1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty May 10.Doc

83 870 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 630,5 KB

Nội dung

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty May 10

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đangtừng bước phát triển mạnh mẽ về cả hình thức, quy mô lẫn hoạt động sản xuấtkinh doanh để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gaygắt Điều đó bắt buộc các doanh nghiệp không ngừng phát huy những lợi thếcủa mình, nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại để đưa ra được cácphương án sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế nghĩa là không chỉđảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất kinh doanh mà còn phải đem lại lợinhuận cao.

Để giữ được chỗ đứng trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh đòi hỏidoanh nghiệp phải quản lý tốt và sử dụng tiết kiệm, vật tư, lao động, tiền vốnnhưng không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loạisản phẩm Vì thế, tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm ra các biện pháp tiết kiệmchi phí, hạ thấp giá thành một cách hợp lý để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệplà mục tiêu quan trọng hàng đầu Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải cóphương pháp kế toán khoa học , phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và thựctế của doanh nghiệp.

Song song với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta trongthời gian qua, ngành dệt may đã có những chuyển biến rõ rệt góp phần trongsự phát triển chung của đất nước Công ty May 10 là một doanh nghiệp Nhànước hạch toán độc lập có quy mô sản xuất tương đối lớn và là một trongnhững doanh nghiệp Nhà nước đang làm ăn rất có hiệu quả trong Tổng côngty dệt may Việt Nam với việc khẳng định được chỗ đứng của mình trên thịtrường trong và ngoài nước.

Trang 2

Do sớm nhận thức được vị trí của công tác kế toán nên công ty đã thiếtlập được một cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán rất hợp lý với một đội ngũ nhânviên có trình độ chuyên môn cao cùng với phương pháp kế toán khoa học đãđáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trường và xu hướng pháttriển của công ty.

Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán đặc biệt là kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm, trong thời gian thực tập tại công ty May10 với những kiến thức đã được học và sự giúp đỡ tận tình của cô giáo BùiThị Thu Hương cùng các cán bộ phòng tài chính kế toán của công ty em đãmạnh dạn di sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “ Tổ chức công tác kế toántập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty May 10”

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm khái quát những cơ sở lýluận và dựa vào đó làm cơ sở nghiên cứu thực tế, phân tích những mặt thuậnlợi và khó khăn ở công ty và đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằmhoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 phần chính:Chương 1: Lý luận cơ bản về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm ở công ty May 10.

Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty May 10.

Trang 3

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1.1: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1.1.1.1: Khái niệm và bản chất chi phí sản xuất

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại kết quả mongmuốn, bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải huy động , sử dụng kết hợp cácnguồn tài lực, vật lực (vật tư, tiền vốn, lao động,…) để sản xuất, chế tạo sảnphẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ Đó là quá trình kết hợp các yếu tố cơ bảncủa quá trình sản xuất: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao độngđồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao củachính bản thân của các yếu tố đó.

Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 3 giai đoạncó mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là:

- Quá trình mua sắm, chuẩn bị các yếu tố đầu vào.

- Quá trình tiêu dùng, biến đổi các yếu tố đầu vào một cách có mụcđích thành kết quả cuối cùng.

- Quá trình tiêu thụ kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng

Vì vậy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là quátrình vận động, tiêu dùng, chuyển đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ rađể tạo thành sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ nhất đinh Trong quá trìnhđó doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí về lao động sống và lao động vật hoánhư: tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động, chi phí về vật tư,

Trang 4

tiền vốn…Tất cả các chi phí ấy đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ vànó là tất yếu khách quan do nhu cầu của quá trình sản xuất.

Như vậy, CPSX của doanh nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống,lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ratrong quá trình sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và gắn với một thờikỳ nhất định.

Xét về mặt bản chất thì chi phí trong hoạt động doanh nghiệp luônđược xác định là những hao phí (tổn phí) về tài nguyên, vật chất, về lao độngvà gắn liền với mục đích kinh doanh Vì thế khi xem xét bản chất của chi phícần phải xác định rằng chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tínhtoán bằng tiền trong một khoảng thời gian xác định và độ lớn của chi phí phụthuộc vào 2 nhân tố chủ yếu là khối lượng các yếu tố sản xuất tiêu hao trongkỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí.

1.1.1.2: Khái niệm và bản chất của giá thành sản phẩm

Quá trình sản xuất ở doanh nghiệp là một quá trình thống nhất bao gồm2 mặt đối lập có quan hệ mật thiết: một mặt là các hao phí mà doanh nghiệpđã chi ra còn mặt kia là kết quả sản xuất thu được (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).Thực chất, CPSX kinh doanh là sự chuyển dịch về vốn kinh doanh của doanhnghiệp vào đối tượng tính giá nhất định Vì vậy để quản lý có hiệu quả và kịpthời hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản trị doanh nghiệp luôn cầnphải biết số chi phí chi ra cho từng loại hoạt động, sản phẩm, dịch vụ trong kỳlà bao nhiêu và số chi phí đó gắn liền với sản phẩm hoàn thành là bao nhiêu.Đó chính là GTSP, lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp.

Vì vậy, GTSP là biểu hiện bằng tiền toàn bộ lao động sống, lao độngvật hoá và chi phí khác tính trên một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụhoàn thành nhất định.

Giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ là một chỉ tiêu mang tính giới hạnvà xác định, nó vừa mang tính chất chủ quan vừa mang tính chất khách quan.

Trang 5

loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong doanh nghiệp cho quá trình sảnxuất kinh doanh, phản ánh tính đúng đắn của những giải pháp quản lý màdoanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích tiết kiệm CPSX, hạ giá thành, nângcao chất lượng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Giá thành là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và đánh giá chấtlượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.1.3: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Xét về bản chất thì CPSX và GTSP là hai mặt biểu hiện của quá trìnhsản xuất, đều cùng biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống vàlao động vật hoá đã bỏ ra nên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nhưng xétvề mặt lượng thì chúng lại có nhiều điểm khác nhau:

- Chi phí bao giờ cũng gắn liền với một thời kỳ nhất định, không phânbiệt liên quan đến sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa Còn GTSP đượctính cho một khối lượng hoàn thành nhất định.

- Chi phí thể hiện một quá trình liên tục, trong quá trình sản xuất luônluôn phải bỏ ra các khoản chi phí còn GTSP có tính chất chu kỳ, là một điểmcắt so với chi phí Tại thời điểm tính giá thành thì còn có một lượng chi phínằm trên sản phẩm dở cuối kỳ.Vì thế GTSP không liên quan đến CPSX củasản phẩm dở cuối kỳ và sản phẩm hỏng mà lại liên quan đến CPSX của sảnphẩm dở kỳ trước chuyển sang.

- Mặt khác, GTSP mang tính chất chủ quan thể hiện ở giới hạn tính chiphí vào GTSP tuỳ thuộc vào quan điểm tính toán xác định doanh thu, chi phívà kết quả cung như theo chế độ hiện hành Vì thế đôi khi những quan điểmvà quy định đó lại không hoàn toàn phù hợp với bản chất của chi phí và GTSPđòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nhận thức đầy đủ để sử dụngthông tin một cách thích hợp.

