loại chi phí, nó là cơ sở để lập phần “ Báo cáo Chi phí sản xuấtkinh doanh theo yếu tố” và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí.

Và còn có một số cách phân loại khác được mô tả ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Sơ đồ phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức

Trang 11

Theo hoạt động và công dụng kinh tế

Theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất

Theo mqh của CP với các khoản mục trên b/c tài chính

Theo khả năng quy nạp CP vào các đối tượng kế toán cp

Theo mqh với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh

Theo mối quan hệ với mức độ hoạt động

Các nhận diện khác về CP

CP hoạt động chính và phụ

CP khác

CP luân chuyển nội bộCP ban đầu

CP thời kỳCP sản phẩm

CP gián tiếpCP trực tiếp

CP chungCP cơ bản

CP bất biếnCP khả biến

CP hỗn hợp

Các loại CP khác được sử dụng trong việc lựa chọn các phương ánCP kiểm soát được

và CP không kiểm soát được CPSX

kinh doanh

Trang 12

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm.

Với mục đích quản lý tốt giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cảhàng hoá, kế toán cần phải phân biệt các loại giá thành khác nhau Giá thànhđược xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi tính toán khác nhau, về lý luậncũng như thực tiễn có các cách phân loại chủ yếu sau:

- Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành.Theo cách phân loại này có các loại giá thành sau:

+ Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính toántrên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch Giáthành kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước khi bắt dầu quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ Giá thành sản phẩm kếhoạch là mục tiêu phấn đấu trongkỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,nó cũng là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạchgiá thành của doanh nghiệp.

+ Giá thành sản phẩm định mức: Là giá thành sản phẩm được tính

trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sảnphẩm Định mức chi phí được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹthuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

+ Giá thành sản phẩm thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính toán

và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợpđược trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụtrong kỳ Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sảnxuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giáthành đơn vị Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu củadoanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh.

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí,xác định được nguyên nhân vượt ( hụt ) định mức chi phí trong kỳ hạch toán.Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp

Trang 13

- Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi chi phí cấu thành:

Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được phân biệt thành hailoại: Giá thành sản xuất sản phẩm, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ.

+ Giá thành sản xuất sản phẩm: Là loại giá thành bao gồm các chi phíliên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như: Chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính chosản phẩm đã hoàn thành Giá thành sản xuất sản phẩm được sử dụng để hạchtoán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanhnghiệp.

+ Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tínhcho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này Như vậy giá thành toànbộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệpsản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuậnthuần trước thuế của doanh nghiệp.

Ngoài những cách phân loại giá thành sản phẩm được sử dụng chủ yếutrong kế toán tài chính trên đây, trong công tác quản trị, doanh nghiệp cònthực hiện phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí chi tiếthơn

1.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trongdoanh nghiệp sản xuất.

1.3.1.Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất.

Trong quá trình sản xuất, các chi phí phát sinh liên quan đến đối tượngnào thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó, trường hợp không thể tổ chứchạch toán riêng biệt thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho cácđối tượng có liên quan theo tiêu thức phù hợp Các nguyên tắc hạch toán chiphí sản xuất là:

- Chi phí được ghi nhận khi doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát

Trang 14

- Phải tổ chức hạch toán chi tiết cho từng đối tượng sử dụng chi phí.- Chi phí sản xuất được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh khicác khoản chi này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai hay có liênquan đến việc làm giảm bớt tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

- Chi phí sản xuất được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh phảituân thủ theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí

1.3.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất , phương pháp tập hợpchi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất.

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: là phạm vi, giới hạn mà chiphí sản xuấ phát sinh được tập hợp theo phạm vi, giới hạn đó Xác định đốitượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chiphí sản xuất Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuấtlà xác định nơi gây ra chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn côngnghệ… ) hoặc đối tượng chịu chi phí ( sản phẩm, đơn dặt hàng … )

Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất, trước hết các nhà quản trịphải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí sau đó phải căn cứ vào đặcđiểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sảnxuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghệp mà ta xác định đối tượng tậphợp chi phí sản xuất cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toántập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tuỳ theo khả năng quynạp của từng loại chi phí sản xuất cho từng đối tượng tập hợp chi phí mà kếtoán sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất cho phù hợp Để tập hợpchi phí sản xuất, kế toán có thể sử dụng hai phương pháp sau:

- Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sảnxuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập kế toán chi phísản xuất riêng biệt Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toántrực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt Theo phương pháp này, chi phí sản

Trang 15

xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảmbảo độ chính xác cao.

- Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sảnxuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổchức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được Trong trường hợp đóphải tập trung cho nhiều nhiều đối tượng Sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổthich hợp để phân bổ khoản mục chi phí này cho từng đối tượng kế toán chiphí Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự:

1.3.3.Tài khoản kế toán sử dụng.

Để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh và tổng hợp chi phí sản xuất trongkỳ của doanh nghiệp, chi phí sản xuất cũng cần được tập hợp theo nhữngphạm vi nhất định, có mức độ tổng hợp theo tài khoản cấp 1, cấp 2 ở các tàikhoản như: TK 621, 622, 627 (6271, 6272,… )

 TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, bao gồm các khoản chi phí vềnguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ,… sử dụngtrực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các laovụ, dịch vụ.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổngchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất Chiphí nguyên vật liệu trực tiếp thường được quản lý theo các định mức chi phí

Trang 16

TK 152, (TK 611)TK 621TK 152Xuất kho NVL dùng cho sản xuất

(1) (3)

NVL cuối kỳ dùng không hết (ghi âm)TK 111,112, 141

K/c CPNVL trực tiếp thực tế sử dụng cho sản xuất trong kỳ(5)

K/c CPNVL trực tiếp vượt trên mức bình thường(6)

Sau khi xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán tiếnhành xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ chotừng đối tượng tập hợp chi phí, tập hợp theo từng tài khoản sử dụng, lập bảngphân bổ chi phí vật liệu làm căn cứ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệutrực tiếp.

Để xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính vào chi phí để tính giáthành ta sử dụng công thức:

= + - -

Có thể mô tả trình tự kế toán chi phí nghuyên vật liệu trong sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 2: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 17

* TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhântrực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụgồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH,BHYT, KPCĐ theo số tiền lương công nhân sản xuất.

Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đốitượng chịu chi phí có liên quan Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp có liênquan tới nhiều đối tượng mà không hạch toán được tiền lương phụ hoặc tiềnlương chính trả theo thời gian khi người lao động thực hiện nhiều công táckhác nhau trong ngày thì có thể tập hợp chúng Sau đó chọn tiêu chuẩn thíchhợp để tính toán phân bổ cho đối tượng chịu chi phí liên quan Tiêu chuẩn đểphân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là: chi phí tiền công định mức, giờcông định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất…

Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tính vào chi phínhân công trực tiếp căn cứ vào tổng số tiền lương công nhân sản xuất và tỷ lệtrích quy định theo quy chế tài chính hiên hành.

Có thể mô tả quy trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp trong sơ đồsau đây.

Trang 18

TK 334TK 622TK 154Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất

K/c CP nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường(5)

Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất (2)

Các khoản trích theo lương tính vào chi phí nhân công trực tiếp(3)

Sơ đồ 3: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

 TK 627: Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí chi cho việc quản lý vàphục vụ sản xuất chung tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoài các chiphí phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm như chi phí nhân viên quản lýphân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất,… phát sinh liên quan đến hoạtđộng quản lý và sản xuất chung tại các phân xưởng.

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chiphí như phân xưởng, đội, trại sản xuất… Nó có thể được tập hợp trực tiếp nếumỗi đơn vị, bộ phận chỉ sản xuất một loại sản phẩm Trường hợp mỗi đơn vị,bộ phận sản xuất nhiều loại sản phẩm thì ta phải tiến hành phân bổ theonhững tiêu thức thích hợp cho các sản phẩm, công việc có liên quan Mứcphân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí được xác định theo công thức:

Trang 19

xSốđơnvị của

số đơnvị của

lựachọnTK 627 có các tài khoản cấp 2:

TK 6271  Chi phí nhân viên phân xưởng.TK 6272  Chi phí vật liệu.