Mặc dù có sự khác nhau nhưng trong doanh nghiệp, CPSX và GTSP lạicó mối quan hệ với nhau thể hiện qua công thức:

Giá thành

sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Trang 6

Mối quan hệ đó còn thể hiện ở điểm tài liệu CPSX là cơ sở tính giáthành chính xác và thông qua GTSP của từng giai đoạn để xem xét, đánh giáCPSX chi ra trong kỳ có hợp lý hay không

1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm

1.1.2.1: Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính GTSP có vai trò rất quan trọngtrong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp Bởi vì chi phí và GTSP làcác chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có mối quan hệ mật thiết với tình hình doanhthu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp Kế toán chi phívà GTSP một cách khoa học và đúng đắn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trongcông tác quản lý chi phí và giá thành bởi vì nó góp phần tăng cường quản lýtài sản, vật tư, lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời nótạo điều kiện chấp nhận chi phí, hạ thấp GTSP đặc biệt trong nền kinh tế thịtrường thì đây là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp

Mặt khác, việc tính đúng, tính đủ GTSP còn là cơ sở để định giá bánsản phẩm, cơ sở để hạch toán kinh tế nội bộ, cung cấp thông tin để phân tíchchi phí, xác định kết quả, nó chi phối đến chất lượng ở các công tác kế toánkhác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính ởdoanh nghiệp Ngoài ra, chi phí và GTSP còn là căn cứ để đánh giá tình hìnhthực hiện các định mức, dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, laođộng, tiền vốn có hiệu quả, tiết kiệm không; tình hình thực hiện kế hoạch giáthành để đưa ra các giải pháp hữu hiệu, kịp thời nhằm tiết kiệm CPSX, hạGTSP và đưa đến các quyết định trong quản trị doanh nghiệp phục vụ pháttriển sản xuất kinh doanh.

1.1.2.2: Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm

Để đáp ứng yêu cầu quản lý CPSX và GTSP ở doanh nghiệp, kế toán

Trang 7

- Cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí và tínhGTSP trong toàn bộ hệ thống kế toán ở doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộphận kế toán có liên quan như kế toán vật tư, lao động, TSCĐ,…

- Xác định đúng đắn đối tượng kế toán CPSX, phương pháp tập hợpCPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với thực tế của doanh nghiệp (đặcđiểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sảnphẩm, khả năng và yêu cầu quản lý,…).

- Lựa chọn phương pháp tính giá thành khoa học và phù hợp với mốiquan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thànhđảm bảo hạch toán GTSP một cách đầy đủ và chính xác.

- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý có sự phân công,phân nhiệm rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên, từng cán bộkế toán có liên quan đặc biệt là bộ phận kế toán các yếu tố chi phí.

- Tổ chức luân chuyển chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống TKKT vàsổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán ban hànhđảm bảo yêu cầu thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về chi phí và giá thànhcủa doanh nghiệp kịp thời và đầy đủ.

- Thường xuyên kiểm tra các thông tin về kế toán chi phí và GTSP củacác bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán CPSX và GTSP.

- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị vềchi phí và GTSP, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thànhgiúp cho nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định nhanh chóng, phù hợp vớiquá trình sản xuất kinh doanh

1.2: PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢNPHẨM

1.2.1: Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất phát sinh trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khácnhau về nội dung, tính chất, công dụng, kỹ thuật hạch toán,… Để phục vụ cho

Trang 8

công tác hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như yêu cầu của người sử dụngthông tin ra quyết định đồng thời đảm bảo cho công tác quản lý CPSX, hạGTSP, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cần thiết phải tiến hành phânloại CPSX theo những tiêu thức khác nhau.

1.2.1.1: Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế (theoyếu tố chi phí)

Theo tiêu thức này, căn cứ vào nội dung kinh tế của CPSX để chia rathành các yếu tố chi phí Mỗi yếu tố chi phí có chung tính chất, nội dung kinhtế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào, vào lĩnh vực nào,mục đích gì Toàn bộ CPSX trong kỳ chia ra thành 5 loại:

- Chi phí nguyên vật liệu- Chi phí nhân công- Chi phí khấu hao TSCĐ- Chi phí dịch vụ mua ngoài- Chi phí khác bằng tiền

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý chi phí vì nó cho biếtđược kết cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí mà doanh nghiệp chi ra, là cơ sở đểphân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán, định mức CPSX, xây dựng kếhoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động, kế hoạch khấuhao TSCĐ, … đồng thời còn là căn cứ để lập Thuyết minh báo cáo tài chính(phần “chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố”).

1.2.1.2: Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí

Theo tiêu thức này, căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí, khôngphân biệt nó có cùng nội dung kinh tế hay không để phân thành 3 loại chính:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí SXC: bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong việc quản lý,phục vụ chung tại các phân xưởng, tổ, đội sản xuất, bao gồm các khoản sau:

Trang 9

+ Chi phí vật liệu.

+ Chi phí dụng cụ sản xuất+ Chi phí khấu hao TSCĐ+ Chi phí dịch vụ mua ngoài+ Chi phí bằng tiền khác

Phân loại CPSX theo tiêu thức này có tác dụng trong việc quản lý chiphí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP theokhoản mục, là căn cứ phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và địnhmức CPSX cho kỳ sau, xác định được phương hướng và biện pháp tiết kiệmchi phí, hạ GTSP.

Ngoài các cách phân loại trên của kế toán tài chính, trong kế toán quảntrị để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp thì chi phí cònđược nhận diện theo các cách sau:

 Phân loại CPSX theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào cácđối tượng kế toán chi phí.

Theo tiêu thức này, CPSX kinh doanh được chia thành 2 loại :- Chi phí trực tiếp Ví dụ: chi phí NVLTT, chi phí NCTT,…- Chi phí gián tiếp Ví dụ: chi phí sản xuất chung

Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong kỹ thuật hạch toán vìnó cho phép xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí chocác đối tượng kế toán tập hợp chi phí một cách đúng đắn và thích hợp.

 Phân loại CPSX theo mối quan hệ với mức độ hoạt động.

Mức độ hoạt động tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, kỹ thuậthạch toán ở đơn vị có thể xác định theo các chỉ tiêu khác nhau như khối lượngsản phẩm,…Theo tiêu thức này thì CPSX chia thành 3 loại:

- Chi phí khả biến (biến phí).Ví dụ: chi phí NVLTT, chi phí NCTT,…- Chi phí bất biến (định phí.Ví dụ: chi phí khấu hao TSCĐ,…

- Chi phí hỗn hợp Ví dụ: tiền điện thoại,…

Trang 10

Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xây dựng mô hình phân tíchchi phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để đưa ra quyết địnhkinh doanh, xác định phương hướng để nâng cao hiệu quả của chi phí.

 Phân loại CPSX kinh doanh theo mối quan hệ chi phí, quy trình côngnghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh:

Theo tiêu thức này, chi phí được chia thành 2 loại:

- Chi phí cơ bản Ví dụ: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí khấuhao TSCĐ dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm.

- Chi phí chung Ví dụ: chi phí quản lý ở phân xưởng, chi phí quản lýdoanh nghiệp.

Cách phân loại này cho phép nhà quản trị có biện pháp tác động đếntừng khoản chi phí để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành

1.2.2: Phân loại giá thành

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có chức năng là bù đắpCPSX và định giá bán sản phẩm Vì thế để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạchtoán đúng, đủ, chính xác giá thành làm cơ sở xây dựng giá cả hàng hóa thì giáthành được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:

1.2.2.1: Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành

Theo tiêu thức này căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thànhthì giá thành được chia thành 3 loại:

- Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sảnxuất, dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất về CPSX và sản lượng kế hoạch do bộphận kế hoạch thực hiện Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanhnghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạchhạ giá thành của doanh nghiệp.

- Giá thành định mức: là giá thành được xác định trên cơ sở các địnhmức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm Việc tính giá thànhđịnh mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm.

Trang 11

mức tiêu hao của các yếu tố CPSX, là công cụ quản lý theo định mức, thướcđo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốntrong sản xuất Từ đó giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải phápkinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sảnxuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở các khoảnCPSX thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tếsản xuất trong kỳ Giá thành thực tế được xác định sau khi kết thúc quá trìnhsản xuất sản phẩm Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kếtquả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và vận dụng các giải phápkinh tế-kỹ thuật trong sản xuất, là căn cứ kiểm tra đánh giá tình hình thựchiện kế hoạch về chi phí, giá thành Đồng thời là cơ sở xác định kết quả sảnxuất kinh doanh và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước,….

1.2.2.2: Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành

Theo tiêu thức này, căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành thì giáthành được chia thành 2 loại:

- Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinhliên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộphận sản xuất: chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC tính cho sảnphẩm, công việc, lao vụ hoàn thành.

- Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phátsinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gồm giá thành sản xuất vàchi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã tiêu thụ.Mối quan hệ giữa giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ thể hiện:

1.3: TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONGDOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Giá thành

Giá thành

sản xuất + ( + Chi phí quản lý doanh nghiệp )

phân bổ cho SP đã tiêu thụChi phí

bán hàng

Trang 12

1.3.1: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn để tập hợp CPSXtheo nhằm dáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính GTSP.

Chi phí sản xuất kinh doanh có thể phát sinh ở nhiều đối tượng, liênquan đến nhiều đơn đặt hàng, sản phẩm, công việc, lao vụ khác nhau, vì vậykế toán doanh nghiệp cần phải xác định được CPSX phát sinh ở đâu và tậphợp theo đối tượng nào Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX là khâuđầu tiên trong việc kế toán CPSX, là căn cứ kiểm tra, kiểm soát chi phí, cungcấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp

Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là việc xác địnhnơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận chức năng ,…) và xác định đốitượng gánh chịu chi phí (sản phẩm, công việc, lao vụ, đơn đặt hàng,…).Vì thếđể xác định một cách khoa học, đúng đắn, hợp lý thì kế toán phải phân tíchmột cách cụ thể, kỹ lưỡng các cơ sở sau:

- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: là sản xuất giảnđơn hay phức tạp, quy trình chế biến liên tục hay song song để xác định đốitượng kế toán tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất (sảnphẩm,…) hay từng giai đoạn công nghệ (bộ phận,chi tiết sản phẩm,…)

- Đặc điểm sản phẩm: Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm để xác định đốitượng là sản phẩm đơn chiếc hay nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm,…

- Yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí; trình độ quản lý, hạchtoán CPSX kinh doanh: nếu trình độ cao thì chi tiết đối tượng kế toán CPSX,nếu trình độ thấp thì đối tượng bị hạn chế và thu hẹp.

Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX một cách khoa học, hợp lýcó ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức kế toán CPSX (hạch toán ban đầu,tổng hợp số liệu, ghi chép trên TKKT, các sổ ,báo cáo)

1.3.2: Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Tùy thuộc vào khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán tập

Trang 13

một trong hai phương pháp hoặc cả hai phương pháp để tập hợp, phân bổCPSX cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định một cách thíchhợp nhất.

1.3.2.1: Phương pháp tập hợp trực tiếp

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp chi phí phát sinh liênquan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp CPSX Theo phương phápnày, căn cứ trực tiếp vào các chứng từ gốc để hạch toán trực tiếp cho từng đốitượng kế toán tập hợp CPSX riêng biệt Điều đó đòi hỏi trên chứng từ ban đầuphải ghi rõ đối tượng cụ thể Do vậy, chi phí phát sinh được tập hợp trực tiếpcho từng đối tượng nên đảm bảo mức độ chính xác cao, nếu trong hạch toáncho phép thì nên sử dụng tối đa.

1.3.2.2: Phương pháp phân bổ gián tiếp

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp CPSX phát sinh liên quanđến nhiều đối tượng kế toán tập hợp CPSX và không thể tổ chức ghi chép,hạch toán ban đầu riêng cho từng đối tượng Theo phương pháp này, kế toánphải tập hợp CPSX chung cho các đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phânbổ thích hợp để phân bổ chi phí cho từng đối tượng theo trình tự sau:

- Xác định hệ số phân bổ:

H =

- Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng:

Ci = Ti  H

Trong đó: H: là hệ số phân bổ

Ci: là CPSX phân bổ cho đối tượng thứ i

Ti: là đại lượng tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng thứ i Khi nghiên cứu các phương pháp này cần phải xác định là không phảicứ chi phí trực tiếp thì phải tập hợp trực tiếp bởi vì có những khoản chi phítrực tiếp có thể phải phân bổ gián tiếp vì không thể tổ chức tập hợp trực tiếpngay từ ban đầu được Còn chi phí gián tiếp thì phải phân nổ gián tiếp Vấn đề

Tổng chi phí cần phân bổ

Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ

Trang 14

là kế toán phải xác định rõ mối quan hệ giữa các khoản chi phí phát sinh vớiđối tượng kế toán tập hợp CPSX và việc tổ chức hạch toán ban đầu.

1.3.3: Trình tự kế toán

1.3.3.1: Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Nội dung: Chi phí NVLTT là toàn bộ chi phí về NVL chính, nửa thànhphẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chếtạo sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp.

Thực tế trong các doanh nghiệp đặc biệt là sản xuất công nghiệp, xâydựng cơ bản, chi phí NVLTT thường chiếm tỷ trọng lớn nên các doanhnghiệp thường xây dựng các định mức chi phí để quản lý theo

Chi phí NVLTT trong kỳ thực tế tính vào GTSP được xác định theocông thức sau:

Khi phát sinh các khoản chi phí NVLTT, kế toán căn cứ vào các chứngtừ để tổ chức tập hợp trực tiếp hay phân bổ chi phí NVLTT cho từng đốitượng kế toán tập hợp CPSX Đối với những NVL khi xuất dùng có liên quannhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí thì áp dụng phương pháp phân bổgián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan Tiêu thức được lựachọn thường là định mức tiêu hao, kế hoạch, trọng lượng, sản lượng,…

Sau khi xác định chi phí NVLTT trong kỳ cho từng đối tượng tập hợpchi phí, tổng hợp theo từng TK sử dụng, kế toán lập bảng phân bổ NVL làmcăn cứ hạch toán tổng hợp chi phí NVLTT.

trong kỳ - Trị giá NVL còn lại CK chưa sử dụng

- liệu thu hồi Trị giá phế (nếu có)

Trang 15

 Để tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp, kế toán sửdụng TK621_”Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và được mở chi tiết cho từngđối tượng tập hợp CPSX

 Phương pháp tập hợp chi phí NVL trực tiếp

Sơ đồ 1: Kế toán tập hợp chi phí NVLTT theo phương pháp KKTX:

1.3.3.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

 Nội dung:Chi phí NCTT là những khoản tiền phải trả cho công nhântrực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ baogồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH,BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân sản xuất Tiền lương của côngnhân có thể có 2 loại là lương sản phẩm và lương thời gian.

Chi phí NCTT có thể được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chiphí nhưng cũng có thể tập hợp chung rồi mới phân bổ cho các đối tượng đó

Thuế GTGT đầu vào

hết nhập lại kho

Mua NVL sử dụng ngay cho

NVL trực tiếp để tính giá thành sản phẩm

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí

Trang 16

 Để tổ chức kế toán tập hợp chi phí NCTT, kế toán sử dụngTK622_Chi phí nhân công trực tiếp và mở chi tiết cho từng đối tượng liênquan

 Phương pháp tập hợp chi phí NCTT:

Sơ đồ 2: Kế toán tập hợp chi phí NCTT theo phương pháp KKTX:

1.3.3.3: Kế toán chi phí sản xuất chung

 Nội dung: Chi phí SXC là những khoản chi phí cần thiết liên quan đếnviệc phục vụ và quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuấttheo phân xưởng phát sinh trong quản lý các phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

Thông thường chi phí SXC được tập hợp chung cho nhiều loại sảnphẩm, công việc, dịch vụ rồi mới được phân bổ theo tiêu thức nhất định.Tuynhiên theo chuẩn mực số 2_chuẩn mực hàng tồn kho thì chi phí SXC cònđược tập hợp riêng thành chi phí SXC biến đổi và chi phí SXC cố định:

- Chi phí SXC biến đổi là những CPSX gián tiếp thường biến đổi trựctiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như: chi phínguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.