TK 6273  Chi phí dụng cụ sản xuất.TK 6274  Chi phí khấu hao TSCĐ.TK 6277  Chi phí dịch vụ mua ngoài.TK 6278  Chi phí khác bằng tiền

Ta có thể mô tả quy trình tập hợp chi phí sản xuất chung trong sơ đồ sauđây.

Trang 20

TK 334,338TK 627TK 154Chi phí nhân viên

CPSXC không được phân bổ ghi nhận CPSXKD trong kỳ(7)

phí chế biến trong kỳ(3) Chi phí CCDC

TK 214

(4) Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 111,112,141,331

(5) và (6) CP dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

Sơ đồ 4: Kế toán chi phí sản xuất chung

1.3.4.Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và tínhgiá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng cho từng khoản mục chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

Trang 21

Tập hợp CPNCTT Tập hợp CPSXC

Tập hợp CPNVLTTK/c CPNVLTTZsp HTNKZsp xuất kho đã bánTK157

Zsp gửi bán đã bánZsp xuất kho gửi bán

1.3.4.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trongtrường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khaithường xuyên.

Sơ đồ 5: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtrong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương phápKê khai thường xuyên.

1.3.4.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trongtrường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kiểm kêđịnh kỳ.

Trang 22

Tập hợp CPNCTT Tập hợp CPSXC

1.3.5 Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán kế toán, các nghiệp vụ kinh tếphát sinh tại mỗi doanh nghiệp phải được phản ánh đầy đủ trên một hệ thốngsổ kế toán nhất định.

Theo chế độ kế toán hiện hành có 4 hình thức tổ chức sổ kế toán là:Nhật ký- Sổ Cái, Nhật ký chung, Chứng từ - Ghi sổ, Nhật ký - Chứng từ.

Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán Doanh nghiệp áp dụng mà các nghiệpvụ liên quan đến kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đượcphản ánh trên các sổ kế toán phù hợp.

- Nếu theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Sổ kế toán tổng hợp baogồm Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và các Sổ cái TK 621, 622, 627, 154,…

Trang 23

Sổ kế toán tiền lương, TSCĐ, vật tư, vốn bằng tiền, phải trả …Sổ kế toán tổng hợp TK 621, 622, 627Sổ kế toán tổng hợp TK 154, 631- Báo cáo CP sản xuất.- Báo cáo giá thành sản phẩm

Chứng từ, tài liệu phản ánh CPSX phát sinhSổ chi tiết CPSX theo đối tượng kế toán tập hợp CPSX - Bảng tổng hợp CPSX - Tính giá thành sản phẩm

Sổ chi tiết CPSX Tài liệu hạch toán khối lượng sản phẩm sản xuất

CP SX

Phân bổ chi phí

- Nếu theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ: Sổ kế toán tổng hợpgồm các nhật ký chứng từ; Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154, và các bảng kê,bảng phân bổ.

- Nếu theo hình thức Nhật ký chung có sổ Nhật ký chung; sổ Nhật kýchuyên dùng và sổ cái các TK 621, 622, 627, 154,

Ngoài các sổ cái ở tất cả các hình thức kế toán được mở cho từng TKcấp 1, một số TK được mở chi tiết cho từng phân xưởng, sản phẩm… để theodõi các chi phí thực tế phát sinh

Sơ đồ 7: Quy trình ghi sổ kế toán và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành.

: Ghi hàng ngày: Đối chiếu, kiểm tra: Ghi định kỳ, cuối kỳ

Trang 24

1.4 Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm.

1.4.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm.

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịchvụ do doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện, cần tính toán được tổnggiá thành và giá thành đơn vị.

Trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán thì côngviệc cần thiết và phải làm trước tiên là xác định đối tượng tính giá thành Cácdoanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm, tình hình của mình mà xác định đối tượngtính giá thành cho phù hợp Để xác định đối tượng tính giá thành chính xác vàhợp lý thì bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào các yếu tố như: đặc điểmtổ chức sản xuất, cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sảnphẩm, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý….

Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian quy định mà các số liệu, thông tinkinh tế về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải hoàn thành và báo cáo.Tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp mà ápdụng kỳ tính giá thành cho phù hợp, kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý,năm

1.4.2 Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trongquá trình sản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình côngnghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải giacông chế biến mới trở thành thành phẩm.

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuấtmà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu Các thông tin về sản phẩm dở dangkhông những ảnh hưởng đến trị giá hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toánmà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả khi thành phẩm xuấtbán trong kỳ Vì vậy đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng đốivới kế toán doanh nghiệp.

Trang 25

Mức độ chính xác của chỉ tiêu chi phí sản xuất dở dnag phụ thuộc vào 2vấn đề cơ bản:

- Việc kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ và đánh giá mức độ hoànthành của sản phẩm làm dở.

- Mức độ hợp lý và khoa học của phương pháp đánh giá sản phẩm dởdang mà doanh nghiệp áp dụng.

1.4.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặcnguyên vật liệu trực tiếp

Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phívật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), còn các chiphí gia công chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung)tính cho cả giá thành thành phẩm.

Công thức tính:

Dck = x Sd (1)

Trong đó:

Dck và Dđk: Chi phí sản xuất dở dnag cuối kỳ và đầu kỳ

Cvl: Chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trựctiếp) phát sinh trong kỳ.

Ssp: Số lượng sản phẩm hoàn thànhSd: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩmphức tạp chế biến liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếpnhau thì sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chiphí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), còn sảnphẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ sau phải tính theo chi phí nửa thànhphẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang.

1.4.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành

Trang 26

Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dởdang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang rakhối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Rồi tính toán, xác định từngkhoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc.

- Đối với những chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dâychuyền công nghệ (chi phí về vật liệu chính trực tiếp hoặc nguyên vật liệutrực tiếp…) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức (1).

- Đối với chi phí phân bổ dần vào quy trình sản xuất như chi phí nhâncông trực tiếp, chi phí sản xuất chung… thì tính cho sản phẩm dở dang theocông thức:

Dck = x S'd (2)Trong đó:

C: Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trongkỳ.

S’d: Là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sảnphẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành(%HT)

S’d = Sd x %H

1.4.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp đã xâydựng được cho mình một cách chính xác hệ thống các định mức chi phí chotừng khoản mục chi phí theo từng khâu, từng giai đoạn công việc cụ thể.

Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dởdang đã kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoảnmục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩmđể tính ra chi phí định mức cho khối lượng sản phẩm dở dang ở từng côngđoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm.

Công thức tính:

Dck =  (Sd x % HT x Cđmi)Trong đó: Cđmi: Chi phí định mức của khoản mục i.

1.4.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Trang 27

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệuchi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giáthành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho giá thành sản phẩm.

Trang 28

1.4.3.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn.

Trên cơ sỏ số liệu chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ và chi phí sảnphẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ, kế toán tiến hành tính tổng giá thành của sảnphẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ theo công thức:

S : Khối lượng sảnphẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ.

Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có quytrình sản xuất sản phẩm giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳsản xuất ngắn.

1.4.3.2 Phương pháp tính giá thành phân bước.

* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửathành phẩm ( Phương pháp kết chuyển chi phí).

Để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm ở giai đoạn sảnxuất cuối cùng, kế toán giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập hợptheo từng giai đoạn sản xuất, tính giá thành nửa thành phẩm của từng giaiđoạn, kết chuyển giá thành nửa thành phảm của giai đoạn trước sang giaiđoạn sau một cách tuần tự cho đén giai đoạn cuối cùng.

Trang 29

Chi phí NVL chính (bỏ vào một lần từ đầu)Giá thành nửa thành phẩm (NTP) giai đoạn 1 chuyển sangGiá thành NTP giai đoạn n-1 chuyển sang

Chi phí sản xuất khác của giai đoạn 1Chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2Chi phí sản xuất khác của giai đoạn n

Giá thành NTP giai đoạn 1 Giá thành NTP giai đoạn 2 Tổng giá thành thành phẩm

Sơ đồ 8: Quy trình trên có thể biểu hiện qua sơ đồ sau:

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 2

Trình tự kế toán:

- Căn cứ vào tài liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của giai đoạn 1và các tài liệu khác có liên quan để tính giá thành của nửa thành phẩm thaocông thức:

Z1 = Cđk1 + Ctk1 - Cck1Zđvsp1 =

Trong đó:

Zđvsp1: giá thành đơn vị nửa thành phẩm giai đoạn 1

- Căn cứ vào giá thành thực tế giai đoạn 1 đã chuyển sang giai đoạn 2và các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2 để tính giá thành của nửa thànhphẩm giai đoạn 2:

Trang 30

Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 1Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 2Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn n

Chi phí sản xuất của giai đoạn 1 trong thành phẩmChi phí sản xuất của giai đoạn 2 trong thành phẩmChi phí sản xuất của giai đoạn n trong thành phẩm

Giá thành sản xuất của thành phẩm

Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp xác định đối tượng tínhgiá thành là nửa thành phẩm và thành phẩm.

*Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửathành phẩm ( phương pháp kết chuyển chi phí song song ).

Đầu tiên kế toán phải căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợpđược trong kỳ theo từng giai đoạn sản xuất, tính toán phần chi phí sản xuấtcủa từng giai đoạn đó nằm trong giá thành của thành phẩm Tiếp đến kếtchuyển song song từng khoản mục chi phí để tập hợp chi phí tính tông giáthành và giá thành đơn vị

Sơ đồ 9: Sơ đồ kết chuyển chi phí song song

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

Trang 31

* Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.

Phương pháp này vận dụng cho các doanh nghiệp trong quy trình côngnghệ sản xuất sản phẩm cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu chính mà kếtquả sản xuất thu được nhóm sản phẩm cùng loại có kích cỡ, quy cách khácnhau.

Đối tượng tập hợp chi phí: Tập hợp theo toàn bộ quy trình công nghệ sảnxuất ra nhóm sản phẩm cùng loại.

Theo phưong pháp này, căn cứ vào đặc điểm sản phẩm và các tài liệuđịnh mức chi phí, dự toán chi phí để xác định tiêu chuẩn, tính tỷ lệ phân bổgiá thành (tiêu chuẩn có thể sử dụng là giá thành định mức, gía thành kếhoạch…)

Căn cứ tài liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được cho cả nhóm sản phẩmcùng loại và tiêu chuẩn tính tỷ lệ phân bổ giá thành hàng tháng, ké toán xácđịnh tỷ lệ phân bổ giá thành theo từng koản mục chi phí

 

x 100Trong đó:

T% : Là tỷ lệ phân bổ giá thànhTi: tỷ lệ phân bổ theo lhoản mục i

Căn cứ vào tỷ lệ phân bổ giá thành và tiêu chuẩn của từng quy cáchkích thước, từng thứ sản phẩm để tính giá thành của từng loại sản phẩm trongnhóm theo công thức:

Trang 32

- Tổ chức vân dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kếtoán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn Tuỳ theo yêu cầu quản lý đểlựa chọn danh mục hệ thống tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Danh mục tài khoản kế toánđược sử dụng làm cơ sở để mã hoá, cài dặt chương trình phần mềmkế toán.

- Tổ chức tập hợp kết chuyển, hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúngtrình tự thời gian đã xác định.

- Tổ chức xac định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem in và phân tíchchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

- Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối

Trang 33

phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học hợp lý để xác định giáthành và hạch toángiá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cáchđầy đủ và chính xác.

b) Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phầm mềm kế toán.

- Việc tập hợp chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ cácbộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ Dođó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu với các đối tượngchịu chi phí.

- Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳtheo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dởdang cuối kỳ vào máy.

- Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuốikỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn.

- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra cácbáo cáo cần thiết.

Trình tự xử lý có thể khái quát theo sơ đồ sau:

Trang 34

Sơ đô 10: Trình tự xử lý trên máy của công tác kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm:

Dữ liệu đầu vào

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, cácbút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển chi phí.

- Lựa chọn phương pháp tính giá vật tư

hàng hoá, phân tích tiêu thức phân bổ chi phí, khấu hao.