- Chi phí SXC cố định là những CPSX gián tiếp thường không biến đổitheo số lượng sản phẩm sản xuất như: chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng

công nhân trực tiếp sản xuất

Các khoản trích về BHXH, BHYT vàKPCĐ của công nhân sản xuất

Trang 17

Theo quy định hiện nay thì chi phí SXC biến đổi được tính vào chi phíchế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh để tínhGTSP Còn chi phí SXC cố định thì phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơnvị của sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc, thiết bị sảnxuất Nghĩa là nếu công suất thực tế lớn hơn công suất bình thường thì chi phíSXC cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phátsinh còn nếu công suất nhỏ hơn công suất bình thường thì chi phí SXC cốđịnh được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mứccông suất bình thường Khoản chi phí SXC cố định không phân bổ thì đượcghi nhận là CPSX kinh doanh trong kỳ (ghi nhận vào giá vốn hàng bán trongkỳ).

 Chứng từ và TK sử dụng:

 Để tổ chức kế toán chi phí SXC, kế toán tổ chức chứng từ theotừng nội dung, từng yếu tố chi phí, từng địa điểm phát sinh chi phí( phânxưởng, tổ, đội) Sau đó, nếu mỗi bộ phận sản xuất chỉ sản xuất một loại sảnphẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ nhất định thì chi phí SXC được kết chuyểntrực tiếp cho sản phẩm, lao vụ,… đó nhưng nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm,công việc, lao vụ,…thì chi phí SXC được phân bổ cho từng đối tượng chịu chiphí theo tiêu chuẩn thích hợp Tiêu chuẩn phân bổ có thể chọn là chi phí SXCđịnh mức, chi phí NCTT, chi phí NVLTT, số giờ công, số ca máy,…Do vậychứng từ được sử dụng ở đây bao gồm: bảng phân bổ NVL_CCDC, bảngphân bổ tiền lương, bảng trích khấu hao TSCĐ, …

 Để tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí SXC, kế toán sử dụngTK627_chi phí sản xuất chung, được mở chi tiết theo từng phân xưởng, địađiểm phát sinh chi phí.

 Phương pháp kế toán: tập hợp chi phí SXC

Sơ đồ 3: Kế toán chi phí SXC theo phương pháp KKTX.

TK 334, 338TK 627TK 154Chi phí nhân công

TK 214

TK 632

Trang 18

1.3.4: Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

1.3.4.1: Đối với doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theophương pháp kê khai thường xuyên

Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: làphương pháp kế toán phải tổ chức ghi chép, theo dõi một cách thường xuyênliên tục các nghiệp vụ nhập, xuất và tồn kho vât tư, hàng hoá trên các TKKThàng tồn kho

Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp riêng theo từng khoản mục: chiphí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC cuối kỳ kết chuyển để tập hợpCPSX toàn doanh nghiệp chi tiết theo từng đối tượng chịu chi phí: ngành sảnxuất, nơi phát sinh chi phí, từng loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm,…

Để tổng hợp chi phí, kế toán sử dụng TK 154_chi phí sản xuất kinhdoanh mở chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí.

Sơ đồ 4: Kế toán CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường

TK 622

Cuối kỳ kết chuyển chi phí

TK 627

Phế liệu thu hồi do SP hỏng

Bồi thường thiệt hạido SP hỏng

nhân công trực tiếp

Giá thành SPHT nhập kho

TK 157Giá thành SP, DV gửi bán

Trang 19

1.3.4.2: Đối với doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theophương pháp kiểm kê định kỳ

Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: là phươngpháp kế toán không tổ chức ghi chép, theo dõi một cách thường xuyên, liêntục các nghiệp vụ nhập, xuất và tồn kho của vật tư, hàng hoá trên các TKKThàng tồn kho.

Tương tự phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán vẫn tập hợpCPSX theo khoản mục Tuy nhiên, do đặc điểm của phương pháp kiểm kêđịnh kỳ nên TK 154 chỉ dùng để phản ánh CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳthông qua kết chuyển Việc tập hợp CPSX và tính GTSP được thực hiện trênTK 631_giá thành sản xuất

Sơ đồ 5: Kế toán CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định

TK 138, 811phí sản xuất dở dang

Kết chuyển chi phí NVLTT

Kết chuyển chi phí NCTT

Phế liệu thu hồi do

Bồi thường thiệt hạisản phẩm hỏng

sản phẩm hỏng

TK 632

Trang 20

1.4: ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG TRONG DOANH NGHIỆP SẢNXUẤT

Chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ có liên quan đến cả sản phẩmhoàn thành và sản phẩm chưa hoàn thành Vì vậy để có thông tin về GTSPhoàn thành cũng như phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra kiểm soát chi phí thìkế toán phải xác định phần CPSX trong kỳ tính cho sản phẩm chưa hoànthành là bao nhiêu Đó là việc đánh giá sản phẩm dở dang.

Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán, phân bổ xác định phầnCPSX mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu Đây là công việc mang tínhchủ quan do ảnh hưởng của việc kiểm kê sản phẩm dở cuối kỳ, đánh giá mứcđộ hoàn thành của sản phẩm làm dở đó và mức độ khoa học, hợp lý, chínhxác của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà doanh nghiệp áp dụng.

Việc đánh giá sản phẩm dở dang có ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn khotrên bảng cân đối kế toán, tính chính xác, trung thực của GTSP và ảnh hưởngđến chỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh khi xuất bán thànhphẩm.Vì vậy, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp sau.

1.4.1: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệuchính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 21

Theo phương pháp này thì giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ baogồm chi phí NVLTT (hoặc chi phí NVL chính trực tiếp) còn các chi phí khácnhư chi phí NCTT, chi phí SXC,…tính cả cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Khi đó, CPSX dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:

Q là số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạpchế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhauthì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí NVLchính trực tiếp (hoặc chi phí NVLTT), còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạncông nghệ sau tính theo giá trị nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyểnsang.

1.4.2: Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩmhoàn thành tương đương

Theo phương pháp này thì phải tính toán phân bổ tất cả các khoảnmục chi phí theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

 Đối với các khoản chi phí bỏ hết một lần ngay từ đầu quy trình côngnghệ sản xuất sản phẩm (như chi phí NVL chính trực tiếp, chi phí NVLTT)thì tính cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành như nhau theo côngthức (1).

 Đối với các khoản mục chi phí khác bỏ dần dần trong quá trình sảnxuất (như chi phí NCTT, chi phí SXC,…) thì tính toán phân bổ cho sản phẩmdở dang cuối kỳ theo công thức:

Trang 22

Q là số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Đối với những sản phẩm có khối lượng sản phẩm dở dang ở các khâutrên dây chuyền sản xuất tương đối đồng đều nhau thì có thể coi mức độ hoànthành chung của tất cả các sản phẩm dở dang là 50% để đơn giản trong tínhtoán mà vẫn đảm bảo tính hợp lý và độ tin cậy của thông tin cung cấp

1.4.3: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất địnhmức

Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dởdang và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuấtvà định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giátrị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.

Khi đó CPSX dở dang cuối kỳ được xác định:

- Đối với chi phí bỏ một lần: DCK =Qd x Định mức chi phí- Đối với chi phí bỏ dần dần:

D =Qd x Định mức chi phí x Mức độ hoàn thànhTrong đó: DCK là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ.

Q là số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Tóm lại, tùy vào yêu cầu và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sảnphẩm, trình độ và kỹ thuật hạch toán của doanh nghiệp mà kế toán chọnphương pháp đánh giá sản phẩm dở nào phù hợp để đảm bảo tính hợp lý.

Trang 23

1.5: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨMTRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.5.1: Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ doanhnghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần tính được tổng giá thành và giáthành đơn vị.

Để tính được GTSP thì trước hết phải xác định được đối tượng tính giáthành, dựa trên cơ sở:

 Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất: Doanh nghiệp tổ chứcsản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, công việc,…còn nếu sản xuất hàng loạt thì sẽ là từng loại sản phẩm, đơn đặt hàng.

 Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm: nếu quy trình côngnghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩmhoàn thành của quy trình sản xuất, nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạpkiểu liên tục thì có thể là thành phẩm và nửa thành phẩm, nếu quy trình côngnghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì có thể là từng bộ phận, chi tiết sảnphẩm hoặc thành phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.

Trang 24

Khi xác định đối tượng tính giá thành phải đảm bảo yêu cầu là đơn vịtính giá thành phải được nền kinh tế quốc dân chấp nhận: phù hợp với tínhchất lý, hóa của sản phẩm,…

Kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, năm bởi vì GTSP phụ thuộc vàochu kỳ sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản xuất sản phẩm

Mặc dù đối tượng tính giá thành và đối tượng kế toán tập hợp CPSX làhai khái niệm khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ Việc xácđịnh đúng đắn, hợp lý đối tượng kế toán tập hợp CPSX là tiền đề, điều kiện đểtính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp Thực tếcó thể một đối tượng kế toán tập hợp CPSX trùng với một đối tượng tính giáthành hoặc có khi một đối tượng tập hợp CPSX lại gồm nhiều đối tượng tínhgiá thành hoặc một đối tượng tính giá thành lại gồm nhiều đối tượng kế toántập hợp CPSX Vì thế việc xác định mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tậphợp CPSX và đối tượng tính giá thành ở doanh nghiệp sẽ quyết định đến việclựa chọn phương pháp và kỹ thuật tính giá thành ở doanh nghiệp đó.

1.5.2: Phương pháp tính giá thành

Phương pháp tính giá thành là phương pháp tính toán, xác định giáthành đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành theo cáckhoản mục chi phí quy định Thực chất là việc xác định CPSX cho một đơn vịsản phẩm.

Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, yêucầu quản lý, đặc điểm sản phẩm và mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSXvà đối tượng tính giá thành để chia thành các phương pháp sau:

1.5.2.1: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo công việc(đơn đặt hàng)

Phương pháp được áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơnđặt hàng như doanh nghiệp xây dựng, đóng tàu, cơ khí,…Mỗi đơn đặt hàngcó thể là một sản phẩm, một công trình, một loại thành phẩm khác nhau.

Trang 25

Vì vậy, đối tượng kế toán tập hợp CPSX thường được xác định theotừng đơn đặt hàng và chi tiết theo từng sản phẩm, loại sản phẩm nhất định vàđối tượng tính giá thành cũng là đơn đặt hàng và chi tiết cho từng sản phẩm,loại sản phẩm của đơn đặt hàng đó.

Theo phương pháp này thì chi phí NVLTT, chi phí NCTT được căn cứvà phiếu nhập kho vật liệu, phiếu theo dõi lao động để tập hợp trực tiếp chotừng đơn đặt hàng còn chi phí SXC được phân bổ vào chi phí chế biến chomỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Trường hợp mỗi phânxưởng tiến hành sản xuất một đơn đặt hàng thì chi phí SXC sẽ được tập hợptheo từng phân xưởng và trực tiếp cho từng đơn đặt hàng còn nếu một phânxưởng tiến hành sản xuất nhiều đơn đặt hàng thì chi phí SXC được tập hợptheo phân xưởng và sau đó phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo những tiêuchuẩn phù hợp.

Khi bắt đầu tổ chức sản xuất cho từng đơn đặt hàng, kế toán sẽ mở“phiếu tính giá thành theo công việc” cho từng đơn đặt hàng và phiếu này sẽđược cập nhật và lưu trữ khi đang tiến hành sản xuất và có tác dụng như mộtbáo cáo CPSX dở dang cho từng đơn đặt hàng Khi quá trình sản xuất hoàn tấtthì kế toán cộng toàn bộ chi phí trên từng phiếu là xác định ngay giá thànhcủa từng đơn đặt hàng.

1.5.2.2: Tổ chức công tác chi phí sản xuất và tính giá thành theo toàn bộquy trình sản xuất

Đối tượng kế toán tập hợp CPSX được xác định là toàn bộ quy trìnhcông nghệ sản xuất sản phẩm còn đối tượng tính giá thành lại tùy thuộc vàođặc điểm cụ thể của từng loại hình sản xuất khác nhau Cụ thể trong từng loạidoanh nghiệp như sau:

 Doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khépkín từ khi bỏ NVL đến khi sản xuất, chế tạo sản phẩm hoàn thành, tổ chức sảnxuất khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ, gối đầu liên tục Ví dụ: sảnxuất điện, nước, luyện kim Đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng

Trang 26

tính giá thành phù hợp nhau; kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo (tháng,quý,…) thì sử dụng phương pháp giản đơn.

 Doanh nghiệp sản xuất mà trong một quy trình công nghệ sản xuấtđồng thời thu được cả sản phẩm chính, sản phẩm phụ có giá trị (như sản xuấtđường cho đường và rỉ đường) thì đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộquy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (liên quan cả sản phẩm chính lẫn sảnphẩm phụ) còn đối tượng tính giá thành là GTSP chính nên sử dụng kỹ thuậtloại trừ CPSX sản phẩm phụ

 Doanh nghiệp sản xuất mà trong một quy trình công nghệ sản xuất sửdụng một loại NVL đầu vào nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sảnphẩm khác nhau (sản phẩm chính và sản phẩm phụ như sản xuất hóa chất, hóadầu,…) thì đối tượng tập hợp CPSX cũng là toàn bộ quy trình công nghệnhưng đối tượng tính giá thành lại là từng loại sản phẩm riêng biệt.Vì thế phảisử dụng kỹ thuật tính giá thành theo phương pháp hệ số

 Doanh nghiệp sản xuất mà trong một quy trình công nghệ sản xuất kếtquả thu được hình thành nên từng nhóm sản phẩm cùng loại có quy cách, kíchcỡ khác nhau (như dệt kim, ống nước, giầy dép,…) thì đối tượng kế toán tậphợp CPSX cũng là quy trình công nghệ sản xuất cho nhóm sản phẩm cùngloại nhưng đối tượng tính giá thành lại là từng quy cách, kích cỡ khác nhau.Vì thế kỹ thuật được sử dụng ở đây là phương pháp tỷ lệ

1.5.2.3: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo giai đoạncông nghệ

Đối tượng kế toán tập hợp CPSX thường được xác định là từng giaiđoạn công nghệ hay từng phân xưởng của doanh nghiệp.

Căn cứ vào mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượngtính giá thành có 2 trường hợp:

 Trường hợp đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm từng giaiđoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng : khi đó để tính giá thành phải thực

Trang 27

giai đoạn có thể thực hiện theo con số tổng hợp gọi là kết chuyển chi phí tuầntự tổng hợp hoặc kết chuyển chi phí giữa các giai đoạn thực hiện theo từngkhoản mục chi phí gọi là kết chuyển tuần tự từng khoản mục

 Trường hợp đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở giaiđoạn công nghệ cuối cùng còn đối tượng kế toán tập hợp CPSX là từng giaiđoạn Khi đó trong giá thành thành phẩm sẽ chứa đựng CPSX của tất cả cácgiai đoạn kết chuyển vào Để tính được giá thành của thành phẩm thì kế toánchỉ việc xác định phần CPSX của từng giai đoạn có trong giá thành thànhphẩm sau đó kết chuyển song song từng khoản mục chi phí và tổng hợp lại làtính được giá thành của thành phẩm.

1.6: TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONGDOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.6.1: Các hình thức Sổ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp sảnxuất

Việc sử dụng các loại Sổ kế toán khác nhau hình thành nên mô hình tổchức sổ kế toán và gọi là hình thức kế toán.

Hiện nay, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức:- Hình thức kế toán Nhật ký_Sổ Cái

- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ- Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ- Hình thức kế toán Nhật ký chung

1.6.2: Hình thức Nhật ký chung

Hình thức Nhật ký chung là hình thức kế toán mà công ty May 10 áp

dụng nên em sẽ trình bày chi tiết hơn Hình thức này phù hợp với mọi loạidoanh nghiệp, mọi trình độ kế toán và quy mô doanh nghiệp đặc biệt là trongđiều kiện ứng dụng kế toán máy.

Trong hình thức này thì Sổ chi tiết là sổ CPSX kinh doanh mở cho cáctài khoản 621, 622, 627, 154, 631 còn Sổ tổng hợp gồm Sổ Nhật ký chung và

Trang 28

Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154, 631 Sổ Nhật ký chung sử dụng đểghi chép các nghiệp vụ kinh tế_tài chính phát sinh theo trình tự thời gian vàtheo quan hệ đối ứng tài khoản, sử dụng số liệu đó làm căn cứ ghi vào các Sổcái tài khoản

Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trongniên độ kế toán theo TKKT được quy định trong hệ thống TKKT áp dụng chodoanh nghiệp Mỗi TK được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ cáiđủ để ghi chép trong một niên độ kế toán.

Ngoài ra, nếu hàng ngày có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có tính lặpđi lặp lại thì doanh nghiệp thường mở thêm Sổ nhật ký đặc biệt Nghiệp vụnào đã ghi vào Sổ nhật ký đặc biệt thì không ghi vào Sổ nhật ký chung nữa.

Trình tự ghi Sổ kế toán CPSX và tính GTSP theo hình thức Nhật kýchung:

1.7: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNHSẢN PHẨM TRONG ĐIỀU KIỆN KẾ TOÁN TRÊN MÁY

Chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ NVL, CC DC, khấu hao, tiền lương

Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621,

622, 627

Nhật ký chuyên dùng (Nhật ký mua hàng, nhật

ký chi tiền)Nhật ký chung

Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh và bảng tính giá thành

Sổ cái TK 621, 622, 631, 154

Bảng cân đối sốphát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra

Trang 29

Hiện nay, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ thìmáy tính đã thay thế con người nhiều công việc tưởng chừng như rất khókhăn và phức tạp Thông qua quá trình tự động xử lý dữ liệu trên máy thìkhối lưọng tính toán khổng lồ của người kế toán đã được giảm nhẹ đi nhiều.Vì vậy, việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán là việc hết sức cần thiết.Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều đưa các phần mềm kế toán vào ứngdụng và tuỳ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà cónhững phầm mềm kế toán khác nhau Tuy nhiên, các phần mềm kế toán đềuphải đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanhnghiệp Đặc biệt đối với kế toán chi phí và giá thành thì thông tin cũng phảiphản ánh được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phân tích được cáckhoản mục chi phí làm cơ sở đánh giá tình hình tiết kiệm hay lãng phí chi phí,

1.7.1: Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm trong điều kiện ứng dụng kế toán máy

Để đáp ứng yêu cầu quản lý về chi phí và GTSP ở trong doanh nghiệpthì kế toán CPSX và GTSP trong điều kiện kế toán máy phải thực hiện cácnhiệm vụ:

 Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thànhphù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, tổ chức phân loại,mã hoá các đối tượng cho phép nhận diện tìm kiếm một cách nhanh chóngkhông gây nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình máy xử lý.

 Tổ chức vận dụng các TKKT phù hợp với phương pháp kế toán hàngtồn kho mà doanh nghiệp áp dụng Xây dựng mã hoá hệ thống danh mụcTKKT chi tiết cho từng đối tượng chi phí, giá thành phù hợp yêu cầu quản lý.

 Tổ chức tập hợp, kết chuyển, phân bổ CPSX theo trình tự đã xác định. Tổ chức hệ thống sổ sách, báo cáo về CPSX và GTSP hợp lý để máy tựđộng xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích.

 Tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở theo phương pháp hợp lý đểhạch toán GTSP hoàn thành trong kỳ đầy đủ và chính xác.

Trang 30

1.7.2: Nguyên tắc và trình tự xử lý kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm trên các phầm mềm kế toán

 Để tập hợp CPSX được nhận số liệu từ các phần hành kế toán khácnhư: NVL, tiền lương, khấu hao,…do vậy máy sẽ tự nhận dữ liệu từ các bộphận liên quan và tự tính toán, phân bổ CPSX Vì vậy để kết chuyển đượchợp lý thì ngay từ đầu phải tổ chức mã hoá các khoản mục chi phí tương ứngvới các đối tượng chịu chi phí.

 Căn cứ vào công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theotừng đối tượng tập hợp CPSX để tính toán nhập liệu vào máy xác định sảnphẩm dở dang cuối kỳ.

 Lập các thao tác, bút toán điều chỉnh, kết chuyển cuối kỳ.

 Căn cứ trên yêu cầu của người sử dụng thông tin để lập và in các báocáo

Tuỳ vào các phần mềm kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, trình độ củanhân viên kế toán mà doanh nghiệp có thể áp dụng kế toán máy đến từngphần hành nào và xử lý thủ công những phần hành nào.

Quá trình xử lý có thể khái quát theo sơ đồ:

Bước chuẩn bị: Thu thập, xử lý các tư liệu cần thiết sản phẩm dở dang, sản lượng,…

Phần mềm kế toán

Dữ liệu đầu vào

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, kết chuyển chi phí.

Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư, hàng hoá, phân tích thể thức phân bổ chi phí

Các tư liệu khấu hao khác.

Máy tính xử lý thông tin và đưa ra sản phẩm

Trang 31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁNCHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Sau khi kháng chiến thắng lợi, hoà bình được lập lại ở miền Bắc, xưởngmay 10 được lệnh trở về Hà Nội để có điều kiện sản xuất tập trung, đồng thờihợp nhất với xưởng may 40 ở Thanh Hoá trở thành một đơn vị của Tổng cụcHậu Cần với nhiệm vụ may quần áo cho các binh chủng của Tổng cục HậuCần Địa điểm xây dựng là ở xã Hội Xá thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ nay là thị trấnSài Đồng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội với diện tích rộng gần 20ha.

Do yêu cầu của hoàn cảnh mới vào tháng 2 năm 1961, xưởng may 10được chuyển sang cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý và đổi tên thành xí nghiệpMay 10 Cục quân nhu tiến hành bàn giao xưởng may 10 gồm toàn bộ nhàxưởng, máy móc, thiết bị và 1092 cán bộ công nhân viên cho Bộ công nghiệpnhẹ Từ đó, nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất theo kế hoạch của Bộ côngnghiệp nhẹ giao hàng năm Mặt hàng chủ yếu vẫn là quân trang, quân phụccung cấp cho bộ đội (90%95%), còn thừa khả năng thì xí nghiệp mới sảnxuất thêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng (5%10%).

Với chế độ bao cấp dần dần được chuyển thành sản xuất kinh doanh cótính toán đến hiệu quả kinh tế, hạch toán lỗ lãi, xí nghiệp đã chấn chỉnh vàtăng cường bộ máy chỉ đạo quản lý, quán triệt nhiệm vụ phục vụ quân đội,

Trang 32

khắc phục mọi khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất Kết quả là xí nghiệpluôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước giao, năm sau cao hơnnăm trước, các mặt hàng cũng đa dạng hơn, chất lượng hơn.