- Các tài liệu khấu hao khác

Máy tính xử lý

Thông tin và đưa ra sản phẩm

Thông tin đầu ra

- Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm, sổ cái,…

Trang 35

CHUƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRUNG

2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Minh Trung

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty* Giới thiệu chung:

 Tên gọi : Công ty TNHH Minh Trung

 Trụ sở chính : 685 Tân Mai - Đa Mai - Bắc Giang Mã số thuế : 2400329730

 Chi nhánh của Công ty:

- Chi nhánh Đắc Lắc (xưởng chế biến hàng nông sản sau thu hoạch (sảnphẩm từ tươi sang khô, dự trữ bán thành phẩm trên diện tích 1 ha - Khu vựcMiền Trung Tây Nguyên).

Địa chỉ: Km35 xã Hòa An, thị trấn Phước An, huyện Krông Pak, tỉnhĐắc Lắc.

Điện thoại: 050.520.823Fax: 050.520.823

- Chi nhánh Minh Trung Hòa Bình: xưởng chế biến hàng nông lâm sảnsau thu hoạch (sản phẩm từ tươi sang khô, dự trữ bán thành phẩm trên diện

Trang 36

Địa chỉ: Khu CN Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.Điện thoại: 0903.425.922

- Các trạm trại tập trung thu mua nguyên liệu để sản xuất: + Trạm thu mua Nha Trang

+ Trạm thu mua Quy Nhơn+ Trạm thu mua Sơn La

Công ty đang thực hiện mở rộng:

1) Mở rộng đầu tư dự án xây dựng Nhà máy chế biến thực phẩm tại khuCN Hòa Bình.

2) Đầu tư xây dựng trung tâm giao dịch thương mại, văn phòng làm việctại Km2, đường 398 - xã Song Mai - TP Bắc Giang.

* Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Minh Trung:- Mua bán lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm, rượu bia nước giảikhát.

- Dịch vụ vận tải hàng hoá bằng ô tô và kinh doanh kho bãi, bốc xếphàng hoá.

- Mua bán nông lâm sản, vật liệu xây dựng, điện nước, hàng nội thất,mua bán chế biến thức ăn gia súc.

- San lấp mặt bằng, thi công xây dựng các công trình giao thông, thủy lợidân dụng.

- Xuất nhập khẩu, ủy thác xuất nhập khẩu hàng nông sản.

Do nguồn hàng công ty khai thác và tiêu thụ hầu hết ở các tỉnh trong cảnước Do vậy diện tích hoạt động trải dài từ Nam ra Bắc, nhiệm vụ chính làthu mua hàng nông sản như ngô, sắn, gạo, tấm, cám, các sản phẩm phụ củangành nông nghiệp… của đồng bào miền Trung Tây Nguyên đưa vào sấy khôra thành phẩm tiêu thụ cho các ngành chăn nuôi, nước giải khát, mì chính,thực phẩm, bánh kẹo.

* Quá trình hình thành và phát triển

Hơn 3 năm thành lập với sự phát triển của Công ty TNHH Minh Trung

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Các tài liệu của Công ty TNHH Minh Trung Khác
2. Kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản thống kê Hà Nội (2003), Chủ biên: PGS- TS Ngô Thế Chi- TS Trương Thị Thuỷ Khác
3. Giáo trình Kế toán tài chính – NXB Tài Chính. Chủ biênêGS – TS Ngô Thế Chi- TS Trương Thị Thuỷ Khác
4. Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp–NXB Tài Chính. Chủ biên PGS – TS Đoàn Xuân Tiên Khác
5. Quyết định 206/2003/QĐ - BTC, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Khác
6. Chế độ kế toán doanh nghiệp – NXB Tài Chính ( 2006) - Vụ chê độ kế toán và kiểm toán – Bộ Tài Chính ( Quyển 1 và quyển 2) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung.docx
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH (Trang 56)
BẢNG PHÂN BỔ NVL, CÔNG CỤ DỤNG CỤ - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung.docx
BẢNG PHÂN BỔ NVL, CÔNG CỤ DỤNG CỤ (Trang 58)
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung.docx
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ (Trang 62)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w