Từ sau năm 1975, xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới vớinhiệm vụ là chuyên sản xuất gia công làm hàng xuất khẩu với thị trường chủyếu là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu Tuy đây là nhiệm vụ vô cùngkhó khăn trong điều kiện tay nghề lao động chưa cao, trình độ quản lý cònnon kém, thiết bị lạc hậu nhưng xí nghiệp May 10 đã chủ động tìm ra một sốgiải pháp hữu hiệu Kết quả là chất lượng và sản lượng tăng lên liên tục đượcTổng công ty và bạn hàng khen ngợi Đặc biệt là trong những năm 90, 91 khimà Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, May 10 mất đi thị trườngquen thuộc thì không những xí nghiệp đã vững vàng vượt qua mà còn mởrộng thị trường ra khu vực II (các nước TBCN) như Hà Lan, Pháp, Đức,…

Tháng 11 năm 1992, Bộ công nghiệp nhẹ chuyển xí nghiệp May 10thành Công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế là GARCO 10 (GarmentCompany 10) Đây là vinh dự cũng như trách nhiệm nặng nề đối với doanhnghiệp bởi vì đó không chỉ là việc thay đổi tổ chức theo mô hình từ xí nghiệpthành công ty; thay đổi hình thức và tên gọi mà còn đòi hỏi phải thay đổi cả tưduy lẫn nội dung hoạt động để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ sản xuất,kinh doanh trong thời kỳ mới: nhiệm vụ kinh doanh ngang tầm với sản xuất.Với những chủ trương, chính sách đúng đắn như: đầu tư, đổi mới trang thiếtbị, dây chuyền công nghệ tiên tiến hơn, đào tạo công nhân kỹ thuật,… để tiếptục củng cố và giữ vững thị trường xuất khẩu sẵn có, mở rộng thị trường mới.

Thành công của May 10 trong thời gian gần đây là kết quả của việc đadạng hoá sản phẩm trong sản xuất và tiêu thụ, lựa chọn sản phẩm mũi nhọn -áo sơmi nam, tập trung sản xuất sản phẩm có chất lượng cao nhất, uy tín trênthị trường, từng bước chiếm lĩnh được cả thị trường trong và ngoài nước.

Hiện nay, công ty May 10 là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản

Trang 33

(VINATEX) và ở Việt Nam, nói đến May 10 là nói đến sơmi nam, đến chấtlượng tuyệt hảo Hàng năm công ty được tặng thưởng hàng chục huy chươngvàng cho sản phẩm của mình tại các hội chợ triển lãm và vinh dự hơn là ngày29/6/98, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký quyết định tặng danh hiệu anhhùng lao động cho công ty May 10 do những thành tích đã đạt được.

Trong những năm gần đây do sự phát triển của nền kinh tế thị trườngnên công ty đã mở rộng thị trường trong nước bên cạnh phát triển thị trườngxuất khẩu và đã chiếm thị phần lớn về hàng may mặc trong cả nước.

Sự phát triển mạnh mẽ của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu:

1 Tổng Doanh thu2 Lợi nhuận trước

3 Nộp Ngân sách

5 Thu nhập bìnhquân

Tỷ đồngTỷ đồngTỷ đồngNgườiNghìn đồng/người/tháng

2.1.2: Đặc điểm về tổ chức quản lý

Công ty May 10 là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trựcthuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam Công ty tổ chức bộ máy quản lý theocơ cấu trực tuyến chức năng nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinhdoanh với mục tiêu hợp lý và gọn nhẹ.Cơ cấu bộ máy quản lý cụ thể như sau:

 Tổng giám đốc: là người đứng đầu chịu trách nhiệm về toàn bộ quátrình sản xuất kinh doanh của đơn vị; giao dịch; ký kết các hợp đồng, thựchiện các chính sách, chế độ của Nhà nước.

 Phó tổng giám đốc: Phụ trách công tác kỹ thuật, chất lượng đào tạo, đạidiện lãnh đạo về chất lượng, môi trường, khoa học Trực tiếp chỉ đạo 5 xínghiệp May ở Hà Nội.

 Giám đốc điều hành: Có 3 giám đốc điều hành phụ trách các mảng:

Trang 34

 Điều hành sản xuất, đào tạo cán bộ, công nhân; quản lý kho tàng,vận chuyển và trực tiếp phụ trách các xí nghiệp địa phương và liên doanh.

 Công tác kỹ thuật, công nghệ, thiết bị, công tác tổ chức sản xuất,các dự án đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu, trực tiếp phụ trách phòng kỹthuật, các phân xưởng phụ trợ.

 Công tác nhân sự, hành chính, công tác đời sống, an ninh,…Các giám đốc điều hành và phó tổng giám đốc được ủy quyền thay mặtgiải quyết các công việc khi Tổng giám đốc đi vắng và cũng chịu trách nhiệmtrước Tổng giám đốc và Pháp luật về các quyết định của mình.

 Các phòng ban:

 Phòng tài chính - kế toán: Có chức năng tổ chức công tác kế toánvà xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh củacông ty Định kỳ lập các báo cáo kế toán của công ty.

 Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu: có chức năng giao dịch, ký kếtcác hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu, tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký

 Phòng kinh doanh: Có chức năng điều hành, quan sát, cung cấpNVL đưa vào sản xuất, nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm trong nước.

 Phòng kho vận: Có chức năng kiểm tra, tiếp nhận NVL, viếtphiếu xuất kho, phiếu nhập kho và phân phối NVL cho sản xuất, vận chuyểnhàng hóa phục vụ cho tiêu thụ.

 Phòng kỹ thuật: Có chức năng trực tiếp đôn đốc, hướng dẫn sảnxuất ở từng xí nghiệp, xây dựng định mức NVL và các thông số khác phụcvụ công tác quản lý cũng như công tác kế toán; nghiên cứu ứng dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật, đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của sản xuất.

 Phòng QA: Có chức năng xây dựng và sửa đổi hệ thống quản lýchất lượng, theo dõi việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vịtrong công ty, giám sát quá trình thực hiện kỹ thuật trong sản xuất, kiểm tratoàn bộ việc thực hiện quy trình công nghệ và vệ sinh môi trường công

Trang 35

 Văn phòng công ty: gồm ban quản trị đời sống, ban tổ chức hànhchính, ban y tế, nhà trẻ có nhiệm vụ giải quyết các chính sách, chế độ đối vớingười lao động, lựa chọn hình thức lương, công tác văn thư, bảo vệ, nhà trẻ, ytế, BHXH của công ty đồng thời thực hiện giao dịch đối ngoại, đối nội.

 Ban đầu tư: thiết kế, xây dựng nhà xưởng, kho tàng, phối hợp,lắp đặt dây chuyền, công nghệ.

 Trường đào tạo (Trường công nhân kỹ thuật may thời trang): cóchức năng ký kết hợp đồng với các trường Đại học, Cao đẳng tổ chức cáckhóa học về kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp,…nhằm đào tạo mới công nhânsản xuất bổ sung vào đội ngũ công nhân của công ty

 Các phân xưởng phụ trợ:

Phân xưởng điện cơ: kiểm soát toàn bộ các trang thiết bị đang

sử dụng trong công ty Tổ chức phân bổ thiết bị phù hợp để điều chỉnh sảnxuất kịp thời, quản lý và chịu trách nhiệm về mạng lưới điện trong công ty.

.Phân xưởng in thêu: Phụ trách toàn bộ việc thêu in theo yêu cầu

của từng lô hàng.

.Phân xưởng bao bì: kiểm soát và phụ trách toàn bộ việc cung

cấp bao bì cho việc bao gói sản phẩm.

 5 xí nghiệp may: xí nghiệp 1 đến xí nghiệp 5 có trụ sở chính tạiSài Đồng, nhiệm vụ sản xuất theo đơn đặt hàng, sản xuất hàng nội địa Các xínghiệp phụ trách toàn bộ công tác cắt, lắp ráp sản phẩm, là,…Bao gồm:

Xí nghiệp may Đông Hưng (Thái Bình)Xí nghiệp may Hoa Phượng (Hải Phòng)Xí nghiệp may Vị Hoàng (Nam Định)Xí nghiệp may Hưng Hà (Thái Bình)Xí nghiệp may Thái Hà (Thái Bình)

và một xí nghiệp liên doanh: May Phù Đổng (Hà Nội).

2.1.3: Đặc điểm về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 36

Công ty May 10 là một doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ sản xuất,kinh doanh hàng dệt may, xuất nhập khẩu trực tiếp hàng may mặc Công ty tựsản xuất và tiêu thụ sản phẩm may mặc và các sản phẩm, hàng dệt may khác.Các mặt hàng chủ yếu bao gồm: áo sơmi, áo jacket, quần âu, quần áo bảo hộlao động, …phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 hình thức:

 Nhận gia công toàn bộ (chiếm 50% khối lượng sản phẩm của công ty):Công ty nhận NVL, phụ kiện do khách hàng đưa sang theo hợp đồng rồi tiếnhành gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao cho khách hàng.

 Sản xuất hàng xuất khẩu dưới dạng FOB: Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụsản phẩm đã ký với khách hàng Công ty tự tổ chức và xuất sản phẩm chokhách hàng theo hợp đồng.

 Sản xuất hàng nội địa: Thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất, kinhdoanh từ đầu vào sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước.

Hiện nay, công ty có mạng lưới tiêu thụ khắp các tỉnh thành trong cảnước với các cửa hàng, đại lý có quy mô Bên cạnh những sản phẩm may mặcchính như sơmi nam, áo jacket, complet, quần âu,… công ty đã lựa chọn chomình sản phẩm mũi nhọn là áo sơmi nam với đa dạng các kiểu mẫu mã đangtừng bước đứng vững trên các thị trường lớn nhưng khó tính như EU, Đức,Hungari, Nhật Bản, Bắc Mỹ,…với những đòi hỏi cao về chất lượng và mẫumã Sản phẩm của công ty có đặc điểm là mẫu mã thay đổi liên tục, đặc biệtlà hàng gia công phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thông số kỹ thuật củabên đặt gia công Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là mộtquy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục được tổ chức như sau:

- Đối với hàng gia công và xuất khẩu thì khi có đơn đặt hàng, phòng kếhoạch sẽ căn cứ đơn đặt hàng để đưa ra kế hoạch sản xuất sau đó sẽ chuyểnđến phòng kỹ thuật Tại phòng kỹ thuật sẽ có nhiệm vụ kiểm tra các thông số,may mẫu và sau đó chuyển xuống các xí nghiệp may Sau khi hoàn thành,phòng QA tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Trang 37

- Đối với hàng nội địa thì phòng kinh doanh phụ trách nghiên cứu thịtrường, lên kế hoạch sản xuất, chuẩn bị NVL đầu vào Sau đó cũng chuyểnxuống phòng kỹ thuật để thông qua các thông số và may mẫu Cuối cùng sẽchuyển xuống các xí nghiệp.

Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất được chuyên môn hóa cao, mỗicông đoạn tạo ra bán thành phẩm đều có bộ phận kiểm tra các thông số kỹthuật rồi mới được chuyển sang công đoạn sau Nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩnthì mới coi là thành phẩm và mới được nhập kho.

Quy trình sản xuất sản phẩm:

2.1.4: Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tậptrung Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toáncủa công ty còn ở các đơn vị trực thuộc chỉ ghi chép hạch toán báo cáo sổ màkhông tổ chức hạch toán riêng.

Phòng kế toán của công ty có 13 người với chức năng nhiệm vụ cụ thể :1) Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng:

- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước Pháp luật về toàn bộcông tác tài chính kế toán của công ty.

Kho vật liệuĐo, đếm vảiPhân khổPhân bànTrải vảiXóa phấn đục dấu

LàKSC may

MayKho bán TPViết số, phối kiện

Cắt, phá, gọt

KCS làBỏ túi nilôngXếp SP vào hộpXếp gói đóng kiện

Kho TP

Giao cho khách hàng

Trang 38

- Kiểm tra kiểm soát việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiềnvốn, chế độ chi tiêu, tiền lương, tiền thưởng,…trong công ty

- Tham mưu cho Tổng giám đốc về khai thác và sử dụng có hiệu quả cácnguồn tài chính để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Tính toán và trích nộp các khoản phải nộp Ngân sách, lập báo cáo hàng năm.

- Kiểm tra tính hợp lý của các chứng từ thu_chi

Hai phó phòng được uỷ quyền thay mặt trưởng phòng và chịu tráchnhiệm trước trưởng phòng, Tổng giám đốc và Pháp luật về công việc mìnhgiải quyết.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:

 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:

KT thanh toán, TƯ

KT kho NL, ZSXphụ

KT công nợTToán CB,CNV

Thủ quỹKT

tiêu thụ nội địa KT

tiêu thụ XKKT

tiêu thụ ĐL, CH, CNKT

tổng hợp KT TSCĐKT

ZSXchính KT thuếKT

kho phụ liệu CC, DD

Trưởng phòng

Trang 39

Công ty đang áp dụng hình thức Nhật Ký Chung Hệ thống TKKT, sổsách kế toán được thiết kế theo đúng chế độ và phù hợp với đặc điểm sản xuấtkinh doanh của công ty

 Chứng từ sử dụng bao gồm: Phiếu thu, phiếu chi, séc chuyển khoản,…phiếu nhập, xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…, bảng phânbổ tiền lương, bảng phân bổ khấu hao, bảng phân bổ NVL-CCDC,…

 TKKT: Công ty vận dụng toàn bộ hệ thống TKKT áp dụng cho cácdoanh nghiệp sản xuất nhưng chi tiêt theo yêu cầu quản lý.

 Về các sổ kế toán được sử dụng bao gồm: Sổ Nhật Ký Chung, Sổ Cáicác TK, sổ quỹ, thẻ kho,…

 Về các Báo cáo kế toán: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinhdoanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo nộpNgân sách.

 Trình tự kế toán ở công ty theo hình thức Nhật Ký Chung:

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG TẠI

CÔNG TY MAY 10Chứng từ gốcNhập dữ liệu

Bảng phân bổ chi phí

Sổ Cái

Bảng tổng hợp chi phí

Báo cáo sử dụng nguyên liệu

Bảng chi tiết PS và các TKĐƯ 621,622,627,154

Báo cáo cắtBảng kê nhập,

xuất vật tư

Bảng kê PS TK 621,622,627,154

Bảng tính giá thành

Trang 40

Hàng ngày, các chứng từ gốc được chuyển đến phòng kế toán Sau khiphân loại ra chuyển đến cho từng kế toán phụ trách các phần hành tương ứngđể kiểm tra, nhập số liệu Số liệu tự động được chuyển đến sổ Nhật KýChung, các sổ chi tiết liên quan và Sổ Cái các tài khoản Cuối tháng lập bảngtổng hợp chi tiết số phát sinh đối chiếu với Sổ Cái các TK để lập nên Bảngcân đối số phát sinh và cuối quý lập các báo cáo tài chính.

Hiện nay, công ty đang áp dụng niên độ kế toán từ ngày 1/1 đến 31/12năm dương lịch và kỳ hạch toán là tháng, báo cáo kế toán được lập theo quý,kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn khotheo phương pháp kê khai thường xuyên.

 Kế toán máy tại công ty:

Để tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP thuận tiện và hiệu quả,giảm bớt khối lượng tính toán cho các nhân viên kế toán thì công ty đã vàđang ứng dụng phần mềm kế toán có tên gọi là MAY 10

Thông qua việc sử dụng phần mềm mà tổ chức công tác kế toán ở côngty đã trở nên gọn nhẹ và đảm bảo cung cấp thông tin tài chính kế toán chínhxác và kịp thời

Là một phần mềm do công ty thuê lập từ rất sớm nên MAY 10 chưathực sự hoàn thiện Trong toàn bộ công tác kế toán của công ty thì không phảiphần hành nào cũng xử lý bằng máy hoàn toàn :có những phần còn phải làmthủ công như kế toán tiền lương nhưng lại có phần xử lý bằng máy hoàn toànnhư kế toán vật tư, kế toán tiêu thụ Phần mềm MAY 10 bao gồm có bốnchương trình là : Chương trình vật tư- giá thành.

Chương trình tiêu thụ nội địa

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w